Giải pháp liên quan đến chính bản thân thanh niên

Một phần của tài liệu Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 98)

- Tự trang bị cho mình tri thức khoa học, tri thức văn hóa và kỹ năng sống

So với các thế hệ trước, thanh niên Việt Nam hiện nay được trang bị một nền học vấn cao hơn, toàn diện hơn. Song, so với mặt bằng chung của thanh niên thế giới, với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế của đất nước trong bối cảnh của kỷ nguyên văn minh trí tuệ và của nền kinh tế tri thức thì trình độ học vấn của thanh niên nước ta còn rất thấp. Khoảng 50% số thanh niên nước ta bước vào đời với trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống. Vì vậy, để cho thanh niên nước ta có đủ năng lực tự chủ, tích cực trong việc lựa chọn giá trị và định hướng lối sống, tránh xa những lối sống tiêu cực thì họ cần phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ học vấn của bản thân.

Bên cạnh đó, họ phải tự trang bị cho mình một hành trang văn hóa tiên tiến, lành mạnh để hội nhập với xã hội và với nhân loại. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp. Bởi lẽ, môi trường văn hóa của xã hội Việt Nam và thế giới hiện nay lại ẩn chứa rất nhiều hiểm họa văn minh- văn hóa, khiến cho thanh niên rất dễ bị cái xấu, cái ác, cái giả dối lôi kéo. Vì vậy, thanh niên rất cần sự quan tâm, hỗ trợ thiết thực từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Một hành trang vô cùng cần thiết để thanh niên vững bước vào đời, đó chính là kỹ năng sống. Để có lối sống hiện đại, lành mạnh, thanh niên phải có khả năng làm chủ và thực hành những kỹ năng sống cơ bản. Những kỹ năng sống này phải phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Có những kỹ năng sống họ học và rèn luyện với sự hỗ trợ của cha mẹ, thầy cô giáo, nhưng có nhiều kỹ năng sống họ phải tự mình học hỏi từ thế giới bên ngoài.

- Cần nâng cao hơn nữa năng lực hội nhập với xã hội và với thế giới

Thế giới ngày nay là “thế giới phẳng”, toàn cầu hóa, xã hội tồn tại nhiều vấn đề phức tạp. Để định vị được bản thân mình trong hệ thống xã hội hiện đại, định hướng lối sống, tức lựa chọn con đường phù hợp để hội nhập với xã hội, thanh niên ngày nay phải có nhận thức đầy đủ và cập nhật hơn về xã hội Việt Nam để nâng cao năng lực hội nhập. Qua đó, giúp cho thanh niên thành công hơn trong cuộc sống, biết cách vượt qua những thất bại, khủng hoảng, sự cố trong cuộc sống, hướng tới những xu hướng lối sống tích cực, lành mạnh. Muốn vậy, thanh niên phải chuẩn bị tốt những điều kiện sau:

Một là, phải biết xây dựng cho mình những hoài bão, niềm tin và những ước mơ cao đẹp, chính đáng. Đây chính là sức mạnh, là cái làm nên nhựa sống của tuổi thanh niên. Khủng hoảng niềm tin, sống không mơ ước chính là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến lối sống vô cảm và các lối sống khác. Để họ tự hình thành niềm tin, hoài bão, ước mơ thì phải bắt đầu từ gia đình và giáo dục gia đình, rồi nhà trường và giáo dục học đường. Đặc biệt là tập cho thanh niên chủ động tham gia các hoạt động thực tiễn ngoài xã hội, để họ tự nhận thức và xây dựng cho mình niềm tin và lối sống. Bên cạnh đó, các tổ chức của thanh niên như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng.

Hai là, phải chuẩn bị tốt nhất cho mình hành trang để hội nhập với xã hội hiện đại. Đó chính là tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khỏe…

Ba là, cần rèn luyện cho mình lối sống tích cực, hiện đại và lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thanh niên chính là chủ thể của lối sống thanh niên. Họ vừa là sản phẩm của lịch sử, đồng thời họ cũng tham gia sáng tạo ra lịch sử. Lối sống của họ vừa là kết quả tác động của nhiều yếu tố khách quan, nhưng còn là kết quả của sự lựa

chọn của chính bản thân thanh niên. Họ có quyền và có khả năng lựa chọn và tự định hướng lối sống của bản thân họ.

Kết luận chƣơng 2

Trong chương này, trên cơ sở thừa nhận vai trò của các yếu tố tự nhiên đối với lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, chúng tôi nghiên cứu một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên. Đó là: gia đình và giáo dục gia đình; nhà trường và giáo dục học đường; truyền thông hiện đại, đặc biệt là internet; đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đối với thanh niên; các tổ chức chính trị -xã hội của thanh niên. Theo chúng tôi, các yếu tố xã hội có tác động trực tiếp, quyết định và có tính định hướng trong quá đình biến đổi, lựa chọn và định hướng lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay. Mỗi yếu tố trên có vai trò, tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng khác nhau trong quá trình định hướng lối sống của thanh niên. Trong đó, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh vai trò của gia đình, nhà trường, và các tổ chức thanh niên, coi đó là ba yếu tố cốt lõi. Bởi chúng tác động nhiều nhất đến quá trình trưởng thành, phát triển nhân cách của thanh niên, đồng thời, đây là ba yếu tố có tính bảo vệ cao nhất đối với thanh niên Việt Nam.

Việc luận giải những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các yếu tố xã hội đối lối sống của thanh niên cho phép chúng tôi đưa ra những giải pháp để phát huy vai trò tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chúng, góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cho thanh niên Việt Nam.

KẾT LUẬN

1. Lối sống là tổng hòa những dạng hoạt động sống ổn định của cộng

đồng (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội…) và các cá nhân, được vận hành theo những chuẩn giá trị xã hội nào đó trong sự thống nhất với các điều kiện của

một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Mặt ý thức của lối sống là lẽ sống,

mặt ổn định của lối sống làm thành nếp sống, mặt trình độ của lối sống làm nên mức sống, chất lượng sống, mặt riêng biệt của lối sống làm thành phong cách sống.

2. Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước. Ở họ luôn tràn đầy sức sống, giàu nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, say mê học hỏi, sẵn sang cống hiến… Thanh niên là nguồn lực quan trọng trong nguồn lực con người. Là một bộ phận hữu cơ của cộng đồng dân tộc, văn hóa và lối sống của thanh niên cũng là một bộ phận hữu cơ của văn hóa và lối sống của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Xây dựng lối sống lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cho thanh niên là nhằm phát huy một cách tối đa nguồn lực này.

3. Có nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn tới những xu hướng lối sống khác nhau của thanh niên nước ta. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi phân tích rõ tác động của năm yếu tố: gia đình và giáo dục gia đình; nhà trường và giáo dục học đường; truyền thông hiện đại, đặc biệt là internet; đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đối với thanh niên; các tổ chức chính trị -xã hội của thanh niên. Đương nhiên, ngoài những yếu tố này, còn có nhiều yếu tố khác cùng góp phần định hướng lối sống của giới trẻ hiện nay như: môi trường xã hội nói chung, toàn cầu hóa, yếu tố thời đại, yếu tố sức khỏe, yếu tố nghề nghiệp, yếu tố giới, yếu tố tôn giáo, sắc tộc.

4. Trên cơ sở những nghiên cứu trên, chúng tôi đã đề xuất những khuyến nghị hướng tới năm yếu tố xã hội trên. Bên cạnh đó, chúng tôi dành riêng một nhóm giải pháp cuối cùng để nâng cao tính tích cực xã hội, tự lập, tự chủ của thanh niên nước ta. Để xây dựng lối sống lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cho thanh niên thì phải có sự đồng thuận cao. Bởi bồi dưỡng, giáo dục và giúp cho thanh niên tự trưởng thành chính là chuẩn bị cho tương lai của sự nghiệp cách mạng, của Đảng, của chế độ, của mỗi gia đình và của từng thanh niên.

Bởi vậy, chúng tôi cho rằng nghiên cứu về thanh niên và lối sống của thanh niên ở nước ta là công việc có tầm quan trọng đặc biệt. Vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở những lý luận, phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận hiện đại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Hà Anh, Cuộc“ săn” trinh nữ của Hiệu trưởng Sầm Đức Xương

http://phapluattp.vn/20100127020816877p1063c1016/cuoc-san-trinh-nu-cua- hieu-truong-sam-duc-xuong.htm, 27/1/2010

2. Hạ Anh, Càng khá giả giới trẻ Việt Nam càng buồn chán,

http://vnn.vietnamnet.vn/giaoduc/201006/Cang-kha-gia-gioi-tre-Viet-Nam- cang-buon-chan-914996/, 9/6/2010

3.Ph. Ăngghen (1962), Tình cảnh giai cấp công nhân Anh, Nxb Sự thật, Hà Nội.

4.Trần Văn Bính (Chủ biên) (2000), Giáo trình lý luận văn hoá và đường

lối văn hoá của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.Bộ y tế và Tổng cục thống kê, Điều tra Quốc gia về vị thành niên và

thanh niên Việt Nam, nguồn: Tổng cục thống kê, http://www.gso.gov.vn,

2003

6.Nguyễn Viết Chức (Chủ biên) (2001), Đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa Thủ đô trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

7.Phạm Duy, Bức tranh toàn diện về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, Nguồn: Trang tin điện tử truyền thông giáo dục sức khỏe,

http://www.t5g.org.vn/?u=print&id=1292, 9/8/2010

8. Nguyễn Chí Dũng (2000), Xã hội hóa lối sống và xây dựng lối sống

trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Sinh hoạt

lý luận (số 5)

9.Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 52, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban

chấp hành Trung ương Khóa X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

13.G.E.Gle-dơ-man (1982), Lối sống xã hội chủ nghĩa,, Nxb Sự thật, Hà Nội

14. Phú Gia, Thác loạn phòng chat đêm, http://www.tienphong.vn/Gioi- Tre/191326/Thac-loan-phong-chat-dem%C2%A0.html, 12/4/2010

15. Nguyễn Hồng Hà (2005), Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối

sống và con người Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

16. Lê Thị Hà (2009), Báo cáo tổng hợp về tình hình tệ nạn xã hội năm

2009, Cục Phòng ,chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

17. Thái Hà, Người trẻ ngày càng lạc quan,http://www.tienphong.vn/Thoi- Su/502019/Nguoi-tre-ngay-cang-lac-quan.html, 2/6/2010

18. Gia Hân, Giáo dục nhà trường đối với vị thành niên và thanh niên Việt Nam, Nguồn: Tổng cục dân số-kế hoạch hóa gia đình,

http://www.gopfp.gov.vn/so-6-123; ..., 2011

19. Nguyễn Thị Hậu, Hồ Thị Luấn, Nghiện game online: biểu hiện như

nghiện ma túy,http://thethaovanhoa.vn/397N2009080807210583T132/nghien-

game-online-bieu-hien-nhu-nghien-ma-tuy!.htm, 8/8/2009

20. Lê Như Hoa (Chủ biên) (1996), Lối sống đô thị miền Trung, mấy vấn

đề lí luận và thực tiễn, Nxb Văn hoá-Thông tin, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Lê Như Hoa (2003), Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Viện Văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội

22. Nguyễn Ánh Hồng (2002), Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của

sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ

triết học, mã số 5.06.02, Đại học sư phạm Hà Nội.

23. Hội sinh viên Việt Nam (2004), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VII, Nxb Thanh niên, Hà Nội

24.Th.S Nguyễn Thị Mai Hương, Th.S Nguyễn Đình Anh, Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ 2, Báo cáo chuyên đề thanh thiếu niên Việt Nam với việc

tiếp cận và sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng, 2010. Nguồn:

www.gopfp.gov.vn/documents/18/.../Bao+cao+truyen+thong.pdf

25. Đặng Cảnh Khanh (2006), Xã hội học Thanh niên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

26. Huy Kiên, Hội chứng nghiện net tại Việt Nam,

http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2008/3/86668.cand, 10/3/2008

27.V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị, Mát-xcơ-va 28.V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 41, Nxb Chính trị, Mát-xcơ-va 29.V.I.Lênin (1981), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội

30.Thanh Lê (1999), Văn hóa và lối sống-hành trang vào thế kỷ 21, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

31.Nhật Lệ, Hội nghị báo cáo cuộc điều tra quốc gia về thanh niên Việt

Nam lần thứ 2, Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam,

www.cpv.org.vn/Hoi-nghi-bao-cao-cuoc-dieu-tra-quoc-gia-ve-vi-thanh-nien- va-thanh-nien-Viet-Nam-lan-thu-2/4356868.epi, ,3/6/2010.

32.C. Mác và Ph. Ăngghen (1978), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Mát- xcơ-va

33.C. Mác và Ph. Ăngghen (1982), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội

34. C. Mác và Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

35. C. Mác và P. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

36. Hồ Chí Minh (1970), Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội 37. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 38. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 39. Phạm Đình Nghiệp (1997), Tìm hiểu một số thuật ngữ về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội

40. Phạm Đình Nghiệp (2004), Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh

niên hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội

41. Lê Phương, Chín hình thức tham nhũng trong giáo dục

http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/9-hinh-thuc-tham-nhung-trong-giao- duc/75170976/218/, 3/12/2007

42. A. M. Ru-mi-an-txep (Chủ biên), (1986), Từ điển chủ nghĩa cộng sản

khoa học, Nxb Sự thật, Hà Nội

43. Hoàng Công Tâm, Báo động sinh viên chơi game dạy làm nhục phụ nữ,http://www.baomoi.com/Home/CNTT/bee.net.vn/Bao-dong-sinh-vien- choi-game-day-lam-nhuc-phu-nu/4162412.epi

44. Đoàn Văn Thái (2004), Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Thanh niên, Hà

Nội

45. Đặng Quang Thành (2005), Xây dựng lối sống có văn hóa của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã

hội chủ nghĩa, Luận án Tiến sĩ triết học, mã số: 62.22.85.01, Học viện Chính

46. Võ Văn Thắng (2006), Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay, Nxb Hà Nội

47. Võ Văn Thắng (2006), Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đối với

việc xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản (số 10), tr. 47-

50

48.Phú Thi, Bố mẹ ơi, con cần một mái ấm,

http://thanhvien.phunuonline.com.vn/honnhan-giadinh/2010/Pages/bo-me-oi- con-can-mot-mai-am.aspx, 6/7/2010

49. Phương Thư, Hai thiếu nữ bị mẹ ép bán dâm, Http::// vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/10/3BA144DB/, 7/10/2009

50. Minh Tiến, Nghiện game, không thần kinh mới là chuyện lạ thttp://antg.cand.com.vn/vi-vn/phongsu/2010/3/71978.cand, 29/3/2010

51.Tổng cục Thống kê, Kết quả điều tra biến động dân số 1-4-2006, Nguồn: http://www.gso.gov.vn.

52.Nguyễn Thị Mỹ Trang (2006), Xây dựng lối sống cho thanh niên hiện nay, Tạp chí Cộng sản (số 6), tr. 32-36.

53. Bùi Trần, Mạnh Dương, Thầy giáo gạ nữ sinh đổi “tình” lấy điểm

Một phần của tài liệu Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 98)