1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn từ các nguyên liệu địa phương để chăn nuôi đà điểu sinh sản đạt hiệu quả kinh tế

10 451 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 357,8 KB

Nội dung

Nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn từ các nguyên liệu địa phương để chăn nuôi đà điểu sinh sản đạt hiệu quả kinh tế Hoàng Văn Lộc, Phùng Đức Tiến và Nguyễn Thị Hoà, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương Tóm tắt Thí nghiệm xây dựng khẩu phần ăn từ các nguyên liệu địa phương nuôi đà điểu sinh sản được triển khai ở 2 trại: Trại đà điểu Hoà Vang Đà Nẵng và Trại đà điểu Ninh Hoà Khánh Hoà từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2009. Thí nghiêm bố thí theo mô hình phân lô so sánh một nhân tố hoàn toàn ngầu nhiên. Khẩu phần thức ăn từ các nguyên liệu địa phương nuôi đà điểu sinh sản so với khẩu phần thức ăn công nghiệp cho thấy các nguyên liệu địa phương thơm ngon, đa dạng đáp ứng đầy đủ yêu cầu về giá trị dinh dưỡng cho nên nuôi đà điểu sinh sản ở địa phương là phù hợp cho hiệu quả kinh tế tốt về năng suất trứng đạt 39.30-41.55 quả/mái/năm; tỷ lệ phôi đạt 75.9-77.9%; tỷ lệ nở đạt 68.90-71.08% và số con/mái đạt 19.22-21.58 các chỉ tiêu này cao hơn khẩu phần thức ăn công nghiệp về năng suất trứng từ 1.3 -2 quả, tỷ lệ phôi từ 1,4-1,7% và số con/mái từ 1,8-2,5 con góp phần giám giá thành chi phí thức ăn/ trứng giống là 17.230đ -18.030 đồng và đà điểu con giống là 51.780 -52.440đồng. 1. Đặt vấn đề Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi đà điểu. Trung Tâm Nghiên cứu Gia Cầm thuỵ Phương đã chuyển giao được hơn 10 nghìn con giống vào sản xuất và đã từng bước hoàn thiện được quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình thú y phòng bệnh, quy trình ấp trứng đà điểu. Hiện nay đà điểu được nuôi rộng rãi ở khắp các vùng miền trên cả nước. Thức ăn dùng cho chúng chủ yếu dựa theo các khuyến cáo từ tài liệu tham khảo của nước ngoài và dùng chủ yếu thức ăn công nghiệp của gia cầm nên giá thành/1kg thức ăn nuôi đà điểu rất cao. Trong khi thức ăn chăn nuôi luôn là một vấn đề nóng bỏng, bức xúc lớn nhất là nguyên liệu chế biến phải phụ thuộc vào nguyên liệu ngoại nhập tới 70% thì thức ăn chăn nuôi trong nước, tận dụng các phụ phẩm từ nguyên liệu địa phương phối chế để chăn nuôi đà điểu vẫn còn bỏ ngỏ. Để ngành chăn nuôi đà điểu phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao đi đôi với việc tạo đàn giống tốt, an toàn dịch bệnh ngoài các công trình nghiên cứu khoa học về đặc điểm sinh vật học, di truyền chọn giống, các giải pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình thú y phòng bệnh. Thì việc tận dụng được các nguyên liệu địa phương xây dựng khẩu phần nuôi đà điểu làm giảm giá thành 1kg thức ăn hỗn hợp so với thức ăn công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi là vấn đề rất cần thiết. Từ những nhu cầu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài ‘’Xây dựng khẩu phần ăn phù hợp nuôi đà điểu sinh sản từ các nguyên liệu địa phương’’ víi mục tiêu: xây dựng được khẩu phần ăn nuôi đà điểu sinh sản từ nguyên liệu sẵn có ở địa phương. 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu: Đà điểu sinh sản nuôi đẻ năm thứ 4. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2009 2.2. Nội dung nghiên cứu Xây dựng khẩu phần ăn phù hợp (P, ME, Ca, P, Lizin, Methionin) nuôi đà điểu sinh sản từ các nguyên liệu thức ăn sẵn có tại các địa phương. 2.3. Địa điểm nghiên cứu Trại đà điểu Ninh Hòa – Khánh Hòa (thuộc Tổng công ty Khatoco - Khánh Việt) Trại đà điểu Hòa Vang (thuộc Công ty Minh Hưng - Đà Nẵng) 2.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp bố trí thí nghiệm Áp dụng mô hình một nhân tố, thí nghiệm được lặp lại 3 lần bố trí theo sơ đồ sau. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu Trại đà điểu Đà Nẵng Trại đà điểu Khánh Hòa Lô đối chứng (thức ăn công nghiệp) Lô thí nghiệm (thức ăn phối trộn nguyên liệu địa phương) Lô đối chứng (thức ăn công nghiệp) Lô thí nghiệm (thức ăn phối trộn nguyên liệu địa phương) Loại thức ăn Cám C64 của hãng Proconco ngô, thóc, bột sắn, khô đỗ tương, cám gạo, bột cá…và các khoáng vi lượng Cám C64 của hãng Proconco ngô, thóc, bột sắn, khô đỗ tương, cám gạo, bột cá…và các khoáng vi lượng Số con/lô (con) 30 30 30 30 Số lần lặp lại 3 3 3 3 Số con/lần lặp lại (con) 10 10 10 10 Mái/trống (con) 6/4 6/4 6/4 6/4 - Phương pháp lấy mẫu thức ăn Các nguyên liệu thức ăn được tiến hành lấy mẫu theo TCVN - 2001. Trước hết là lấy mẫu ban đầu, lấy mẫu chung, lấy mẫu bình quân rồi lấy mẫu phân tích. Mỗi mẫu lấy từ 200 – 500g tuỳ theo mục đích phân tích, ghi lại các chỉ số liên quan rồi gửi về phòng phân tích thức ăn của Viện chăn nuôi. - Phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn Trước khi phối hợp khẩu phần (KP), tất cả các nguyên liệu được sử dụng đều được lấy mẫu, phân tích xác định hàm lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu như : ẩm (TCVN-4326-2001), xơ thô (TCVN-4329-1993), mỡ thô (TCVN-4331-2001), protein thô (TCVN-4328-2001), canxi (TCVN-1526-1986), phốt pho (TCVN-1525-2001) và các axit amin (HPLC). Hàm lượng các axit amin tiêu hóa của các nguyên liệu được tính toán trên cơ sở sử dụng hệ số tiêu hóa của từng axit amin theo khuyến cáo của hãng AJINOMOTO cho gia cầm (Ajinomoto Animal Nutrition, 1998). Hàm lượng phốt pho dễ hấp thu của các nguyên liệu thức ăn được tính toán dựa trên cơ sở sử dụng hệ số tiêu hóa phốt pho theo khuyến cáo của INRA (2004). Các khẩu phần thức ăn được phối hợp bằng việc sử dụng phần mềm xây dựng khẩu phần tối ưu của wuffda – Hoa Kỳ. Hàm lượng canxi và phốt pho được điều chỉnh trên cơ sở tăng giảm tỷ lệ bột đá (CaCO3) và dicanxi phốt phát (CaHPO4) (bảng 1). Các khẩu phần đều được bổ sung premix vitamin-khoáng có tỷ lệ và thành phần như nhau để đảm bảo hàm lượng vitamin D3 trong khẩu phần là như nhau. Bảng 1. Chế độ dinh dưỡng nuôi đà điểu giai đoạn đẻ trứng. Chỉ tiêu Giá trị ME (kcal) 2610 Protein thô (%) 18 Lyzin (%) 1,23 Methionin (%) 0,4 Ca (%) 2,13 P (%) 0,89 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đà điểu sinh sản áp dụng theo quy trình đã khuyến cáo của Trung Tâm Nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phương (Tuyển tập Công trình NCKHCN Chăn nuôi gia cầm, an toàn thực phẩm và môi trường. Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội 2007). Thí nghiệm đảm bảo yếu tố đồng đều giữa các lô: về tuổi, chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng … Thức ăn xanh chúng tôi sử dụng cỏ hoa trắng và bèo tây; lượng ăn từ 1,6-1,8kg tương đương với thức ăn tinh 2.5. Các chỉ tiêu theo dõi - Khả năng sinh sản của đà điểu : Tỷ lệ đẻ, năng xuất trứng, tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở. - Khả năng thu nhận thức ăn + Tiêu tốn thức ăn /trứng và đà điểu con + Hiệu quả kinh tế 2.6. Phương pháp sử lý và phân tích số liệu Các số liệu thí nghiệm được xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 13.0. Các kết quả thí nghiệm trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số chuẩn (SE). Student - T-Test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi giá trị P nhỏ hơn 0,05. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Khẩu phần thức ăn nuôi đà điểu sinh sản Từ các nguyên liệu sẵn có tại địa phương với 12 thành phần nguyên liệu thức ăn áp dụng phần mềm wuffda - Hoa kỳ lên được khẩu phần ăn nuôi đà điểu sinh sản như sau. Bảng 1. Khẩu phần thức ăn nuôi đà điểu sinh sản từ các nguyên liệu địa phương TT Nguyên liệu Đơn vị tính Giá trị 1 Ngô % 25 2 Thóc % 20 3 Cám gạo % 14 4 Khô đỗ tương % 21 5 Sắn xay khô cả vỏ % 7 7 Dicanxiphotphat % 2 8 Bột vỏ sò % 3.5 9 Bột cá % 7 10 Premixvitamin % 0.2 11 Lyzine % 0.1 12 Methionine % 0.2 Tæng % 100.0 Gi¸ trÞ dinh d-ìng 1 ME % 2610 2 Protein % 18 3 Xơ thô % 6.52 4 Mì % 4.43 5 Ca % 2.13 6 P % 0.89 7 Lys % 1.23 8 Met % 0.39 Đơn giá 1000 đ 5616,29 Như vậy, khẩu phần thức ăn phối trộn từ các nguyên liệu địa phương đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu về giá trị dinh dưỡng nuôi đà điểu sinh sản theo khuyến cáo. Đặc biệt đã khống chế được tỷ lệ ca/p ở mức 2.1/0.89 so với thức ăn công nghiệp. Bảng 2. Khẩu phần thức ăn nuôi đà điểu sinh sản từ thức ăn công nghiệp C64 con cò TT Nguyên liệu Đơn vị tính Giá trị 1 C64 % 100 Tổng % 100.0 Giá trị dinh dưỡng 1 ME kcal /kg 2600 2 Protein % 18 3 Xơ thô % 6,0 4 Ca % 3-4.5 5 P % 0,4 6 Lys % 0,89 7 Met % 0,39 Đơn giá thức ăn 1000 đ/kg 6500,0 3.2. Tỷ lệ nuôi sống đà điểu sinh sản Bảng 3. Tỷ lệ nuôi sống đà điểu sinh sản (n=30 con / lô 10 ♂ +20 ♀) Nội dung Trại đà điểu Đà Nẵng Trại đà điểu khánh Hòa Đối chứng Thí nghiệm Đối chứng Thí nghiệm Số con đầu kỳ (con) 30 30 30 30 Số con chết (con) 0 0 0 0 Số con cuối kỳ (con) 30 30 30 30 Tỷ lệ nuôi sống (%) 100 100 100 100 Tỷ lệ nuôi sống của đà điểu sinh sản ở lô thí nghệm và lô đối chứng đều đạt 100%. Như vậy, khẩu phần thức ăn từ các nguyên liệu địa phương không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống. Kết quả theo dõi về tỷ lệ nuôi sống đà điểu sinh sản ngoài sản suất của chúng tôi đạt tương đương với tác giả Tuckwell & cs, (1997) [4] đã công bố đà điểu sinh sản có sức đề kháng tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh ít hơn nên tỷ lệ nuôi sống đạt cao 99 - 100%. 3.3. Khả năng thu nhận thức ăn tinh và xanh của đà điểu sinh s¶n Khác với nhiều loài gia cầm khác, bộ máy tiêu hoá của đà điểu có manh tràng chứa hệ vi sinh vật cộng sinh nên chúng có khả năng tận dụng được phần lớn các chất xơ trong khẩu phần thức ăn. Bổ xung thức ăn xanh với mục đích tăng tỷ lệ xơ trong khẩu phần, giảm giá thành chi phí thức ăn. Bảng 4. Khả năng thu nhận thức ăn tinh và xanh của đà điểu sinh sản (kg/con/ngày) (n=30 con / lô 10 ♂ +20 ♀) Tháng Trại đà điểu Đà Nẵng Trại đà điểu khánh Hòa Đối chứng Thí nghiệm Đối chứng Thí nghiệm TA tinh TA xanh TA tinh TA xanh TA tinh TA xanh TA tinh TA xanh 1 1,65 1,63 1,65 1,63 1,62 1,69 1,62 1,69 2 1,63 1,65 1,68 1,69 1,65 1,62 1,65 1,75 3 1,61 1,69 1,71 1,75 1,56 1,65 1,69 1,77 4 1,5 1,59 1,56 1,6 1,49 1,52 1,49 1,65 5 1,53 1,56 1,53 1,56 1,55 1,56 1,55 1,50 6 1,62 1,69 1,62 1,69 1,61 1,68 1,61 1,68 7 1,65 1,71 1,65 1,73 1,65 1,62 1,65 1,62 8 1,66 1,71 1,68 1,71 1,66 1,69 1,68 1,69 9 1,62 1,7 1,69 1,73 1,65 1,58 1,70 1,58 T.bình 1,61 1,66 1,64 1,67 1,60 1,62 1,63 1,66 Bảng 4 nhận thấy khả năng thu nhận thức ăn tinh và xanh của đà điểu ở cả lô đối chứng và thí nghiệm ở tháng bắt đầu vào đẻ đạt từ 1,62-1,65 kg thức ăn tinh; 1,63-1,69 kg thức ăn xanh Ở những tháng đẻ cao (tháng 4, 5) khả năng thu nhận thức ăn tinh và xanh giảm xuống còn 1,49-1,55 kg; 1,50-1,65 kg. Tính trung bình khả năng thu nhận thức ăn tinh và xanh của đà điểu ở cả 2 lô đối chứng và thí nghiệm đều đạt từ 1,60-1,64 kg thức ăn tinh và 1,62 -1,67 kg thức ăn xanh Theo kết quả nghiên cứu của Mackie, (1987) [3] đà điểu có khả năng sử dụng thức ăn xanh cho việc cung cấp năng lượng tốt hơn gia cầm. Tuy nhiên, lượng thức ăn xanh thu nhận vào quá nhiều > 2kg sẽ làm hạn chế lượng thức ăn tinh cũng như các chất dinh dưỡng khác dẫn đến tốc độ chuyển hoá của thức ăn qua các cơ quan tiêu hoá kém. Kết quả theo dõi lượng thức ăn xanh thu nhận của đà điểu trong thí nghiệm đã không vượt quá khuyến cáo của tác giả. Như vây, khẩu phần thức ăn từ nguyên liệu địa phương đảm bảo giá trị dinh dưỡng thơm ngon dễ hấp thu đà điểu có khả năng thu nhận thức ăn xanh từ 1,66 - 1,67 kg/con/ngày là phù hợp. 3.4. Khả năng sinh sản của đà điểu Đối đà điểu sinh sản thì năng suất trứng là chỉ tiêu quan trọng, chính vì thế mà các nhà chăn nuôi luôn chú ý đến chỉ tiêu này bằng các biện pháp kỹ thuật tác động để tăng năng suất trứng. Kết quả theo dõi năng suất trứng trong thí nghiệm được thể hiện ở bảng5. Bng 5. Nng sut trng v t l ca iu (n=30 con / lụ 10 +20 ) Thỏng trng Tri iu Nng Tri iu khỏnh Hũa i chng Thớ nghim i chng Thớ nghim NST (qu/mỏi ) T l (%) NST (qu/mỏi ) T l (%) NST (qu/mỏi ) T l (%) NST (qu/mỏi ) T l (%) 1 3,5 11,29 4,25 13,71 3,4 10,97 4,4 14,19 2 4,45 15,34 5 17,24 4,65 16,3 5,35 18,45 3 5,25 16,94 5,05 16,29 5,15 16,61 6,15 19,84 4 5,6 18,67 5,75 19,17 5,75 19,17 5,7 19,00 5 5,1 16,45 4,95 15,97 5,25 16,94 4,9 15,81 6 4,25 14,17 4,45 14,83 4,75 15,83 4,45 14,83 7 4,4 14,19 3,65 11,77 4,1 13,23 4,1 13,23 8 3,25 10,83 3,45 11,50 3,75 12,50 3,6 12,00 9 2,25 7,26 2,75 8,87 2,75 8,87 2,9 9,35 T l TB 14,09 a 14,56 b 14,65 a 15,39 b SEM - - 0,34 - - 0,35 P 0,018 0,001 NST TB/mỏi 38,05 a 39,30 b 39,55 a 41,55 b SEM 1,18 0,88 P 0,002 0,001 Khi tớnh trung bỡnh NST/mỏi cho mt v thỡ lụ cho n khu phn thớ nghim cú NST cao hn t 1,3 2 qu so vi i chng , phõn tớch s sai khỏc v nng xut trng gia cỏc lụ thỡ cú s sai khỏc (p<0,05). Nh vy, nuụi iu bng khu phn thc n t nguyờn liu a phng vn cho nng sut trng tt khụng thua kộm thc n cụng nghip. Đồ thị tỷ lệ đẻ trứng đà điểu 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tháng đẻ Tỷ lệ để (%) lô 1 Lô 2 Theo dừi t l ca iu sinh sn qua th nhn thy t l u tng dn v t nh cao thỏng th 3 v th 4 sau ú gim dn theo quy lut chung ca iu. Khi tớnh t l trung bỡnh ca c 2 lụ i chng v thớ nghim u t t 14,09 - 15,39%. Phõn tớch s sai khác về tỷ lệ đẻ giữa các lô đối chứng với thí nghiệm thì có sự sai khác (p<0,05). Như vậy, các nguyên liệu phối trộn từ địa phương có ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ. Bảng 6. Tỷ lệ phôi và kết quả ấp nở Các chỉ tiêu theo dõi ĐVT Trại đà điểu Đà Nẵng Trại đà điểu khánh Hòa Chênh lệch ĐC /TN Đối chứng Thí nghiệm Đối chứng Thí nghiệm Đà Nẵng Khánh Hoà Tổng trứng ấp quả 700 735 736 779 Tỷ lệ trứng chọn ấp % 92 93.5 93 93,8 - - Tỷ lệ phôi /trứng ấp % 74,5 75,9 76,2 77,9 1,4 1,7 SEM 2,16 1,673 P 0,74 0,83 Số con nở con 349 384 381 432 - - Tỷ lệ nở % 66,9 68,9 67,9 71,08 2,0 3,2 Số con /mái con 17,45 19,22 19,03 21,58 1,8 2,5 Xây dựng khẩu phần thức ăn nuôi đà điểu sinh sản tận dụng các nguyên liệu sẵn có từ địa phương cho thấy: Mặc dù năng xuất trứng/mái của lô thí nghiệm chỉ đạt được từ 1,3-2 quả so với lô đối chứng nhưng lô thí nghiệm lại có ảnh hưởng đến kết quả ấp nở: Qua theo dõi ấp nở nhận thấy ở lô thí nghiệm đã khống chế được tỷ lệ ca/p trong khẩu phần nên trứng có vỏ mỏng và dễ nở hơn dẫn đến tỷ lệ nở đạt cao hơn từ 2-3,2%. Đặc biệt chỉ tiêu quan trọng cuối cùng là số con nở ra/mái đạt cao hơn từ 1,8-2,5 con, chỉ tiêu này quyết định cuối cùng đến hiệu quả kinh tế. Như vậy, áp dụng khẩu phần thức ăn phối trộn từ các nguyên liệu địa phương đều cho kết quả tốt. 3.5. Hiệu quả kinh tế Bảng 7. Hiệu quả kinh tế (n=30 con /lô 10 ♂ +20 ♀)) Các chỉ tiêu theo dõi ĐVT Trại đà điểu Đà Nẵng Trại đà điểu khánh Hòa Chênh lêch ĐC/TN Đối chứng Thí nghiệm Đối chứng Thí nghiệm Tiêu tốn TĂ tinh/trứng kg 17,39 17,15 16,63 16,12 -0.24 -0.50 Tiêu tốn TĂ xanh/trứng kg 17,93 17,46 16,83 16,42 TTTĂ tinh/con kg 37,93 35,08 34,55 31,04 -2,85 -3,51 TTTĂ xanh/con kg 39,10 35,72 34,99 31,61 Giá thành thức ăn tinh 1000đ 6,5 5,6 6,5 5,6 Giá thành thức ăn xanh 1000đ 0,5 0,5 0,5 0,5 Chi phí tă tinh và xanh/tr.giống 1000đ 122 104,77 116,51 98,482 -17,23 -18,03 Chi phí TĂ tinh và xanh/đà điểu con 1000đ 266,095 214,308 242,07 189,629 -51,78 -52,44 Hiệu quả kinh tế của lô thí nghiệm đạt được như sau: Tiêu tốn thức ăn tinh /trứng là 16,12 – 17,15 kg. Tiêu tốn thức ăn tinh/con là 31,04 và 35,08 kg. Chi phí thức ăn/ trứng giống và đà điểu con từ 101,58 – 108,05 nghìn đồng. So sánh hiệu quả kinh tế về tiêu tốn thức ăn/trứng của lô thí nghiệm so với lô đối chứng thì thấp hơn từ 0,24-0,50 kg/trứng và 2,85 – 3,51 kg/đà điểu con góp phần giảm chi phí giá thành sản phẩm/đà điểu con xuống từ 51.78 – 52.44 nghìn đồng. Như vậy, tận dụng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương phối trộn khẩu phần thức ăn nuôi đà điểu sinh sản cho kết quả tốt mà lại giảm giá thành thức ăn. 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Nuôi đà điểu sinh sản thí nghiệm bằng khẩu phần thức ăn phối trộn từ các nguyên liệu địa phương cho tỷ lệ nuôi sống đạt 100%. Lượng thức ăn tinh và xanh thu nhận từ 1,63-1,64kg; từ 1,66-1,67kg. Tỷ lệ phôi đạt từ 75,9 -77,9%; tỷ lệ nở/phôi đều đạt từ 68,90 - 71,08%; năng suất trứng/mái tăng 1,32-2 quả. Số đà điểu giống nở/mái tăng 2-3,2 con . Tiêu tốn thức ăn/trứng giảm thấp hơn từ 0,24-0,50 kg,. góp phần hạ giá thành sản phẩm xuống từ 17,23 và 18,03 nghìn đồng/trứng. Tiêu tốn thức ăn/con đà điểu giống giảm thấp hơn 2,85 – 3,51 kg, góp phần hạ giá thành sản phẩm xuống từ 51,78 – 52,45 nghìn đồng/con. 4.2. Đề nghị Kính đề nghị hội đồng cho phép áp dụng khẩu phần thức ăn phối chế từ nguyên liệu địa phương (ngô, thóc, bột sắn, khô đỗ tương, cám gạo, bột cá, lyzin, methionin và khoáng vi lượng) vào sản xuất nuôi đà điểu sinh sản. Tài liệu tham khảo 1. Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Nguyễn Thị Hòa và CS. Nghiên cứu mức protein và một số axit amin quan trọng trong khẩu phần thức ăn nuôi đà điểu sinh sản giai đoạn đẻ trứng. Tuyển tập Công trình NCKHCN Chăn nuôi gia cầm, an toàn thực phẩm và môi trường. Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội 2007. 2. Phùng Đức Tiến, Hoàng Văn Lộc, Lê Văn Thực và CS. Nghiên cứu xác định các nguồn thức ăn xanh và tỷ lệ thức ăn tinh /xanh nuôi đà điểu sinh sản giai đoạn đẻ trứng. Tuyển tập Công trình NCKHCN Chăn nuôi gia cầm, an toàn thực phẩm và môi trường. Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội 2007. 3. Macker. I, (1987). Tiêu hoá cỏ tươi dạng vi khuẩn ở loài ăn cỏ trong dinh dưỡng loài ăn cỏ (Hacker vat ternouth hiệu đính). Academic press Australia, Warrichville, new south wales. 4. Tuckwell, (1997). ‘’Cost analysis of ostrich farming – crucial budgeting criteria’’, proceeding: Look beond our Shores, Australia Phô lôc. Giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn trong khẩu phần Nguyên liệu Năng lượng (ME) Protei n thô (%) Xơ thô (%) Ca (%) P (%) Lysine (%) Methionin (%) Ngô 3200 7.46 1.32 0.11 0.32 0.17 0.10 Thúc 2650 6.92 9.17 0.24 0.28 0.36 0.17 Cám gạo 1700 10.77 18.55 0.32 1.24 0.28 0.17 Khô đỗ tương 2980 48.76 6.62 0.35 0.65 2.67 0.72 Sắn xay khô cả vỏ 3100 3.98 2.48 0.31 0.13 0.13 0.049 Bột cá 2850 46 1.06 5.52 2.53 4.21 1.45 . Nghiên cứu xây dựng khẩu phần ăn từ các nguyên liệu địa phương để chăn nuôi đà điểu sinh sản đạt hiệu quả kinh tế Hoàng Văn Lộc, Phùng Đức Tiến và Nguyễn Thị Hoà, Trung tâm Nghiên cứu. sinh sản từ các nguyên liệu địa phương ’ víi mục tiêu: xây dựng được khẩu phần ăn nuôi đà điểu sinh sản từ nguyên liệu sẵn có ở địa phương. 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1 thức ăn nuôi đà điểu sinh sản Từ các nguyên liệu sẵn có tại địa phương với 12 thành phần nguyên liệu thức ăn áp dụng phần mềm wuffda - Hoa kỳ lên được khẩu phần ăn nuôi đà điểu sinh sản

Ngày đăng: 18/05/2015, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w