1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

bài giảng hoạch định ngân sách vốn đầu tư ước tính dòng tiền

28 715 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 694,47 KB

Nội dung

NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CF  Dòng tiền Cash Flow là bảng dự toán thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu dòng tiền vào và thực chi dòng tiền ra của

Trang 1

ƯỚC TÍNH DÒNG TIỀN

CHƯƠNG 2

Trang 3

1 NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CF

Dòng tiền (Cash Flow) là bảng dự toán

thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ của dự

án, nó bao gồm những khoản thực thu (dòng tiền vào) và thực chi (dòng tiền ra) của dự án tính theo từng năm và thường được xác định ở thời điểm cuối năm

Trang 5

1 NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CF

5 nguyên tắc:

sở tăng thêm - Incremental Basis: chỉ

xem xét sự khác biệt giữa trong toàn bộ dòng tiền của công ty khi có dự án và khi không có dự án

CF tăng thêm=CF nếu có thực hiện dự án – CF

nếu không thực hiện dự án

Trang 6

1 NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CF

5 nguyên tắc:

(2) Dòng tiền nên được tính toán trên cơ

sở sau thuế

(3) Tất cả tác động gián tiếp của một dự

án phải được xem xét khi đánh giá dòng tiền

(4) Các chi phí thiệt hại không được tính

vào dòng tiền của dự án

Trang 7

1 NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH CF

5 nguyên tắc:

(5) Giá trị các tài sản sử dụng trong một

dự án nên được tính theo các chi phí

cơ hội của chúng: Chi phí cơ hội

(không phải là một khoản thực chi) của tài sản là dòng tiền mà tài sản đó có thể tạo ra nếu nó không được sử dụng trong

dự án đang xem xét

Trang 8

2 CÁCH XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN

Giá trị đầu tư thuần (năm 0):

(1) Nguyên giá = Giá mua + Chi phí phát sinh

(+) (2) Nhu cầu vốn luân chuyển tăng thêm

(-) (3) Thu nhập thuần từ bán tài sản

(±) (4) Thuế phát sinh do bán tài sản cũ

(+) Thuế phải trả do bán tài sản có lãi

(-) Tiết kiệm thuế do bán tài sản lỗ

Trang 9

2 CÁCH XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN Tính thuế do thanh lý tài sản:

Trường hợp 1: Bán một tài sản theo giá trị sổ

sách (P bán = BV=GTCL)  sẽ không có lãi hoặc lỗ vốn từ doanh vụ này và vì vậy không bị ảnh hưởng gì do thuế

 Ví dụ nếu bán tài sản với giá 50.000$ khi có giá

trị trong sổ sách là 50.000$, sẽ không có khoản thuế nào phát sinh từ việc thanh lý này

Trang 10

2 CÁCH XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN Tính thuế do thanh lý tài sản:

Trường hợp 2: Bán một tài sản thấp hơn giá trị

sổ sách (P bán <BV=GTCL)  Khoản lỗ phát sinh từ hoạt động bán tài sản này được xem như xem như khoản lỗ từ hoạt động hay bù trừ cho thu nhập từ hoạt động  làm giảm mức thuế mà công ty phải nộp một khoản = (P-BV)xt

Trang 11

2 CÁCH XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN Tính thuế do thanh lý tài sản:

Trường hợp 2:  Ví dụ: Một tài sản bán với giá

20.000$ có giá trị sổ sách tính thuế là 50.000$, gánh chịu một khoản lỗ trước thuế là 30.000$ Giả sử Thuế suất thuế TNDN là 40%, thu nhập chịu thuế của công ty giả định từ 100.000$ được giảm xuống còn 70.000$ và mức thuế phải nộp giảm còn 28.000$ (40% x 70.000$) Chênh lệch 12.000$ bằng (30.000$ x 40%)

Trang 12

2 CÁCH XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN Tính thuế do thanh lý tài sản:

Trường hợp 3: Bán một tài sản cao hơn giá trị sổ

sách nhưng thấp hơn nguyên giá  Phần lãi chênh lệch giá sẽ bị tính thuế và cơ quan thuế coi khoản chênh lệch này như một thu hồi của khấu hao  DN phải nộp thuế= (P-BV)*t

 Ví dụ: Nếu bán tài sản trên với giá 60.000$, cao hơn giá trị sổ sách 10.000$ Kết quả là, thuế của doanh nghiệp tăng 4.000$ =(60.000-50.000)x 40%

Trang 13

 T : thuế tiết kiệm/ phải trả ($)

 t : thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (%)

Trang 14

2 CÁCH XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN

Tính thuế do thanh lý tài sản:

Trường hợp 4: Bán một tài sản cao hơn nguyên

giá (P>NG)  Khi đó thu nhập sẽ gồm 2 phần:

(a) Thu nhập thông thường = (NG-BV) và

(b) Lãi vốn dài hạn =(P-NG)

 Ví dụ: Nếu bán tài sản với giá 120.000$ (giả dụ NG của tài sản là 110.000$) phần lãi vốn được coi như thu nhập thông thường = 60.000$ =(110.000$ - 50.000$) Phần lãi vốn là số tiền cao hơn giá gốc của tài sản, tức 10.000$=120.000$-110.000$

Trang 15

2 CÁCH XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN

Lưu ý:

(1) Đối với dự án mở rộng: sẽ không có khoản phát sinh do thu nhập từ việc bán tài sản => không có khoản thuế phát sinh nhưng phát sinh nhu cầu tăng thêm về vốn luân chuyển

(2) Đối với dự án thay thế: có thể có hoặc không

có khoản phát sinh do bán tài sản cũ và thuế do bán tài sản cũ Cần ít hoặc không cần gia tăng

thêm vốn luân chuyển

Trang 16

2 CÁCH XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN

Lưu ý:

(3) Đối với dự án đòi hỏi các chi tiêu vốn trong thời gian trên một năm trước khi phát sinh các dòng tiền thu vào dương thì đầu tư thuần sẽ được tính bằng hiện giá của các dòng tiền chi ra này với lãi suất chiết khấu bằng chi phí sử dụng vốn

(4) Không tính chi phí lãi vay vào dòng tiền của

dự án

Trang 17

và cách đây 1 năm công ty đã chi ra 3,000USD để thuê đơn vị tư vấn Tính đầu tư thuần?

Trang 18

2 CÁCH XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN

Ví dụ 2: Công ty thủy sản Miền Tây vừa quyết định

mở rộng thêm một phân xưởng sản xuất tôm đông lạnh Chi phí đầu tư nhà xưởng dự kiến là 10,000 USD; máy móc thiết bị nhập khẩu trị giá 18,000 USD, chi phí lắp đặt và vận chuyển 3,000 USD Ngay khi đi vào vận hành, phân xưởng mới đòi hỏi lượng vốn luân chuyển tăng thêm là 6,000 USD (vào năm 0) Ngoài ra, dự án còn đòi hỏi một khoản chi 1,000 USD/năm liên tục trong 3 năm (bắt đầu từ năm 0) để đầu tư cho hệ thống

xử lý nước thải Hãy tính đầu tư thuần, biết thuế suất thuế TNDN là 25%, chi phí sử dụng vốn là 12%

Trang 19

(2) Khấu hao: Có một số phương pháp tính khấu hao như

khấu hao tuyến tính cố định (khấu hao theo đường thẳng), khấu hao theo tổng số năm, khấu hao theo số

dư giảm dần, khấu hao nhanh bổ sung MACRS, …

Trang 20

(1) Thu hồi vốn luân chuyển

(2) Thu nhập từ thanh lý tài sản mới

Trang 21

2 CÁCH XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN

Dòng tiền thuần năm cuối cùng (n)

 Năm cuối cùng tất cả khoản đầu tư vào VLC tăng thêm sẽ được thu hồi lại bao gồm cả phần chi tiêu VLC ban đầu xảy ra ở thời điểm 0

 Sụt giảm trong VLC trong năm cuối của dự án thường làm tăng CF thuần trong năm đó

 Khi thu hồi VLC, DN không phải chịu thuế TN

Trang 22

2 CÁCH XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN

Dòng tiền thuần năm cuối cùng (n)

 Thuế được tính tương tự như phần tính thuế khi bán tài sản cũ

Trang 23

3 ƯỚC CFs CHO DỰ ÁN MỞ

RỘNG VÀ THAY THẾ

 Ví dụ: Công ty dệt Thắng Lợi đang xem xét đầu tư

thêm một máy dệt kim mới Giá mua thiết bị là 45,000 USD, chiết khấu bán hàng 3,000USD, chi phí vận chuyển và lắp đặt dự kiến là 10,000USD Công ty dự kiến khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 4 năm, sau đó thanh lý với giá 8,000 USD vào cuối năm thứ 4 Nhu cầu vốn luân chuyển tăng thêm cho các năm 0, 1 và 2 lần lượt là 12,000USD, 6,000USD và 4,000USD và không phát sinh trong các năm còn lại

Trang 24

3 ƯỚC CFs CHO DỰ ÁN MỞ

RỘNG VÀ THAY THẾ

 Ví dụ (tt): Sau khi đi vào vận hành, dự kiến

doanh thu tăng thêm năm đầu tiên là 50,000USD và tăng 30% trong năm thứ 2, 20% trong năm 3 và 10% trong năm 4 Chi phí hoạt động không kể khấu hao năm đầu tiên là 28,000USD và dự kiến tăng 10%/năm trong những năm còn lại Thuế suất thuế TNDN là 25% Hãy ước tính dòng tiền cho dự án

Trang 25

3 ƯỚC CFs CHO DỰ ÁN MỞ

RỘNG VÀ THAY THẾ

 Ví dụ: Công ty dệt Thắng Lợi đang xem xét đầu

tư một máy dệt kim mới để thay thế cho máy dệt kim cũ mua cách đây 3 năm, nguyên giá 35,000USD, khấu hao theo đường thẳng trong vòng 5 năm Máy cũ đang được chào mua với mức giá 12,000USD Giá mua máy mới là 45,000 USD, chiết khấu bán hàng 3,000USD, chi phí vận chuyển và lắp đặt dự kiến là 10,000USD, cách đây 1 năm công ty đã chi 3,000USD cho đơn vị nghiên cứu, tư vấn

Trang 26

3 ƯỚC CFs CHO DỰ ÁN MỞ

RỘNG VÀ THAY THẾ

 Ví dụ (tt): Công ty dự kiến khấu hao máy mới theo phương pháp đường thẳng trong vòng 4 năm, giá trị còn lại vào cuối năm 4 là 0 Nhu cầu VLC tăng thêm cho các năm là không đáng kể, ngoại trừ năm 0 VLC sẽ tăng lên 25,000USD từ mức cũ 20,000USD Do máy mới hiện đại hơn máy cũ nên khi đi vào vận hành sẽ giúp doanh thu cải thiện từ 65,000USD/năm lên 90,000 USD/năm và giảm chi phí hoạt động từ 45,000 USD/năm còn 42,000 USD/năm Thuế suất thuế TNDN là 25% Hãy ước tính dòng tiền cho dự án

Trang 27

4 CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

(1) Các vấn đề trong ước tính dòng tiền: Sự

không chắc chắn trong tương lai

(2) Thực tiễn ước tính dòng tiền cho hoạch

định ngân sach vốn

(3) Vấn đề đạo đức khi ước tính dòng tiền

(4) Ước tính CFs trong điều kiện lạm phát

Trang 28

thaoluong@ueh.edu.vn

Ngày đăng: 10/02/2015, 12:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w