Truyền thông hiện đại, đặc biệt là internet

Một phần của tài liệu Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 62)

Các phương tiện truyền thông hiện đại, nhất là internet có tác động ngày càng mạnh mẽ, đa dạng, đa chiều đến đời sống của thanh niên thế giới và thanh niên Việt Nam hiện nay. Tỷ lệ thanh niên Việt Nam sử dụng internet và các phương tiện truyền thông, thông tin hiện đại khác, nhất là điện thoại di động đa năng, đang ngày một gia tăng. Năm 2006, theo kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofes (TNS) có 82% thanh thiếu nhiên Việt Nam sử dụng thành thạo Internet. Phần lớn số này nằm trong độ tuổi 15-19. Tỷ lệ đối với nhóm tuổi 20-24 là 74%. [Xem 60]

Sự tác động của internet và các phương tiện truyền thông hiện đại đối với thanh niên Việt Nam hiện nay có tính hai mặt.

Trước hết, phải ghi nhận những tác động tích cực to lớn của internet và các phương tiện truyền thông hiện đại đối với cuộc sống nói chung và đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay nói riêng.

Một là, internet và các phương tiện truyền thông hiện đại là góp phần to lớn vào việc giúp cho thanh thiếu niên tự học tập, tự đào tạo để nâng cao

năng lực của bản thân. Nhờ internet và các phương tiện truyền thông hiện đại

mà giới trẻ Việt Nam ngày nay có điều kiện giao lưu tri thức với toàn nhân loại và với cả các thế hệ. Nhờ đó, thanh niên ngày nay có thể làm giàu vốn tri thức của mình mà không nhất thiết phải trải qua quá trình giáo dục nhà trường lâu dài. Hơn nữa, các chương trình e-learning ngày càng phổ biến trên internet, cho phép thanh niên có thể tự mình lựa chọn những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm…mà họ cảm thấy cần thiết phải học. Họ cũng có thể chủ động trong việc sắp xếp kế hoạch học tập cho riêng mình. Những hình thức học tập trên internet ngày càng cho phép người học giao lưu, tương tác rộng rãi hơn với cả người dạy và bạn bè khắp 5 châu. Internet và các phương tiện truyền thông hiện đại còn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với thanh, thiếu niên không chỉ trong việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng sống, bao gồm thông tin về việc làm, các kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, HIV/AIDS. Kết quả SAVY2 cho thấy truyền thông đại chúng vẫn là nguồn tin phổ biến nhất, được thanh thiếu niên ưa thích nhất, đặc biệt trong việc chuyển tải các thông tin liên quan đến tuổi dậy thì, mang thì, mang thai, kế hoạch hóa gia đình, tình dục, tình yêu và HIV/AIDS. Tỷ lệ những thanh, thiếu niên sử dụng internet có kiến thức về các biện pháp tránh thai hiện đại gấp 2 lần so với thanh, thiếu niên không sử dụng internet. Tỷ lệ thanh, thiếu niên có sử

dụng internet có kiến thức về các đường lây truyền HIV gấp 1,4 lần so với những thanh, thiếu niên không sử dụng internet. [Xem 24, tr. 37]

Hai là, internet và các phương tiện truyền thông hiện đại cũng là môi trường, là phương tiện để thanh niên Việt Nam không ngừng mở rộng giao

lưu văn hóa, làm giàu cho hành trang văn hóa của mình. Đây cũng là một

trong những yếu tố tác động quan trọng đến quá trình phát triển nhân cách và định hướng lối sống của thế hệ trẻ ngày nay. Nếu như trước năm 1997, muốn tìm hiểu về một số kỳ quan thế giới như kim tự tháp Ai Cập hoặc Vạn Lý Trường Thành hoặc một số ca sĩ nổi tiếng đương đại như Britney Spear hay Elton John thì có lẽ chúng ta phải vào thư viện mất nhiều thời gian để lục tìm trên các giá sách, hoặc xin tư vấn của một vài chuyên gia. Ngày nay, chúng ta chỉ cần vào internet, gõ vài ký tự và có thể tham khảo hàng nghìn thông tin về những điều cần tìm hiểu. Có thể trong số đó có nhiều thông tin xác thực, thậm chí có không ít thông tin sai lệch, sơ sài... Đó là chưa kể việc nhiều phương tiện truyền thông hiện đại dạng đa phương tiện, đa chức năng còn cho phép thanh niên có điều kiện tiếp xúc và hưởng thụ rất nhiều sản phẩm văn hóa mà các thế hệ thanh niên trước kia khó có điều kiện tiếp xúc.

Ba là, thông qua internet và các phương tiện truyền thông hiện đại, thanh niên Việt Nam ngày nay cũng có điều kiện thuận lợi hơn trong việc biểu lộ ý kiến, bộc lộ bản thân và tham gia tích cực trực tiếp hơn vào dư luận

xã hội. Thông qua đó mà năng lực hội nhập với xã hội và với toàn nhân loại

của giới trẻ ngày càng được nâng cao hơn nhiều so với các thế hệ thanh niên trước kia. Hiện nay, trên hầu hết các tờ báo online, sau mỗi bài báo đều có mục phản hồi của độc giả. Tại đó, bạn đọc nói chung và thanh niên nói riêng có thể bình luận, bộc lộ ý kiến cá nhân. Bên cạnh đó, nhiều tờ báo mạng còn lập các diễn đàn-forum để bạn đọc lên tiếng về những vấn đề mà họ quan tâm. Bên cạnh đó, từ khi online chatting –tán gẫu, trò chuyện trực tuyến- ra đời,

thanh niên Việt Nam có thêm một phương tiện giao lưu và trao đổi ý kiến. Kế đó, blog cá nhân xuất hiện và nhanh chóng được một bộ phận giới trẻ Việt Nam xem như một phần cuộc sống của họ. Chỉ tới cuối năm 2008 đã có hơn 2 triệu blogs cá nhân của thanh niên Việt Nam được hình thành trên internet. Gần đây nhất là sự ra đời của các mạng xã hội như: Facebook, Twitter… cũng cuốn hút thanh niên.

Bốn là, internet và các phương tiện truyền thông hiện đại đã và đang là một môi trường, là những phương tiện giải trí được ham chuộng với nhiều điểm ưu việt, mang lại cho thanh niên nhiều khả năng vui chơi giải trí lành mạnh mới.

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy internet và các phương tiện tuyền thông hiện đại chính là yếu tố quan trọng tạo nên đặc điểm hiện đại trong lối sống của thanh niên Việt Nam. Nhờ có internet và các phương tiện này mà năng lực hội nhập của thanh niên đối với xã hội và thế giới hiện đại được nâng lên. Thanh niên nhờ đó mà có thêm nhiều mối tương tác mà các thế hệ thanh niên trước đó không thể có được. Các dân tộc, các nền văn hóa và các nhóm xã hội đã xích lại gần nhau nhanh chóng trong một “thế giới phẳng”. Internet và các phương tiện truyền thông hiện đại cũng là những môi trường học tập thuận lợi, giúp cho thanh niên nâng cao năng lực nghề nghiệp, tăng cường tri thức, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, nhờ đó mà họ gia tăng thêm các cơ hội trong cuộc sống, kể cả công ăn việc làm, đồng thời bổ sung, làm giàu có thêm vốn tri thức và hành trang văn hóa của mình. Tóm lại, internet và các phương tiện truyền thông hiện đại có thể góp phần tích cực to lớn vào quá trình xã hội hóa nhân cách và định hướng lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, internet và các phương tiện truyền thông hiện đại cũng có những tác động tiêu cực rất nghiêm trọng đến lối sống của thanh niên.

Hiện nay, thanh niên sử dụng internet làm phương tiện giải trí nhiều hơn là để tìm kiếm thông tin. Có khoảng 68,7% thanh niên sử dụng internet để tán gẫu – chatting và 61,4% sử dụng máy tính/ internet để chơi trò chơi điện tử trực tuyến-game online [Xem 60]. Với cách sử dụng internet và các phương tiện truyền thông hiện đại như vậy đã sinh ra nhiều hậu quả tiêu cực.

Tác động tiêu cực lớn nhất mà internet và các phương tiện truyền thông hiện đại gây ra cho giới trẻ là dẫn dắt họ vào thế giới ảo, vừa khiến cho họ giảm thiểu hoặc mất đi những tương tác xã hội hiện thực. Đây chính là nguyên nhân khiến cho những thanh niên “nghiện net” bị lệ thuộc vào thế giới ảo và bị méo mó về nhân cách và tha hóa về lối sống.

Hiện tượng “nghiện net”, bỏ học, bỏ làm, “ngồi thiền” lướt web, “dạt net”, chơi game hàng chục giờ liên tục không còn hiếm ở cả thành thị và nông thôn. Theo kết quả của một nghiên cứu thám sát tại các cơ sở tư vấn y tế, nhóm người nghiện internet hiện nay bao gồm 70% là thanh niên nghiện chơi game, 10% là nghiện chat, 50% lên mạng để đánh bài, 15% còn lại là các hoạt động lên mạng để đánh bóng mình. [Xem 26]

TS. Thân Văn Quang, Giám đốc bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho biết: “Tất cả các trò chơi trên mạng đều có tính kích thích mạnh, có sức cám dỗ lớn, nhất là đối với những người trẻ…Có người say mê quá dẫn tới lệ thuộc vào nó thành nghiện, rất khó chữa. Những người bị chứng nghiện game online thường không muốn rời chiếc máy tính, nếu không được chơi thì nhớ, them, sinh ra buồn phiền, thậm chí bị kích động. Hội chứng nghiện internet ngày càng trầm trọng. Với nhiều người, internet đã trở thành một thứ nghiện không thể nào vứt bở được. Cuộc sống của họ, gia đình-công việc, tất cả đều bị tác động một cách tiêu cực. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nghiện internet bao gồm sức khỏe và ngoại hình bị xuống cấp, thiếu ngủ do dành quá nhiều thời gian trên mạng. Các hoạt động thể chất và tương tác với người

khác bị cắt bớt. Mắt khô, đỏ, và kèm theo đó là hội chứng đau cổ tay, ngón tay cũng là những dấu hiệu phổ biến. Dù internet chưa bị chính thức xếp vào những loại hình gây nghiện nguy hiểm, song rất nhiều người đã bị ảnh hưởng và chịu hậu quả tiêu cực từ việc lệ thuộc quá nhiều vào thế giới ảo của internet, đặc biệt là ở giới trẻ.” [Xem 26]

Chìm đắm trong thế giới ảo, bộ phận thanh niên này sẽ trở nên nghiện ngập những trò chơi trực tuyến – game online hoặc những video, tiểu thuyết

hoặc các mạng xã hội không lành mạnh, trong đó ba tệ nạn phổ biến nhất hiện

nay là nghiện game online bạo lực, nghiện game online kích dục và nghiện các video, truyện, tranh ảnh khiêu dâm. Tình trạng phạm tội hay sa ngã, tha hóa của thanh niên ở ngoài đời có mối quan hệ chặt chẽ với những game online, tranh ảnh, tài liệu họ tiếp xúc trên internet hoặc các phương tiện

truyền thông khác.

Trước hết, là tình trạng nghiện game online, hóa thân vào “thế giới ảo” và không còn đường để trở về với thế giới thực tại, hoặc nếu có trở về cũng ở trong trạng thái bệnh hoạn. Đây là một đại dịch với những tác động tiêu cực hết sức mạnh mẽ đến giới trẻ toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện tượng này đang ngày càng phát triển và trở nên một vấn nạn trầm trọng trong xã hội.

Thị trường game online ở Việt Nam bắt đầu phát triển từ mùa hè năm 2003 khi internet băng thông rộng – ADSL được đưa vào Việt Nam. Từ năm 2005 đến nay game online đã bùng phát mạnh mẽ ở Việt Nam với khoảng trên 120 công ty sản xuất và kinh doanh trò chơi này, tổng doanh thu ước tính không dưới 10 tỷ USD.

Trong báo cáo về “Thị trường game online Việt Nam” tháng 11 năm 2008 của Công ty tư vấn, nghiên cứu về Internet và công nghệ Pearl Research (trụ sở tại San Francisco, Mỹ) dự báo đến năm 2011, số lượng người chơi

game online Việt Nam sẽ vượt qua con số 10 triệu. Thị trường game online ở nước ta đang ngày càng nóng lên. Cơn sốt game thực sự đã xảy ra lâu, việc chơi game không xấu nhưng việc chơi game quá đà đã gây nhiều hậu quả khôn lường. Và hiện nay, trong số 20,2 triệu người sử dụng Internet ở nước ta chỉ có 30% là đọc báo và tìm kiếm thông tin, nhưng lại có đến 53% chat và chơi game. Con số của dịch vụ thông tin và tư vấn trực tuyến (O.I.C) của Công ty Vinagame cũng cho thấy nước ta có khoảng 4 triệu người thường xuyên chơi game online. Các chuyên gia còn cho biết thị trường game online của Việt Nam chỉ trị giá khoảng 5 triệu USD vào năm 2005 nhưng nay được dự đoán tăng gấp 10 lần. [Xem 19]

Theo các số liệu công bố tại cuộc hội thảo do Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức cuối năm 2009 thì hiện nay Việt Nam có khoảng 2 triệu “game thủ”, trong đó phần lớn là học sinh, sinh viên và cán bộ văn phòng. 70% game thủ thích chơi game online, 55% game thủ chơi game từ 2-4 tiếng mỗi ngày, 60% game thủ bỏ ra mỗi tháng 70-160 nghìn đồng cho việc chơi game, 40% còn lại thì chi khoảng 160-300 nghìn đồng/ tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những con số trên cho thấy thị trường và ngành công nghệ game online đang có bùng nổ mạnh mẽ. Những tác động tiêu cực của nó đối với thanh niên là vô cùng to lớn.

Với ưu thế là một loại hình giải trí hiện đại, dễ chơi, nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, rõ ràng hiện nay ngoài tác dụng giải trí, game online cũng tiềm ẩn nhiều tác hại. Đối với nhiều thanh thiếu niên không chỉ đơn thuần xem game online là phương tiện giải trí, mà bị cuốn hút vào game online đến mức bỏ bê việc ăn uống, học hành, không tuân thủ những thói quen sinh hoạt hàng ngày…

Trò chơi này đặc biệt nguy hiểm đối với những người thiếu bản lĩnh, nghị lực kém và nhân cách chưa định hình, đặc biệt là thanh thiếu niên. Kết quả khảo sát trông một cuộc điều tra xã hội học của nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Hậu (Viện Nghiên cứu phát triển-Tp.Hồ Chí Minh) cho thấy “yếu tố dễ gây nghiện khi chơi game online chiếm thứ hạng ba (44,60%), chỉ sau yếu tố tốn tiền (58,60%) và yếu tố tốn thời gian (48,90%).” [Xem 19] Các em về mặt tâm lý chưa hoàn thiện, nhận thức chưa đầy đủ vì thế rất dễ nghiện game online. Hiện nay, đối với nhiều thanh thiếu niên, game online là một sở thích, một lối thoát, một nơi để trút bỏ những căng thẳng. Ở đó, người chơi cũng kinh qua đủ loại cung bậc tình cảm tình cảm như hồi hộp, căng thẳng, phấn khích, sung sướng, hãnh diện, thất vọng, tức giận rồi lại hi vọng. Môi trường game online rất sống động, thậm chí nhiều trường hợp còn ly kỳ hơn cuộc sống bên ngoài. Càng dành nhiều thời gian chơi, niềm đam mê đầu tư cho nhân vật càng lớn. Săn lùng, nhặt đồ, bán đồ, sôi động không khác thế giới thật. Và rồi họ trở thành dân “nghiện”. Bệnh nghiện game sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của giới trẻ, họ học hành sa sút, bị đuổi học, làm cho sức khỏe giảm sút, thậm chí trầm cảm, loạn thần… nhiều trường hợp trộm cắp, cướp giật, thậm chí giết người vì nghiện game cũng đã xảy ra và được báo chí đăng tải rất nhiều trong thời gian vừa qua, có những nhóm thanh niên vì mâu thuẫn trong khi chơi game đã tìm đến nhau để thanh toán theo kiểu xã hội đen.

Theo một số chuyên gia y tế thì hội chứng nghiện game là một căn bệnh phức tạp. Về phương diện bệnh học chứng nghiện này sẽ gây ra sự rối loạn serotonin và dopamine-hai chất truyền dẫn xung thần kinh trong não bộ con người. Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng-Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết: “Sự rối loạn giữa hai yếu tố trên chính là nguyên nhân gây ra bệnh hoang tưởng cho các con nghiện game. Hoang tưởng là triệu chứng rối loạn về nội dung tư duy của lĩnh vực tâm thần học. Dưới cách suy nghĩ của bệnh nhân,

nhiều chuyện không có thật nhưng họ lại cho là hoàn toàn đúng…ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động tâm thần khác.” [Xem 50]

Bên cạnh những game bạo lực thì các game sex (trò chơi trực tuyến tình dục đồi trụy) cũng đang ngày một phổ biến với nhiều tác động độc hại to lớn lên giới trẻ. Hiện đang có một số trò chơi kích dục vô cùng độc hại vốn bị cấm ở nước ngoài nhưng lại đang được tán phát rộng rãi trên internet ở Việt Nam và đang hút hồn một bộ phận thanh thiếu niên. [Xem 43] Trong trò chơi này, hình ảnh quá lõa thể, khiêu dâm và gây phản cảm với người xem, kích thích dục tính người chơi. Trong game không có chỗ cho đạo đức, suy nghĩ

Một phần của tài liệu Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay (Trang 62)