• Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của việc thay thế cỏ, cám trong khẩu phần bằng các phụ phẩm nông nghiệp đã được chế biến như rơm ủ 4% urê, thân bắp ủ chua, vỏ khoai mì khô/ủ chua, khoai mì lá
Trang 11
ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP MIỀN NAM
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRUNG TÂM NCCGTBKT NÔNG NGHIỆP
BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KHẨU PHẦN NUÔI DƯỠNG BÊ ĐỰC LAI
Trang 2- Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng khẩu phần nuôi dưỡng bê đực lai Holstein
Friesian (HF) hướng sữa lấy thịt tại thành phố Hồ Chí Minh
- Chủ nhiệm đề tài: ThS Phạm Hồ Hải
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp – Viện
Khoa học Nông nghiệp miền Nam (IAS)
- Cán bộ tham gia thực hiện đề tài: TS Đoàn Đức Vũ; ThS Lê Hà Châu; KS
Nguyễn Thị Hồng Trinh; KS Đặng Tịnh
- Thời gian thực hiện đề tài: 12/2006 đến 11/2008
- Kinh phí được duyệt: 190.000.000 đồng
Sản xuất và thử nghiệm chất thay sữa từ nguồn nguyên liệu địa phương, thay thế sữa bò mẹ sử dụng cho bê đực sau khi sinh cho đến khi cai sữa
Thử nghiệm khẩu phần nuôi dưỡng bê đực sau khi cai sữa đến khi giết thịt trên cơ sở tận dụng nguồn thức ăn địa phương
Chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiển sản xuất
- Nội dung (theo RD):
Đề tài sẽ thực hiện theo 03 nội dung chính như sau:
v Nội dung 1: Sản xuất thử nghiệm chất thay sữa từ nguồn nguyên liệu địa
phương thay thế sữa bò mẹ nuôi bê đực lai Hà Lan sau khi sinh (1-3 ngày tuổi) đến khi cai sữa (4 tháng tuổi).
§ Nghiên cứu tổ hợp 02 công thức chất thay sữa từ các nguyên liệu như : công thức 1: bột đậu nành enzym, bột gạo, béo thực vật, vitamin, khoáng
và enzym gọi là SCMR (Soybean calf milk replacer); công thức 2: bột đậu nành enzym, sữa ít béo, vitamin, khoáng và enzym gọi là CMR (Calf
Trang 33
Milk Replacer); tạo thành hỗn hợp bột có 20-24% chất béo; 22-24% chất đạm, khoáng tổng số 10%, xơ thô 0,5-1%, ẩm độ 0,3-0,5%, lactose 40%
§ Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển khi sử dụng chất
thay sữa từ bột đậu nành (SCMR), sữa thay thế CMR và sữa bò mẹ gọi là
CM (Cow Milk) trên bê đực lai Hà Lan sau khi sinh
v Nội dung 2: Thử nghiệm khẩu phần nuôi dưỡng bê sau khi cai sữa đến khi
giết thịt trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương
• Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của việc thay thế cỏ, cám trong khẩu phần bằng
các phụ phẩm nông nghiệp đã được chế biến như rơm ủ 4% urê, thân bắp
ủ chua, vỏ khoai mì khô/ủ chua, khoai mì lát đến khả năng sinh trưởng và phát triển của bê giai đoạn 5-14 tháng tuổi
• Thí nghiệm 3: Nuôi vổ béo bê lai hướng sữa lấy thịt theo kỹ thuật phối
hợp khẩu phần tổng hợp (giai đoạn 15-18 tháng tuổi)
v Nội dung 3: Đánh gía hiệu quả kinh tế và chuyển giao kết quả nghiên cứu
vào thực tiển sản xuất
• Phân tích hiệu quả kinh tế sau khi kết thúc từng giai đoạn thí nghiệm và hạch toán giá thành sản xuất 1 kg thịt bò hơi đến khi kết thúc thí nghiệm
• Tổ chức hội thảo để chuyển giao kết quả nghiên cứu
- Những nội dung đã thực hiện :
Nghiên cứu công thức chất thay sữa Nghiên cứu và sản xuất được 2 công thức
chất thay sữa từ bột đậu nành (SCMR) và sữa ít béo (CMR) với số lượng là 1.300 kg cho cả 2 công thức (tương đương với 11.700 kg sữa thay thế)
Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sinh
trưởng, phát triển khi sử dụng chất
thay sữa từ bột đậu nành (SCMR), sữa
thay thế CMR và sữa bò mẹ gọi là CM
(Cow Milk) trên bê đực lai Hà Lan sau
Hoàn thành thí nghiệm sử dụng sữa thay thế cho bê từ 3 ngày tuổi đến cai sữa (4 tháng) với số lượng 30 bê đực lai Hà Lan tại 02 hộ chăn nuôi bò sữa ở Hóc Môn và
24 bê lai Hà Lan (9 cái + 15 đực) tại Long
Trang 4khi sinh Thành – Đồng Nai
Thí nghiệm 2 : Ảnh hưởng của việc
thay thế cỏ, cám trong khẩu phần bằng
các phụ phẩm nông nghiệp đã được
chế biến như rơm ủ 4% urê, vỏ khoai
mì khô, khoai mì lát, hèm bia, xác mì
đến khả năng sinh trưởng và phát triển
của bê giai đoạn 5-14 tháng tuổi
Hoàn thành thí nghiệm cho 24 bê đực lai
Hà Lan tại Hóc Môn và 21 bê lai Hà Lan (9 bê cái và 12 bê đực) tại Long Thành từ 07/2007 đến 05/2008 (bê từ 5 đến 14 tháng tuổi)
Thí nghiệm 3: Nuôi vổ béo bê lai
hướng sữa lấy thịt theo kỹ thuật phối
hợp khẩu phần tổng hợp (giai đoạn
15-18 tháng tuổi)
Hoàn thành thí nghiệm vỗ béo tại 02 địa điểm: 31 bò đực lai Hà Lan, giống ≥ F3; trọng lượng bình quân 220 kg tại 03 hộ chăn nuôi ở Hóc Môn; 18 bò lai Hà Lan tại Long Thành (9 bò đực và 9 bò cái) trên cơ
sở sử dụng khẩu phần có mức năng lượng (ME) khác nhau từ 2.300 đến 2.500 kcal/kg DM khẩu phần; đạm thô (CP) từ 10-12%
Phân tích hiệu quả kinh tế và chuyển
giao kết quả nghiên cứu
Tổ chức 02 buổi hội thảo tại Hóc Môn và chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Trung tâm Khuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 55
1.1 Giới thiệu
Ngành chăn nuơi bị sữa tại các khu vực ở phía Nam nĩi chung và thành phố
Hồ Chí Minh (TPHCM) nĩi riêng đã và đang phát triển rất mạnh, bước đầu đã gặt hái được một số kết quả khả quan Tổng đàn bị sữa hiện nay ở TP.HCM khoảng trên dưới 66.000 con (Nguồn Sở Nơng nghiệp TP.HCM), chiếm hơn 2/3 tổng đàn
bị sữa của cả nước Bình quân cĩ khoảng gần 24.000 bê sinh ra/năm; trong đĩ cĩ gần 12.000 bê đực hướng sữa được sinh ra; ước chừng dưới 10%/tổng số bê đực này được nơng dân nuơi Số cịn lại hầu hết được bán cho các lị mổ, nhà hàng ngay sau khi sinh hoặc 2-3 ngày tuổi với giá bán rất thấp khoảng 500.000-600.000 đồng/bê; Nếu số bê đực này được nuơi vỗ béo khoảng 2-3 tháng cuối để đạt trọng lượng lúc hạ thịt từ 350-400 kg, thì hàng năm chúng ta sẽ cĩ khoảng 4.200-4.800 tấn thịt bị hơi cĩ phẩm chất thịt cao Khi được vỗ béo với khẩu phần tốt tỷ lệ thịt tinh trung bình cĩ thể đạt 40%; như vậy chúng ta sẽ cĩ khoảng 2.000 tấn thịt bị khơng xương gần bẳng với khối lượng thịt trâu, bị mà chúng ta đã nhập trong năm
2007 Do phương thức chăn nuơi bê phổ biến ở nước ta hiện nay là sử dụng hồn tồn sữa nguyên để nuơi bê đã tiêu tốn một lượng sữa nguyên lớn, do đĩ chỉ những
bê cái mới được nơng dân chọn nuơi nhằm mục đích sản xuất bê hậu bị.Trong khi
đĩ, chính do chi phí cao nên những bê đực mới sinh ra thường bị bán để giết thịt rất sớm dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế làm cho người chăn nuôi và người tiêu thụ đều không có lợi Đây cũng chính là rào cản cho sự phát triển chăn nuơi bị sữa ở nước
Trang 6Ở các nước chăn nuơi tiên tiến, vấn đề sử dụng sữa thay thế nuơi bê đực theo hướng sản xuất thịt đáp ứng được đến 40% tổng sản lượng thịt sản xuất và hướng này ngày càng phát triển vì năng suất và chất lượng thịt sản xuất theo hướng này mang lại hiệu quả kinh tế khá cao Ở nước ta việc sử dụng sữa thay thế nuơi bê vẫn cịn hạn chế là do: chăn nuơi thường khơng tập trung và mang tính nhỏ lẽ; giá sữa thay thế ngoại nhập cịn khá cao; quan trọng hơn hết là do trình độ và sự e ngại của người chăn nuơi khi sử dụng những sản phẩm khơng cĩ nguồn gốc tự nhiên; và cuối cùng là làm sao giải quyết tốt những vấn đề có liên quan như: hiệu quả kinh tế, chất lượng sữa thay thế, phương thức chăm sóc, nuôi dưỡng… Chính vì thế việc thử nghiệm sử dụng sữa thay thế và xây dựng khẩu phần ăn trên cơ sở sử dụng nguyên liệu tại chổ cho bê sau cai sữa trong điều kiện Việt Nam có ý nghĩa thiết thực trong chăn nuôi bò hiện nay
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Nuơi bê đực hướng sữa để lấy thịt là một khâu quan trọng trong ngành chăn nuơi nĩi chung và chăn nuơi bị sữa, bị thịt nĩi riêng ở các nước cĩ nền chăn nuơi tiên tiến Qui trình nuơi bê đực hướng sữa đã được chuẩn hĩa và tập trung chủ yếu vào thức ăn thay sữa (Milk Replacer) Từ đĩ, nhiều cơng ty thức ăn gia súc nước ngồi hiện nay đã sản xuất các thức ăn thay sữa cũng như các chế phẩm bổ sung cho đàn bê đực hướng sữa nuơi lấy thịt Hàm lượng dinh dưỡng thức ăn thay sữa cũng
đã được chuẩn hĩa, theo đĩ:
- Protein thơ khoảng 20%
- Béo thơ khơng dưới 22%
- Xơ thơ khơng trên 0,5%
- Các loại vitamin A, D, E đảm bảo nhu cầu của bê
Nguyên liệu để sản xuất thức ăn thay sữa khác nhau ở mỗi nước cũng như mỗi cơng ty tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu Tuy nhiên, các nguyên liệu chính là bột sữa ít béo, bột đậu nành, các loại chất béo, khống và vitamin
Từ kết quả nghiên cứu đã được triển khai cũng như thực tiễn chăn nuơi ở các nước cĩ nền chăn nuơi tiên tiến như Úc, Mỹ, Anh , qui trình cơng nghiệp nuơi bê
Trang 7bê ăn trong giai đoạn này Trong trường hợp không giảm sữa, thức ăn hỗn hợp không cần chứa hàm lượng protein cao nhưng nếu nuôi theo chế độ giảm sữa thì việc bổ sung protein là hiệu quả Không sử dụng các nguồn N phi protein cho bê giai đoạn này Từ giai đoạn sau cai sữa trở đi, bê sữa được nuôi theo chế độ như bò thịt song phương thức nuôi (nuôi nhốt, nuôi chăn thả, nuôi bán chăn thả), khẩu phần
ăn (cỏ xanh, cỏ khô, cỏ ủ, phụ phế phẩm …), kỹ thuật vỗ béo (vỗ béo nhanh, vỗ béo chậm …) tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nước
Mặc dù quy trình chăn nuôi bê đực sữa lấy thịt đã được xây dựng song nhiều
đề tài nghiên cứu ở các nước vẫn tiếp tục triển khai Các nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực như ứng dụng công nghệ sinh học như bổ sung các loại men vi sinh vào khẩu phần cho bê, bổ sung các loại khoáng chất, nghiên cứu sâu về sự phát triển
dạ cỏ của bê với các chế độ nuôi dưỡng khác nhau
K.E.Lesmeister và ctv, 2004 kết luận rằng bổ sung 2% men vi sinh
Saccharomyces cerevisiae làm tăng khả năng ăn vào của bê, khả năng tăng trọng và
sự phát triển của dạ cỏ R.A.Ackerman và ctv, 2004 khi nghiên cứu hai chế độ cho
bú sữa khác nhau kể từ ngày thứ ba gồm (i) cho ăn 1 lần/ngày với việc pha chất thay sữa/nước là ¼ và (ii) 2 lần/ngày với việc pha chất thay sữa/nước là 1/9 Kết quả không thấy có sự ảnh hưởng của hai chế độ cho ăn sữa này đối với tăng trọng và
Trang 8sức khỏe của bê Gennard Matone và ctv, 2005 khi nghiên cứu việc bổ sung một số chất khoáng đã kết luận rằng việc bổ sung 30-60 mg sắt/con/ngày và 6 mg đồng/con/ngày đã có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của bê giai đoạn bú sữa W.W Lengemann và N.N Allen, 2005 đã nghiên cứu về sự phát triển của dạ cỏ ở bê con với chế độ bú sữa hạn chế Kết quả cho thấy rằng với việc bổ sung các thức ăn rắn, các vi khuẩn yếm khí đã hình thành và phát triển từ tuần thứ 3, các a xít dạ cỏ tương đương với mức của gia súc trưởng thành vào tuần thứ 6 song số lượng protozoa và
vi khuẩn đạt được mức bình thường muộn hơn một thời gian B.J.Suarez và ctv,
2006 khi nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn hỗn hợp với thành phần carbohydrate khác nhau cho bê đực sữa nuôi lấy thịt thấy rằng với nguồn carbohydrate khác nhau thì đặc điểm và sự phát triển dạ cỏ của bê là khác nhau Tương tự, các tác giả cũng kết luận rằng đặc điểm thức ăn thô và tỷ lệ thức ăn thô/thức ăn tinh có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu và sự phát triển dạ cỏ của bê đực sữa nuôi lấy thịt Bổ sung rơm làm giảm khả năng tiêu thụ vật chất khô trong khi đó việc bổ sung thức ăn hỗn hợp và thức ăn thô chất lượng tốt đã tăng lượng vật chất khô tiêu thụ Việc bổ sung thức ăn thô không làm ảnh hưởng đến tăng trọng của bê nhưng có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển dạ cỏ, J.W.Hibbs và HR.Conrad, 2006 tập trung nghiên cứu sử dụng hệ thống cao thức ăn thô (High Roughage System) để nuôi bê đực sữa lấy thịt dựa trên sự phát triển sớm chức năng dạ cỏ Các tác giả cho rằng, nếu tập cho bê ăn thức ăn tinh và thức ăn thô sớm sẽ giúp bê phát triển chức năng dạ cỏ và dựa trên cơ sở đó hoàn toàn có thể nuôi bê với một khẩu phần có lượng thức ăn thô cao để giảm chi phí chăn nuôi Tuy nhiên, trong các thí nghiệm
của tác giả, thức ăn thô chủ yếu được sản xuất và sử dụng cho bê dưới dạng ép viên
Giai đoạn tiếp theo của qui trình nuôi giai đoạn sinh trưởng và vỗ béo cũng không kém phần quan trọng Tùy theo tình hình thực tế và nguồn nguyên liệu tại chổ mà khẩu phần ăn cũng như tăng trọng đạt được của bò ở giai đoạn nuôi vỗ béo
và sinh trưởng sẽ khác nhau; có thể tóm tắt kết quả thực hiện qui trình này ở một số nước như sau : Ở Israel bê đực Holstein thuần nuôi với khẩu phần có mức năng lượng cao 2.600 kcal/kg vật chất khô, đạm thô từ 12-18% tùy theo giai đoạn vỗ béo
có mức tăng trọng bình quân đạt 1,4-1,6 kg/con/ngày; với trọng lượng khi hạ thịt
560 kg Ở Hàn Quốc, Kie-Jun-Na (1992) đã nghiên cứu vỗ béo giống bò bản địa
Trang 99
của mình bằng những khẩu phần khác nhau Kết quả cho thấy rằng, với khẩu phần chủ yếu là rơm ủ urê và thức ăn tinh, giống bò này có thể tăng trọng 1,01kg/ngày so với 0,89 kg/ngày khi bò ăn rơm không ủ và thức ăn tinh Tác giả cũng cho thấy rằng không có sự sai khác về tăng trọng gam/ngày khi nuôi vỗ béo bằng phương thức cho ăn tự do (adlibitum) và cho ăn hạn chế (restricted) nhưng có sự sai khác về tỷ lệ thịt xẻ giữa hai phương thức này (62,2% so với 60,3%) và tỷ lệ mỡ tương ứng giữa
2 nhóm là 20,3% so với 16% Trung Quốc là nước rất thành công trong việc nuôi bò thịt giống địa phương bằng nguồn thức ăn là phụ phẩm công nông nghiệp Theo Xiaqing Zou và ctv (1992) việc sử dụng dạng thức ăn viên được tạo ra từ bã mía, rỉ mật đường và các loại thức ăn tinh để nuôi vỗ béo bò giống Minna có thể cho tăng trọng đạt mức 896g – 1.090 g/ngày và tác giả cũng nhận định rằng bằng kỹ thuật mới này có thể sản xuất thịt bò có chất lượng cao hơn từ giống bò bản địa Ở Mỹ, công nghệ vỗ béo bò thịt đã gần như hoàn chỉnh và theo đó vỗ béo bò gồm 4 bước tăng thức ăn tinh từ 35, 55, 75 và 90%, trong đó mỗi bước khoảng 5-7 ngày với mục đích bò thích nghi được với sự thay đổi khẩu phần vỗ béo Với khẩu phần có 75% thức ăn tinh mới chỉ được xem là khởi đầu vỗ béo khi nào đạt trên 80% là thực sự
vỗ béo Tuổi đưa vao vỗ béo là khá sớm dao động từ 12 đến 15 tháng tuổi và vỗ béo tích cực trong khoảng 3-4 tháng Ở Úc công nghệ vỗ béo bò bao gồm 3 ngày đầu với 100% thức ăn thô, ngày 4-6 với 80% thức ăn thô, ngày 7-9 với 60% thức ăn thô, ngày 10-12 với 40% thức ăn thô, ngày 13-15 với 20% thức ăn thô và từ ngày 16 trở
đi vỗ béo với khẩu phần trên 80% tinh Ở Úc, tuổi đưa bò vào vỗ béo có phần muộn hơn so với Mỹ và một số nước Châu Âu do đặc điểm về con giống (khả năng tăng trọng không bằng các giống bò thịt của Châu Âu) cũng như phương thức nuôi (chủ yếu là chăn thả quảng canh trong giai đoạn sinh trưởng) Thông thường bò trên 18 tháng tuổi mới đưa vào vỗ béo và thời gian vỗ béo cũng lâu hơn (4-5 tháng) Ở Nhật
có hai hình thức vỗ béo là vỗ béo nhanh và vỗ béo chậm Vỗ béo nhanh với thời gian vỗ béo chỉ khoảng 2-3 tháng trong khi vỗ béo chậm kéo dài đến 4-5 tháng tuỳ thuộc vào mục đích tạo sản phẩm Nhìn chung, hoàn toàn có thể sử dụng nguồn thức ăn sẵn có để nuôi dưỡng và vỗ béo bò thịt, tăng trọng của giai đoạn vỗ béo dao động từ 500-1.200 gam/con/ngày (bình quân khoảng 800 gam/con/ngày) tùy thuộc vào nhóm giống và khẩu phần thức ăn
Trang 101.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trung tâm Nghiên cứu KHKT và Khuyến nông TP Hồ Chí Minh đã xây dựng 5 mô hình điểm nuôi bê đực (giống lai hướng sữa) tại 5 hộ ở xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn cho kết quả rất tốt Theo những hộ nuôi này, việc giữ bê đực
để nuôi lấy thịt hiệu quả hơn thay vì bán làm bê thui, lại dễ nuôi, tăng trọng nhanh (từ 100kg/con lên 300 –360kg/con trong 12 – 18 tháng Lợi nhuận thu được dao động từ 7 - 8 triệu đồng/5 con, cá biệt có hộ lên đến 12 triệu đồng Nguyễn Kim Cương và ctv, 2000 sử dụng chế phẩm thay sữa nhập từ Úc nuôi bê đực lai hướng sữa tại trại bò An Phước cũng đã cho kết quả cao, tăng trọng bình quân 420 gam/con/ngày sau 4 tháng nuôi; Hồ Quế Anh (2000), sử dụng chế phẩm thay sữa nhập từ Úc nuôi bê đực lai hướng sữa tại trại bò An Phước cũng đã cho kết quả cao, tăng trọng bình quân 420gam/con/ngày sau 4 tháng tuổi Trần Ngọc Bích (1999) sử dụng sữa thay thế ở mức 1/3 và 1/2 thay sữa nguyên cho thấy mức tăng trưởng tương đương với sữa nguyên ở cả 2 giai đoạn uống sữa và sau cai sữa, hệ số chuyển hóa thức ăn đều tương đương nhau và chi phí chăn nuôi đã giảm được 1,53% (cho mức thay thế ở 1/3) và 2,9% cho mức thay thế ½
Lê Đăng Đãnh và ctv, 2000 thử nghiệm vỗ béo bê đực lai Holstein bằng cỏ voi, rơm khô, bã khoai mì ủ urê và bánh dầu bông vải đạt mức tăng trọnh bình quân
từ 1-1,2 kg/con/ngày; cá biệt một số cá thể đạt mức tăng trọng đến 1,4 kg/con/ngày
Vũ Văn Nội và Nguyễn Viết Hải có nghiên cứu nuôi bê đực hướng sữa lấy thịt với lượng sữa nguyên 200kg/con và thức ăn tinh hỗn hợp với 15-17% CP, thức ăn thô xanh 14.856 kg/con, bê đạt trọng lượng 304,3 kg lúc 27 tháng tuổi Tỷ lệ thịt xẻ đạt 51,74%, tỷ lệ thịt tinh là 40,4% Hoàng Thị Ngân và Đinh Văn Cải, 2007 nghiên cứu trên bê cái HF đã cho kết quả nuôi bê lai HF với mức 280kg sữa và thức ăn hỗn hợp có 18% protein cho ăn tự do cai sữa ở 12 tuần tuổi là hiệu quả nhất Khối lượng cai sữa đạt 96,45 kg và mức tăng trọng 785g/con/ngày, tiêu tốn cho 1kg tăng trọng
là 27.590 đồng
Nhìn chung, việc nghiên cứu nuôi bê đực sữa để lấy thịt ở trong nước chưa được quan tâm nghiên cứu nên chưa xây dựng được một quy trình hoàn chỉnh để nuôi đối tượng gia súc này sao cho hiệu quả nhất
Trang 1111
1.2.3 Cơ sở chọn lựa nguyên liệu chất thay sữa
Như chúng ta biết, sữa là thức ăn tốt nhất và quan trọng nhất không thể thiếu đối với bê đặc biệt là khi bê mới sinh ra, vì sữa là nguồn thức ăn chứa đầy đủ dưỡng chất dưới dạng dễ tiêu hóa, là một hệ thống keo phức tạp, là một chất màu trắng ánh vàng chứa hàng trăm chất khác như mỡ sữa, protein sữa, đường sữa, chất khoáng, vitamin, men, kích thích tố… Sữa giữ vai trò quan trọng là do trong sữa có chứa đầy
đủ các loại acid amin thiết yếu, 18 loại acid béo, 12 loại sinh tố và nhiều nguyên tố
đa và vi lượng Do đó để có sự phát triển hoàn thiện thì sữa cần phải có đầy đủ dưỡng chất
Thông thường tất cả động vật nhai lại khả năng kháng bệnh có được là do chúng được uống sữa đầu Khả năng kháng bệnh của chúng không phải có được nhờ các kháng thể trong máu Vì vậy, điều quan trọng là gia súc non phải được uống sữa đầu ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt Do đó bê cần phải được bú sữa đầu 5-7 ngày, vì trong sữa đầu có chứa nhiều kháng thể và là thức ăn dễ tiêu hóa thỏa mãn các nhu cầu dinh dưỡng của bê
Ngoài ra sữa đầu còn chứa hàm lượng MgSO4 cao, hoạt động như là một chất tẩy nhẹ, tẩy “cứt su” làm sạch đường tiêu hóa Độ chua của sữa đầu cao (48-
50oT) ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh đường ruột Đặc biệt sữa đầu chứa Immunoglobulin cao (5,5-6,8%)
Trong sữa đầu có hàm lượng chất dinh dưỡng và kháng thể cao hơn gấp 4 lần sữa thường, có hàm lượng chất béo và protein cao Vitamin A trong sữa đầu nhiều gấp 10 lần so với sữa thường Bê mới sinh ra không có sinh tố A dự trữ nên sữa đầu
là thức ăn không thể thay thế được và lượng vitamin A cung cấp từ sữa đầu được dự trữ trong cơ thể bê nhiều tuần sau khi sinh Sữa đầu thường có độ chua cao hơn so với sữa thường có tác dụng ức chế một số vi khuẩn có hại và protein trong sữa đầu
dễ tiêu hóa Do vậy cần sử dụng tối đa sữa đầu để nuôi bê sơ sinh
Chất lượng sữa đầu sẽ bị giảm nhanh trong những lần vắt sau đó, thành phần
và đặc điểm của sữa đầu và sữa thường được trình bày trong bảng 1.1
Trang 12Bảng 1.1: So sánh thành phần, đặc điểm của sữa đầu và sữa thường
Sữa đầu Thành phần
Vắt lần1 Vắt lần 2 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3
Sữa thường
Ghi chú: Trích từ Nuôi Bò sữa; Đinh Văn Cải và Ctv, 1995
Lê Xuân Cương, Phạm Hồ Hải và ctv (2000) ghi nhận rằng chất lượng sữa bị ảnh hưởng rất nhiều theo thời gian bảo quản; 2 giờ sau khi vắt sữa tổng số vi sinh vật trong sữa đã tăng thêm gấp 2 lần và sẽ tăng thêm gấp 4 lần khi bảo quản ở nhiệt
độ thường sau 4 giờ tính từ khi vắt sữa Sự gia tăng này sẽ kèm theo sự sinh sôi và phát triển của một số vi sinh vật gây bệnh như E Coli; Coliform và Shigella là những vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy trên người và gia súc non
Nguyên liệu sử dụng tổ hợp sữa thay thế phải có giá trị dinh dưỡng tốt, đặc điểm sinh học gần giống sữa nguyên và có thể sử dụng sớm cùng sữa nguyên Bên cạnh đó, một yêu cầu quan trọng nữa là nguyên liệu sử dụng phải ổn định, giá thành hiệu quả và phải hòa tan tốt trong nước
a Yêu cầu chất thay thế sữa
Chất thay thế sữa phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Là những thực liệu dễ tiêu hóa
- Có độ ngon miệng cao giúp bê thích khi uống
- Đảm bảo tốt về sức khỏe, giúp bê tăng trọng nhanh
- Giảm nguy cơ tiêu chảy
- Hòa tan tốt trong nước
- Đạt hiệu quả kinh tế
- An toàn sinh học
b Sử dụng Protein đậu nành trong sữa thay thế
Tại Mỹ và các nước chăn nuôi công nghiệp khác đã sử dụng những sản phẩm như: sữa gầy, sữa tách béo, casein, whey protein để sử dụng trong sản phẩm sữa
Trang 1313
thay thế tuy nhiên với giá thành khá đắc vì thế họ đã nghiên cứu tìm ra sản phẩm protein từ đậu nành dùng trong chất thay sữa mà có thể chấp nhận được Hiện nay protein đậu nành đã được sử dụng khá rộng trong chất thay sữa Trong bột đậu nành
ly trích chứa 50% protein và các acid amin thiết yếu, nhất là lysin và methionin Đậu nành là loại hạt họ đậu chủ lực được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, với giá thành rẻ, an toàn, có thể làm cho thịt thơm ngon và được dùng với tỷ lệ cao trong khẩu phần của gia súc Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố hạn chế khi sử dụng protein đậu nành trong sữa thay thế là do sự hiện diện của những yếu tố kháng dinh dưỡng trong đậu nành như:
- Các chất ức chế trypsin trong đậu nành kết hợp với enzyme phân cắt protein trypsin và chymotrypsin làm enzym bị vô hiệu hóa khiến khả năng tiêu hóa protein bị giảm đi, kết quả protein không tiêu hóa sẽ lên men ở kết tràng gây tiêu chảy
- Các kháng nguyên quan trọng nhất trong bột đậu nành là: glycinin và β-
conglycinin được xem là những protein mà không thể tiêu hóa được, có thể
là nguyên nhân gây ra những phản ứng dị ứng trên bê, làm giảm khả năng tiêu hóa đặc biệt trên bê nhỏ hơn 3 tuần tuổi Những bê nhỏ hơn 3 tuần tuổi thì sự phân tiết enzyme tuyến tụy thấp hơn so với những con bê đã trưởng thành do đó hoạt động phân giải protein tuyến tụy giảm thấp Điều này đưa đến hậu quả làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, gây tiêu chảy và giảm tốc độ tăng trưởng ở bê
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã lựa chọn sản phẩm chế biến từ đậu nành có tên thương phẩm là Dabomb-P (công ty Suchiang Đài Loan sản xuất) là do :
- Là protein có nguồn gốc từ đậu nành, trong đó các chất kháng dinh dưỡng được loại trừ ở mức tối thiểu nhờ một quy trình sản xuất đặc biệt
- Có mùi vị thơm ngon kích thích bê uống tốt
- Có khả năng tiêu hóa tốt và độ hòa tan cao
- Trong Dabomb-P chứa trên 95% các acid amin được tiêu hóa nên là nguồn đạm thực vật có chất lượng ổn định, không chứa các yếu tố bất lợi như: histamin, gizzarosin, chất phi protein, sự nhiễm Samonella, độc tố từ vi sinh vật
Trang 14- Ngoài ra trong Dabomb-P còn chứa 3,4% hàm lượng acid lactic, được sử dụng như là chất acid hóa trong thức ăn vật nuôi, cải thiện được khả năng tiêu hóa và hấp thu, đặc biệt rất tốt trên đường tiêu hóa của gia súc non, và còn được dung như chất chống oxy hóa
- Giá trị dinh dưỡng của Dabomb-P khá cao : ME 3.635 kcal/kg; Protein 53%; Chất xơ 3,5%; Chất béo 0,8% và một số acid amin thiết yếu như Lysin 3,29%; Methionin 0,8%; Cystin 0,8%; Threonin 2,12%; Tryptophan 0,69% Những yếu tố kháng dinh dưỡng còn trong Dabomb-P ở tỉ lệ rất thấp Antitrypsin 1mg/g protein
- Khả năng kết dính của Dabomb-P tương tự như của bột, đây là chất kết dính
tự nhiên là nguồn cung cấp protein tốt nhất
Quy trình sản xuất Dabomb-P
Bột đậu nành bỏ vỏ
Tiệt trùng (130-135oC, 5s)
Lên men lactobacillus
Làm khô chân không (60oC, 5hrs)
Nghiền
Dabomb-P
Su Chiang Co đã tiến hành thí nghiệm trên heo cai sữa sau 28 ngày, giống lai
3 máu Duroc * Yorkshire * Landrace, tiến hành tại trại chăn nuôi Joy Chan’s Farm, Shilo, Đài Loan, 2003 Dùng 25% Dabomb thay cho 21,1% bánh dầu đậu nành (48) dựa trên thành phần protein thô cho kết quả rất tốt
Ngoài ra, một sản phẩm của công ty trên cũng được chúng tôi đưa vào sử dụng trong sữa thay thế là Rubys protein, đây là chất thay thế plasma với những đặc tính như sau (do công ty giới thiệu) :
Trang 1515
v Công dụng:
- An toàn và vệ sinh: do có nguồn gốc thực vật nên không mang mầm bệnh nguy hiểm như BSE, cúm gia cầm …Các yếu tố kháng dinh dưỡng được xử
lý triệt để đảm bảo nhung mao ruột phát triển
- Có độ tiêu hóa cao Protein tiêu hóa cao 95% Lactic acid chống oxy hóa tự nhiên kháng vi sinh vật và hổ trợ tiêu hóa
- Kiểm soát E.coli ngăn ngừa tiêu chảy
- Hỗ trợ tiêu hóa: Các enzyme trong Rubys protein có tác động đến chức năng của pepsin và trypsin tốt hơn so với lysozyme có trong Plasma
- Hỗ trợ hấp thu các chất; Tính ngon miệng cao
- Tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi thức ăn từ tập ăn sang cai sữa dễ dàng hơn, nhằm tránh tạo stress cho vật nuôi
v Thành phần dinh dưỡng của Rubys Protein
Độ tiêu hóa chất xơ trong dung dịch kiềm 4,0%
Độ tiêu hóa chất xơ trong dung dịch acid 6,2%
Theo khuyến cáo của công ty, rubys protein được sử dụng trong sữa thay thế
ở mức <5% sẽ đạt hiệu quả tốt
c Sử dụng protein nguồn gốc động vật trong sữa thay thế
Sản phẩm sữa ít béo của Hà Lan với tên thương mại là Super cowlac được sử dụng trong sữa thay thế là do thành phần dinh dưỡng tốt và giá thành thấp Sản phẩm này được xem như là nguồn cung protein có nguồn gốc động vật với thành phần dinh dưỡng như sau: vật chất khô (DM) 97%; đạm thô (CP) 40%; carbonhydrate 35%; béo thô 2%; xơ thô 2%; khoáng tổng số 7% và một số acid amin thiết yếu Lysin 2,2%; Methionin + Cystin 1,15%; Calcium 0,9% và Phosphor 0,85% (nguồn Su Chiang Co, 2007)
Trang 16d Tổ hợp công thức chất thay sữa
• Công thức 1-CT1, dựa trên nền là nguồn đạm thực vật
Dabomb đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thú dạ dày đơn và là nguồn thức ăn có hàm lượng protein thực vật rất dồi dào có thể thay thế cho protein trong sữa vì thế chúng tôi sử dụng Dabomb như nguồn nguyên liệu chính trong công thức 1 của chất thay sữa Để đáp ứng được giá trị dinh dưỡng như sữa nguyên
vì thế ngoài nguyên liệu chính là Dabomb còn được kết hợp với khoáng, vitamin, enzyme (Rubys Protein), bột gạo, béo thực vật gọi chung là SCMR (Soybean Calf Milk Replacer)
• Công thức 2-CT2, dựa trên nền là nguồn đạm động vật
Với giá thành tương đối, mà vẫn đáp ứng được đầy đủ giá trị dinh dưỡng như sữa nguyên, vì thế chúng tôi chọn sản phẩm Milklac (sữa ít béo) để cho ra công thức 2 kết hợp với vitamin, khoáng, enzym (Rubys Protein) gọi là CMR (Calf Milk Replacer)
Trang 1717
2.1 Nội dung 1: Sản xuất thử nghiệm chất thay sữa từ nguồn nguyên liệu
sẵn có thay thế sữa bò mẹ nuôi bê đực lai Hà Lan sau khi sinh (1-3 ngày tuổi) đến khi cai sữa (4 tháng tuổi)
Nội dung này được thực hiện theo 2 bước sau:
2.1.1 Nghiên cứu tổ hợp công thức chất thay sữa:
Trên cơ sở những nguyên liệu ngoại nhập như: sữa bột không béo (Super cowlac), bột đậu nành ly trích (Dabomb-P), bột gạo, khoáng, vitamin, enzym, Ruby-protein và béo không no (Bergafat); Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của Robert B Corbett (2000), sử dụng phần mềm Excel tính toán tổ hợp các nguyên liệu trên tạo thành 02 công thức chất thay sữa khác nhau : Công thức 1 (CT1) gọi là SCMR (Soybean Calf Milk Replacer) trên nền là bột đậu nành ly trích Dabomb P (gọi tắt là bột đậu nành) và công thức 2 (CT2) gọi là CMR (Calf Milk Replacer) trên nền sữa ít béo (Super cowlac) kết hợp với các nguyên liệu khác như bột béo, bột gạo, lactose, men tiêu hóa và khoáng sao cho 1 kg hỗn hợp (của mỗi công thức)
có giá trị dinh dưỡng : 29,3-35,3% đạm thô, béo thô 22,9-27,7%, khoáng tổng số 4,3-5,3%, xơ thô 1,7-2,2%, ẩm độ 6,5-7,1%, lactose 32,6-35,4%
Cứ 1 kg thành phẩm pha với 8 lít nước tạo thành 9 kg sữa có thành phần dinh dưỡng như sau: vật chất khô 11-12% Béo 2,6-3,0%, đạm 3,3-3,9% và đường lactose 3,6-4,0% (tính trên 1 lít sữa thành phẩm) Giá thành dự kiến từ 20.000 - 23.000 đồng/kg bột, quy ra sữa nước là 2.190-2.530 đ/kg sữa thay thế Rẻ hơn so với sữa bò tươi hiện nay là 3.970 - 4.310 đ/kg (thời điểm tháng 08/2008)
2.1.2 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển khi sử dụng chất
thay sữa từ bột đậu nành (SCMR), sữa thay thế (CMR) và sữa bò mẹ (CM) trên bê đực lai Hà Lan sau khi sinh.
- Gia súc: 48 bê đực lai Hà Lan và 9 bê cái lai Hà Lan; Giống ≥ F2; Trọng lượng bình quân 30 kg được bú sữa đầu từ 3-5 ngày, không có dị tật và khoẻ mạnh, được sử dụng cho thí nghiệm
- Địa điểm : Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi bò là Xí nghiệp bò sữa An Phước, Long Thành, Đồng Nai (XNBSAP); 02 trại chăn nuôi gia đình hộ ông Nguyễn Văn Ngàn (Hộ A) và hộ Ông Nguyễn Thành Phương (Hộ B) tại Hóc Môn TP.HCM (TCNGĐ), thời gian thí nghiệm kéo dài trong
Trang 1804 tháng từ 21/03/2007 đến 21/08/2007 (Danh sách bê, trọng lượng sơ sinh đính kèm phần phụ lục)
- Bố trí thí nghiệm: 57 bê đực và cái lai Hà Lan, giống F2, F3 tại XNBSAP và
≥F3 tại TCNGĐ; Trong đó, 30 bê của 2 hộ ở Hóc Môn và 27 bê của XNBSAP, được phân làm 03 nhóm : nhóm 1 gọi là nhóm đối chứng (ĐC) sử dụng sữa bò mẹ hay sữa nguyên (Cow milk-CM), nhóm 2 sử dụng sữa thay thế CT1 (SCMR) và nhóm 3 sử dụng sữa thay thế CT2 (CMR) Các bê trong mỗi nhóm sẽ tương đồng với nhau về trọng lượng, giống, phái tính Thí nghiệm được bố trí theo kiểu 2 yếu tố (khẩu phần, phái tính) ở Long Thành
và 1 yếu tố (khẩu phần) ở Hóc Môn
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
- Khẩu phần thí nghiệm được phân làm 2 giai đoạn
• Giai đoạn 1 (giai đoạn bú sữa từ sau khi bú sữa đầu đến 72 ngày tuổi):
Bê sau khi sinh được cho bú sữa đầu tối thiểu trong 3-5 ngày, từ ngày thứ 6 bê được tập uống sữa bò mẹ trong xô (chậu); Đến ngày thứ 8 trở đi, tùy theo lô mà mỗi cá thể bê sẽ được sử dụng sữa thay thế CT1-SCMR hoặc CT2-CMR hoặc sữa
bò mẹ ĐC-CM
Phương pháp cho bê uống sữa thay thế:
Khi bê được bắt về trong 3-5 ngày đầu bê được tập uống sữa trong xô, bình quân khoảng 3-4 kg/con/ngày chia làm 2 lần, sáng 7 giờ và chiều vào lúc 16 giờ Đến ngày thứ 8; tùy theo lô thí nghiệm sẽ thay thế sữa bò mẹ (sữa nguyên) bằng sữa thay thế cho bê ở lô sử dụng sữa thay thế SCMR và CMR như sau (áp dụng từ
Trang 1919
ngày thứ 8):
• Ngày đầu tiên (ngày thứ 8) : 100% sữa bò mẹ
• Ngày thứ hai (ngày thứ 9): 30% sữa thay thế + 70% sữa bò mẹ
• Ngày thứ 3 (ngày thứ 10): 50% sữa thay thế + 50% sữa bò mẹ
• Ngày thứ 4 (ngày thứ 11) : 70% sữa thay thế + 30% sữa bò mẹ
• Ngày thứ 5 (ngày thứ 12): 100% sữa thay thế
Như vậy, chính thức từ ngày thứ 12 trở đi (bê được uống sữa bò mẹ trong 7 ngày ở tất cả các lô) bê ở 2 lô thí nghiệm (CT1 và CT2) sử dụng hoàn toàn sữa thay thế thay cho sữa bò tươi Sữa thay thế được pha bằng nước ấm khoảng 40-50ºC theo tỷ lệ 1kg sữa + 8 lít nước tạo thành 9 lít sữa thay thế Lượng sữa sử dụng cho
bê tối thiểu 4 kg/con/ngày, chia làm 02 lần/ngày (sáng 40%/tổng sữa tiêu thụ cả ngày; chiều 60%/tổng sữa tiêu thụ cả ngày) Khi bê được 2-3 tuần tuổi (14-21 ngày nuôi), tập cho bê ăn sớm (áp dụng cho cả 3 lô thí nghiệm) bằng những thức ăn có chất lượng tốt như cỏ non (cỏ sả nhỏ ở Long Thành; Cỏ lùn ở Hóc Môn), cỏ được phơi héo trước khi cho bê ăn nhằm tránh tình trạng chướng hơi; Cám hỗn hợp sử dụng là loại cám viên số hiệu 1102, do công ty Cargill sản xuất có 17% đạm thô Khi bê được 72 ngày tuổi (10 tuần hay 2,5 tháng tuổi) sẽ cai sữa lúc này bê đã ăn được trên 0,8kg thức ăn tinh hỗn hợp/ngày và cỏ khoảng 2-3 kg/con/ngày Cỏ và cám cho bê ăn tự do sau khi uống sữa ngày 2 lần (cám trước cỏ sau)
• Giai đoạn 2 (giai đoạn sau cai sữa từ 73-120 ngày):
Tùy theo điểm thí nghiệm mà thực liệu sử dụng sẽ khác nhau; ở Long Thành
thức ăn thô chủ yếu là cỏ sả lá nhỏ (Panicum maximum K280) và cám hỗn hợp
dạng bột do CP sản xuất có 16% đạm thô; Ở Hóc Môn ngoài cỏ tươi (cỏ lùn xanh)
và cám hỗn hợp (loại C40 do Proconco sản xuất có 15% đạm thô) còn bổ sung thêm hèm bia và xác mì
Trong giai đoạn này, cỏ được cung cấp cho bê ăn tự do ngày 2 lần; thức ăn tinh hỗn hợp sử dụng là cám dạng bột loại C40 từ 1-1,5kg/con/ngày Ngoài ra, hèm bia và xác mì được trộn chung bổ sung thêm cho bê theo tỷ lệ 2 hèm bia/1 xác mì
ăn tự do ngày 2 lần sau khi cho ăn cỏ và cám
- Chỉ tiêu theo dõi:
§ Lượng sữa và số lượng cỏ, cám , hèm, xác mì tiêu thụ thực tế theo cá thể
Trang 20§ Tăng trọng bê: theo dõi cá thể bằng cân đại gia súc, ½ tháng 1 lần trong thời gian 4 tháng Bao gồm 2 chỉ tiêu:
Tăng trọng tuyệt đối (gam/con/ngày) = (Pt-Po)/t x 1000
Trong đó: Pt Trọng lượng ở thời điềm t (Kg)
Po Trọng lượng ở thời điểm 0 (kg)
t Thời gian nuôi (ngày) Tăng trọng tương đối (%) = (Pt-Po) x 100/t
§ Số ngày tiêu chảy của bê trên tổng số ngày nuôi/lô thí nghiệm
§ Ghi nhận các rối loạn tiêu hóa, bệnh tật khác xãy ra (nếu có)
§ Hiệu quả kinh tế thu được
2.2. Nội dung 2: Thử nghiệm khẩu phần nuôi dưỡng bê sau khi cai sữa đến
khi giết thịt (từ 05-18 tháng tuổi) trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương
Bao gồm 02 thí nghiệm:
2.2.1 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của việc thay thế cỏ, cám trong khẩu phần bằng
phụ phẩm nông nghiệp đã được chế biến như rơm ủ urê, hèm bia, xác mì đến khả năng sinh trưởng và phát triển của bê giai đoạn 5-14 tháng tuổi
- Phương thức nuôi nhốt và cho ăn thức ăn tại chuồng theo từng cá thể Những loại thức ăn chủ yếu bao gồm : thức ăn thô là cỏ trồng (cỏ sả nhỏ, cỏ lùn xanh), rơm ủ urê 4%; thức ăn tinh là cám hỗn hợp, hèm bia, xác mỳ
- Đối tượng bê đưa vào thí nghiệm gồm 45 bê chọn ra từ thí nghiệm 1, phân làm 3 nhóm Mỗi nhóm có 15 bê, sao cho tương đối đồng đều về tuổi, giống, phái tính
và trọng lượng giữa các nhóm (Danh sách bê thí nghiệm đính kèm phụ lục)
- Thời gian thí nghiệm kéo dài trong 10 tháng bắt đầu từ 08/2007 đến 05/2008 tại trại của Xí nghiệp bò sữa Long Thành-Đồng Nai; hộ anh Nguyễn Văn Ngàn (hộ A) và hộ anh Trương Hoài Phương (hộ B) tại Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh
- Khẩu phần thí nghiệm bao gồm 3 dạng khẩu phần : Khẩu phần 1 (T1) cỏ (ăn tự do), cám hỗn hợp dạng bột C40 do Proconco sản xuất có 15% đạm thô; Khẩu phần 2 (T2) cỏ, rơm ủ urê (thay thế 25% lượng chất khô của cỏ trong khẩu phần 1), thay thế cám hỗn hợp bằng hèm bia, xác mì; Khẩu phần 3 (T3) cỏ, rơm ủ urê 4% (thay thế 50% lượng chất khô của cỏ trong khẩu phần 1), và thức ăn tinh hỗn
Trang 2121
hợp cũng được thay thế bằng hèm bia và xác mì Giá trị dinh dưỡng khẩu phần được tính toán sao cho phù hợp với từng cá thể bò thí nghiệm Lượng vật chất khô tổng số ăn được bình quân của mỗi bò từ 3-3,2%/trọng lượng bò (NRC, 2000) Tỷ lệ tinh/thô khẩu phần là 30/70 dựa theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Đinh Văn Cải và ctv (2000) ; Phạm Văn Quyến và ctv (2001) ; Nguyễn Văn Vinh và ctv (2003) Thức ăn cung cấp theo từng lô theo đúng số lượng tính toán
2 lần/ngày (tinh và thô cho ăn riêng) thức ăn tinh cho ăn trước và thức ăn thô cho
ăn sau, theo dõi tăng trọng từng cá thể bằng cách cân trọng lượng 30 ngày/lần Chi tiết thành phần hóa học của các thực liệu sử dụng trong khẩu phần của các thí nghiệm được trình bày qua bảng 2.1
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của các thực liệu sử dụng trong thí nghiệm
ME (kcal/kg) Thực liệu n VCK (kg) CP (g/kg) CF (g/kg) b c
- Bố trí thí nghiệm theo kiểu phân lô đồng đều 1 yếu tố ở Hóc Môn (khẩu phần)
và 2 yếu tố ở Long Thành (khẩu phần và phái tính), mỗi lô có 15 con, tổng số có
3 lô (3 dạng khẩu phần) với 45 bê thí nghiệm bao gồm 21 bê tại XNBSAP; 24 bê tại 02 TCNGĐ (mỗi trại 12 bê)
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
Trang 22- Chỉ tiêu theo dõi:
v Lượng thức ăn tiêu thụ bình quân trên lô/ngày
v Tăng trọng bê qua từng tháng thí nghiệm, cân bằng cân đại gia súc tháng/lần
v Các rối loạn tiêu hóa và bệnh tật xãy ra nếu có
v Hiệu quả kinh tế thu được
2.2.2 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của mức năng lượng khẩu phần đến khả năng
tăng trọng bê lai hướng sữa lấy thịt nuôi vỗ béo (giai đoạn 15-18 tháng tuổi) Bao gồm 2 đợt thí nghiệm:
a. Đợt thí nghiệm 1:
lượng bình quân 220 kg mua từ các trại tại Hóc Môn, được chia thành 3 nhóm, tương ứng với nhau theo từng cặp về trọng lượng, giống trong mỗi nhóm được
sử dụng cho thí nghiệm khẩu phần với các mức năng lượng khác nhau trong thời gian là 3 tháng theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn (danh sách bò thí nghiệm trong phụ lục đính kèm)
- Địa điểm và thời gian : Thí nghiệm triển khai tại hộ anh Nguyễn Văn Tèo, xã Trung Chánh, Hóc Môn trong thời gian 03 tháng từ ngày 23/05/2007 đến 23/08/2007
- Khẩu phần: thử nghiệm 3 dạng khẩu phần có các mức năng lượng khác nhau: 2,3 Mcal/kg DM (Khẩu phần 1 – KP 1); 2,4 Mcal/kg DM (khẩu phần 2 – KP 2)
và 2,5 Mcal/kg DM (khẩu phần 3 – KP 3) và đạm thô 10,8-12,4%/DM khẩu phần cho mức tăng trọng từ 800-1.200 g/con/ngày (theo NRC, 2000); Tỷ lệ tinh 40-50% Các thực liệu sử dụng trong thí nghiệm này bao gồm thức ăn thô: Cỏ
tự nhiên, rơm ủ urê 4%; thức ăn tinh: cám hỗn hợp, vỏ khoai mì, khoai mì lát, mày bắp và bổ sung thêm 100g urê + 100g rỉ mật/con/ngày Lượng vật chất khô tổng số ăn được bình quân của mỗi bò từ 3-3,2 kg/100 kg trọng lượng hơi (NRC, 2000) Ngăn chuồng thành từng ô thí nghiệm, mỗi cá thể bò được cho ăn thức ăn theo đúng số lượng tính toán 2 lần/ngày (tinh và thô cho ăn riêng, tinh trước thô sau)
- Bố trí thí nghiệm theo kiểu phân lô đồng đều, mỗi lô có 4 con , tổng số có 3 lô
Trang 2323
(3 dạng khẩu phần) với 12 bò thí nghiệm
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
lượng bình quân 240 kg chọn ra từ thí nghiệm 2, được chia thành 3 nhóm, tương ứng với nhau theo từng cặp về trọng lượng, giống, phái tính trong mỗi nhóm sử dụng cho thí nghiệm khẩu phần với các mức năng lượng khác nhau trong thời gian là 3 tháng theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn (danh sách bò thí nghiệm trong phụ lục đính kèm)
- Địa điểm và thời gian : Thí nghiệm triển khai tại 3 địa điểm là XNBSAP (18 bò bao gồm 9 bò đực và 9 bò cái lai hướng sữa); 2 hộ chăn nuôi là hộ anh Nguyễn Văn Ngàn (hộ A) có và Trương Hoài Phương (hộ B), Hóc Môn bao gồm 19 bò đực lai hướng sữa trong thời gian 03 tháng từ ngày 06/2008 đến 09/2008
- Khẩu phần: thử nghiệm 3 dạng khẩu phần có các mức năng lượng khác nhau: 2,3 Mcal/kg DM (Khẩu phần 1 – KP 1); 2,4 Mcal/kg DM (khẩu phần 2 – KP 2)
và 2,5 Mcal/kg DM (khẩu phần 3 – KP 3) và đạm thô 10,8-12,4%/DM khẩu phần cho mức tăng trọng từ 800-1.200 g/con/ngày (theo NRC, 2000); Tỷ lệ tinh 50-70% Các thực liệu sử dụng trong thí nghiệm này bao gồm thức ăn thô: Cỏ
tự nhiên, rơm ủ urê 4%; thức ăn tinh: cám hỗn hợp, hèm bia, xác mì và bổ sung thêm 100-200 g rỉ mật/con/ngày Lượng vật chất khô tổng số ăn được bình quân của mỗi bò từ 3-3,2 kg/100 kg trọng lượng hơi (NRC, 2000) Ngăn chuồng thành từng lô thí nghiệm, mỗi lô được cho ăn thức ăn theo đúng số lượng tính toán 2 lần/ngày (tinh và thô cho ăn riêng, tinh trước thô sau)
- Bố trí thí nghiệm theo kiểu phân lô đồng đều 1 yếu tố ở Hóc Môn (khẩu phần)
và 2 yếu tố ở Long Thành (khẩu phần và phái tính); lô 1, lô 3 mỗi lô có 12 con,
lô 2 có 13 con; tổng số có 3 lô với 37 bò thí nghiệm bao gồm 18 bò tại XNBSAP (9 dực và 9 cái); 19 bò tại 02 TCNGĐ (trại A 11 con; trại B có 8 con)
Trang 24Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
Tỷ lệ thịt xẻ (%) = (Trọng lượng quầy thịt xẻ x Trọng lượng hơi) x100
Tỷ lệ thịt tinh (%)= (Trọng lượng thịt tinh x Trọng lượng quầy thịt xẻ) x 100
Trong đó :
- Trọng lượng hơi : cân trước khi giết, mỗ (kg)
- Trọng lượng quầy thịt xẻ (trọng lượng thịt xẻ, trọng lượng thịt sô) nguyên con (kg) = Trọng lượng sống – (trọng lượng huyết + trọng lượng đầu + trọng lượng da + trọng lượng lòng trắng + trọng lượng lòng đỏ + trọng lượng 4 vó chân)
- Trọng lượng thịt tinh (hay thịt tuột - kg) là trọng lượng thịt nạc được lóc ra từ quầy thịt xẻ (không tính mỡ và bạc nhạc)
(Theo Trần Đình Miên, 1975 Giáo trình chọn Giống và Nhân giống gia súc – Nhà xuất bả Nông Thôn – Hà Nội, 1975 Trang 119-121)
- Chỉ tiêu theo dõi chung cho 2 đợt thí nghiệm:
v Lượng thức ăn tiêu thụ trên con/ngày, cân 1 tuần/lần/lô thí nghiệm
v Tăng trọng bò qua từng tháng thí nghiệm (cân bằng cân đại gia súc tháng/lần)
v Đánh giá cảm quan và chất lượng quầy thịt bao gồm các chỉ tiêu :
Màu sắc thịt : các mảnh thịt (thịt thăn) được lấy mẫu xếp trên cùng một mảnh giấy trắng và so sánh màu sắc dưới ánh sáng trời
Độ săn chắc của thịt được đánh giá bằng cách bóp mạnh vào mảnh thịt và so sánh bằng cảm giác
Độ rĩ dịch của thịt : để các mảnh thịt trên giấy thấm màu trắng (được cân trọng lượng trước) trong thời gian khoảng 5 phút sau đó cân lại để xác định độ
rỉ dịch
Trang 25v Hạch toán hiệu quả kinh tế thu được
2.3 Nội dung 3: Đánh gía hiệu quả kinh tế và chuyển giao kết quả nghiên
cứu vào thực tiển sản xuất
2.3.1 Phân tích hiệu quả kinh tế
Thu thập các số liệu kinh tế, kỹ thuật của từng thí nghiệm, từng giai đoạn nuôi theo phương pháp ghi nhận số lượng các thực liệu sử dụng (cân đo trực tiếp) trong các thí nghiệm, cập nhật sự thay đổi giá đến thời điểm hiện tại và tính toán hiệu quả
Hiệu quả kinh tế được tính theo tỉ suất lợi nhuận là tỉ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thu được (sau khi trừ chi phí) chia cho tổng chi Trong đó: Tổng chi bao gồm : mua con giống + thức ăn + chi phí lao động + điện nuớc + thú y + khấu hao chuồng trại Tổng thu bao gồm: thu từ bán bê/bò và phân Các chi phí cụ thể như sau (giá được tính vào các thời điểm tháng 08/2008):
TT Chỉ tiêu Đ VT Giá mua/bán
Trang 263 Thú y
Giai đoạn nuôi bò sinh trưởng, vỗ béo Đồng/ngày 5.000
4 Công lao động
Giai đoạn nuôi bê bú sữa, sinh trưởng Đồng/bê/tháng 30.000
Giai đoạn nuôi bò vỗ béo Đồng/bò/tháng 50.000
4 Điện, nước
Giai đoạn nuôi bê, sinh trưởng Đồng/bê/tháng 3.000
5 Khấu hao
Giai đoạn nuôi bê, sinh trưởng Đồng/bê/tháng 3.000-7.000 Giai đoạn nuôi bò vỗ béo Đồng/bò/tháng 10.000
2.3.2 Chuyển giao kết quả nghiên cứu
Tổ chức 02 buổi hội thảo tại Hóc Môn lấy ý kiến các chuyên gia và các tổ chức có liên quan nhằm chuyển giao kết quả vào thực tiển sản xuất
2.4 Xử lý số liệu
Tất cả các số liệu thu thập, được nhập vào phần mềm Excel và xử lý theo kiểu thí nghiệm 2 yếu tố cho thí nghiệm ở Long Thành và 1 yếu tố cho thí nghiệm ở Hóc Môn bằng phần mềm Minitab Version 12.1
Trang 2727
3.1 Nội dung 1 : Sản xuất thử nghiệm chất thay sữa từ nguồn nguyên liệu
địa phương thay thế sữa bò mẹ nuôi bê đực lai Hà Lan sau khi sinh (1-3 ngày tuổi) đến khi cai sữa (4 tháng tuổi)
3.1.1 Nghiên cứu công thức chất thay sữa
Bảng 3.1 Thành phần và tỷ lệ nguyên liệu của 2 công thức sữa thay thế*
Ghi chú: * Giá được tính vào thời điểm tháng 08/2008
Bảng 3.2 Giá trị dinh dưỡng của sữa thay thế* (X±SD)
Trang 28dưỡng như sau: vật chất khô 10-11%; đạm 3,5-3,9%; béo 2,4-2,6% và lactose 3,9% là gần tương đương với giá trị dinh dưỡng của sữa nguyên nhưng giá lại rẽ
3,6-hơn ½-1/3
3.1.2 Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển khi sử dụng chất
thay sữa từ bột đậu nành (SCMR), sữa thay thế (CMR) và sữa bò mẹ (CM) trên bê đực lai Hà Lan sau khi sinh
CMR (n=9)
Đực 373,7±74,3 416,2±64,2 323.0±72.9
Sơ sinh đến 72 ngày tuổi
Cái 498,7±68,5 367,4±69,9 428.0±72.0 Đực 631,7±150,8 788,7±141,4 705.3±120.8
Từ 73 ngày- 120 ngày
Cái 505,6±139,3 722,3±129,9 899.7±157.5
Đực 459,8±77,8 599,6±68,9 473,0±71.5 Bình quân
Cái 504,1±71,4 509,9±69,4 574.0±76.9
Bình quân chung 510.9±41.7 535,9±51,9 507,5±52,2
Số liệu bảng 3.3 cho chúng ta nhận xét; giai đoạn từ sơ sinh đến 72 ngày tuổi mức tăng trọng bình quân của bê đực và bê cái nằm trong khoảng từ 323-498gam/con/ngày; giai đoạn từ 73 đến 120 ngày tuổi mức tăng trọng có cao hơn từ 505-899gam/con/ngày tùy theo lô thí nghiệm nhưng sự chênh lệch này lại sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0.05) Ở lô sử dụng sữa bò nguyên tăng trọng bình quân đạt 510,9gam/con/ngày cao hơn so với lô sử dụng sữa công thức 2 là 507,5gam/con/ngày, thấp hơn lô sử dụng sữa thay thế công thức 1 là 535,9gam/con/ngày; sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0.05) Điều này cho thấy các công thức sữa thay thế đã đáp ứng được yêu cầu cho sinh trưởng và phát triển của nhóm bê thí nghiệm tại Long Thành
Trang 2929
88 61
0 20 40 60 80 100
Biểu đồ 3.1 Tăng trọng tương đối bê giai đoạn bú sữa tại Long Thành
Tỷ lệ tăng trọng tương đối của bê, giai đoạn 1 ở lô sử dụng sữa nguyên cao hơn so với 2 lô sử dụng sữa thay thế (88% so với 61 và 53%); Giai đoạn 2 tỷ lệ này lại theo chiều hướng ngược lại là bê ở 2 công thức sử dụng sữa thay thế có tỷ lệ tăng trọng tương đối cao hơn so với lô sử dụng sữa nguyên; chính điều này đã làm cho mức tăng trọng tuyệt đối bình quân ở 3 lô đã không có sự chênh lệch lớn (biểu đồ 3.1) Điều này có thể lý giải là do ở 2 lô sử dụng sữa thay thế, bê ăn được nhiều thức ăn tinh hơn và trong sữa thay thế có những dưỡng chất không phải từ nguồn sữa mẹ, đã giúp cho bộ máy tiêu hóa của bê ở 2 lô này đã phát triển nhanh hơn ở lô
sử dụng sữa nguyên Kết quả lượng sữa, cỏ, cám tiêu thụ của bê từ sơ sinh đến 120 ngày tuổi được trình bày qua biểu đồ 3.2, 3.3 và bảng 3.4
Trang 30lô Tuy nhiên, có thể do bộ máy tiêu hóa của bê ở 2 lô sử dụng sữa thay thế đã phát triển tốt hơn cho nên mức tăng trọng bình quân ở 2 lô này có cao hơn so với lô sử dụng sữa nguyên ở giai đoạn trước đó (bảng 3.3)
Trang 3131
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của sử dụng sữa nguyên và sữa thay thế
đến tinh trạng tiêu chảy của bê nuôi ở Long Thành
Ở giai đoạn 1, khi bê còn bú sữa số ngày bê tiêu chảy/tổng số ngày nuôi của
lô sử dụng sữa nguyên là thấp nhất 15 ngày lô CM so với 25 ngày (lô SCMR) và 28 ngày (lô CMR) Đến giai đoạn 2, số ngày tiêu chảy của bê ở cả 3 lô gần tương nhau; tính bình quân cả giai đoạn cho thấy ở lô sử dụng sữa thay thế CMR có số ngày bê tiêu chảy là cao nhất 32 ngày (3,8%), kế đến là lô sử dụng sữa SCMR 27 ngày (3,2%) và cuối cùng là lô sử dụng sữa nguyên chỉ có 19 ngày (bảng 3.5); sự chênh lệch này không có ý nghĩa thống kê (P>0.05)
Trang 32Biểu đồ 3.4 Tăng trọng tương đối bê giai đoạn bú sữa tại Hóc Môn
Kết quả tăng trọng tuyệt đối và tương đối của bê ở Hóc Môn giai đoạn từ sơ sinh đến 120 ngày tuổi trình bày qua bảng 3.6 và biểu đồ 3.4 Tương tự như kết quả tại Long Thành, mức tăng trọng bình quân của bê không có sự sai khác khi sử dụng sữa nguyên và sữa thay thế, giai đoạn từ sơ sinh đến 72 ngày tuổi đạt 324,3-471,4 gam/con/ngày và từ 73 đến 120 ngày tuổi mức tăng trọng bình quân khoảng 440,7-633,3 gam/con/ngày; tình bình quân cả giai đoạn từ sơ sinh đến 120 tuổi thì mức tăng trọng ở lô sử dụng sữa nguyên là cao nhất 489,9 gam/con/ngày, kế đến là lô sử dụng sữa thay thế CMR 463,7 gam/con/ngày và cuối cùng là lô sử dụng sữa thay thế SCMR 435,1 gam/con/ngày; So với kết quả tại Long Thành thì mức tăng trọng bình quân ở Hóc Môn thấp hơn 500 gam/con/ngày thấp hơn so với ở Long Thành với mức tăng trọng bình quân cao hơn 500g am/con/ngày; Điều này có thể là do giống bê đưa vào thí nghiệm, số lượng sữa tiêu thụ cũng như chất lượng cỏ sử dụng trong thời gian nuôi bê Khi so sánh tăng trọng tương đối giữa 2 giai đoạn trong thời gian từ sơ sinh đến 120 ngày nuôi, tương tự như ở Long Thành mức tăng trọng tương đối của bê nuôi ở Hóc Môn có mức tăng cao hơn ở 2 lô sử dụng sữa thay thế
so với lô sử dụng sữa nguyên (giai đoạn 2) và ngược lại ở giai đoạn 1 Đây là điều rất lý thú vì theo logich, tăng trọng của bê cao hơn khi sử dụng sữa bò nguyên sẽ tiếp tục tăng cao khi bê ngừng uống sữa và ăn được thức ăn khác, nhưng rõ ràng theo kết quả chúng tôi thu được thì kết quả ở 2 điểm thí nghiệm lại ngược lại
Trang 34thụ sữa ỡ Hóc Môn thấp hơn nhưng lượng cỏ, cám lại cao hơn Trong khi đó, ở giai đoạn từ 73 đến 120 ngày tuổi cũng như giai đoạn 1, lượng cỏ của 2 lô sử dụng sữa thay thế vẫn cao hơn so với lô sử dụng sữa nguyên (bảng 3.7), bình quân khoảng 6 kg/con/ngày Ngoài ra, do thiếu thức ăn thô và tập quán chăn nuôi nông dân ở Hóc Môn cũng đã sử dụng thêm hèm bia và xác mì trong khẩu phần ăn hàng ngày của
bê Kết quả tỷ lệ tiêu chảy khi sử dụng sữa thay thế nuôi bê được trình bày qua bảng 3.8
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của sử dụng sữa nguyên và sữa thay thế
đến tinh trạng tiêu chảy của bê nuôi ở Hóc Môn
Số liệu bảng 3.8 cho thấy, tương tự như ở Long Thành số ngày tiêu chảy của
bê ở giai đoạn từ sơ sinh đến 72 ngày tuổi của 2 lô sử dụng sữa thay thế vẫn cao hơn
lô sử dụng sữa nguyên (51 và 39 ngày so với 28 ngày), giai đoạn trên 72 ngày tuổi cũng tương tự Chung cho cả giai đoạn, số ngày tiêu chảy ở lô sử dụng sữa SCMR
là cao nhất 71 ngày (6,5%), tiếp theo là lô sử dụng sữa CMR 51 ngày (5,0%) và thấp nhất là lô sử dụng sữa nguyên 43 ngày (4,1%) Tỷ lệ tiêu chảy của bê tại Hóc Môn cao hơn so với ở Long Thành (< 4%) là do trong giai đoạn 2 nông dân đã sử dụng sớm các phụ phẩm như hèm bia, xác mì khi mà bộ máy tiêu hóa của bê chưa thật hoàn chỉnh Chính vì thế, trong giai đoạn này đã xãy ra tình trạng bê chết ở cả 2 điểm thí nghiệm; Kết quả được trình bày qua bảng 3.9
Trang 35Số liệu bảng 3.9 cho thấy, bê chết thường xãy ra trong giai đoạn từ 73 đến
120 ngày tuổi là do thay đổi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, bộ máy tiêu hóa bê chưa hoàn chỉnh và phải chịu sự xáo trộn về nuôi dưỡng, bên cạnh đó phải kể thêm một nguyên nhân là do bê bị tiêu chảy kéo dài trong giai đoạn trước Ở lô sử dụng sữa thay thế CMR có tỷ lệ bê chết cao nhất 15.8%, còn ở 2 lô còn lại số bê chết là tương đương nhau nhưng sự chênh lệch này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0.05) Tổng hợp kết quả nghiên cứu nuôi bê từ sơ sinh đến 120 ngày tuổi tại 2 điểm thí nghiệm ở Long Thành và Hóc Môn như sau :
- Khi sử dụng sữa thay thế công thức 1 (SCMR), trọng lượng bình quân lúc bê 4 tháng tuổi đạt 87 kg, với mức tăng trọng từ 435,1-535,9 gam/con/ngày Lượng sữa, cỏ, cám tiêu thụ lần lượt là 237 kg/bê; 427 kg/bê và 96 kg/bê
- Khi sử dụng sữa thay thế công thức 2 (CMR) tăng trọng bình quân từ 507,5 gam/con/ngày, trọng lượng lúc 4 tháng tuổi đạt 84 kg, tiêu thụ hết 236 kg sữa, 425 kg cỏ và 89 kg cám
463,7 Khi sử dụng sữa nguyên có tăng trọng bình quân đạt 498,9-510,9 gam/con ngày; tiêu thụ hết 272 kg sữa tươi, 398 kg cỏ và 97 kg cám; trọng lượng bình quân 86
kg
Hồ Quế Anh (2000) sử dụng sản phẩm sữa từ Úc thay thế 50% và 100% sữa nguyên nuôi bê mức tăng trọng bình quân đạt 0,37 kg/con/ngày và 0,39 kg/con/ngày, tương ứng Trần Ngọc Bích (2000), thí nghiệm sử dụng sữa thay thế của Úc thay thế sữa nguyên ở mức ½ và 1/3 đã ghi nhận mức tăng trọng của bê đạt 0,59 kg/con/ngày và 0,58 kg/con/ngày, tương ứng Nguyễn Lê Trung (2007) sử dụng 100% sữa thay thế của Hà Lan (Sprayfo Violet) thay sữa nguyên cho biết mức tăng trọng của bê đạt 0,38 kg/con/ngày; Một nghiên cứu khác của Vũ Văn Nội và ctv, 2000 ghi nhận sau 3 tháng nuôi tăng trọng bình quân của bê cái lai HF đạt
Trang 36731gam/con/ngày khi sử dụng khẩu phần 4 kg sữa/ngày; và 875,2 gam/con/ngày khi
sử dụng khẩu phần 7 kg sữa/ngày Hoàng Thị Ngân và Đinh Văn Cải, 2006 sử dụng lượng sữa từ 220-350 kg/3 tháng nuôi bê cái HF làm giống cho rằng mức tăng trọng bình quân bê từ 665-865 g/con/ngày; Theo số liệu tổng kết của Trung tâm Nghiên cứu Gia súc lớn; trong điều kiện sản xuất đại trà từ năm 2004-2006 mức tăng trọng bình quân ở bê cái đạt 609 gam/con/ngày Richard Moss, 2000 và Moran, 2002 cho rằng khối lượng bê HF thuần lúc 12 tuần tuổi đạt 95-105 kg là bê đã được chăm sóc tốt Nhìn chung, mức tăng trọng của bê trong thí nghiệm của chúng tôi là tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên Tuy nhiên, một yếu tố không kém phần quan trọng khi sử dụng 100% sữa thay thế nuôi bê từ sơ sinh đến khi cai sữa là hiệu quả kinh tế; Kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế khi sử dụng sữa thay thế và sữa nguyên nuôi bê từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi được trình bày qua bảng 3.10
Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế nuôi bê từ sơ sinh đến 4 tháng tuổi (tính cho 1 bê)
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Sữa tươi Kg/đồng 272 1.768.000 21 136.500 21 136.500 Sữa thay thế Kg/đồng 0 0 237 598.174 236 515.695
Khi sử dụng sữa nguyên nuôi bê do giá sữa cao (6.500 đ/kg) nên chi phí thức
ăn cho 1 kg tăng trọng (TT) của bê ở lô này là cao nhất 43.930 đ/kg TT; kế đến là lô
sử dụng sữa CT1 25.871 đ/kg TT và thấp nhất là lô sử dụng sữa CT2 chỉ mất 25.052 đ/kg TT Do chi phí thức ăn thấp nên hiệu quả thu được ở lô sử dụng CT2 là cao nhất, lãi 7,8% so với tổng chi phí sau 4 tháng nuôi; lô sử dụng sữa CT1 cũng đạt
Trang 3737
hiệu quả tương tự tuy rằng có thấp hơn lô CT1, lãi 6,2% Ngược lại, nếu sử dụng sữa nguyên nuôi bê sau 4 tháng nuôi đã lỗ đến 27,5% so với vốn đầu tư ban đầu (bảng 3.10) Điều này cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng sữa thay thế nuôi bê từ sơ sinh đến khi cai sữa với mức tăng trọng bình quân của bê không thua kém gì so với khi sử dụng sữa nguyên nhưng hiệu quả thu được lại cao hơn nhiều Hoàng Thị Ngân và Đinh Văn Cải, 2006 ghi nhận chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng khi nuôi
bê cái làm giống dao động từ 23.280-29.110 đồng; mức chi này có thấp hơn so với kết quả của chúng tôi là do giá sữa thời điểm năm 2006 thấp hơn giá sữa hiện nay
3.2 Nội dung 2 : Thử nghiệm khẩu phần nuôi dưỡng bê sau khi cai sữa đến khi giết thịt (từ 05-18 tháng tuổi) trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương
3.2.1 Thí nghiệm 2 Ảnh hưởng của việc thay thế cỏ cám trong khẩu phần bằng
các phụ phẩm nông nghiệp đã được chế biến như rơm ủ urê hèm bia xác đậu đến khả năng sinh trưởng và phát triển của bê giai đoạn 5-14 tháng tuổi
Kết quả thí nghiệm xác định ảnh hưởng của việc thay thế cỏ, cám trong khẩu phần bằng các phụ phẩm nông nghiệp đã được chế biến như rơm ủ urê, xác mì, hèm bia đối với tăng trọng tuyệt đối, tăng trọng tương đối và khẩu phần ăn của bê giai đoạn sinh trưởng (từ 5-14 tháng tuổi) tại Long Thành và Hóc Môn được trình bày qua bảng 3.11, 3.12 và biểu đồ 3.7, 3.8