Đầu tư và chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế - thương mại vn - nhật bản (Trang 25)

Đầu tư nước ngoài là một trong những hình thức quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia nói chung và trong quan hệ Việt Nam- Nhật Bản nói riêng. Do điều kiện kinh tế, khu vực tư nhân của Việt Nam chưa đủ tiềm lực để đầu tư sang thị trường Nhật Bản, vì vậy, chúng ta chỉ đề cập đến quan hệ đầu tư một chiều, từ Nhật Bản sang Việt Nam.

Trong quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, đầu tư trực tiếp ( FDI) từ Nhật sang Việt Nam được bắt đầu từ năm 1989. So với các đối tác khác, Nhật Bản là người đầu tư sau vào Việt Nam. Tuy vậy mức đầu tư của Nhật qua các năm đều tăng và luôn đứng vào nhóm các quốc gia có lượng vốn đầu tư lớn nhất ở Việt Nam.

 Đặc điểm chung

Nhờ thực hiện đường lối đổi mới với chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế trên tinh thần muốn làm bạn với tất cả các nước nên trong những năm qua, Việt Nam đã tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trong đó nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản đã đóng góp đáng kể vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các ngành công nghiệp... của Việt Nam.

Do tình hình kinh tế suy thoái sau một thời gian dài tăng trưởng nhanh, nền kinh tế Nhật Bản đã vấp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp tục duy trì và ổn định. Điều này đã phần nào tác động đến tình hình đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản nói chung. Mặc dù có những khó khăn về nguồn vốn huy động cho đầu tư và sản xuất nhưng trong giai đoạn 1991-1997, nhưng trong

tiến trình đầu tư vào Việt Nam, lượng vốn và qui mô của các dự án vẫn ngày một tăng lên. Thế nhưng, nhìn chung đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn chưa tương xứng với sức mạnh tài chính của Nhật Bản và nhu cầu phát triển kinh tế của cả hai quốc gia. Nó không chỉ thấp về tổng số vốn đầu tư mà còn nhỏ bé cả về số lượng dự án.

Chẳng hạn, giai đoạn1991-1994, đầu tư nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam chỉ chiếm 5% so với tổng vốn FDI vào Việt Nam. Các dự án đầu tư thời kì này mang tính chất thăm dò, khảo sát trong các ngành cơ khí, chế biến thực phẩm và khách sạn. Nguyên nhân chính là Nhật Bản vẫn còn trong giai đoạn xem xét và thăm dò thị trường Việt Nam, đa số các dự án có vốn đầu tư nhỏ nhưng lại sử dụng nhiều lao động. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm rất nhiều đến nguồn lao động rẻ và sẵn có của Việt Nam.

Tháng 1/1992, một đoàn điều tra hợp tác kinh tế của chính phủ Nhật đã được cử sang Việt Nam để góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng. Mặt khác, những thành tựu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong những năm trước đó đã tạo thêm niềm tin cho các nhà đầu tư Nhật Bản.

Tính đến giữa năm 1992, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam với tổng số dự án là 24 và tổng số vốn khoảng 160 triệu USD. Trong giai đoạn 1992- 1994, đã có rất nhiều công ty của Nhật đăng kí xây dựng các nhà máy lọc dầu ở khu vực phía Nam, dẫn đầu là công ty Teikoku. Năm 1994, Nhật Bản đứng hàng thứ 5 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam với 69 dự án và tổng số vốn là 695,1 triệu USD. Có thể nói, bắt đầu từ năm 1994, đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất, nhất là lĩnh vực công nghiệp ngày càng gia tăng, chiếm 2/3 tổng số vốn đầu tư. Cơ cấu đầu tư được điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lí, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở và các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ chốt.

Theo tinh thần mở rộng hơn nữa qui mô và số lượng các dự án đầu tư vào Việt Nam, tháng 1/ 1995, một phái đoàn gồm 50 nhà đầu tư Nhật Bản đã đến

Việt Nam tìm hiểu, khảo sát các cơ hội tăng cường đầu tư ở Việt Nam. Đến cuối năm 1995, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 127 dự án với tổng số vốn đầu tư 2.153,693 triệu USD, đứng thứ 3 sau Đài Loan (3.244,796 triệuUSD) và Hồng Kông (2.197,903 triệu USD).

Nhìn chung, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam có xu hướng tăng nhưng chậm và không ổn định. Điều này được thể hiện trong bảng dưới đây

Tính đến năm Số dự án được cấp giấy phép Tổng số vốn đầu tư (triệu USD) 1991 11 15,83 1992 13 282,95 1993 49 423,34 1994 69 695,15 1995 127 2153,69 1996 158 2379,90 1997 215 3486,24 1998 211 3550,00 1999 212 3570,94 10/2000 227 3852,00

(Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu Nhật Bản)

Đến giai đoạn từ 1997 đến cuối năm 2000, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, tình hình kinh tế Nhật Bản ngày càng lâm vào trì trệ, đặc biệt là ở khu vực tài chính. Trong những tháng đầu năm 1998, tốc độ và qui mô đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có chiều hướng suy giảm. So với các năm trước, số các dự án đầu tư giảm. Cho đến năm 1997, Nhật có 215 dự án (đứng thứ 2) với tổng số vốn 3,5 tỷ USD (đứng thứ 3). Bước sang năm 1998 Nhật chỉ có 17 dự án (đứng thứ 4) với số vốn 177,5 triệu USD.

Nhìn chung việc thực hiện các dự án đầu tư ở Việt Nam vẫn diễn ra khá tốt, tỉ lệ dự án bị rút giấy phép thấp (trên 7% dự án và trên 4% vốn đầu tư). Sở dĩ năm 1998 khối lượng vốn đầu tư của Nhật Bản vẫn đổ vào Việt Nam là do các dự án dài hạn vẫn đang trong thời gian hoạt động và đương nhiên Nhật Bản vẫn phải tiếp tục theo đuổi các dự án đó đến cùng.

 Lĩnh vực đầu tư.

Lĩnh vực đầu tư tư của Nhật Bản vào Việt Nam rất đa dạng, nhièu nhất là vào các ngành công nghiệp chế tạo. Nhật Bản đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo chứ không phải là các ngành chế biến bởi vì Nhật Bản đã chú ý đến chuyển giao công nghệ kết hợp với khai thác nguồn lao động dồi dào ở Việt Nam để sản xuất các mặt hàng có giá trị có thể cạnh tranh được với hàng hoá các nước tỏng khu vực. Có thể kể ra như: các ngành lắp ráp điện tử, ôtô, xe máy, dệt may... Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đã chú ý đầu tư vào các dự án chế biến lâm, thuỷ sản, trồng và chế biến rau quả cùng các hạng mục đầu tư vào các ngành như dầu khí, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu chế xuất, giao thông, bưu điện, giáo dục, ytế, văn hoá..Qui mô và cơ cấu đầu tư này phản ánh rõ nét chiến lược kinh tế đối ngoại của Nhật Bản , đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.Thứ nhất, việc đầu tư vào Việt Nam là chiến lược mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Nhật Bản .Việt Nam là thị trường đang lên, rất thích hợp cho các nhà đầu tư Nhật Bản trong các sản phẩm như xe máy, hàng điện tử dân dụng, vật liệu xây dựng... Hơn nữa, để đối phó với hàng rào thuế quan và phi thuế quan mang tính chất bảo hộ của Việt Nam đối với những mặt hàng này, đầu tư là một công cụ hữu hiệu. Thứ hai, với chiến lược chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài để tận dụng lợi thế về nhân công rẻ, Việt Nam dường như đã trở thành “ phân xưởng gia công” của Nhật Bản, đặc biệt là trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, đồ điện tử dân dụng. Những mặt hàng nàykhi được sản xuất ở Việt Nam giá thành hạ hơn so với tại Nhật Bản nên có thể cạnh tranh tốt hơn ở các thị trường EU, Mỹ, các nước NICs châu á... hoặc có thể được tái nhập trở lại Nhật Bản.

Nhật Bản đã dần tập trung lượng vốn khá lớn đầu tư vào Việt Nam, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đã có mặt ở Việt Nam với các dự án đầu tư có qui mô lớn như Sony,Mitsubishi , Toyota, Honda...Trong số các tập đoàn lớn này phải kể đến tập đoàn Mitsubishi với dự án xây dựng nhà máy xi măng

Nghi Sơn với số lượng vốn 347 triệu USD, tập đoàn Toyota với dự án xây dựng nhà máy Toyota ở Mê Linh, Vĩnh Phúc.

Một số dự án đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam ( Đơn vị triệu USD ) Tên dự án Địa phương Mặt hàng sản xuất Vốn đầu tư

Khu C N Bắc Thăng Long Hà Nội Xây dựng cơ sở hạ tầng 54 Liên doanh Toyota Việt Nam Vĩnh Phú Xe ô tô 90 Liên doanh Sony Việt Nam Tân Bình Hàng điện tử 17 Liên doanh Thăng Long-Ton Hà Nội Xây dựng nền móng 3,5 Fujutsu Việt Nam Đồng Nai Linh kiện điện tử-máy tính 198,8 Goshi-Thăng Long Hà Nội Phụ tùng xe máy 13,7 Liên doanh Yamaha Hà Nội Lắp ráp xe gắn máy 80

 Hình thức đầu tư.

Hiện nay Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam chủ yếu dưới ba hình thức, trong đó hình thức liên doanh chiếm 1/2 tổng số dự án và khoảng 2/3 vốn đầu tư. Hình thức này phổ biến trong lĩnh vực chế biến nông-lâm sản, trong công nghiệp nhẹ và dịch vụ. Hình thức thứ hai là loại hình doanh nghiệp 100% vốn của Nhật với lĩnh vực chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng. Hình thức này chiếm tới 40% dự án. Do Việt Nam có những chính sách công bằng giữa các liên doanh với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hơn nữa tình hình chính trị và môi trường đầu tư ở Việt Nam những năm gần đây có thể tăng ổn định và phát triển nên hình thức đầu tư bằng các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của Nhật Bản tăng lên. Đây là hình thức có hiệu quả và đang được các doanh nghiệp của Nhật chú ý đến. Hình thức thứ ba là hợp đồng kinh doanh, chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư khai thác tài nguyên và bưu chính viễn thông.

 Quy mô và cơ cấu đầu tư.

Phần lớn các dự án đầu tư của Nhật Bản có qui mô vừa và nhỏ, 55% số dự án có vốn đầu tư dưới 5 triệu USD, 19,5% có vốn đầu tư từ 5 đến 10 triệu và 25,5% có vốn đầu tư hơn 10 triệu USD. Vốn bình quân của một dự án đầu tư của Nhật Bản là 13,2 triệu USD trong khi đó, mức bình quân chung của các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cao hơn nhiều. Điều này là không

tương xứng với các nhà đầu tư Nhật Bản, thể hiện sự dè dặt của họ đối với thị trường Việt Nam .

Về mặt cơ cấu, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam phần nhiều tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nông thôn. Riêng lĩnh vực công nghiệp chiếm 64% tổng vốn FDI của Nhật.

FDI của Nhật Bản theo ngành ở Việt Nam (tính đến hết năm 2000)

Ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Vốn thực hiện ( triệu USD) Công nghiệp nặng 96 1784 645 Dầu khí 4 131 40

Xây dựng hạ tầng khu chế xuất 1 53 14

Công nghiệp nhẹ 51 250 168

Nông lâm nghiệp 16 51 19

Khách sạn-Du lịch 1 218 45

Xây dựng văn phòng căn hộ 13 173 76

Giao thông-Vận tải-Bưu điện 17 405 41

Xây dựng 18 412 95

Văn hoá-Ytế-Giáo dục 6 34 9

Thuỷ sản 4 14 11

Tài chính -ngân hàng 2 21 15

Công nghiệp thực phẩm 14 52 25

 Cơ cấu lãnh thổ đầu tư.

Thời kì đầu, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh và các dự án khai thác đầu khí ở Vũng Tàu. Đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố đều đã có rải rác các dự án đầu tư nước ngoài của Nhật Bản. Các tỉnh phía Bắc tập trung được 205 tổng số các dự án và chiếm khoảng 40% trong tổng số vốn. Đồng Nai là địa phương đứng đầu về tỷ trọng FDI của Nhật : 22% với 27 dự án, Hà Nội giữ vị trí thứ 2 : chiếm 21% với 57 dự án. Thành phố Hồ Chí Minh tuy có nhiều dự án nhất, 106 dự án nhưng chỉ đứng thứ 3 về lượng vốn với 19% (tính đến hết năm 1999).

Việt Nam vẫn đang tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Nhật Bản làm ăn lâu dài và ổn định ở Việt Nam. Việt Nam mong muốn chính phủ Nhật Bản tăng cường bảo hiểm đầu tư và khuyến khích các công ty Nhật mở rộng qui mô đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực khai thác tài nguyên, đóng tàu, luyện thép, hoá dầu, vật liệu xây dựng... Chúng ta mong muốn phía Nhật Bản tăng cường đầu tư cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và nâng cao hơn nữa tới lĩnh vực chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu những giải pháp phát triển quan hệ kinh tế - thương mại vn - nhật bản (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w