Gia đình và giáo dục gia đình có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển nhân cách và định hướng lối sống của thanh niên.
Giáo dục gia đình là một khâu, một môi trường giáo dục quan trọng bậc nhất đối với sự hình thành, phát triển nhân cách và định hướng lối sống của thanh niên. Tuổi “thanh niên” là thời kỳ quá độ từ “trẻ em” thành “người lớn”. Đó là sự tiếp nối của quá trình phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần đã
bắt đầu từ những năm tháng tuổi ấu thơ, trong đó có sự phát triển nhân cách, định hướng lối sống. Ở trong giai đoạn này, con người thường được sống chung với gia đình và được thụ hưởng nền giáo dục gia đình. Giáo dục gia đình được thực hiện ở mọi chu trình sống của con người: lúc còn ẵm ngửa, giai đoạn tuổi thơ, khi trưởng thành, lúc già cả…Gia đình chính là cái nôi nuôi dưỡng đầu tiên, là môi trường xã hội gần gũi, quan trọng nhất của mỗi người. Sống trong môi trường giáo dục gia đình “dân chủ” sẽ hoàn toàn khác với sống trong môi trường giáo dục “không quan tâm, bỏ mặc” hay “gia trưởng, độc đoán”. Điều này cũng cho thấy tác động của gia đình đối với thanh niên là hết sức to lớn.
Theo SAVY1 (Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất), đa số thanh niên Việt Nam trong độ tuổi từ 14 đến 25 đang sống trong gia đình có cả cha lẫn mẹ. Trong số hơn 7.800 thanh niên được hỏi có tới 82,7% ở nhóm tuổi 22-25 và 90,9% ở nhóm tuổi 14-17 đang sống trong gia đình có cả cha và mẹ. Lý do chính khiến cho số ít thanh niên không được sống chung với cả cha lẫn mẹ là cha mẹ ly dị, ly thân và cha hoặc mẹ đã chết. [Xem 5, tr. 25]. Như vậy, tuyệt đại đa số thanh niên Việt Nam hiện nay đã từng sống cùng gia đình và được thụ hưởng giáo dục gia đình. Cha mẹ chết là biến cố dễ gây sốc, tổn thương và có thể coi là một yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của thanh niên. Về mức độ gắn bó giữa gia đình với thanh niên, cuộc điều tra cũng cho thấy một tỷ lệ lớn (95%) thanh niên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với gia đình và cảm thấy có giá trị đối với gia đình. [Xem 5, tr. 26]. Kết quả SAVY 2 (Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ hai) cho thấy, 73% vị thành niên và thanh niên có “gắn kết gia đình mạnh”. Điều này thể hiện ở chỗ có 85% đến 99% vị thành niên và thanh niên đồng ý hoặc đồng ý một phần với 5 nhận định theo hướng tích cực về sự gắn kết các thành viên trong gia đình, đó là “các thành viên trong gia
đình giúp đỡ nhau lúc khó khăn”, “các thành viên trong gia đình biết bạn thân của những thành viên khác”, “mọi người trong gia đình đối xử công bằng với nhau”, “trong gia đình, bạn thường được hỏi ý kiến và ý kiến của bạn được tôn trọng”. Đa số vị thành niên và thanh niên được hỏi cho rằng, mình có quan hệ rất tốt hoặc tốt với cha, mẹ. Những người cho rằng quan hệ “xấu” hoặc “rất xấu” với cha chỉ là 0,6% và 0,3%. Tỉ lệ này với mẹ là 0,2% và duy nhất có 1 người cho biết có quan hệ “rất xấu” với mẹ [Xem 7]. Điều này cho thấy, gia đình chính là một giá trị được tuyệt đại đa số thanh niên Việt Nam quan tâm nhất hơn bất cứ một giá trị nào trong cuộc sống hiện thực của họ. Về mối liên hệ giữa thanh niên với gia đình, có 32% nữ và 27% nam thanh niên từng sống xa gia đình từ 3 tháng trở lên, trong đó 46,2% là do đi học; 25,9% là do đi làm và 7,3% là do đi nghỉ hoặc du lịch. Theo SAVY2 có 38% thanh niên đã từng xa gia đình liên tục trên 1 tháng (trong khi ở SAVY1, con số này là 30%) với mục đích đi học và kiếm tiền [Xem 31]. Như vậy, xu hướng chung là thanh niên ngày càng sớm tách khỏi gia đình và tỷ lệ thanh niên từng sống xa gia đình từ 3 tháng trở lên ngày càng tăng. Đây sẽ là một trong những thách thức lớn đối với sự gắn kết giữa thanh niên với gia đình.
Với tư cách là “tế bào”, là thiết chế cơ bản của xã hội, gia đình là nơi nuôi dưỡng con người về thể chất và tinh thần, thông qua đó mà các giá trị đạo đức của dân tộc được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, gia đình có vai trò quan trọng trong việc duy trì, gìn giữ và lưu truyền các giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc và động viên các thành viên của mình phấn đấu theo đúng chuẩn mực xã hội. Con người tiếp thu văn hóa từ gia đình. Cha mẹ là những người thầy đầu tiên tạo dấu ấn cho tâm hồn, cảm xúc, tư duy, nhân cách, đạo đức của trẻ. Từ dấu ấn ban đầu ấy, con người có nền tảng để phát triển. Cùng với việc động viên, tạo điều kiện cho con cái học tập, nâng cao trình độ kiến thức, cha mẹ còn truyền thụ cho con cái những
nét đẹp quí giá về truyền thống văn hóa dân tộc, truyền thống dòng họ. Từ đó, bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tính cộng đồng, tình yêu thương con người, ý thức tự lập, tự cường. Đó là lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, sự tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa dân tộc đi liền với chống cái lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ. Như vậy, thanh niên hiện nay được thụ hưởng nhiều giá trị văn hóa truyền thống dân tộc từ gia đình.
Đồng thời, gia đình còn là một trong những yếu tố bảo vệ quan trọng nhất đối với thanh niên. Gia đình được coi là cội nguồn và chốn nương thân của mỗi người. Gia đình luôn mang lại cảm giác an toàn cho các thành viên của nó. Nhờ có mái ấm gia đình, trong cuộc sống căng thẳng, nhộn nhịp, con người vẫn luôn có chỗ dựa tình cảm từ những người thân thích, tìm thấy nguồn động viên, an ủi, chia sẻ của cha mẹ, vợ hoặc chồng. Gia đình với sự cố kết dựa trên quan hệ hôn nhân, huyết thống và tình nghĩa nên có thể khuyến khích các thành viên phấn đấu theo hướng tích cực, tiến bộ, tránh xa các khuynh hướng xấu, vượt qua những thất bại, vấp ngã, rủi ro. Trong cơ chế thị trường, nhiều yếu tố tiêu cực và các tệ nạn xã hội hàng ngày hàng giờ đang len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội. Và gia đình được xem là tấm lá chắn, phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội, giữ gìn hạnh phúc cho mỗi thành viên. Có thể nói, gia đình vừa là cái màng lọc mà thông qua đó thanh niên tiếp nhận một cách có chọn lọc những tác động văn hóa từ bên ngoài, vừa như cái lá chắn bảo vệ họ khỏi những tác động tiêu cực của xã hội. Vai trò to lớn của gia đình đối với sự phát triển nhân cách và lối sống của thanh niên còn được khẳng định hơn khi gia đình là nơi đáng tin cậy để họ tham vấn về một loạt các vấn đề quan yếu trong cuộc sống như các vấn đề sức khỏe, công việc, hôn nhân, tình yêu, tín ngưỡng tôn giáo… Theo kết quả
của SAVY2 thì gia đình là một trong những nguồn thông tin quan trọng mà qua đó vị thành niên và thanh niên có được những hiểu biết về nhiều khía cạnh của cuộc sống. Có 65% vị thành niên và thanh niên cho biết cha mẹ, anh, chị, em là nguồn thông tin chính mà họ nghe được về một trong các chủ đề như tuổi dậy thì/kinh nguyệt/mộng tinh, mang thai/kế hoạch hóa gia đình/các biện pháp tránh thai, tình dục, tình yêu và hôn nhân. Trong đó, họ nghe về hôn nhân là cao nhất (42%) và nghe về tình dục là thấp nhất (12%). Ở tất cả các chủ đề, nữ nghe từ gia đình nhiều hơn nam. [Xem 7] Tại Hội nghị công bố kết quả của SAVY 2, các chuyên gia nhận định, gia đình vẫn là chỗ dựa vững chắc cho thanh thiếu niên để thanh thiếu niên Việt Nam lạc quan và có nhiều niềm tin vào tương lai.
Tuy nhiên, gia đình và giáo dục gia đình cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống của thanh niên.
Ảnh hưởng tiêu cực của gia đình đối với sự hình thành, phát triển nhân cách và định hướng lối sống của thanh niên được thể hiện trong những phân tích về nguyên nhân phạm tội và sa vào tệ nạn xã hội của thanh niên. Theo kết quả khảo sát của Cục Phòng, Chống tệ nạn xã hội thì có tới 45,9 % số thanh niên nghiện ma túy cho biết họ không nhận được sự quan tâm của gia đình và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ không kiềm chế được bản thân, dẫn đến nghiện hoặc tái nghiện ma túy. Theo đó, có tới 39,5% số thanh niên nghiện ma túy cho biết cha mẹ và người thân trong gia đình không muốn biết họ đi đâu và làm gì vào buổi tối, và 25,3% cho biết bố mẹ chỉ hỏi han qua loa. Trong khi đó, có tới 58% số thanh niên này cho biết lý do nghiện ma túy của những người mà họ biết là do được gia đình quá nuông chiều, hoặc quan tâm không đúng cách. Có tới 50% số thanh niên nghiện ma túy cho rằng do thiếu việc làm, phải đi làm ăn xa nhà, thiếu sự quan tâm của gia đình nên đã bị vướng vào ma túy và một số tệ nạn khác. Hầu hết những người sa vào tệ
nạn mại dâm đều có gia đình trong trạng thái không hòa thuận, không lành mạnh. Có tới 43% số gái mại dâm cho biết gia đình họ “không bình thường, không phải là tổ ấm”, 10% cho biết gia đình họ thường có bất hòa, xung đột, 9% cho biết gia đình họ thường có xung đột mạnh, trong khi chỉ có 38% cho biết gia đình họ ở trong trạng thái bình thường. [Xem 16]
Như vậy, phần lớn thanh niên sa vào tội phạm, tệ nạn xã hội hoặc lựa chọn các xu hướng lối sống tiêu cực, sa đọa như buông thả bản thân, nghiện game online, thác loạn, thờ ơ vô cảm, hành xử hung bạo đều thiếu sự quan tâm, quản lý và giáo dục của gia đình. Có thể chia thành những trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất là: những thanh niên xuất thân từ các gia đình mà chính ông bà, cha mẹ của họ đã phạm tội hoặc sa vào các tệ nạn xã hội như buôn lậu ma túy, nghiện ma túy, tổ chức mại dâm, cầm đầu băng nhóm phạm tội, ngoại tình, loạn luân… thì họ rất dễ bị sa vào lối sống tiêu cực như sự nối
tiếp tự nhiên truyền thống gia đình. Điển hình nhất là vụ “mẹ ép con gái ruột
bán dâm”, Gia đình trùm ma túy Trịnh Nguyên Thủy có ba đời nối nghiệp buôn ma túy…mà gần đây báo giới báo chí thường xuyên phản ánh. [Xem 57] Phân tích về nguyên nhân khiến một số thanh thiếu niên phạm tội có xu hướng tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây, Thứ trưởng trường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết: “Kết quả điều tra những năm gần đây cho thấy 38,8% người chưa thành niên vi phạm pháp luật xuất thân từ những gia đình có cha mẹ làm nghề buôn bán; trong đó số trẻ em được trực tiếp phỏng vấn có 52,4% là đang sống với cha mẹ, được cha mẹ nuôi dưỡng, số còn lại là sống trong hoàn cảnh gia đình không bình thường: 12% chỉ sống với mẹ, 4% chỉ sống với bố, 3,1% sống với cha mẹ kế, 9,03% sống với người khác. Trong số người chưa thành niên vi phạm pháp luật có tới 17% là những kẻ lang thang, vô gia cư; 71,37% số trẻ thành niên vi phạm pháp luật trả lời không nhận được sự quan tâm, chăm sóc đầy đủ của cha mẹ và gia đình” [2].
Trường hợp thứ hai là: gia đình bỏ mặc, không quan tâm đến con cái.
Có những gia đình khá sung túc, nhưng do bố mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền hoặc có những gia đình do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn nên bố mẹ không thể nuôi dạy, quan tâm đến con cái. Dưới đây là dòng tâm sự của một số em:
“Tưởng Như Phan ngồi chơi với các bạn, thầy định mời em ra ngoài để bắt đầu giờ dạy, nhưng thật bất ngờ, Như Phan nói rằng em là học sinh của lớp này. Một tuần sau, thầy Phúc mới biết được lý do mà Phan đăng ký học phụ đạo: em muốn ở lại trường để được nói chuyện với bạn bè, thay vì về nhà lủi thủi trong căn nhà đầy đủ tiện nghi nhưng chỉ có em và người giúp việc.
Tâm sự với giáo viên chủ nhiệm, Phan kể bố em là một doanh nhân trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mẹ là đại gia bất động sản. Những bận rộn của công việc, những buổi tiệc tùng đã lôi cuốn bố mẹ em ra khỏi nhà suốt ngày. Phan nói : “Mỗi ngày em chỉ thấy mặt bố mẹ đúng 30 phút buổi sáng, trước giờ em đến trường. Nhiều khi thấy các bạn có bố mẹ đón đưa, em chỉ mong sao mình được một lần như thế...”
Cẩm Tuyết -học sinh một trường THCS ở Quận 1 - tâm sự với chuyên viên tư vấn : "Cô ơi, nhiều bạn trong lớp con cứ nghĩ là con sướng. Quả thực con đầy đủ về vật chất, có rất nhiều bạn trong lớp mơ ước được như con. Bố mẹ rất chiều con, con muốn gì được nấy, nhưng các bạn đâu hiểu con đang chán đến mức nào. Con ở trong nhà mình mà cứ như ở khách sạn. Con đi học về, cơm đã được người giúp việc dọn sẵn, một mình con ngồi vào bàn ăn qua loa vài miếng, rồi về phòng xem tivi, lên mạng chat, chơi game, rồi ngủ... Nhiều khi con muốn bỏ nhà đi bụi để cha mẹ phải nhớ đến con. Bố con bận đi nhà hàng tiếp khách, đi bar. Nhiều khi bố về đến nhà thì đã sang ngày mới rồi. Mẹ con cũng thế, mẹ bận đi bơi, đi spa, tập thể dục thẩm mỹ, cùng bố đến vũ trường. Mẹ nói phải làm như thế mới giữ được bố. Có khi cả tuần liền con không gặp bố mẹ. Tiền học, tiền tiêu vặt.. mẹ để sẵn trên bàn cho con, khi nào
hết thì con phone cho mẹ. Có những lúc con ước gì nhà con nghèo như lúc trước, như thế con lại thấy sướng hơn cô ơi !"
Không giống như Như Phan và Cẩm Tuyết, kinh tế gia đình Thủy Tú cũng chỉ ở mức đủ sống qua ngày. Bố em là tài xế taxi, mẹ mua bán nhỏ ở chợ Gò Vấp. Nhưng rất ít khi gia đình em có những giây phút quây quần bên nhau . Bố suốt ngày chạy xe ngoài đường, tối về lại tụ tập nhậu hoặc chơi cờ cá ngựa với mấy ông bạn cùng xóm đến khuya, Mẹ thì lo đi lấy hàng, kiểm tiền, chuẩn bị hàng hóa, tám chuyện với mấy bà hàng xóm. Cơm nấu xong, ai đói thì tự xúc ra tô và ăn một mình.
Bữa nào bận quá thì mẹ lại giúi cho em mấy chục ngàn để ra đầu hẻm, muốn ăn gì thì ăn. Thế nên tối nào Thủy Tú cũng có mặt tại tiệm internet gần nhà để chat qua mạng hoặc chơi game. Có những buổi em đi ăn, đi chơi với bạn rồi ngủ lại nhà bạn mà cũng chẳng nghe ba mẹ nói gì. Bố mẹ em lại còn cho đó là lối sống công nghiệp và hiện đại (?).” [Xem 48]
Trong cuộc điều tra SAVY2, sự gắn kết gia đình tỏ ra có nhiều cải thiện", nhưng giới trẻ ngày nay có xu hướng ít tâm sự khó khăn của mình, đặc biệt là các câu chuyện tình yêu, tình dục, hôn nhân với các thành viên trong gia đình hơn. Thậm chí, có những khía cạnh trong mối quan hệ này không có lợi cho sự phát triển nhân cách của vị thành niên. Mặc dù có mức độ gắn kết