Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
1,32 MB
Nội dung
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CN THỰC PHẨM BIÊN SOẠN TS. Nguyễn Minh Trí ThS. Nguyễn Thị Thanh Hải THỰC HÀNH VI SINH VẬT Họ và tên SV: MSSV: Lớp: Nhóm: NHA TRANG 2012 2 MỤC LỤC Trang Bài 1: MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 2 Bài 2: NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI TẾ BÀO VI SINH VẬT 4 Bài 3: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VI SINH VẬT 12 Bài 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP CẤY VI SINH VẬT 16 Bài 5: CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH HÓA 20 Bài 6: ỨNG DỤNG VI SINH VẬT CÔNG NGHIỆP 24 Bài 7: LẤY MẪU THỰC PHẨM VÀ CHUẨN BỊ MẪU 25 Bài 8: KIỂM TRA SƠ BỘ MẪU THỰC PHẨM BẰNG KÍNH HIỂN VI 26 Bài 9: TỔNG SỐ VI KHUẨN HIẾU KHÍ (APC – AEROBIC PLATE COUNT) 27 Bài 10: XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG COLIFORM VÀ ESCHERICHIA COLI 29 Bài 11: SALMONELLA 33 Bài 12: VIBRIO 34 Bài 13: STAPHYLOCOCCUS AUREUS 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ LỤC 40 3 Bài 1: MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Thực hành Vi sinh vật đại cương nhằm trang bị cho người học một số kỹ năng cơ bản, giúp bước đầu tìm hiểu về thế giới vi sinh vật rộng lớn. Phần trình bày ở đây liên quan đến vi khuẩn, nấm men và nấm mốc. Chúng ta sẽ tìm hiểu về cả hai nhóm vi sinh vật có lợi và có hại. Nhằm tránh không gây tạp nhiễm, ảnh hưởng đến thí nghiệm hay không gây phân tán vi sinh vật ra môi truờng xung quanh, cần thực hiện các thao tác cấy đúng kỹ thuật. Việc này liên quan đến việc học các kỹ thuật vô trùng và thực hành phương tiện an toàn phòng thí nghiệm. Chúng ta cần phải biết và thực hiện đúng các quy định trong phòng thí nghiệm. Lịch thí nghiệm: Trước khi đến phòng thí nghiệm, bạn phải biết bài thí nghiệm sắp làm, phải chuẩn bị hiểu bài trước khi đến phòng thí nghiệm. Mỗi buổi thí nghiệm đều bắt đầu bằng phần trình bày và thảo luận các ý chính. Do vậy, điều quan trọng là không đến lớp trễ. Vật dụng cá nhân: Để đúng nơi quy định Trang phục: Phải mặc áo bảo hộ (blouse) khi làm việc trong phòng thí nghiệm. Áo bảo hộ giúp bạn tránh nhiễm vi sinh vật khi xảy ra sự cố, tránh vấy bẩn hoá chất và thuốc nhuộm. Khi ra khỏi phòng thí nghiệm phải cởi áo bảo hộ. Tóc phải được cột, bọc gọn tránh nhiễm vi sinh và sém cháy do lửa đèn cồn. THUẬT NGỮ Một số thuật ngữ cần phân biệt: Vô trùng là 1 quá trình mà tất cả các vi sinh vật sống bị phá huỷ. Các vi sinh vật này bị giết bởi hơi nóng áp lực hay ở nhiệt độ cao trong điều kiện khô, hay đốt thành tro. Nếu chúng ta nói một vật vô trùng, chúng ta hiểu rằng vật đó hoàn toàn không có các vi sinh vật sống. Nói chung khi nói đến sự vô trùng, ý nói đến sự an toàn phòng thí nghiệm, chủ yếu chúng ta nói đến vô trùng bởi hơi nóng áp lực bằng autoclave. Phương pháp khử trùng cơ bản là đốt cháy các tác nhân khử trùng hoặc đốt thành tro. Tất cả các chất thải sinh học phải được đốt cháy kỹ trước khi thải bỏ. Khử trùng là quá trình trong đó các sinh vật không sinh bào tử, sinh dưỡng bị phá huỷ. Các tác nhân gây được quá trình này gọi là chất khử trùng hay chất giết khuẩn. Các tác nhân như vậy chỉ được sử dụng cho các vật dụng do chúng độc với mô người và động vật. Nhiễm trùng được xác định khi có sự phát triển (nhân lên) của các vi sinh vật trong mô của cơ thể. Thuật ngữ vô trùng dùng để chỉ bất cứ quá trình nào mà ngăn cản sự xâm nhập của các tác nhân nhiễm trùng vào mô vô trùng, do vậy ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Các kỹ thuật vô trùng chỉ những thao tác mà các nhà vi sinh vật học dùng để loại tất cả các vi sinh vật khỏi môi trường nhiễm hay mô sống tiếp xúc. Các chất kháng khuẩn là các hoá chất (thường là các chất khử khuẩn hoà tan) có thể sử dụng an toàn cho bên ngoài cơ thể nhằm phá huỷ hay ức chế các vi khuẩn sinh dưỡng. CÁC KỸ THUẬT VÔ TRÙNG Khi bắt đầu làm vệc với các canh cấy vi khuẩn trong các bài trình bày ở sau, bạn phải học các kỹ thuật. Một số điều cơ bản chúng ta phải tuân theo: - Rửa tay Trước khi bắt đầu làm việc ở phòng thí nghiệm bạn phải rửa tay. Sử dụng các dung dịch sát khuẩn. Lau khô bằng giấy lau. Kết thúc công việc, trước khi rời phòng thí nghiệm, chúng ta phải rửa tay bằng xà phòng. 4 - Khử trùng mặt bàn làm việc Bắt đầu buổi làm việc phải lau bàn bằng chất diệt khuẩn quá trình này nhằm loại bụi bẩn có trên mặt bàn, làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn các canh cấy mà chúng ta làm việc. Kết thúc công việc, trước khi rời phòng thí nghiệm, chúng ta phải tiến hành khử trùng lại để bảo vệ cho người học ở buổi thực hành tiếp theo. - Sử dụng đèn cồn (đèn gas) Trong phòng thí nghiệm vi sinh thường sử dụng đèn cồn để khử trùng vòng cấy của que cấy, miệng bình, miệng ống nghiệm. Để khử trùng vòng cấy cần đốt cho đến khi nóng đỏ. Để không giết chết vi sinh vật mà chúng ta muốn cấy chuyền, trước khi đưa que cấy vào canh cấy, cần để cho vòng cấy nguội xuống bằng cách giữ vòng cấy ở vùng vô trùng xung quanh ngọn lửa một thời gian. Để an toàn khi sử dụng đèn cồn, cần lưu ý không di chuyển đèn cồn khi đang cháy. Không dùng miệng thổi tắt đèn cồn, phải dùng nắp chụp đậy lại. - Pipette. Để chuyển canh cấy bằng pipette phải sử dụng thiết bị hút cơ học, Không sử dụng miệng để hút. - Thải bỏ canh cấy Các bình, ống nghiệm, hộp lồng nuôi cấy vi sinh vật trước khi thải bỏ, phải được hấp khử trùng (autoclave) để giết chết vi sinh vật. XỬ LÝ KHI LÀM ĐỔ CANH CẤY Tất cả các trường hợp sự cố làm đổ canh cấy vi sinh vật phải báo cáo ngay với giáo viên hướng dẫn. Mặc dù đa số các vi sinh vật sử dụng trong các bài thực hành là không gây bệnh, nhưng có một số ít gây bệnh. Do vậy, chúng ta phải xử lý tất cả các trường hợp sự cố làm đổ dịch cấy, phòng khi có liên quan đến vi sinh vật gây bệnh. Biện pháp xử lý: - Tất cả áo bảo hộ, vải lau dính dịch cấy phải được đem autoclave. - Dùng giấy, vải thấm dịch sát khuẩn đặt vào vùng canh cấy đổ. - Đổ thuốc sát khuẩn quanh nơi có canh cấy vi sinh, để hạn chế lây lan ra xung quanh và không khí. - Dùng kẹp (loại có thể hấp tiệt trùng được) gắp giấy, vải lau bỏ vào dụng cụ chứa đựng đem autoclave (autoclave cả kẹp gắp) (Tương tự, đối với hoá chất gây nguy hiểm đến người như gây kích ứng cơ thể, gây tổn thương da hay gây ung thư phải báo cáo ngay với giáo viên hướng dẫn để có biện pháp xử lý thích hợp) CÁC QUY ĐỊNH QUAN TRỌNG KHÁC 1. Không được đem canh cấy vi sinh, hoá chất, dụng cụ ra khỏi phòng thí nghiệm trừ khi bạn được phép của giáo viên hướng dẫn. 2. Không hút thuốc, ăn uống trong phòng thí nghiệm. 3. Không đưa tay lên sờ miệng. 4. Dọn dẹp, lau chùi sau khi làm việc. Lam kính, lá kính sau nhuộm soi cần rửa, làm khô và để đúng nơi quy định. 5. Các dụng cụ, lọ hoá chất sau khi dùng xong phải để đúng nơi quy định. 6. Khi làm việc với các dụng cụ cần cẩn thận, nhất là đối với kính hiển vi. Khi không hiểu vận hành như thế nào, bạn phải hỏi người phụ trách. 7. Hợp tác, làm việc cùng sinh viên khác trong nhóm, nhưng phải tự mình phân tích kết quả thí nghiệm. 5 Hướng dẫn chung thực hành vi sinh vật thực phẩm Để có thể làm việc tại phòng thí nghiệm vi sinh vật thực phẩm, chúng ta cần nắm vững một số vấn đề về lý thuyết và thực hành, nói chung có thể chia thành 3 nhóm vấn đề lớn : Làm quen với phòng thí nghiệm vi sinh. Phân lập và định danh vi sinh vật Định tính và định lượng vi sinh vật trong mẫu thực phẩm. I. Làm quen với phòng thí nghiệm vi sinh. Trước khi làm việc trong phòng thí nghiệm vi sinh vật, chúng ta cần tìm hiểu kỹ: - Nội quy, quy định điều này giúp chúng ta tránh được: (1) làm lây lan vi sinh vật gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và mọi người làm việc trong phòng thí nghiệm; (2) Sai lệch thí nghiệm đang tiến hành của bản thân và của người khác. - Bố trí của phòng thí nghiệm: Nơi để của hóa chất, thiết bị dụng cụ tránh phải mất nhiều thời gian trong khi tìm hóa chất dụng cụ, cũng như sử dụng cac thiết bị có tại phòng thí nghiệm và các phòng thí nghiệm liên quan. - Cách sử dụng và bảo quản thiết bị dụng cụ. Điều này giúp không làm hư hỏng thiết bị dụng cụ, thu nhận kết quả thí nghiệm chính xác, giảm được thời gian và chi phí thí nghiệm. II. Phân lập và định danh vi sinh vật. Đây là công việc quan trọng của phòng thí nghiệm vi sinh vật. Chúng ta có thể xác định được sự có mặt của một loại vi sinh vật đích trong một mẫu nghiệm qua các bước: - Phân lập vi sinh vật đích. Sử dụng kỹ thuật cấy phân lập trên môi trường đặc trưng chúng ta bước đầu phân tách vi sinh vật đích ra khỏi quần thể vi sinh trong mẫu nghiệm. Tìm chọn các khuẩn lạc có biểu hiện giống với loại vi sinh vật cần tìm. Cấy chuyển sang ống thạch nghiêng để giữ chủng và tiến hành định danh. - Định danh chủng vi sinh phân lập được thường dựa vào: hình thái (nhuộm gram, soi kính hiển vi dưới vật kính dầu), khảo sát các đặc tính nhu cầu sinh lý, các đặc điểm hóa sinh khác. III. Định tính và định lượng vi sinh vật trong mẫu thực phẩm Đối với phòng thí nghiệm vi sinh thực phẩm, chúng ta cần phải đánh giá các chỉ tiêu vi sinh theo các tiêu chuẩn quy định xác định mẫu thực phẩm. Có thể xếp thành 2 nhóm là định tính và định lượng vi sinh vật trong mẫu thực phẩm. - Một số vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng, nên trong thực phẩm không được có mặt, các chỉ tiêu thường quy định không phát hiện trong 25 gam thực phẩm. Ví dụ như Salmonella. - Một số vi sinh vật gây bệnh được quy định ở một giới hạn nào đó. Ví dụ: S. aureus, E. coli … Chúng ta phải tiến hành định lượng, theo phương pháp MPN, hoặc Phương pháp đếm khuẩn lạc 6 Bài 2: NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI TẾ BÀO VI SINH VẬT 1. KÍNH HIỂN VI: Hiện nay có rất nhiều loại kính hiển vi, một số loại được dùng phổ biến trong phòng thí nghiệm vi sinh vật : kính hiển vi trường sáng, kính hiển vi trường tối, phản pha, và huỳnh quang ; trong bài này chỉ trình bày kính hiển vi trường sáng. Nếu trước đây bạn đã tìm hiểu về kính hiển vi, thì bài này sẽ không có nhiều thông tin cung cấp cho bạn ; tuy nhiên nếu đây là lần đầu tiên tìm hiểu về vi sinh vật, bạn cần đọc kỹ để sử dụng đúng kính hiển vi. Kính hiển vi là dụng cụ cần được chăm sóc đặc biệt để tránh hư hỏng hệ thống quang học và cơ học. Thực tế kính hiển vi được nhiều người sử dụng và di chuyển nhiều dẫn đến dễ hư hỏng kính so với chỉ do 1 người sử dụng. Bạn cần thực hiện đúng các chỉ dẫn khi sử dụng kính. KÍNH HIỂN VI TRƯỜNG SÁNG Trong kính hiển vi trường sáng, tia sáng đi trực tiếp từ nguồn đến mắt người mà không bị lệch hướng do tấm mờ nằm giữa tụ quang. Đây là loại kính được học sử dụng đầu tiên dành cho người bắt đầu học về sinh học, thường đuợc sử dụng trong phòng thí nghiệm vi sinh vật. Tất cả các loại kính hiển vi trường sáng có cấu trúc chung, hơi khác về hệ thống cơ. Bài tập sẽ giúp bạn hiểu được về các điểm giống và khác nhau giữa cac loại. Trước khi thao tác trên kính cần đọc các bài tập và trả lời các câu hỏi trong bản tường trình. CHĂM SÓC KÍNH Kính hiển vi dễ hư hỏng, nếu bất cẩn sẽ không sử dụng được. Cần thực hiện đúng các chỉ dẫn sau: Vận chuyển: Khi chuyển kính hiển vi từ vị trí này sang vị trí khác trong phòng thí nghiệm, phải đỡ dụng cụ bằng cả hai tay. Nếu chỉ cầm 1 tay rất dễ va chạm vào vật dụng khác. Không được cầm 2 tay 2 kính hiển vi cùng một lúc, bất kể trong trường hợp nào. Ngăn nắp: Giữ nơi soi kính ngăn nắp, cất sách vở, dụng cụ không cần thiết. Vùng soi kính gọn gàng, ngăn nắp sẽ ít xảy ra sự cố hơn. Dây điện: Dây dẫn điện bóng đèn kính hiển vi rất dễ làm sinh viên vấp, kéo kính hiển vi rơi xuống đất. Chú ý dây điện sao cho mọi người đi lại trong phòng thí nghiệm không bị vấp. Lau chùi thấu kính: Bắt đầu buổi thí nghiệm kiểm tra xem các thấu kính đã sạch hay chưa. Khi sử dụng dầu để soi kính, cuối buổi thí nghiệm phải lau vật kính bằng các dụng dịch lau kính (nước ấm xà phòng, xylene, alcohol, cũng có thể dùng acetone nhưng chú ý acetone là dung môi mạnh có thể làm tan keo gắn các thấu kính). Giấy lau sử dụng loại chuyên dùng, không tạo xơ bụi khi lau, giấy sạch không bám bụi có thể làm trầy sướt kính. Bạn phải tuân theo sự chỉ dẫn của Giáo viên phụ trách. Bảo vệ chống bụi: Hầu hết các dụng cụ trong phòng thí nghiệm đều có tấm che phủ nhằm bảo vệ dụng cụ khỏi bụi. Cuối buổi làm việc, cần đậy lại để chống bụi. CÁC BỘ PHẦN CHÍNH CỦA KÍNH HIỂN VI Khung đỡ gồm chân và thân kính Bàn soi có bộ phận kẹp lam kính, vít trượt điều chỉnh vị trí lam kính trên bàn soi. Hệ thống thấu kính gồm thị kính, vật kính và tụ quang. Ốc chỉnh kính: ốc chỉnh kính thô và ốc chỉnh kính tinh. Hình 1: Hai tay đỡ dụng cụ một cách chắc chắn trong khi di chuyển kính hiển vi. 7 Hình 2: Các bộ phận chính của kính hiển vi. ĐIỀU CHỈNH KÍNH Độ phóng đại: Độ phóng đại cuối cùng của ảnh soi được bằng độ phóng đại của thị kính nhân với độ phóng đại của vật kính. Soi kính ở vật kính có độ phóng đại thấp: thường dùng vật kính 10x. Gồm các bước sau: - Kẹp tiêu bản lên bàn soi đúng vị trí, chú ý mẫu cần soi ở mặt trên. - Bật nguồn sáng, chỉnh ở mức ánh sáng vừa phải (chỉnh nguồn, tụ quang), - Chỉnh mẫu soi đến vị trí trung tâm nguồn sáng. - Quay vật kính có độ phóng đại cần soi vào đúng vị trí (lưu ý chốt định vị vào đúng vị trí) - Hạ vật kính đến vị trí thấp nhất hoặc nâng bàn soi đến vị trí cao nhất tuỳ theo kính hiển vi (vị trí này đã được định trước để tránh vật kính chạm vào lam kính làm vỡ lam) - Mắt nhìn vào thị kính, từ từ nâng vật kính (hoặc hạ bàn soi) cho đến khi ảnh xuất hiện. - Dùng ốc tinh chỉnh để có được ảnh rõ nhất. Hình 3: Kẹp tiêu bản Hình 4: Đường đi của ánh sáng 8 - Dùng ốc điều chỉnh thanh trượt bàn soi để di chuyển lam kính tìm hình cần soi. Soi kính ở vật kính có độ phóng đại cao hơn: thường dùng vật kính 40x. - Sau khi chỉnh ở vật kính 10x có ảnh rõ, bạn xoay vật kính 40x đến vị trí cần soi. - Chỉ dùng ốc chỉnh tinh để chỉnh cho ảnh rõ (không được dùng ốc thỉnh thô) Soi kính ở vật kính dầu: vật kính 100x - Giữa vật kính và tiêu bản có dầu soi kính (chiết suất dầu soi kính bằng chiết suất thuỷ tinh) - Lưu ý: Khoảng cách giữa vật kính và tiêu bản rất nhỏ nên rất dễ bị vỡ tiêu bản do vật kính chạm vào tiêu bản, gây hỏng vật kính. Hình 5: Sơ đồ giải thích lý do dùng dầu soi kính. Khi sử dụng xong kính hiển vi : 1. Lấy lam kính ra khỏi bàn soi. 2. Nếu dùng vật kính dầu, lau dầu khỏi vật kính bằng giấy lau và dng dịch lau theo quy định của phòng thí nghiệm. 3. Xoay vật kính có độ phóng đại nhỏ nhất về vị trí soi kính. 4. Các bộ phận di chuyển được đưa về vị trí cao nhất. 5. Điều chỉnh thanh trượt trên bàn soi về vị trí ở giữa. 6. Phủ tấm chống bụi. 7. Cất vào đúng nơi quy định. 2. PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN: a/ Phương pháp làm tiêu bản soi tươi . Cách làm tiêu bản giọt ép - Dùng que cấy hoặc ống hút lấy giống vi sinh vật để làm vết bôi. - Đặt lá kính lên giọt canh trường thật nhẹ nhàng tránh không tạo thành bọt khí. Muốn vậy để một mép lá kính tiếp xúc với phiến kính rồi từ từ hạ lá kính xuống. - Đưa tiêu bản lên quan sát trên kính hiển vi. Cách làm tiêu bản giọt treo Loại tiêu bản này dùng để theo dõi sự sinh sản, sự hình thành bào tử, khả năng di động và phản ứng của tế bào vi sinh vật với các loại kích thích. - Dùng phiến kính đặc biệt có phần lõm hình tròn ở giữa. - Bôi vazơlin quanh phần lõm của phiến kính. - Cho 1 giọt canh trường lên giữa lá kính. - Thận trọng xoay ngược lá kính cho giọt canh trường xuống phía dưới rồi đặt lên phần lõm của phiến kính. 9 Hình 6: Các bước làm tiêu bản giọt treo b/ Phương pháp làm tiêu bản cố định Thực hành vô trùng tạo vết bôi: - Lắc đều ống nghiệm để vi khuẩn lơ lửng trong ống. Không làm ướt nút ống nghiệm. - Hơ đỏ đầu que cấy và phần kim loại. Hơ nóng phần tay cầm. - Mở nút ống nghiệm và hơ nóng miệng ống. Không đặt nút xuống bàn. - Làm nguội đầu que cấy ít nhất 5 giây, lấy một vòng que cấy dịch chứa vi sinh vật. Tránh chạm vào thành ống nghiệm. - Hơ nóng miệng ống nghiệm lần nữa. - Đậy nút ống nghiệm và đặt lên giá. - Đặt vòng cấy chứa vi khuẩn chính giữa vòng mục tiêu trên phiến kính. - Hơ que cấy lại trước khi chuyển vòng cấy khác từ canh cấy hoặc đặt sang chỗ khác. Thực hành cố định tế bào: Đối với mẫu lấy từ môi trường dịch lỏng: - Định sẵn một vòng tròn mục tiêu trên phiến kính. - Đặt 2 vòng que cấy dịch chứa vi sinh vật vào chính giữa vòng tròn mục tiêu - Tán đều vi sinh vật khắp vùng của vòng mục tiêu - Vết bôi làm khô ở nhiệt độ phòng. Đối với mẫu lấy từ môi trường rắn: - Định sẵn một vòng tròn mục tiêu trên phiến kính. - Đặt 2 vòng que cấy nước vào chính giữa vòng tròn mục tiêu - Một lượng nhỏ vi sinh vật được tán đều bằng que cấy khắp vùng của vòng mục tiêu - Vết bôi làm khô ở nhiệt độ phòng. Đưa phiến kính qua ngọn lửa vài lần để tiêu diệt và gắn vi khuẩn vào phiến kính. 10 Hình 7: Các bước làm tiêu bản vi khuẩn [...]... để xác định chung sự hiện diện của nhóm vi sinh vật này Hiện nay tất cả 3 nhóm trên đều được sử dụng là vi sinh vật chỉ thị nhưng trong các ứng dụng khác nhau Sự hiện diện của coliform dùng làm vi sinh vật chỉ thị chất lượng vệ sinh của nước hay vi sinh vật chỉ thị thông thường của điều kiện vệ sinh trong quá trình chế biến thực phẩm Fecal coliform là vi sinh vật chỉ thị tiêu chuẩn cho sự lựa chọn kiểm... vi sinh vật Một vi sinh vật có thể chỉ yêu cầu một hợp chất đơn đơn giản như acetic acid, nhóm khác có thể yêu cầu 12 hoặc nhiều loại dinh dưỡng hữu cơ với mức độ phức tạp Nguồn năng lượng: Vi sinh vật có sắc tố cho phép chúng sử dụng nguồn năng lượng mặt trời được gọi là vi sinh vật quang năng (photoautotrophs) Môi trường nuôi cấy nhóm vi sinh vật này không bao gồm thành phần cung cấp năng lượng Sinh. .. nghiệm Thao tác chung: Khử trùng khu làm vi c: Đầu tiên xử lý khu vực làm vi c với một chất tẩy trùng để diệt vi sinh vật hiện có Bước này phá hủy được tế bào sinh dưỡng và virus; tuy nhiên không phá hủy được bào tử Que cấy vòng và que cấy thẳng: Vi c cấy chuyển các vi sinh vật được thực hiện bằng que cấy vòng hoặc thẳng Phải khử trùng chúng trước khi lấy vi sinh vật bằng cách nung nóng bằng đèn cồn đến... trước khi đem đi soi kính Đếm số vi khuẩn có trong 10 đến 60 vi trường Nhân số vi khuẩn trung bình trên một vi trường với hệ số kính hiển vi và chia cho 2 vì toàn bộ phạm vi mẫu soi kính là 2 cm2 28 Bài 9: TỔNG SỐ VI KHUẨN HIẾU KHÍ (APC – AEROBIC PLATE COUNT) Chỉ tiêu vi sinh ‘Tổng số vi khuẩn hiếu khí’ được dùng để đánh giá mức độ nhiễm vi sinh vật trong một sản phẩm thực phẩm Quy trình được đề nghị... bản dưới kính hiển vi Hình 11: Các bước nhuộm Gram Thực hành Các vi sinh vật dùng cho bài thực hành nhuộm gram cần đại diện cho sự đa dạng hình thái và đặc điểm nhuộm Vài loại trực khuẩn và cầu khuẩn là gram dương và loại khác là gram âm Một vi sinh vật hình que là dạng bào tử và loại khác là vi khuẩn kháng cồn-acid Vấn đề thử thách ở đây là làm các tiêu bản với hỗn hợp các loài vi khuẩn khác nhau... thịt bò Tốt nhất luôn sử dụng nước cất Carbon: Vi sinh vật được chia làm 2 nhóm tuỳ theo nguồn carbon mà chúng sử dụng Nhóm có thể sử dụng carbon dioxide để tổng hợp tất cả chất cho tế bào gọi là vi sinh vật tự dưỡng Nếu chúng có một hoặc nhiều hợp chất hữu cơ sử dụng làm nguồn carbon được gọi là vi sinh vật dị dưỡng Ngoài nguồn carbon hữu cơ, vi sinh vật tự dưỡng cũng có thể sử dụng carbon dioxide... cấy chuyển Khi vạch trên bề mặt môi trường cần giữ nắp đậy che phía trên, tránh lây nhiễm vi sinh vật từ không khí Khử trùng cuối cùng: Khi công vi c kết thúc, vùng làm vi c cần được xử lý với chất khử trùng để chắc chắn vi sinh vật tích tụ trong quá trình làm vi c đều bị loại bỏ Để thực hành cấy chuyển canh cấy vi khuẩn, ba cách cấy chuyển đơn giản được đưa ra: (1) chuyển từ canh cấy sang canh cấy,... không để que cấy chạm vào thành ống nghiệm và đưa ống vào môi trường để thực hiện các thao tác cấy truyền - Khử trùng lại phần không khí nơi miệng 2 ống nghiệm rồi đậy nút bông - Khử trùng lại que cấy sau khi đã sử dụng xong 18 Hình 13: Các bước thực hiện lấy vi sinh vật từ ống canh thang Hình 14: Cấy vi sinh vật trên ống thạch nghiêng từ đĩa thạch 19 Hình 15: Cấy vi sinh vật trên ống thạch nghiêng... luận sau Ghi nhận kết quả theo bảng ghi Sinh H2S Một vài vi khuẩn, như Proteus vulgaris, sinh H2S từ acid amine cysteine Những sinh vật này sinh enzyme cysteine desulfurase, tiến hành phản ứng khi liên kết với coenzyme pyridoxyl phosphate Vi c sinh H2S là bước đầu tiên trong vi c khử amine của cystein: 22 Môi trường KIA hay SIM được sử dụng ở đây để phát hiện vi c sinh H2S Cả hai môi trường này đều chứa... để đếm vi sinh vật: Thêm 450ml dung dịch đệm phosphate vào 50g mẫu và đồng nhất trong 2 phút Kết quả được độ pha loãng 10 -1 Tiếp tục pha loãng đến các độ pha loãng khác nhau Thời gian pha loãng mẫu không quá 15 phút 27 Bài 8: KIỂM TRA SƠ BỘ MẪU THỰC PHẨM BẰNG KÍNH HIỂN VI Khi nghi ngờ thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm hay hư hỏng do vi sinh vật, cần kiểm tra thực phẩm đó trực tiếp dưới kính hiển vi Nên . chung thực hành vi sinh vật thực phẩm Để có thể làm vi c tại phòng thí nghiệm vi sinh vật thực phẩm, chúng ta cần nắm vững một số vấn đề về lý thuyết và thực hành, nói chung có thể chia thành. TẾ BÀO VI SINH VẬT 4 Bài 3: CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY VI SINH VẬT 12 Bài 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP CẤY VI SINH VẬT 16 Bài 5: CÁC ĐẶC ĐIỂM VỀ SINH HÓA 20 Bài 6: ỨNG DỤNG VI SINH VẬT CÔNG. phòng thí nghiệm vi sinh. Phân lập và định danh vi sinh vật Định tính và định lượng vi sinh vật trong mẫu thực phẩm. I. Làm quen với phòng thí nghiệm vi sinh. Trước khi làm vi c trong phòng