Giải pháp liên quan đến gia đình và giáo dục gia đình dối vớ

Một phần của tài liệu Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 90)

các tổ chức hay nhóm hành động hoặc các phong trào xã hội, như nhóm hành động vì quyền bình đẳng giới, nhóm hành động vì môi trường xanh, nhóm hành động bảo vệ động vật hoang dã, phong trào đi bộ vì hòa bình…Điều này đòi hỏi, Đảng và Nhà nước ta phải có giải pháp nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho việc hình thành các loại hình tổ chức, tập hợp của thanh niên. Đồng thời, chủ động giúp đỡ thanh niên, khuyến khích họ lập ra các tổ chức và các trào lưu tiến bộ, lành mạnh, ngăn ngừa sự phát triển của các loại hình tổ chức và vận động xã hội tiêu cực.

2.2.3. Giải pháp liên quan đến gia đình và giáo dục gia đình dối với thanh niên thanh niên thanh niên

- Cần có những chế định pháp lý cụ thể đối với một số mối quan hệ gia đình

Hiện nay, về phương diện pháp lý, các quan hệ trong gia đình, bao gồm cả giáo dục gia đình đang được quy định bởi Luật hôn nhân và Gia đình (năm 2000). Đây là một đạo luật tiến bộ nhất trong lịch sử Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, đây là hai lĩnh vực lớn, có nhiều mối liên hệ ngày càng trở nên phức tạp hơn, nên cần phải có các đạo luật riêng cho từng lĩnh vực. Đặc biệt là cần có một đạo luật riêng về gia đình, trong đó quy định cụ thể về các quan hệ trong gia đình và về giáo dục gia đình, đặt trong mối liên hệ với việc giáo dục nhân cách và định hướng lối sống cho thế hệ trẻ.

Về các mối quan hệ gia đình, Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành quy định rõ về mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, ông bà nội ngoại với con cháu; về bổn phận của con cái, cha mẹ, anh chị em, ông bà. Tuy vậy, nó không có những điều khoản riêng về giáo dục gia đình, không nói gì đến trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của cha mẹ, ông bà đối với giáo dục gia đình dành cho thế hệ con, cháu. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những quy định hết sức chung chung, chủ yếu nhằm điều tiết các mối quan hệ liên quan đến các quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm

sóc, tài sản… Trong khi đó, các quan hệ liên quan đến giáo dục nhân cách thì quy định hết sức chung chung, trừu tượng như: cha mẹ thì có quyền và nghĩa vụ “chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội”. Còn con cái thì có bổn phận “lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.”. Hơn nữa, Luật này cũng không chỉ ra trách nhiệm và quyền hạn pháp lý của cha mẹ trong quản lý và giáo dục con cái. Chẳng hạn, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ định hướng và khuyến khích con cái tới những lối sống và cách ứng xử lành mạnh, tích cực, lương thiện như thế nào? Nghĩa vụ, trách nhiệm của cha mẹ trong việc quản lý và giáo dục con cái?

Vì vậy, cần phải nghiên cứu để đảm bảo luật phải quy định rõ hơn phạm vi can thiệp của cha mẹ vào đời sống riêng tư của con cái, đồng thời, phải quy định cụ thể việc con cái còn trong độ tuổi thanh niên và vị thành niên phải chịu sự giám sát của cha mẹ, phải tham vấn và lắng nghe ý kiến khuyên bảo của cha mẹ như thế nào. Đồng thời phải có những quy định trách nhiệm của nhà nước trong việc giúp đỡ để con cái tiếp thu giáo dục gia đình như thế nào cho tốt. Khi họ cho rằng họ đang bị cha mẹ can thiệp thô bạo vào đời sống riêng tư, thậm chí đang bị cha mẹ, người thân bạo hành, quấy rối thì họ cần được giúp đỡ bởi các cơ quan công quyền như thế nào.

- Cần có thiết chế hỗ trợ gia đình và giáo dục gia đình

Gia đình vẫn là chỗ dựa vững chắc cho thanh thiếu niên để thanh thiếu niên Việt Nam lạc quan và có nhiều niềm tin vào tương lai. Vì vậy,các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên và thanh niên cần chú ý nhiều hơn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con, đặc biệt cần thảo luận, trao đổi nhiều hơn với con về các chủ đề quan trọng như: tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS và các vấn đề sức khỏe sinh sản

khác. Trong xã hội hiện đại, sự lạc hậu giữa các thế hệ đi trước so với thế hệ trẻ là một tất yếu khách quan. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, xã hội và các cơ quan chuyên trách thì các bậc cha mẹ, ông bà sẽ không có đủ phương tiện vật chất, tri thức và kỹ năng thực hiện tốt chức năng giáo dục gia đình của mình. Khi đó, sự can thiệp, tư vấn, dạy dỗ của họ đối với con cái, dù xuất phát từ trách nhiệm và tình thương yêu vô bờ bến thì cũng đưa đến những kết quả tiêu cực, thậm chí là phản tác dụng hoàn toàn. Ở nước ta, khi cha mẹ, ông bà gặp khó khăn trong giáo dục con cái, họ dường như không thể cầu cứu bất cứ sự trợ giúp nào từ các cơ quan công quyền cho tới các tổ chức chính trị, xã hội, văn hóa…Khi con cái gặp vấn đề đối với cha mẹ hay các thành viên khác trong gia đình thì họ hoàn toàn không thể trông chờ bất kỳ sự trợ giúp nào từ bên ngoài gia đình. Kết quả là họ dễ bị khủng hoảng tâm lý, khủng hoảng niềm tin xô đẩy tới những hành vi nguy hại như phạm tội, sa vào tệ nạn xã hội hoặc tự tử. Vì vậy, để cha mẹ, ông bà hoàn thành được nghĩa vụ và trách nhiệm giáo dục con cháu trong gia đình thì cần có các thiết chế hỗ trợ. Gia đình và giáo dục gia đình rất cần nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các cơ quan tư vấn, cơ quan chuyên môn.

- Cần tôn vinh những gia đình, họ tộc, địa phương tổ chức tốt giáo dục gia

đình đối với thế hệ trẻ.

Phong trào “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với một số cơ quan, đoàn thể tổ chức đang có hiệu ứng xã hội cao. Đồng thời, hoạt động tộc họ đang được phục hồi mạnh mẽ ở nhiều địa phương. Bên cạnh các hoạt động như khuyến học, tương trợ lẫn nhau, thì việc biên soạn tộc quy, tộc ước để giáo dục con cháu là một hoạt động rất có ý nghĩa. Vì vậy, cần ban hành những chính sách và có những hoạt động thiết thực để khuyến khích, hỗ trợ và tôn vinh những hoạt động trên. Bên cạnh đó, cần có những chính sách khuyến khích tác động cộng đồng đối với giáo dục gia đình, ví

dụ tổ chức các sinh hoạt cộng đồng tại làng xã, phường, tổ dân phố…nhằm trao đổi kinh nghiệm, tập huấn tri thức, kỹ năng, thi đua, khen thưởng, tôn vinh những gia đình kiểu mẫu…

Một phần của tài liệu Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)