- Cần phải kiện toàn hệ thống tổ chức của thanh niên
Ở nước ta, hiện nay, chỉ có hai tổ chức chính trị-xã hội của thanh niên là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam. Đây là hai tổ chức lớn có nhiều đóng góp đối với công tác giáo dục và giúp đỡ thanh niên. Tuy nhiên, Đoàn và Hội mới chỉ tập hợp được không quá 50% tổng
số thanh niên Việt Nam. Thực tế đó cho thấy các hình thức tổ chức và tập hợp thanh niên chưa đáp ứng tốt yêu cầu khách quan của thanh niên đối với các đoàn thể, tổ chức và phong trào của họ. Vì vậy, các cơ quan có trọng trách như Ủy ban Quốc gia thanh niên, Đoàn, Hội, Ủy ban văn hóa, giáo dục và thanh, thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội cần sớm nghiên cứu để có một chiến lược tổng thể về các hình thức và phương thức tổ chức của thanh niên Việt Nam. Đồng thời, phải ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thành lập và quản lý hoạt động của các tổ chức thanh niên ở nước ta. Đây là công việc cấp bách, tránh tình trạng tạo ra những khoảng trống để các thế lực thù địch và các tổ chức tội phạm có thể xâm nhập phá hoại chế độ.
- Tiếp tục xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh, thực sự là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên.
+ Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng Đoàn thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thu hẹp nhanh các cơ sở đoàn yếu kém. Nâng cao sức hấp dẫn các phong trào thanh niên do Đoàn tổ chức, qua đó tạo môi trường giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, khơi dậy và phát huy tính xung kích của tuổi trẻ; xây dựng các điển hình thanh niên tiên tiến; chăm lo lợi ích chính đáng của thanh niên; phát hiện, lựa chọn đoàn viên ưu tú để bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên và đào tạo cán bộ trẻ. + Bảo đảm vai trò nòng cốt của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong xây dựng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh; đổi mới phương thức vận động, đa dạng hóa các loại hình tập hợp để thu hút rộng rãi các đối tượng thanh niên.
+ Tạo mọi điều kiện để Đoàn huy động, tổ chức cho thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
+ Có nôi dung, phương thức vận động phù hợp để tập hợp thanh niên đang học tập, lao động ở nước ngoài, thanh niên Việt kiều; cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình đất nước, có các hình thức hỗ trợ kịp thời, động viên thanh niên không ngừng học tập, lao động, hướng về Tổ quốc.
+ Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ với các tổ chức thanh niên các nước.
- Cần quan tâm những hình thức tổ chức thanh niên ngoài hệ thống
tổ chức của Đoàn và Hội.
Hiện nay, xã hội Việt Nam nói chung và thanh niên nói riêng đang mất dần tính thuần nhất, trở nên ngày càng bị phân hóa theo nhiều xu hướng khác nhau. Cho nên, rất khó tạo được sự đồng thuận cao về tư tưởng, chính trị, văn hóa và lối sống trong thanh niên. Vì vậy, cần có thêm các hình thức tổ chức, vận động và tập hợp thanh niên mới, hiện đại. Trong những thập kỷ tới, các hình thức tổ chức thanh niên như nhóm lợi ích, câu lạc bộ và các hình thức kết bạn ảo trên internet và các phương tiện truyền thông hiện đại sẽ ngày càng phổ biến hơn trong thanh niên. Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện các phong trào mới của thanh niên như các trào lưu thời trang, những xu hướng hâm mộ một hay một vài loại hình âm nhạc, phim ảnh hay các môn thể thao cụ thể nào đó. Một số trào lưu kiểu này đang lôi kéo một bộ phận thanh niên nhất là thanh niên thành thị như trào lưu trào lưu hâm mộ âm nhạc, phim Hàn Quốc… Ngoài ra, những trào lưu mang tính tôn giáo – tâm linh hiện đại sẽ xuất hiện trong giới trẻ nước ta.
Cùng với các xu hướng tổ chức và trào lưu vận động trên, giới trẻ nước ta sẽ có sự thức tỉnh đối với ba vấn đề sau. Đó là: ý thức về các vấn đề môi trường sống: ứng phó với biến đổi khí hậu, chống ô nhiễm môi trường...; vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; vấn đề trách nhiệm xã hội, quyền con người, đảm bảo an sinh xã hội, công bằng, bình đẳng. Do