quản trị doanh nghiệp và marketing

113 387 0
quản trị doanh nghiệp và marketing

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Chương 1. Tổng quan về doanh nghiệp I. Khái niệm về doanh nghiệp 1. Khái niệm về doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. Như vậy, doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất-kinh doanh (không phụ thuộc vào hình thức sở hữu và quy mô) phải hội đủ các điều kiện như: làm ra 1 loại sản phẩm hay dịch vụ có thể thoả mãn một nhu cầu cụ thể nào đó; doanh nghiệp phải hạch toán kinh tế, theo dõi chi phí sản xuất, đánh giá được kết quả kinh doanh của mình; hoạt động của doanh nghiệp phải gắn với thị trường. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như hiện nay, ở nước ta đã xuất hiện rất nhiều loại hình, đơn vị cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Tuy nhiên, về góc độ pháp lý chỉ những đơn vị cơ sở nào thoả mãn những điều kiện nhất định, được công nhận tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật mà ngành luật kinh tế điều chỉnh thì được gọi là doanh nghiệp. 2. Mục tiêu của doanh nghiệp - Mục tiêu kinh tế: mục tiêu lợi nhuận; phát triển doanh nghiệp và thoả mãn các nhu cầu xã hội thông qua sản xuất hàng hoá và dịch vụ. - Mục tiêu xã hội: thoả mãn nhu cầu cho mọi thành viên trong doanh nghiệp như thu nhập, việc làm ; quyền lợi của khách hàng; công tác từ thiện, chăm lo xã hội - Mục tiêu bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu. - Mục tiêu chính trị. 3. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 2 - Hoạt động sản xuất: sản xuất hàng hoá, cung cấp dịch vụ, nghiên cứu hàng hoá và đa dạng hoá sản phẩm thoả mãn nhu cầu của thị trường (chế biến thủy sản, khai thác và chế biến thú biển và hải sản). - Hoạt động thương mại: tổ chức phân phối và kích thích tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ làm ra. - Hoạt động marketing: nghiên cứu thị trường một cách toàn diện. - Hoạt động nghiên cứu khoa học: nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất, quản lý tiên tiến vào sản xuất. - Hoạt động cung ứng vật tư kỹ thuật cho sản xuất: cung ứng nguồn nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, thiết bị - Hoạt động hậu mãi. - Hoạt động xã hội: đảm bảo điều kiện sống ngày càng tốt hơn cho tập thể công nhân lao động, xây dựng hạ tầng cơ sở cho công ty như nhà ở, nhà giữ trẻ II. CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Những dấu hiệu cơ bản để phân loại doanh nghiệp là: - Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: doanh nghiệp thủy sản, doanh nghiệp xây dựng - Mục đích hoạt động của doanh nghiệp: doanh nghiệp kinh doanh hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp hoạt động công ích hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng theo chính sách của Nhà nước, hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh. - Hình thức sở hữu vốn. - Quy mô của doanh nghiệp. Mỗi cách phân loại khác nhau có ý nghĩa khác nhau tuỳ vào mục tiêu như công tác quản lý, thống kê. Chúng ta xem xét hai cách phân loại doanh nghiệp phổ biến hơn cả là theo hình thức sở hữu vốn và quy mô. 1. Phân loại doanh nghiệp căn cứ vào hình thức sở hữu vốn 3 a) Doanh nghiệp nhà nước Khái niệm: Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Như vậy DNNN bao gồm DN có 100% vốn nhà nước và DN có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước. DNNN được tổ chức dưới ba hình thức: - Công ty nhà nước- là DN do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập và hoạt động theo quy định của Luật DNNN. Loại hình DN này được gọi là công ty nhà nước (Luật DNNN năm 1995 gọi là DNNN) nhằm phân biệt với các loại DNNN khác như: DNNN có 100% vốn nhà nước hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, DN có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước. - Doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước có một thành viên, công ty TNHH nhà nước có hai thành viên trở lên, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp. - Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước do Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua các doanh nhiệp nhà nước hoạt động trong những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô, tạo ra “bàn tay hữu hình” sửa chữa kịp thời những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp nhà nước còn phải hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn đầu tư nhiều hoặc có ít lợi nhuận mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức hoặc không muốn đầu tư. b) Doanh nghiệp tư nhân Khái niệm: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Những đặc điểm cơ bản: 4 - Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh do một người bỏ vốn ra thành lập và làm chủ. Chủ doanh nghiệp là người sở hữu duy nhất, trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, không có tài sản riêng, tài sản của doanh nghiệp là tài sản của chủ doanh nghiệp. - Doanh nghiệp tư nhân có mức vốn kinh doanh không thấp hơn mức vốn tối thiểu mà pháp luật quy định khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Ưu điểm: - Thành lập đơn giản, chi phí thành lập thấp - DN không phải nộp thuế lợi tức (lời hay lỗ của DN được tính vào tổng thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của chủ DN). Nhược điểm: - Chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp. - DNTN chủ yếu là các DN nhỏ, hạn chế về quy mô hoạt động. - Đời sống của DNTN phụ thuộc vào cuộc đời của chủ sở hữu. c) Công ty trách nhiệm hữu hạn Theo Luật doanh nghiệp có hai hình thức công ty TNHH là công ty TNHH có 2 thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên. Công ty trách nhiệm hữu hạn có 2 thành viên trở lên Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. - Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. Chỉ 5 được chuyển nhượng cho người ngoài nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc mua không hết. - Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên không vượt quá 50. - Không được quyền phát hành cổ phiếu. - Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm chủ sở hữu, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp. - Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác. - Không được quyền phát hành cổ phiếu. - Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. d) Công ty cổ phần Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: - Vốn điều lệ được chia ra nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác hoặc trong ba năm đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán; cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông, nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông). 6 - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. - Có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán. - Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. e) Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp, và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. - Không được phát hành chứng khoán. f) Hợp tác xã (HTX) Khái niệm: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc điểm: - HTX là tổ chức kinh tế mang tính chất xã hội và hợp tác cao. 7 - Tài sản của HTX thuộc sở hữu HTX hay thuộc sở hữu tập thể. - Xã viên HTX ngoài việc góp vốn còn phải trực tiếp tham gia lao động sản xuất. - Sản xuất kinh doanh theo điều lệ HTX và nghị quyết ĐHXV. Thu nhập của xã viên phân phối chủ yếu theo lao động. - Tổ chức quản lý trong HTX theo nguyên tắc dân chủ và bình đẳng. Xã viên HTX có quyền ngang nhau trong biểu quyết không phụ thuộc vào số lượng vốn góp. Khi biểu quyết mỗi xã viên chỉ có một lá phiếu. - Ban quản trị HTX là cơ quan quản lý và điều hành mọi công việc của HTX do ĐHXV bầu trực tiếp gồm chủ nhiệm HTX và các thành viên khác. - HTX có tư cách pháp nhân và hoạt động như các loại hình doanh nghiệp khác. 2. Phân loại doanh nghiệp căn cứ vào quy mô Quy mô doanh nghiệp được đánh giá qua những tiêu chí như: Giá trị tổng sản lượng, tổng số vốn, tổng doanh thu, số lượng lao động, tổng mức lãi trong một năm. Theo các tiêu chí này doanh nghiệp đuợc phân làm 2 loại: Doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ví dụ Nghị định của chính phủ số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. III. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp 1. Quyền hạn của doanh nghiệp - Quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, được cụ thể hoá ở các quyền sau: + Quyền lựa chọn ngành nghề, quy mô kinh doanh. + Quyền lựa chọn, thay đổi cơ cấu sản phẩm. + Quyền quyết định cơ cấu sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất. + Quyền dự trữ, phối hợp các yếu tố sản xuất. 8 + Quyền chủ động cải tiến kỹ thuật và công nghệ sản xuất. - Quyền tự chủ trong lĩnh vực tài chính. + Quyền chủ động xây dựng và hình thành các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh. + Quyền chủ động trong việc sử dụng, phân bổ các nguồn vốn phù hợp với mục đích kinh doanh. + Quyền quyết định sử dụng lợi nhuận. - Quyền tự chủ trong lĩnh vực sử dụng lao động. + Quyền tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động. + Quyền quyết định hình thức trả lương. + Quyền kỷ luật, cho thôi việc. - Quyền tự chủ trong lĩnh vực quản lý. + Quyền lựa chọn hình thức, phương thức quản lý. + Quyền xây dựng cơ cấu bộ máy quản lý. + Chủ động đào tạo cán bộ. 2. Nghĩa vụ của doanh ngiệp - Nghĩa vụ kinh doanh theo đúng ngành nghề ghi trong giấy phép. - Nghĩa vụ ưu tiên sử dụng lao động trong nước, đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của bộ luật lao động, tôn trọng quyền của tổ chức công đoàn theo Luật công đoàn. - Đảm bảo chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký - Tuân thủ quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh và trật tự an toàn xã hội. - Lập sổ sách kế toán, ghi chép sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ, theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê, chịu sự kiểm kê của cơ quan tài chính, lập báo cáo tài chính trung thực chính xác. - Nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 9 - Tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế. - Bảo đảm các điều kiện làm việc. IV. Các loại Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm các loại như: cơ cấu trực tuyến, cơ cấu chức năng, cơ cấu trực tuyến-chức năng, cơ cấu theo ngành và cơ cấu ma trận. 1. Cơ cấu trực tuyến + Biểu hiện: Là một mô hình tổ chức quản lý, trong đó mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp. Đặc điểm cơ bản của loại hình cơ cấu này là mối quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức được thực hiện theo trực tuyến, người thừa hành chỉ nhận và thi hành mệnh lệnh của người phụ trách cấp trên trực tiếp. Người lãnh đạo chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của những người dưới quyền mình. + Ưu điểm: thích hợp với chế độ một thủ trưởng, tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân, người thừa hành không bị rối loạn khi thi hành nhiệm vụ của nhà quản trị cấp trên. + Nhược điểm: đòi hỏi người thủ trưởng phải có kiến thức tổng hợp, toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn. Mặt khác, loại hình cơ cấu trực tuyến hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ cao ở từng chức năng quản lý, nghĩa là không có các khâu về hoạch định và chuẩn bị quyết định quản lý. Cơ cấu quản trị trực tuyến chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất giản đơn có quy mô nhỏ. Tổng giám đốc Giám đốc công ty A Giám đốc công ty B Qu ả n đ ố c phân xưởng I Qu ả n đ ố c phân xưởng II 10 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến. 2. Cơ cấu chức năng + Biểu hiện: Là loại hình cơ cấu tổ chức, trong đó cho phép cán bộ phụ trách các phòng chức năng có quyền ra các mệnh lệnh về các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của họ cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất. + Ưu điểm: thu hút được các chuyên gia có kiến thức sâu vào công tác lãnh đạo, giải quyết các vấn đề chuyên môn một cách thành thạo hơn. + Nhược điểm: làm cho cấp dưới phải phục tùng nhiều đầu mối chỉ đạo khác nhau của cùng một cơ quan quản lý cấp trên. Đặc biệt là khi số đầu mối chức năng cấp trên quá nhiều và khi các mệnh lệnh có tính trái ngược nhau sẽ gây khó khăn cho việc chấp hành. Mặt khác, kiểu cơ cấu chức năng gây khó khăn khi cần có sự phối hợp giữa các chức năng. Cơ cấu quản trị chức năng thường được sử dụng ở những doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu chức năng. 3. Cơ cấu trực tuyến-chức năng Tổng giám đốc Giám đốc sản xuất Giám đốc nhân sự Qu ả n đ ố c phân xưởng I Giám đốc kinh doanh Qu ả n đ ố c phân xưởng II Qu ả n đ ố c phân xưởng III [...]... chức lao động và tổ chức quản lý; quản trị văn phòng Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nhà quản trị có thêm nhiều chức năng mới liên quan đến tài chính, marketing, consulting, quảng cáo, quản trị sự thay đổi Để thực hiện những chức năng này đòi hỏi phải có những kiến thức mới, phương pháp mới và kỹ năng quản trị Hoạt động quản trị đã bắt đầu đòi hỏi ở nhà quản trị quan điểm quản trị mới Điều này... tiềm năng của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả làm việc 1.4 Các quan điểm hiện đại về quản trị doanh nghiệp Tổ chức quản trị là một hệ thống các biện pháp về kỹ thuật, kinh tế và xã hội học, nhằm tác động lên các bộ phận của doanh nghiệp, tạo điều kiện tương tác giữa nguồn lực vật chất và con người nhằm đạt được mục tiêu hiệu quả kinh tế cao nhất Những chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp bao gồm:... quản trị sản xuất trong doanh nghiệp Ngược lại, quản trị sản xuất trong doanh nghiệp ở trình độ cao hay thấp: thủ công, cơ giới hoá, tự động hoá đều đòi hỏi việc cung ứng nguyên liệu phải đáp ứng theo yêu cầu Mối quan hệ giữa quản trị sản xuất trong doanh nghiệp và nguyên liệu thay đổi theo những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của mỗi doanh nghiệp và thay đổi theo xu hướng phát triển của sản xuất kinh doanh. .. của doanh nghiệp trong thời điểm đó 4 Thừa nhận sự cần thiết phải xây dựng và triển khai hệ thống quản trị chiến lược doanh nghiệp Bản chất của hệ thống quản trị chiến lược là trong doanh nghiệp, một mặt phải có hoạch định chiến lược Mặt khác, cơ cấu quản trị doanh nghiệp, các hệ thống và cơ chế tác động lẫn nhau của các mắt xích khác nhau của hệ thống cần phải được xây dựng sao cho bảo đảm sản xuất và. .. TRONG DOANH NGHIỆP Khái niệm, chức năng và mục tiêu của quản trị sản xuất 1.1.1 Khái niệm về quản trị sản xuất Quản trị sản xuất (Production Management) - là các tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất và hệ thống sản xuất, có nhiệm vụ thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra với hiệu quả cao nhất Nhiệm vụ của quản trị sản xuất trong doanh nghiệp. .. đến quản trị sản xuất trong doanh nghiệp, tạo tiền đề vật chất kỹ thuật cho quản trị sản xuất hợp lý trong doanh nghiệp Nhờ có tiến bộ khoa học-kỹ thuật mà ngày càng có nhiều công nghệ mới, thiết bị máy móc và nguyên liệu mới Vì vậy, để có được phương án quản trị sản xuất hợp lý, mỗi doanh nghiệp phải biết và xác định cho được mình nên mua công nghệ nào, thiết bị, máy móc nào là thích hợp Công tác quản. .. xuất Chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình phân công lao động giữa các doanh nghiệp để xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp vào những công việc cùng loại nhất định Hợp tác hóa là quá trình tổ chức phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả cao các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp 18 Trong tổ chức sản xuất,... các quá trình kinh tế trong doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp gắn kết các nguồn lực bên trong và môi trường bên ngoài thành một khối, tăng cường sự thích nghi và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Ngày nay quan điểm hoạch định chiến lược nghiêm ngặt, cứng nhắc được chuyển sang quan điểm quản trị chiến lược thay đổi tương ứng với những nguyên tắc cơ bản về hoạch định và kiểm tra, giảm số lượng cán... đổi, xây dựng công cụ quản trị để biến chiến lược này thành kế hoạch sản xuất – kinh doanh hiện hành Phương pháp quản trị chiến lược phối hợp với quan điểm chiến lược đề ra nhiệm vụ và quan điểm chương trình mục tiêu về triển khai thực hiện nhiệm vụ 5 Chuyển kinh doanh theo hướng quản trị “văn hóa tổ chức” như là một hệ thống giá trị được phân chia bởi nhân viên doanh nghiệp và liên quan đến các mục... hỗ có hiệu quả giữa lãnh đạo và thuộc cấp, quan điểm tiếp cận quản trị chiến lược được quan tâm, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại 6 Thừa nhận giá trị nhất định cho tương lai của tổ chức, hình thành và vận hành quản trị sự thay đổi, đảm bảo độ nhạy cảm của doanh nghiệp với mọi cái mới, với 23 những thành tựu khoa học-kỹ thuật Cơ sở của quản trị sự thay đổi trong doanh nghiệp là xây dựng môi trường . HÌNH DOANH NGHIỆP Những dấu hiệu cơ bản để phân loại doanh nghiệp là: - Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: doanh nghiệp thủy sản, doanh nghiệp xây dựng - Mục đích hoạt động của doanh nghiệp: . về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật. kinh doanh Giám đốc nhân sự 15 Chương 2. QUẢN TRỊ CÁC QUÁ TRÌNH SẢN SUẤT TRONG DOANH NGHIỆP I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm, chức năng và

Ngày đăng: 10/02/2015, 14:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan