Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 32 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
32
Dung lượng
2,15 MB
Nội dung
MỤC LỤC TÓM TẮT: 1 1. GIỚI THIỆU 2 1.1. Bối cảnh thực hiện bài nghiên cứu 2 1.2. Nỗi lo sợ thả nổi và hậu quả của tình trạng đô la hóa ở Croatia 3 1.3. Mục tiêu của bài nghiên cứu 7 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 7 3. VẤN ĐỀ DỮ LIỆU 10 3.1. Mô tả dữ liệu 10 3.2. Quan hệ nhân quả Granger 11 3.3. Tính dừng 12 4. PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM 12 4.1. Phương pháp Var đệ quy 12 4.2. Phương pháp tiếp cận đồng liên kết 17 5. KẾT LUẬN 20 PHỤ LỤC 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 Exchange Rate Pass – Through and Monetary Policy in Croatia Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4 – K21 Page 1 Hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ ở Croatia - Andreas Billmeier and Leo Bonato - Tháng 06 năm 2002 TÓM TẮT Tỷ giá hối đoái mục tiêu được xem là lựa chọn chính sách tốt nhất trong nền kinh tế đô la hóa khi tiền lương và giá cả thiết lập theo tỷ giá hối đoái. Croatia là một nền kinh tế đô la hóa cao, nhưng việc điều tra thực nghiệm được tiến hành trong nghiên cứu này cho thấy rằng hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vẫn thấp sau thời kỳ bình ổn. Phát hiện này, với những phương pháp luận khác nhau (VAR, đồng liên kết), cho thấy rằng đô la hóa hầu hết bị giới hạn bởi tài sản tài chính và vì thế tỷ giá hối đoái mục tiêu có thể không nhất thiết là chính sách tốt nhất. Tuy nhiên, những hàm ý chính sách không rõ ràng do sự tác động nội sinh của cơ chế truyền dẫn đến cơ chế chính sách. Các số phân loại JEL: E31, E52, F41. Từ khóa: Croatia, hiệu ứng truyền dẫn, VAR, lạm phát, chuỗi phân phối, đồng liên kết. Email của tác giả: andreas.billmeier@iue.it; lbonato@imf.org Exchange Rate Pass – Through and Monetary Policy in Croatia Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4 – K21 Page 2 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh thực hiện bài nghiên cứu Chính sách “Tỷ giá mục tiêu nghiêm ngặt” ở Croatia đã rất thành công trong việc chấm dứt siêu lạm phát và ổn định nền kinh tế vào giữa những năm 1990 và giữ lạm phát thấp trong suốt thời kỳ sau chiến tranh đầu những năm 1990. Chính sách này được đặc trưng bởi một biên độ dao động rất thấp của xu hướng tỷ giá hối đoái và các hoạt động đáng kể của ngân hàng Trung ương trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, tự do hóa tài khoản vốn cần thiết như là một phần của quá trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU), cùng với đó là sự phát triển của thị trường tài chính cung cấp các công cụ chính sách mới và giảm dần vai trò của các yêu cầu dự trữ. Chính vì vậy, luật Ngân hàng Quốc gia mới của Croatia (CNB), với sự ổn định giá cả được xác định rõ ràng là mục tiêu chính của chính sách tiền tệ, làm giảm sự tập trung vào tỷ giá hối đoái bằng chính sách “tỷ giá thả nổi có quản lý”. Và một vấn đề đặt ra ở đây đó là, có thể hay không việc ủng hộ cho sự thay đổi chính sách tiền tệ ở Croatia? Một sự hiểu biết tốt hơn về cơ chế lan truyền, tức là, tỷ giá hối đoái truyền dẫn như thế nào vào lạm phát nội địa sẽ mang lại lợi ích cho một sự thay đổi theo hướng này. Sự tăng hay giảm của tỷ giá hối đoái đều có một tác động trực tiếp đến lạm phát bằng cách thay đổi giá cả giao dịch được thể hiện qua đồng nội tệ. Bằng cách thay đổi giá cả tương đối của hàng hoá trong nước và nước ngoài, tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng gián tiếp đến lạm phát thông qua những thay đổi trong hoạt động kinh tế. Nền kinh tế nhỏ, mở cho rằng giá cả trên thị trường thế giới có thể thay đổi, kéo theo sự thay đổi của giá cả trong nước, với giá cả của hàng hóa ở những giai đoạn khác nhau chịu sự ảnh hưởng khác nhau. Trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi, giá nhập khẩu có thể thay đổi đồng biến với tỷ giá hối đoái, như là quy luật của luật một giá. Ngay khi giá trị đầu vào tăng thêm, thì sẽ có một sự đo lường tương ứng phản ánh giá trị tăng trong quá trình sản xuất. Mặc dù có nhiều kênh mà tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát, có nhiều bằng chứng thực nghiệm sẵn có, hầu hết các nền kinh tế từ giới hạn đến phát triển, xuất phát từ sự truyền dẫn thấp và giảm dần (McCarthy, năm 2000). Sự truyền dẫn dường như là nội sinh đến từ các chế độ khác nhau và có xu hướng nhỏ khi lạm phát thấp, gián tiếp xác nhận tầm quan trọng của dự báo trong cơ chế truyền dẫn (Choudri và Hakura, năm 2001). Các bằng chứng của tác động truyền dẫn thấp dường như không thể ảnh hưởng ở những nền kinh tế đang ở giai đoạn chuyển tiếp (Ross, năm 1998; Kuijs, năm 2001), có thể phản ánh sự thiếu tin cậy của các nhà chức trách tiền tệ và các yếu tố của nền kinh tế như là một yếu tố tự nhiên của các công ty trong nước chấp nhận giá trên thị trường quốc tế. Một số các đặc tính của nền kinh tế Croatia có khả năng ảnh hưởng đến cường độ của sự dẫn truyền. Hai điều trên là đáng chú ý. Croatia hóa ra là một trường hợp trung gian, có thể so sánh với các nước Exchange Rate Pass – Through and Monetary Policy in Croatia Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4 – K21 Page 3 chuyển đổi khác trong nền kinh tế mở cửa 1 . Quan trọng hơn, Croatia là một nền kinh tế “đô la hóa” mạnh, với tài sản thay thế phổ biến rộng rãi và một số chỉ số hóa giá tỷ giá hối đoái. Điều này, tự nó sẽ chứng tỏ thông qua sự truyền dẫn mạnh. 1.2. Nỗi lo sợ thả nổi và hậu quả của tình trạng đô la hóa ở Croatia Nền kinh tế thị trường mới nổi hầu hết biểu hiện các triệu chứng mà Calvo và Reinhart (2000) gọi là nỗi lo sợ thả nổi. Do những tác động lớn đã được kỳ vọng của tỷ giá hối đoái lên thương mại và lạm phát, ngân hàng trung ương trong nền kinh tế nhỏ và mở khó có thể thờ ơ với sự biến động của nó. Kết quả là, các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi cảm thấy khó chịu với sự biến động của tỷ giá hối đoái và chính phủ can thiệp thường xuyên để làm dịu sự biến động ấy. Hình 1. Tỷ giá DM ở những quốc gia được chọn, 1994-2001 (Trung bình hàng tháng) Nguồn: CNB, IMF Ghi chú: dữ liệu được chia trung bình 1 Tỷ lệ nhập khẩu trên GDP (trung bình từ 1991-2000) là 0.53 ở Croatia, 0.58 ở CH Séc, 0.44 ở Hungary, 0.32 ở Romania, 0.65 ở CH Slovak, và 0.60 ở Slovenia. Exchange Rate Pass – Through and Monetary Policy in Croatia Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4 – K21 Page 4 Croatia là một ví dụ nổi bật của nổi lo sợ thả nổi tỷ giá hối đoái. Các phản ứng chính sách của CNB trong giai đoạn siêu lạm phát thời kỳ chiến tranh những năm đầu 1990 là neo chặt đồng tiền vào đồng Mark Đức. Ngay cả sau khi ổn định đạt được trong năm 1994, chính sách tiền tệ vẫn được duy trì theo hướng chú trọng đến tỷ giá hối đoái 2 . Sự cho phép của CNB cho sự biến động của tỷ giá hối đoái tương đối thấp và can thiệp hoàn toàn có hệ thống. Về vấn đề này, thật thú vị khi so sánh Croatia với các nền kinh tế chuyển đổi khác với sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái tương tự như nước cộng hòa Séc, Slovakia, Romania, tất cả như Croatia, với chính sách tỷ giá “thả nổi có quản lý” trong đề án phân loại của IMF và neo linh hoạt như Hungary. Trong khi sau này có giai đoạn lịch sử về sự mất giá đồng tiền liên tục từ năm 1994 ở 3 nước (Slovenia, Romania, Hungary), thì đồng tiền Croatia, cũng như CH Séc và Slovakia, đã khá ổn định theo thời gian và ngay cả trong nhóm này sự biến động của nó đã được làm dịu đi một cách rõ rệt (Hình 1). Điểm ấn tượng có thể được quan sát bằng những phương pháp đo lường tính thay đổi của tỷ giá hối đoái được trình bày ở Bảng 1. Trong đó Croatia có tỷ giá hối đoái biến động ổn định nhất 3 . Trong giai đoạn tháng 1/1994 đến tháng 7/2001, xác suất của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đồng Kuna/DM % theo tháng vượt quá biên độ 2,5% có giá trị là 1,1%, thấp hơn nhiều hơn so với bất kỳ loại tiền tệ khác trong mẫu. Bảng 1. Biến động của các chỉ số được chọn trong hệ thống tỷ giá “thả nổi có quản lý” 1994-2001 Nguồn: CNB, IMF 2 Xem Sonje và Skreb (1997) cho việc xem xét chương trình ổn định của Croatia. 3 Thống kê này có lợi thế quan trọng đối với các biến ngoại lai mà phổ biến trong sự thay đổi tỷ giá (trong mẫu này: xem Hình 1). Xem Calvo và Reinhart (2001). Exchange Rate Pass – Through and Monetary Policy in Croatia Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4 – K21 Page 5 1/ Trung bình hàng tháng, tháng 1.1994 – tháng 7.2001 2/ Cuối kỳ, tháng 1.1994 – tháng 6.2001 3/ Cuối kỳ, tháng 1.1994 – tháng năm 2001; Hungary: tháng 1.2000 – tháng 5.2001 4/ Tỷ lệ hàng tháng được điều chỉnh theo năm trong giá tiêu dùng, tháng 1.1994 – tháng 6.2001 Khi tỷ giá hối đoái được cố định, NHTW đã điều chỉnh những cú sốc về cầu tiền và tạo ra những kỳ vọng thông qua việc mua hoặc bán dự trữ ngoại hối. Do đó, cho mỗi cú sốc được xác định, sự biến động của dự trữ và mức tiền tệ cơ sở thì có liên quan nghịch chiều đến sự linh hoạt của tỷ giá hối đoái. Bảng 1 cho thấy lượng tiền dự trữ và tiền cơ sở trong Croatia đã thực sự dễ biến động nhất trong nhóm những đồng tiền “ổn định”, cho thấy rằng sự thiếu linh hoạt tương đối của tỷ giá hối đoái Kuna / DM, có thể trong thực tế đó là kết quả của một chính sách thận trọng của CNB 4 . Sự biến động của tỷ giá hối đoái với một mức độ chênh lệch thấp và kết quả của sự biến động của tiền cơ sở, dường như đã được phản ánh trong lạm phát. Trong thực tế, biến động lạm phát xuất hiện cao so với nước cộng hòa Séc và Xlovakia, mặc dù tỷ giá hối đoái ổn định và chính sách tiền tệ thắt chặt đã đưa đến mức lạm phát thấp ở Croatia 5 . Điều gì thúc đẩy nỗi lo sợ hãi thả nổi? Quan trọng nhất là mối quan tâm hậu quả của đô la hóa mà là phổ biến tại Croatia 6 . Tiền gửi ngoại tệ nhiều hơn 60% tiền mở rộng, một tỷ lệ phần trăm lớn hơn nhiều so với các nước còn lại trong mẫu (Hình 2). Nguồn gốc của hiện tượng này đã quay trở lại của thời kỳ cuộc chiến tranh đầu những năm 90 mà cả Croatia và nước láng giềng Slovenia đều mắc phải. Thực vậy, phạm vi đô la hóa đã lan rộng khắp các nước vào năm 1994. Ngoại tệ cũng được sử dụng như là một phương tiện thanh toán. Trong khi tình trạng chiến tranh nhanh chóng kết thúc ở Slovenia và sự tàn phá là tương đối nhỏ, cuộc chiến tranh Croatia tiếp tục cho đến năm 1995 và được đi kèm với bất ổn kinh tế rộng lớn và siêu lạm phát. Ngay cả sau khi ổn định kinh tế vĩ mô đã đạt được trong năm 1994, đô la hóa tiếp tục lan rộng cho đến năm 1998, và có sự sụt giảm không đáng kể từ đó 7 . 4 Tất nhiên, cũng co ́ khả năng mà Croatia đã bị ít hơn và nhỏ hơn những cú sốc tư ̀ bên ngoa ̀ i. 5 Lạm phát trung bình 5,1% trong Croatia, 7,3% ở Cộng hoà Se ́ c, 9,1% ở Slovakia, 10,4% ở Slovenia, 16,9% ở Hungary, và 87,2% ở Romania. 6 Cụ thể hơn, "Euro ho ́ a" do các liên kết truyền thống với đồng Mark. 7 Sư ̣ dai dă ̉ ng, hoặc “đô la hóa lâu da ̀ i", chắc chắn là kết quả lâu dài của lạm phát phi ma ̃ thời gian chiến tranh. Tuy nhiên, theo chính sách CNB, bơ ̉ i sư ̣ quá hạn chế sự biến động của tỷ giá danh nghĩa (và tỷ giá thực: xem Bảng 1), có thể đã góp phần tăng sức hấp dẫn của đồng ngoa ̣ i tê ̣ . Sử dụng một mô hình CAPM, Ize và Levy Yeyati (1998) cho thấy, khác biệt của lạm phát, giảm biến động tỷ giá hối đoái tăng lợi ích bảo hiểm rủi ro tài sản ngoa ̣ i tê ̣ . Exchange Rate Pass – Through and Monetary Policy in Croatia Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4 – K21 Page 6 Hình 2. Đô la hóa ở các quốc gia được chọn, 1994-2001 (các khoản tiền gửi ngoại tệ như là một phần của tiền mở rộng) Nguồn: IMF Ghi chú: dữ liệu cuối tháng 12 cho năm 1994-2000, cuối tháng 5 cho năm 2001. Theo những tình huống này, bất kỳ chính sách tiền tệ độc lập nào đều phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng của sự bất ổn tài chính và hiệu quả của nó trong việc kiểm soát lạm phát thì bị hạn chế. Sự thay đổi đột ngột trong tỷ giá hối đoái có thể tác động xấu đến bảng cân đối kế toán của các công ty và các các nhân, làm gia tăng các khoản nợ xấu và vì thế đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Hơn nữa, tác động của việc thắt chặt tiền tệ có thể bị suy yếu nếu việc tăng giá của tỷ giá hối đoái hợp lý cải thiện được vị thế tài chính của những người có tỷ lệ nợ ngoại tệ lớn. Trong trường hợp đặc biệt của “đô la hóa chính thức”, khi giá cả và tiền lương được tính bằng ngoại tệ, chính sách tiền tệ trở nên hoàn toàn không hiệu quả và chỉ có chiến lược hợp lý là đặt mục tiêu cho tỷ giá hối đoái (Ize và Levy Yeyati, 2001). Ngày nay, đô la hóa ở Croatia chủ yếu được thúc đẩy bởi sự thay thế tài sản, chẳng hạn người dân nắm giữ một tỷ lệ lớn các khoản tiết kiệm của họ bằng ngoại tệ và ngân hàng cung cấp các khoản cho vay vừa được tính bằng ngoại tệ vừa được chỉ số hóa theo ngoại tệ. Sự quan sát ngẫu nhiên cho thấy rằng nhiều mức giá, chủ yếu là tài sản và hàng tiêu dùng lâu bền, đều được chỉ số hóa bằng tỷ giá hối đoái. Điều này sẽ tranh luận cho một hệ số truyền dẫn lớn. Exchange Rate Pass – Through and Monetary Policy in Croatia Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4 – K21 Page 7 1.3. Mục tiêu của bài nghiên cứu Từ vấn đề đặt ra ở trên, mục tiêu của bài nghiên cứu là: “Nghiên cứu tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở quốc gia Croatia”. Cụ thể là phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến 2 chỉ số giá nội địa: - Chỉ số giá sản xuất (MPI) - Chỉ số giá bán lẻ (RPI). 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Trong nghiên cứu này tác giả đề cập đến lý thuyết hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá hối đoái. Hiệu ứng truyền dẫn gồm có: - Hiệu ứng truyền dẫn hoàn toàn: là khi tỷ giá thay đổi 1% thì chỉ số giá nội địa thay đổi 1%, lúc này ERPT = 100%. - Hiệu ứng truyền dẫn không hoàn toàn: tỷ lệ thay đổi của chỉ số giá nội địa không tương ứng với tỷ lệ thay đổi của tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, theo tác giả thì rất ít nghiên cứu phân tích hiệu ứng truyền dẫn hoàn toàn. Thay vào đó, có nhiều nghiên cứu phân tích hiệu ứng truyền dẫn không hoàn toàn. Tác động trực tiếp của những thay đổi tỷ giá xảy ra thông qua giá cả của hàng hóa thương mại quốc tế. Nghiên cứu của Goldberg và Knetter (1997) khảo sát lý thuyết về hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá với giá nhập khẩu, gồm mô hình cơ bản của lý thuyết hiệu ứng truyền dẫn (ERPT) và mở rộng các phân tích ERPT: tính dừng, sự điều chỉnh năng động, tính tương thích của các biến… trong các nghiên cứu của Wing Woo(1989), Peter Hooper và Catherine Mann (1989)… Nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá của hàng hóa nhập khẩu tại nước nhập khẩu không phản ứng hoàn toàn với sự thay đổi tỷ giá. Nổi bật nhất là Dornbusch (1987) và Krugman (1987) chỉ ra rằng hiệu ứng không hoàn toàn trong truyền dẫn tỷ giá có thể được giải thích bởi sự cạnh trạnh không hoàn hảo, hoặc việc định giá theo thị trường. Các nhà sản xuất nước ngoài điều chỉnh tăng giá để duy trì thị phần ổn định trong nền kinh tế nhập khẩu. Hành vi chiến lược này về nguyên tắc cơ bản có thể điều chỉnh tỷ lệ của hiệu ứng truyền dẫn tiến tới 0. - Nghiên cứu của Dornbusch (1987) dựa trên giả thuyết: Đồng Đô la Mỹ được đánh giá cao, trong ngắn hạn lương và số lượng các DN không đổi, tác giả nghiên cứu sự thay đổi giá của một nhóm các hàng hóa công nghiệp, cho thấy rằng sự thay đổi tỷ giá có thể có ảnh hưởng lớn đến giá cả của hàng hóa trong ngành này nhưng lại không có ảnh hưởng đáng kể ở một lĩnh vực khác tùy thuộc vào mức độ độc quyền thị trường. Exchange Rate Pass – Through and Monetary Policy in Croatia Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4 – K21 Page 8 Hiệu ứng không hoàn toàn trong truyền dẫn tỷ giá có thể được giải thích bởi sự cạnh trạnh không hoàn hảo. - Nghiên cứu của Krugman (1987) đi vào phân tích các chứng cứ của việc định giá theo thị trường – được định nghĩa là việc duy trì hoặc nâng giá hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ của các nhà cung cấp nước ngoài khi giá trị đồng USD tăng, nghĩa là khi một đồng tiền được định giá cao, giá cả của hàng hóa nhập khẩu thực ra giảm rất ít. Khi có hiện tượng định giá theo thị trường thì sự truyền dẫn trong tỷ giá sẽ không hoàn toàn. Tiếp theo đó, Gosh and Wolf (2001) chỉ ra hiệu ứng truyền dẫn ngắn hạn không hoàn toàn cũng có thể xảy ra từ những chi phí thực đơn. McCarthy (2000) phân tích trong mô hình VAR có tính dừng (kết hợp một chuỗi phân phối đệ quy của giá cả) tác động của những thay đổi tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu lên giá sản xuất và tiêu dùng. Trong một mẫu với chín nước phát triển, ông nhận thấy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng khá hạn chế và không đáng kể lên giá tiêu dùng trong khi giá nhập khẩu có tác động mạnh hơn. Clark (1999) nghiên cứu phản ứng của giá cả ở những giai đoạn sản xuất khác nhau trong bối cảnh khác nhau, cụ thể là phản ứng đối với cú sốc chính sách tiền tệ trong nước. Ross (1998) cung cấp một đánh giá của Slovenia, sử dụng mô hình tự hồi quy của nền kinh tế. Kuijs (2001) phân tích sự lan truyền của chính sách tiền tệ ở Slovakia bằng cách sử dụng VAR cấu trúc đồng liên kết. Vấn đề quan hệ nhân quả được đề cập trong một vài nghiên cứu giải quyết một cách cụ thể nền kinh tế Úc 8 : Một phần đáng kể trong thị trường thế giới của một loại hàng hóa cụ thể có thể bao hàm sự phản hồi tiềm tàng từ mức giá trong nước vào mức giá thế giới, vì thế đặt giả định là nền kinh tế nhỏ, mở. - Ross (1998) điều tra về tiến trình lạm phát ở Slovenia thông qua việc kiểm tra một vài yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát trong nền kinh tế đang chuyển đổi. Kiểm định quan hệ nhân quả Granger và phân tích mô hình VAR không giới hạn chỉ ra rằng có một mối liên kết mạnh giữa tốc độ tăng trưởng của tổng cầu ngoại tệ và sự thay đổi TGHĐ lên lạm phát giá bán lẻ. Khi kỳ vọng, sự phát triển của hiệu ứng trung chuyển tỷ giá là linh hoạt. Trong khi đó kết quả chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng của tiền lương ảnh hưởng lạm phát, điều này xuất hiện rằng sự thay đổi cả về TGHĐ. - Kuijs (2001) chỉ ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm về hệ thống lan truyền của chính sách tiền tệ và lạm phát ở Slovakia. Mô hình Var đồng liên kết ước tính chỉ ra rằng lạm phát bị ảnh hưởng bởi giá ngoại tệ, TGHĐ, và chi phí tiền lương, với giả thuyết trong nền kinh tế nhỏ, mở. 8 Xem Webber (1997) và Dwyer và cộng sự (1993). Exchange Rate Pass – Through and Monetary Policy in Croatia Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4 – K21 Page 9 Từ quan điểm kỹ thuật, phân tích thực nghiệm giải quyết vấn đề thực tế rằng hầu hết những chuỗi thời gian được phân tích là hoàn toàn không có tính dừng. Việc này làm mất hiệu lực của ước lượng OLS, tạo ra vấn đề của “hồi quy giả mạo”. Bằng cách sử dụng sai phân bậc nhất cái bẫy này có thể tránh được 9 . nhưng “mức độ thông tin” bị mất. Vài nghiên cứu từ trước đến nay sử dụng những kỹ thuật đồng liên kết để giải thích cho việc không có tính dừng và quan hệ nhân quả cùng lúc: Kim (1998) trình bày bằng chứng US để ủng hộ cho quan hệ nhân quả từ tỷ giá hối đoái đến giá cả trong khung VAR đồng liên kết. Ông tìm ra hệ số truyền dẫn trong dài hạn là 0.24, nhưng không đề cập vấn đề điều chỉnh ngắn hạn. Murgasova (1996) áp dụng phương pháp Johansen Maximum Likelihood (ML) để phân tích những tác động của việc mất giá đồng peseta Tây Ban Nha trong suốt cuộc khủng hoảng cơ chế tỷ giá năm 1992-93. Bà ấy tìm ra hiệu ứng truyền dẫn hoàn toàn đối với giá nhập khẩu nhưng hiệu ứng truyền dẫn là 10% đối với chỉ số giá tiêu dùng CPI. Hiệu ứng truyền dẫn thấp được giải thích bởi vị trí bù đắp theo chu kỳ của nền kinh tế. Dellmo (1996) tập trung vào mối quan hệ giữa các đo lường mức giá của Thụy Điển trong sai phân bậc 1, có tính đến các yếu tố có thể hạn chế những kỳ vọng tương tự, chẳng hạn như lợi nhuận biên và năng suất biên khác nhau. Juselius (1999) phân tích sự hội tụ của mức giá hoàn thiện trong sai phân bậc 2. Trong bài này, đầu tiên tác giả dựa vào những nghiên cứu trước đó. Một mô hình VAR chuẩn (với các sai phân bâ ̣ c 1) sẽ được ước tính. Mô hình dưới đây về chuỗi phân phối chuyển thành cấu trúc tự hồi quy về ma trận phương sai – hiệp phương sai. Điều này lần lượt cho phép tác giả biết được những tác động ảnh hưởng và hậu quả của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở Croatia. Mô hình cấu trúc này là phiên bản rút gọn của McCarthy (2000), khi ông sử dụng mô hình chuỗi sản xuất của Blanchard (1983) và Christiano (1997). Việc giảm sự phức tạp (số lượng biến quan sát) chủ yếu do thiếu dữ liệu về Croatia và sẽ được thảo luận chi tiết hơn ở phần sau. Hạn chế của phần này là đưa ra những nguyên nhân mang tính áp đặt về ảnh hưởng của tỷ giá đến giá cả. Giả định giá không thay đổi trong ngắn hạn, vì nếu ngang giá sức mua tồn tại, tỷ giá sẽ thay đổi. Điều này ngụ ý tính nhân quả có thể thay đổi theo những hướng khác nhau. Dựa theo những phân tích dựa trên các quan sát hàng tháng, chúng tôi cảm thấy tự tin tuy nhiên việc áp đặt các điều kiện thì không có phản ứng tức thời nào. Điểm yếu khác của việc tiếp cận này là chỉ trích các tiêu chuẩn để ước tính hệ thống VAR khác nhau được đề cập ở trên , sự thiếu hụt thông tin và do đó kết quả (ở đây là pha ̉ n ứng xung) cuối cùng sẽ thiếu ý nghĩa thống kê. Để hiểu rõ hơn về giới hạn được đề cập ở trên, tác giả sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận đồng liên kết để tìm hiểu về mối quan hệ dài hạn giữa hành vi tỷ giá với mức độ giá cả. Kết quả từ 9 Điều này không ảnh hưởng nếu các biến trong thực tế được liên kết ở sai phân bậc 2, trong trường hợp đó, sai phân bậc 1 không có tính dừng. [...]... phát nội địa bị tác động bởi tỷ giá hối đoái Một hiệu ứng truyền dẫn rộng lớn, nếu kết hợp với chỉ số giá và lương không rõ ràng (đô la hóa thực), có thể là biểu hiện cho sự kìm hãm nghiêm trọng của tính hiệu quả của chính sách tiền tệ và có thể cần đến sự chú ý đặc biệt vào tỷ giá Việc thực thi chính sách tiền tệ ở Croatia có thể mô tả là “kiểm soát nghiêm ngặt tỷ giá hối đoái cũng là dựa trên giả... quan đến hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá ở Croatia đó là: tỷ giá hối đoái bình quân hàng tháng (HRK/DEM), tỷ giá danh nghĩa (NEER), chỉ số giá bán lẻ (RPI), và chỉ số giá sản xuất (MPI) Hình 3 trình bày chuỗi dữ liệu theo thời gian (dưới dạng log) của tỷ giá hối đoái HRK/DEM tính bình quân hàng tháng và tỷ giá danh nghĩa hiệu lực (NEER, được tính toán bởi IMF) cùng với 2 chuỗi giá cả, chỉ số giá sản... cho thấy sự hiệu chỉnh sai số có ý nghĩa Cần lưu ý là tỷ giá hối đoái cũng điều chỉnh đáng kể với sự mất cân bằng Điều này thống nhất với quan điểm đề cập ở trên rằng tỷ giá hối đoái là một phần bên trong của chính sách tiền tệ của Croatia, được xem như một phần của sự thả nổi có quản lý (hay không thả nổi) 5 KẾT LUẬN Bài nghiên cứu này tập trung nghiên cứu hiệu ứng truyền dẫn tỷ giá ở Croatia, có... nghĩa là, trong phạm vi mà tỷ giá thay đổi có tác động đến chỉ số giá nội địa Phương pháp đo lường hiệu ứng truyền dẫn là rất quan trọng vì nhiều lý do Chính sách tiền tệ đương thời thường nhìn nhận tỷ giá hối đoái như là một kênh chính của cơ chế truyền dẫn tiền tệ Đặc biệt đối với các nền kinh tế nhỏ mở cửa như Croatia, điều này đặc biệt thích hợp cho các nhà hoạch định chính sách tiếp cận với phạm vi... khích lệ sự thay đổi dần dần khỏi chính sách cũ của mục tiêu tỷ giá hối đoái thắt chặt Có thể củng cố cho sự chuyển đổi chính sách kiểm soát chặt chẽ tỷ giá trong quá khứ Mặc dù những chú ý đã được chỉ ra ở trên, những phát hiện của nghiên cứu này đã khẳng định Croatia không còn là một nền kinh tế bị đô la hoá hoàn toàn và sự tác động giữa chỉ số giá và tỷ giá hối đoái đã được giới hạn trong quá khứ... mại chủ yếu của Croatia hầu hết là các quốc gia châu Âu (Đức và Ý tính toán khoảng 20% xuất nhập khẩu mỗi nước) Thêm nữa, đô la hóa ở Croatia là trên cơ sở đồng Mác Đức; vì thế chúng tôi tập trung vào tỷ giá hối đoái đối với đồng Mác Đức Nhóm 8 – Ngân hàng Đêm 4 – K21 Page 10 Exchange Rate Pass – Through and Monetary Policy in Croatia Hình 3: Tỷ giá hối đoái và các chỉ số giá (giá trị log của dữ liệu)... tài chính Kết quả là ảnh hưởng của cán cân thanh toán chắc chắn sẽ trở nên kém quan trọng và sự ảnh hưởng của chính sách tiền tệ được tăng cường Tuy nhiên, những phát hiện của nghiên cứu này vẫn không thể giải thích cho việc ủng hộ sự thay đổi chính sách Tác giả cần nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá về sự thay đổi mà các nhà hoạch định chính sách đang cân nhắc Sự thành công trong quá khứ của chính sách. .. có tỷ giá thả nổi tự do bởi McCarthy (2000) Ở đây, giá nhập khẩu có một tác động đáng kể trên nhiều thước đo xuôi theo các mức giá, tuy nhiên, tỷ giá hối đoái thì không như vậy Kết quả này có thể không được xác nhận trong thiết lập của tác giả, cho thấy rằng chỉ số giá không được công bố rộng rãi ở Croatia Việc thiếu ý nghĩa của tác động truyền dẫn ở giai đoạn thứ hai có thể được hiểu như là bằng chứng... lực của VAR Phân rã phương sai hơn 10 giai đoạn cho những thay đổi trong tỷ giá hối đoái và chỉ số giá được trình bày trong hình A4-A6 Nói chung, phương sai của tất cả các biến chủ yếu được giải thích bởi sự đổi mới của chính nó ở tất cả các phạm vi So sánh hai chỉ số giá cả, cần lưu ý rằng những thay đổi trong chỉ số giá sản xuất (MPI) có thể là do sự thay đổi trong chỉ số nguyên liệu thô và tỷ giá hối. .. số truyền dẫn bằng hai phương pháp Thứ nhất là sử dụng tính dừng, hệ Vector đệ quy mà trong đó những cú sốc của tỷ giá tác động đến chỉ số giá sản xuất và chỉ số giá bán lẻ Mặc dù chỉ số giá trung gian có vẻ có phản ứng đáng kể đến sự thay đổi của tỷ giá cũng như sự thay đổi của chỉ số giá hàng hoá trong khi chỉ số giá bán lẻ không tác động Mặc dù việc không tính toán chỉ số giá nhập khẩu có ảnh hưởng . bật liên quan đến hiệu ứng truyền dẫn của tỷ giá ở Croatia đó là: tỷ giá hối đoái bình quân hàng tháng (HRK/DEM), tỷ giá danh nghĩa (NEER), chỉ số giá bán lẻ (RPI), và chỉ số giá sản xuất (MPI) xác định rõ ràng là mục tiêu chính của chính sách tiền tệ, làm giảm sự tập trung vào tỷ giá hối đoái bằng chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý”. Và một vấn đề đặt ra ở đây đó là, có thể hay không. ở trên, mục tiêu của bài nghiên cứu là: “Nghiên cứu tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở quốc gia Croatia . Cụ thể là phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến 2 chỉ số giá