1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn ngân hàng quốc tế thị trường eurocurrency và vay nợ quốc tế

41 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 418 KB

Nội dung

Thị trường Eurocurrency Eurocurrency Market Thị trường Eurocurrency được định nghĩa là thị trường của các ngân hàng hảingoại Eurobanks trong lĩnh vực huy động và cho vay ngắn hạn các đồn

Trang 1

THỊ TRƯỜNG EUROCURRENCY VÀ VAY NỢ QUỐC TẾ

là do sự tồn tại và phát triển của Eurocurrency và thị trường Eurocurrency

Eurocurrency được hiểu là tiền gửi bằng các đồng tiền khác nhau trên tàikhoản của các ngân hàng nằm ngoài nước phát hành đồng tiền đó Eurocurrency cònđược gọi là đồng tiền hải ngoại

Vì các ngân hàng nằm ngoài nước phát hành (các Eurobank) không chịu sựchi phối bởi các quy định của Ngân hàng Trung ương (NHTW) phát hành đồng tiềnEurocurrency, nên các Eurocurrency được coi là đồng tiền quốc gia lưu hành “bênngoài” nước phát hành

Ví dụ: Những đồng USD nằm trên tài khoản của ngân hàng Việt Nam tại ViệtNam hoặc do các ngân hàng Việt Nam mở tại các ngân hàng đại lý Mỹ gọi làEurodollars; hay những đồng yên Nhật nằm trên tài khoản của một ngân hàngSingapore tại Singapore hoặc do các ngân hàng Singapore mở tại các ngân hàng đại

lý Nhật gọi là Euroyens…

Cần phải lưu ý rằng, tiền tố “Euro-” ở đây chỉ là cách gọi quy ước, không phải

là chỉ tính từ về châu Âu

2 Thị trường Eurocurrency (Eurocurrency Market)

Thị trường Eurocurrency được định nghĩa là thị trường của các ngân hàng hảingoại (Eurobanks) trong lĩnh vực huy động và cho vay ngắn hạn các đồng tiền lưu

thông bên ngoài nước phát hành Thị trường Eurocurrency còn được gọi là thị

trường hải ngoại (Offshore market) Thị trường Eurocurrency là một bộ phận của thịtrường tiền tệ quốc tế, tồn tại bên cạnh thị trường ngoại hối Trên thực tế, thị trường

Trang 2

Eurocurrency được cấu thành từ hoạt động nhận tiền gửi và hoạt động cho vay ngắnhạn

Trên thị trường Eurocurrency, quan trọng nhất là thị trường Eurodollars bởihoạt động của thị trường Eurodollars hiện chiếm đến 65-70% trên tổng doanh sốhoạt động của toàn thị trường Eurocurrency Chính vì vậy theo nghĩa hẹp khi nói đếnthị trường Eurocurrency thì người ta hiểu đó là thị trường Eurodollars

Trên 90% tiền gửi Eurodollars là tiền gửi có kỳ hạn, với hơn một nửa là cácgiấy chứng nhận tiền gửi với kỳ hạn thanh toán 30 ngày hoặc hơn thế Tổng số tiềnEurodollars lưu thông hiện nay khoảng 4,4 ngàn tỉ USD, khiến cho thị trườngEurodollars là một trong những thị trường tài chính quan trọng nhất trong kinh tế thếgiới

Vì sao các công ty đa quốc gia của Mỹ muốn giữ tiền gửi USD ở các ngânhàng bên ngoài nước Mỹ? Trước hết, đồng USD là đồng tiền được dùng rộng rãinhất trong mậu dịch quốc tế, do đó họ có thể muốn có USD để thực hiện các giaodịch quốc tế của mình Thứ hai, Eurodollars không phải là đối tượng của những quyđịnh ví dụ như những đòi hỏi về dự trữ hoặc các hạn chế (được gọi là những kiểmsoát vốn) từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) như khi đồng tiền đó được gửi ở nướcnày

Quy mô giao dịch tối thiểu trên thị trường Eurodollars là 1 triệu USD và 75%tiền gửi bằng Eurodollars được các ngân hàng nắm giữ Thị trường Eurodollars lànguồn vốn quan trọng của các ngân hàng Mỹ, hiện nay họ đã vay tới trên 100 tỉ USD

từ những khoản tiền gửi này Đáng lẽ sử dụng người môi giới và vay toàn bộ tiền gửi

từ ngân hàng nước ngoài, thì các ngân hàng Mỹ lại quyết định kiếm được nhiều lợinhuận hơn bằng cách mở chi nhánh ở nước ngoài để thu hút chúng Kết quả là thịtrường Eurodollars đã trở thành một đòn bẩy quan trọng đối với các ngân hàng Mỹ ởnước ngoài

Thị trường Eurocurrency chủ yếu tập trung ở các trung tâm tài chính lớn trênthế giới như: New York, London, Paris, Madrid, Tokyo, Singapore, HongKong…

Trang 3

Trong thực tế, các Eurobanks/Offshore banks thông thường là một bộ phậncủa các ngân hàng quốc tế (international banks), thực hiện chức năng kinh doanhEurocurrency Sự di chuyển của những đồng bản tệ từ hệ thống ngân hàng nội địasang các Eurobanks gọi là di chuyển từ lưu thông nội địa sang lưu thông hải ngoại.

b Cơ chế hoạt động của Eurobank

Các ngân hàng liên kết với nhau qua một mạng lưới thông tin vệ tinh đặc biệtgọi là Swift Hệ thống Swift kết nối hơn 900 ngân hàng, các công ty môi giới và cácđịnh chế tài chính phi ngân hàng trên thế giới và làm cho việc truyền tải thông tin tàichính dễ dàng hơn với một mẫu (form) chuẩn làm giảm bớt sai sót gây ra do sử dụngcác loại ngôn ngữ và thông lệ ngân hàng khác nhau

Việc xử lý thông tin và liên lạc này đã mở ra một bước ngoặt, khi khoảng cách

về địa lý không còn là vấn đề khó khăn Mạng lưới các ngân hàng hoạt động dướicác hình thức như ngân hàng đại lý, văn phòng đại diện, chi nhánh, chi nhánh nướcngoài và công ty con ngày càng phát triển để bảo đảm các giao dịch có thể được khaithác ở mức tối đa và đa dạng hóa các giao dịch Kết quả là tạo ra một hệ thống hợpnhất nơi mà khó để phân biệt đâu là nơi bắt đầu và đâu là nơi kết thúc

c Các công cụ tài chính của Eurobank

 Nghiệp vụ nhận tiền gửi

Trang 4

Trên thị trường tiền tệ bán buôn, các Eurobank nhận tiền gửi có kỳ hạn vàphát hành chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng.

Lãi suất tiền gửi được niêm yết tương ứng với các kỳ hạn từ 1 ngày tới vàinăm, tuy nhiên kỳ hạn chuẩn mực là 1, 2, 3, 6, 9 và 12 tháng

Eurobank huy động dưới dạng chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá tối thiểu là500.000 USD, thông thường là 1 triệu USD Đồng thời, chứng chỉ tiền gửi có khảnăng lưu thông nên người gửi dễ dàng bán lại trên thị trường nếu cần vốn trước khiđến hạn

 Nghiệp vụ tạo tiền

Thị trường Eurocurency có khả năng tạo tiền ghi sổ trên tài khoản tiền gửithanh toán của khách hàng thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán

 Nghiệp vụ tín dụng

Là khoản vay mà các Eurobank cấp cho các doanh nghiệp, chính phủ, các tổchức quốc tế Các khoản vay này được thể hiện bằng loại tiền không phải là đồngbản tệ của quốc gia mà Eurobank đóng trụ sở, do các khoản vay này thường lớn đốivới một ngân hàng, nên các Eurobank thường liên kết nhau thành một tổ chức đồngtài trợ để chia sẻ rủi ro

Mức lãi suất quan trọng nhất trên thị trường Eurobank là lãi suất cho vay liênngân hàng tại London (LIBOR), lãi suất chuẩn thường sử dụng là 6 tháng Nhữngngười đi vay phi ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn LIBOR, mức chênh lệch phụthuộc vào hệ số tín nhiệm của người vay và các chi phí giao dịch của Eurobank.Ngược lại, người có tiền gửi chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn LIBOR

Ngoài ra, phổ biến hơn có lãi suất thả nổi với khoản tiền gửi hay cho vay từ 6tháng trở lên và được điều chỉnh định kỳ 3 hay 6 tháng/lần

d Đặc điểm các tài sản Nợ của các Eurobank

- Là các khoản tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn, chứ không phải là tiềngửi thanh toán

Trang 5

- Tiền gửi Eurocurrency mang tính linh hoạt cao Kỳ hạn tiền gửi Eurocurrencyphần lớn là một ngày cho đến vài tháng Khoảng 1/3 số tiền gửi có kỳ hạn khôngquá 8 ngày, và gần 90% có kỳ hạn không quá 6 tháng Rất ít tiền gửi có kỳ hạnquá một năm.

- Các khoản tiền gửi Eurocurrency được tạo ra khi một Eurobank nhận tiền gửi

kỳ hạn từ khách hàng và chuyển số tiền gửi đó sang một Eurobank khác Sự thayđổi quyền sở hữu khoản tiền gửi ban đầu được ghi chép trong sổ sách của mộtngân hàng trong nước Khoản tiền gửi Eurodeposit đầu tiên được tạo ra bằng việcchuyển số tiền gửi từ một ngân hàng trong nước sang một Eurobank

- Các Eurobanks có thể phát hành các NCD - chứng chỉ tiền gửi có thể chuyểnnhượng (Negotiable Certificate of Deposit) Đây thực sự là phương thức các ngânhàng Eurobank ưa chuộng hơn cả nhằm huy động vốn cho vay, do tiền gửi dướihình thức này ngày càng có khuynh hướng kéo dài thời hạn và lãi suất của nóthường thấp hơn lãi suất liên ngân hàng Mệnh giá NCD tối thiểu là 500.000USD, song phổ biến là ở mức 1.000.000 USD hoặc lớn hơn nữa

e Đặc điểm các tài sản Có của Eurobank

Các ngân hàng Eurobank cho các khách hàng của mình (các Eurobank kháchoặc các công ty đa quốc gia) vay vốn Eurocurrency thông qua hai công cụ chính:hạn mức tín dụng và cam kết tín dụng tuần hoàn

 Hạn mức tín dụng Eurocurrency (Eurocurrency line): là hạn mức Eurobankxem xét và cấp cho khách hàng của mình Khách hàng có thể vay vốn ngắnhạn trong phạm vi hạn mức như vậy Hạn mức tín dụng có thể được điềuchỉnh hằng năm

 Các cam kết tín dụng tuần hoàn (revolving commitments): là cam kết trong đóEurobank đồng ý cho một khách hàng vay vốn bằng Eurocurrency bằng cáchquay vòng khoản vay trong thời hạn từ 3 đến 5 năm Ví dụ, một công ty có thể

Trang 6

vay mới bằng cách quay vòng các khoản vay 180 ngày vào ngày đáo hạn vớimức lãi suất phổ biến vào ngày đáo hạn.

Ngoài ra, dùng vốn Eurocurrency, các Eurobank có thể tham gia vào các giaodịch cho vay đồng tài trợ (syndicated loan) Các khoản cho vay đồng tài trợ là dàihạn theo hợp đồng Tuy nhiên lãi suất được điều chỉnh theo kỳ hạn 3 tháng hay 6tháng

Các hoạt động của Eurobanks trên thị trường Eurocurrency gọi làEurobanking Eurobanking là hoạt động kinh doanh ngân hàng, trong đó ngân hàngnhận tiền gửi và cho vay ngắn hạn bằng các đồng tiền Eurocurrency Hoạt động kinhdoanh ngân hàng quốc tế liên quan đến các giao dịch với người không cư trú bằngđồng bản tệ và ngoại tệ, cũng như các giao dịch với người cư trú trong nước bằngđồng ngoại tệ Vì thế, Eurobanking chỉ là một phần hoạt động trong các hoạt độngkinh doanh ngân hàng quốc tế

II Lịch sử hình thành và phát triển thị trường Eurocurrency

1 Lịch sử hình thành

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, lượng USD ở nước ngoài tăng lênrất nhanh Đây là hệ quả của kế hoạch Marshall và việc nhập khẩu quá mức vào Mỹ

- là một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới sau khi hòa bình được tái thiết

ở châu Âu Chính vì vậy có một lượng lớn đồng USD được nắm giữ bởi các ngânhàng ngoài nước Mỹ Đây cũng là giai đoạn thế giới tồn tại hai phe đối nghịch nhau

cả về kinh tế, chính trị lẫn quân sự là phe Tư bản chủ nghĩa (đứng đầu là Mỹ) và phe

Xã hội chủ nghĩa (đứng đầu là Liên Xô) Các nước trong khối XHCN cũng đã xuấtkhẩu một lượng lớn hàng hóa sang Mỹ nên có lượng dự trữ USD khá lớn đang gửitại nước Mỹ và được bảo đảm bằng các giấy chứng nhận

Giai đoạn đầu những năm 1950 là cao trào của cuộc chiến tranh lạnh giữa haiphe Các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô đã tích lũy được một số lượng lớn USDtrong tài khoản tại các ngân hàng ở Mỹ nhờ vào các hoạt động xuất khẩu (khoángsản) Sự căng thẳng giữa hai khối lên đến tột đỉnh sau khi Liên Xô đưa quân vào

Trang 7

Hungary vào năm 1956 Các nước phương Tây lên án mạnh mẽ hành động này và vìvậy, Liên Xô lo sợ rằng lượng tiền USD của họ đang gửi tại các ngân hàng Mỹ sẽ bịchính phủ Mỹ phong tỏa (làm tê liệt), nên tìm cách chuyển các khoản tiền gửi nàysang châu Âu - nơi chúng sẽ tránh được sự tước đoạt (Sự lo lắng này không phải làkhông có cơ sở nếu chúng ta xét cuộc phong tỏa tài sản của Iran do Mỹ thực hiệnnăm 1979 và sau đó là Iraq năm 1990) Đây là thời hoàng kim của USD, nên dùmuốn dù không các nước XHCN buộc phải chấp nhận đồng USD nếu muốn làm ăn,kinh doanh với phương Tây Một mặt, Liên Xô phải tìm cách chuyển tiền gửi từ Mỹ

về châu Âu nhưng họ vẫn muốn giữ những khoản tiền này bằng đồng USD để dễdàng sử dụng trong các giao dịch quốc tế Cách giải quyết vấn đề này là chuyển cácmón tiền gửi tới các ngân hàng đặt tại châu Âu nhưng vẫn giữ tên gọi cho chúng làtiền gửi USD Liên Xô đã tiến hành chuyển dần tài khoản USD của mình và cáckhoản thu xuất khẩu bằng USD sang một ngân hàng của Anh (chi nhánh MoscowNarodny Bank tại London), hay Pháp (chi nhánh Banque commerciale pour l’Europe du Nord - BCEN tại Paris) Sau đó, các ngân hàng này lại gửi số tiền ấy quangân hàng của Mỹ Như thế Mỹ sẽ không có lý do gì để tịch thu số tiền này vì đây là

số tiền thuộc về ngân hàng Anh, Pháp Ngày 28-2-1957, một khoản tiền 800.000USD đã được tiến hành theo cách này và đây là những đồng Eurodollar đầu tiên Thịtrường Eurocurrency chính thức ra đời

2 Sự phát triển của thị trường Eurocurrency

Kể từ khi ra đời, có những mốc quan trọng sau có ảnh hưởng đến sự phát triểncủa thị trường Eurocurrency:

+ Năm 1957: Bank of England hạn chế khả năng các ngân hàng Anh cho vay

bằng Sterling đối với người nước ngoài và người nước ngoài đi vay bằng Sterling.Quy định này đã khiến các ngân hàng Anh chuyển sang kinh doanh bằng USD vớicác khách hàng là người không cư trú, dẫn đến sự tích trữ các số dư Eurodollar tăngmạnh

Trang 8

+ Năm 1958: Hiệp hội thanh toán châu Âu giải thể, các đồng tiền của các

nước châu Âu được chuyển đổi tự do Các Eurobank được phép duy trì duy trì số dưbằng đồng USD thay vì phải đổi chúng lấy bản tệ với ngân hàng trung ương

+ Năm 1960: Cán cân vãng lai của Mỹ thâm hụt do gia tăng chi phí cho cuộc

chiến tranh tại Việt Nam Mặt khác, cán cân thanh toán của Mỹ cũng trở nên xấu đi

do sự gia tăng hoạt động đầu tư của các công ty Mỹ ra nước ngoài, chủ yếu là tạichâu Âu Kết quả là lượng USD do người không cư trú nắm giữ tăng lên, tạo điềukiện cho sự mở rộng của thi trường Eurodollar

Như đã nói, dù được nắm giữ ở nhiều nơi trên thế giới nhưng lãi suất củaEurodollar bị ảnh hưởng chủ yếu bởi tình hình kinh tế tại Mỹ Nhìn chung, khi Cục

Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quản lý chặt hoặc có dấu hiệu tiến hành quản lý chặtchẽ các tài khoản tiền gửi thì lãi suất Eurodollar tăng và ngược lại Thêm vào đó,mức lãi suất này cũng hay thay đổi trong ngày và theo quan hệ cung cầu nên nếu sửdụng lãi suất này làm lãi suất tham chiếu thì không phù hợp Thay vào đó có thể sửdụng lãi suất LIBOR hay các lãi suất khác

+ Năm 1963: Chính phủ Mỹ ban hành quy chế Q quy định mức lãi suất trần

mà các ngân hàng nội địa được phép trả trên tài khoản và tiền gửi tiết kiệm là5,25%/ năm Nhưng quy chế này không áp dụng cho các ngân hàng hải ngoại, chính

vì vậy đã kích thích các ngân hàng Mỹ mở chi nhánh ở nước ngoài tại các trung tâmtài chính lớn như London Và dĩ nhiên, những ngân hàng ở châu Âu không tuân theoquy tắc này, bởi vậy, những ngân hàng này trả mức lãi suất cao hơn ngân hàng ở Mỹcho tiền gửi bằng đồng USD Điều này sẽ thu hút lượng tiền gửi USD trên thị trườngchâu Âu là nơi có tỷ lệ lãi suất cao hơn Cũng vào năm này, để khắc phục ảnh hưởngcủa các luồng vốn chạy ra lên thâm hụt của các cân thanh toán, Mỹ đã đánh thuế vàolãi suất (Interest Equalization Tax - IET) làm tăng chi phí của những người nướcngoài đi vay ở NewYork, do đó họ quay sang vay trên thị trường Eurocurrency (IETbãi bỏ vào 1974)

Trang 9

+ Năm 1965: Mỹ lại hạn chế các ngân hàng Mỹ cho người nước ngoài vay

bằng “Những nguyên tắc chỉ đạo hạn chế tín dụng cho người nước ngoài”

+ Năm 1968: Chính phủ Mỹ ban hành chính sách hạn chế tự nguyện chuyểnvốn ra nước ngoài (Voluntary Foreign Credit Restreint), buộc các công ty đa quốcgia Mỹ tài trợ tín dụng cho các chi nhánh ở nước ngoài bằng nguồn tài chính bênngoài nước Mỹ, làm cho sự phát triển của thị trường Eurocurrency được khuyếnkhích

+ Năm 1973-1974: Cuộc khủng hoảng dầu lửa khiến giá dầu tăng vọt, dẫn đến

đã có một sự phân hóa giữa các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (thừa vốn) và các quốcgia nhập khẩu dầu mỏ (thiếu vốn) Các nước xuất khẩu dầu gửi phần lớn số dư USD

từ xuất khẩu dầu vào các Eurobanks, trong khi các nước nhập khẩu dầu có nhu cầuvay vốn từ các Eurobanks Do đó, các Eurobanks đóng vai trò trung gian quan trọngtrong việc trung chuyển vốn nhàn rỗi từ những quốc gia xuất khẩu dầu đến nhữngquốc gia nhập khẩu dầu đang có nhu cầu USD để phát triển kinh tế

+ Năm 1978: Cú sốc giá dầu lần hai, các Eurobank lại tiếp tục thực hiện chức

năng trung gian của mình, dẫn đến vai trò của các Eurobank ngày càng quan trọng.Ngoài những yếu tố trên, thị trường Eurocurrency phát triển còn dựa vào tínhthuận tiện trong giao dịch Thế nên, kể cả khi hầu hết những quy chế, thuế thu nhậpcũng như các kiểm soát khác được dỡ bỏ vào cuối những năm 1970, thì với nhữngđặc tính tự nhiên vốn có, thị trường Eurocurrency vẫn đáp ứng được nhu cầu củangười đi vay và người cho vay nên vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ

3 Các đặc trưng của thị trường Eurocurency

Trang 10

- Môi trường chính trị ổn định

- Môi trường kinh doanh thuận lợi

- Cơ sở hạ tầng viễn thông tốt

- Múi giờ thuận lợi

- Chất lượng cuộc sống cao

Các trung tâm Eurocurrency ở châu Âu như London, Luxembourg, Paris,Zurich và Frankfurt chiếm hơn 60% thị trường Eurocurrency

Các trung tâm nằm ngoài các nước phát triển chiếm 20% thị trườngEurocurrency toàn cầu, bao gồm các trung tâm ở Bahrain, HongKong, Singapore

Ở Singapore, từ 1968, các ngân hàng được phép thành lập một đơn vị riêng gọi làAsian Currency Unit - ACU để nhận tiền gửi bằng ngoại tệ từ các khách hàng làngười không cư trú và thực hiện các giao dịch cho vay xuyên biên giới (cross-borderloans)

Các trung tâm tài chính ở Bắc Mỹ và Nhật Bản chiếm 20% thị trườngEurocurrency toàn cầu Để cạnh tranh với các Eurobanks ở nước ngoài, các ngânhàng Mỹ đã lập các chi nhánh ở nước ngoài để thực hiện giao dịch nhận tiền gửi vàcho vay bằng các đồng tiền Eurocurrency và bằng USD với các khách hàng không

cư trú Các chi nhánh này cho phép các ngân hàng Mỹ thực hiện các nghiệp vụEurobank độc lập với các quy chế của Mỹ, không yêu cầu tham gia dự trữ bắt buộcnhưng chỉ được nhận tiền gửi và cung cấp tín dụng cho người không cư trú Tương

tự, từ 1986, chính phủ Nhật cũng cho phép các ngân hàng thành lập các Japaneseoffshore market - JOM Năm 1981, Mỹ quyết định hợp pháp hóa các hoạt động ngânhàng quốc tế (International Banking Facilities - IBF) này

b Các đồng tiền giao dịch chính

Các Eurobanks nhận tiền gửi và cho vay bằng các đồng tiền Eurocurrencykhác nhau Đồng tiền được giao dịch tại thị trường Eurocurrency thông thường làcác đồng tiền quốc tế Một đồng tiền được xem là đồng tiền quốc tế thường có cácđặc điểm sau:

Trang 11

+ Nền kinh tế quy mô lớn và phát triển năng động;

+ Tính chuyển đổi cao;

+ Quỹ dự trữ chính thức lớn;

+ Chính sách vĩ mô ổn định;

+ Thị trường tài chính trong nước phát triển;

+ Thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế

Đồng USD là Eurocurrency quan trọng nhất, do nó là đồng tiền được giaodịch nhiều nhất trên thị trường ngoại hối

Các đồng tiền Eurocurrency quan trọng khác là: Mác Đức, yên Nhật, bảngAnh, franc Thụy Sĩ, franc Pháp và guilder Hà Lan Kể từ 3-2002, đồng tiền chungchâu Âu (euro) đã thay thế mác Đức, franc Pháp và guilder Hà Lan, trở thành mộtđồng tiền có thể cạnh tranh với USD

c Thành viên tham gia

- Các eurobank, thường là chi nhánh của các ngân hàng quốc tế có trụ sở ở các trungtâm Eurocurrency, hoạt động trong một môi trường cạnh tranh cao Nguồn thu nhậpchính là chệnh lệch giữa lãi cho vay và lãi tiền gửi

- Các công ty đa quốc gia tham gia thị trường với tư cách là các khách hàng vay vốnhay gửi tiền tại các Eurobank

- Các ngân hàng trung ương tham gia thị trường với tư cách là các khách hàng, chủyếu gửi tiền tại các Eurobank

- Các ngân hàng trong nước tham gia thị trường với tư cách là các khách hàng vayvốn hay gửi tiền tại các Eurobank

- Các tổ chức tài chính quốc tế như World Bank, IMF tham gia thị với tư cách là cáckhách hàng vay vốn hay gửi tiền tại các Eurobank

- Các định chế tài chính, các nhà đầu tư tư nhân…

d Quy chế điều chỉnh

Các Eurobank hoạt động độc lập với các quy chế của các chính phủ

Trang 12

- Thông thường các Eurobank không phải duy trì dự trữ bắt buộc, không chịu

sự quản lý về trần lãi suất và không tham gia bảo hiểm tiền gửi Đặc điểm này làmtăng tính hiệu quả của Eurobanks Eurobanks không chịu sự chi phối bởi quy địnhcủa các NHTW phát hành đồng tiền Điều này cũng có nghĩa là các Eurobank khôngphải trích dự trữ bắt buộc hoặc nếu có chỉ một tỷ lệ nhỏ, không bị quy định bởi lãisuất trần (nếu có) hoặc bảo hiểm tiền gửi Không một NHTW nào thực hiện chứcnăng kiểm soát hay giám sát thị trường này, bởi lẽ thị trường Eurocurrency sẽ dichuyển đến bất kỳ nơi đâu có điều kiện pháp lý thích hợp và rủi ro chính trị thấp

e Đặc điểm các giao dịch

- Các giao dịch (vay tiền và gửi tiền) thường với số tiền lớn, tối thiểu 1 triệuUSD hoặc nhiều hơn Vì vậy, thị trường Eurocurrency là thị trường sỉ/bán buôn, mộtđặc điểm làm tăng tính hiệu quả của Eurobanks

- Các giao dịch trên thị trường Eurocurrency phần lớn là các giao dịch liên

ngân hàng Khoảng 70% các giao dịch trên thị trường Eurocurrency được thực hiệngiữa các ngân hàng Nợ của các ngân hàng chiếm đến hơn một nửa tổng nợ của cácngân hàng Eurobanks Vốn lưu chuyển từ một ngân hàng này sang một ngân hàngkhác phát sinh từ nhiều lý do khác nhau

- Lãi suất áp dụng:

+ Các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện dựa trên cơ sở hai loại lãi suất

cơ bản: lãi suất bán vốn liên ngân hàng (interbank offered rate: LIBOR, HIBOR,PIBOR, SIBOR) và lãi suất mua vốn liên ngân hàng (interbank bid rate: LIBID,HIBID, PIBID, SIBID); lãi suất bán vốn liên ngân hàng là lãi suất tại đó các ngânhàng sẵn sàng cho vay lẫn nhau, lãi suất mua vốn liên ngân hàng là lãi suất tại đó cácngân hàng sẵn sàng nhận tiền gửi của nhau Chênh lệch giữa hai loại lãi suất nàythường vào khoảng 1/8 của 1% đối với hầu hết các loại tiền gửi Eurocurrency quantrọng

+ Lãi suất tiền gửi Eurocurrency được niêm yết tương ứng với các kỳ hạn từmột ngày đến vài năm Tuy nhiên, các kỳ hạn chuẩn mực là 1, 2, 3, 6, 9 và 12 tháng

Trang 13

Áp lực cạnh tranh làm cho sự chênh lệch giữa các lãi suất liên ngân hàng giữacác trung tâm đối với từng loại Eurocurrency rất nhỏ.

f Động cơ của các thành viên tham gia

Các thành viên tham gia thị trường vì những động cơ như sau:

o Tài trợ thương mại: rất nhiều giao dịch thương mại được tài trợ bằng đivay trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn quốc tế Ví dụ như các công ty xuấtnhập khẩu vay ngoại tệ để thực hiện để tài trợ chi phí mua hàng, các công ty đaquốc gia

o Đi vay và cho vay: Do nhu cầu về vốn, người dư tiền thì cho vay, ngườithiếu tiền thì đi vay Nhiều chu chuyển vốn đơn giản chỉ là hành động của nhữngngười tiết kiệm với mong muốn nhận được lãi suất cao nhất; trong khi đó, nhữngngười đi vay đơn giản chỉ tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí lãi suất thấpnhất

o Động cơ về đầu cơ: Nhiều hành động đi vay và cho vay chỉ vì muốn tạo

ra các trạng thái đầu cơ nhằm kiếm lợi trên cơ sở thay đổi mức lãi suất và tỷ giá(hoạt động arbitrage, “carry trade”)

o Động cơ về bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro: Nhiều hành động đi vay và chovay nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro; nghĩa là nhằm giảm thiểu thua lỗ phátsinh do thay đổi lãi suất và tỷ giá

o Né tránh luật lệ: Nhiều chu chuyển vốn xảy ra chỉ vì những nhà đầu tưmuốn tránh khỏi bị đánh thuế nặng, khỏi bị chính quyền địa phương tịch thu, haythoát khỏi những hạn chế trong chuyển đổi tiền tệ, tránh rủi ro chính trị có thểxảy ra

g Lợi thế của thị trường Eurocurrency

Sự tiện lợi của Eurocurrency trong việc nhận tiền gửi, cho vay đồng tiền củamột nước khi khách hàng cần mà không cần phải giao dịch với ngân hàng nước đó

Lãi suất hấp dẫn: Eurobanks có khả năng cấp tín dụng với lãi suất thấp hơn vàtrả lãi tiền gửi cao hơn so với các ngân hàng ở nước phát hành đồng tiền Tức là,

Trang 14

chênh lệch giữa lãi suất cho vay và tiền gửi của Eurobanks thấp hơn so với ngânhàng nước phát hành đồng tiền Do các nghiệp vụ trên thị trường này không có quyđịnh dự trữ bắt buộc, bảo hiểm tiền gửi, ít yêu cầu công bố thông tin nghiêm ngặtlàm giảm chi phí giao dịch, lãi suất cho vay cạnh tranh hơn và lãi suất tiền gửi hấpdẫn hơn Điều này rất hấp dẫn các công ty đa quốc gia tham gia thị trường.

Các Eurobanks có khả năng trả lãi suất tiền gửi cao hơn và thu lãi suất chovay thấp hơn so với các ngân hàng Mỹ Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suấttiền gửi hẹp hơn so với ngân hàng nội địa Dưới đây là hình vẽ minh họa các mức lãisuất của ngân hàng nội địa Mỹ và các Eurobanks kinh doanh Eurodollar

Nguồn gốc của các lợi thế: Eurobanks có khả năng đưa ra lãi suất hấp dẫn, vì:

* Các giao dịch gửi tiền hoặc cho vay trên thị trường Eurocurrency thường cógiá trị lớn, góp phần cắt giảm chi phí hoạt động của các Eurobanks, mang lại lợi íchkinh tế theo quy mô Do đó, các Eurobanks có thể đưa ra mức lãi suất huy động vàcho vay hấp dẫn cho khách hàng

* Khác với các ngân hàng nội địa phải chịu sự kiểm soát của NHTW, cácEurobanks được hoạt động một cách độc lập, không chịu sự quản lý về trần lãi suất,không phải tham gia dự trữ bắt buộc và mua bảo hiểm tiền gửi Do đó khi các ngânhàng nội địa phải trích một phần tài sản Có của mình để đáp ứng nhu cầu dự trữchính thức không có lãi suất hoặc lãi suất rất thấp thì các Eurobanks chỉ phải duy trìmột lượng tài sản tối ưu có mức lãi suất thấp làm tài sản dự trữ, chính vì vậy mà cácEurobanks có thể trả lãi suất huy động cao và thu lãi suất cho vay thấp

Trang 15

* Trong khi các ngân hàng nội địa phải duy trì một hệ thống chi nhánh cồngkềnh và tốn nhiều chi phí thì các Eurobank tránh được đáng kể các chi phí liên quanđến tổ chức cán bộ, hành chính và sự chậm trễ phát sinh do phải tuân theo các quyđịnh ngân hàng nội địa Hơn nữa, các ngân hàng nội địa cần một cơ chế kiểm soátnội bộ chặt chẽ và thường chịu chi phí rất lớn cho những hoạt động về pháp lý thìcác Eurobank giảm được đáng kể những chi phí này.

* Những hoạt động của các Eurobank chịu sự cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ bêncạnh những điều kiện tham gia hoạt động trên thị trường này tương đối dễ dàng sovới những hoạt động ngân hàng nội địa Điều này khiến cho các Eurobank hoạt độngcàng trở nên hiệu quả và càng trở nên cạnh tranh hơn

* Nguy cơ vỡ nợ thấp: Là thị trường bán buôn, chủ yếu là thị trường liên ngânhàng Quy mô vốn rất lớn, uy tín của các thành viên trên thị trường là rất lớn, do đó

tỷ lệ vỡ nợ không đáng kể so với thị trường nội địa - nơi có đa dạng khách hàng hơnnhưng uy tín không cao, thường có tỷ lệ vỡ nợ khá cao, do đó các ngân hàng này phảithu thêm một khoản phí cho vay để bù đắp rủi ro, làm cho mức lãi suất cho vay bịđội lên và mức lãi suất tiền gửi giảm xuống

* Eurobanks tham dự nhiều khoản tín dụng hợp vốn nên đa dạng hóa tài sản,giảm rủi ro tín dụng

4 Cơ chế tạo tiền thông qua thị trường Eurocurrency

Khả năng mở rộng tiền gửi trên thị trường Eurocurrency phụ thuộc vào tỷ lệ

dự trữ thanh toán của các Eurobanks Sự tạo ra USD ngoài nước Mỹ này được gọi làcấp số nhân trong mở rộng Eurodollars Tổng lượng tiền Eurodollar tạo ra là khônggiới hạn, tuy nhiên, để tạo ra Eurodollar không giới hạn thì các Eurobanks phải chovay 100% mức dự trữ và khoản tiền vay được phải được gửi lại toàn bộ tại mộtEurobank khác thuộc hệ thống Eurobanks Giả thiết này không thực tế vì ngân hàngphải duy trì một lượng dự trữ nhất định dưới dạng tiền gửi tại ngân hàng khác để đápứng nhu cầu rút tiền của khách hàng Mặt khác, công ty hay tổ chức nhận được tiềnvay có thể chỉ gửi lại một phần tiền vay của mình tại các Eurobanks và phần còn lại

Trang 16

gửi tại các ngân hàng nội địa Trường hợp này xảy ra hiện tượng rò rỉ một lượngUSD từ hệ thống Eurodollar.

Chúng ta sẽ lấy một ví dụ để minh họa cho những điều đã đề cập ở trên:

Giao dịch thứ 1

Tập đoàn Intimex của Việt Nam xuất khẩu cà phê cho một công ty ở Mỹ vớitrị giá hàng hóa là 1 triệu USD Hàng hóa được công ty ở Mỹ thanh toán bằng séc kýphát bởi một ngân hàng ở New York Intimex có tài khoản ở ngân hàng Citicorp ởNew York và gửi lại séc ở đây Giao dịch này được ghi nhận lại theo (1)

Giao dịch thứ 2

Intimex cần tiền để xoay vòng vốn nhưng lại muốn kiếm thêm lãi nên đãquyết định gửi 1 triệu USD với kỳ hạn 7 ngày Lẽ ra Intimex gửi tiền ở Citicorpnhưng ngân hàng National Westminster (NatWest) lại trả lãi cao hơn Citicorp nênIntimex đã yêu cầu Citicorp chuyển 1 triệu USD sang National Westminster ởLondon (Anh) Giao dịch này được ghi nhận ở hai ngân hàng theo (2)

(1) Citicorp

Tiền gửi thanh toán của Intimex: + 1 triệu USD

Tiền gửi thanh toán của

Intimex: - 1 triệu USD

Tiền gửi thanh toán của

NatWest: + 1 triệu USD

Tiền gửi thanh toán tại Citicorp: +1 triệu USD Tiền gửi có kỳ hạn của Intimex: + 1 triệu USD

Khoản vay 6 tháng cho Toyota: +1 triệu USD Tiền gửi thanh toán của Toyota: + 1 triệu USD

Trang 17

Từ giao dịch trên, ta thấy 1 triệu USD tiền gửi có kỳ hạn của Intimex được gọi làEurodollar được ngân hàng National Westminster tạo ra từ việc gửi tiền của Intimex.Mặc dù tiền gửi có kỳ hạn là USD nhưng National Westminster không chịu sự kiểmsoát của chính quyền Mỹ và những điều kiện cho vay cũng không phải tuân theo bất

cứ quy định nào của nước Mỹ về tiền gửi, lãi suất Lưu ý là vị thế bên ngoài củaCiticorp là không thay đổi Citicorp vẫn có tổng cộng 1 triệu USD ở khoản nợ phảitrả đối với khách hàng không cư trú là Intimex Điều duy nhất thay đổi ở Citicorp làkhoản nợ phải trả giờ đây thuộc sở hữu của National Westminster chứ không phải làIntimex

%

Khi khoản vay này được giải ngân thì số tiền này sẽ được chuyển vào tàikhoản của Tập đoàn Toyota dưới dạng là tiền gửi không kỳ hạn ở NationalWestminster Những giao dịch này diễn ra ở hai ngân hàng theo (3)

Lưu ý rằng Citicorp không bị ảnh hưởng bởi giao dịch trên vì không có sựchuyển dịch vốn Tuy nhiên, National Westminster đã tạo ra 1 triệu USD dưới dạngtiền gửi thanh toán được sở hữu bởi Toyota Đây là một dạng tạo ra số nhân cungtiền Giờ đây đã có 2 triệu USD nợ phải trả được tạo ra và đang được nắm giữ bởicác ngân hàng ngoài nước Mỹ

Giao dịch thứ 4

Trang 18

Giờ đây Toyota lại muốn chuyển khoản tiền đã vay đến ngân hàng Mitsubishi ở Nhật Bản, nơi mà công ty có thể kiếm được tiền lãi dưới dạng tiền gửi

Tokyo-có kỳ hạn cho đến khi chúng được sử dụng đến National Westminster gửi điện tínđến Citicorp ở New York, chỉ thị họ chuyển 1 triệu USD đến tài khoản của Toyota ởTokyo-Mitsubishi

Hiện vẫn còn 2 triệu Eurodollar Vị thế bên ngoài của Citicorp vẫn chỉ có 1triệu USD nợ phải trả, nhưng bây giờ lại được sở hữu bởi Tokyo-Mitsubishi

Giao dịch thứ 5

Giờ đây Tokyo-Mitsubishi rơi vào tình trạng tương tự giống như NationalWestminster khi nó nhận tiền gửi có kỳ hạn của Intimex Tokyo-Mitsubishi phải trảlãi cao hơn cho tiền gửi có kỳ hạn so với tiền gửi mà nó gửi tại Citicorp Tokyo-Mitsubishi không có khả năng cho vay ngay lập tức nên nó quyết định để tiền tại thịtrường liên ngân hàng Sau khi tham khảo nhiều nơi, ngân hàng này thấy Swiss BankCorp ở Thụy Sĩ đang đưa ra lãi suất tốt nhất Vì vậy, Tokyo-Mitsubishi đã yêu cầuCiticorp ghi có tài khoản của mình với Swiss Bank Corp Giao dịch giữa bốn ngânhàng được ghi nhận theo (5.1)

Trang 19

Một khoản tiền gửi Eurodollar mới được tạo ra dưới dạng tiền gửi có kỳ hạncủa Tokyo-Mitsubishi gửi tại Swiss Bank Corp Đã có 3 triệu Eurodollar được tạo ratrong hệ thống Vị thế bên ngoài của Citicorp vẫn như cũ, chỉ có chủ sở hữu củakhoản tiền gửi là thay đổi Nếu Swiss Bank Corp quyết định để lại USD tại Citicorp,

sẽ không có thêm đồng Eurodollar được tạo ra Điều này vẫn đúng nếu Swiss BankCorp quyết định chuyển USD tại bất cứ ngân hàng nào khác ở Mỹ Khi USD được

gửi lại ở Mỹ, quá trình tạo số nhân tiền sẽ kết thúc Đây là cách đầu tiên mà dòng

tiền có thể rò rỉ ra khỏi hệ thống Eurocurrency và quá trình số nhân sẽ kết thúc

Sau khi kết thúc giao dịch thứ 5, bảng cân đối kế toán của mỗi ngân hàng viếtlại theo (5.2)

Trang 20

Citicorp có 1 triệu USD khoản nợ bên ngoài và có 3 triệu Eurodollar Bảngcân đối kế toán này là kết quả của ba hoạt động cơ bản liên quan đến thị trườngEurocurrency Sau giao dịch thương mại (Intimex xuất khẩu cho Mỹ) thì chúng đượctiếp nối bởi các hoạt động sau:

(a): Một khoản vay cá nhân trong hệ thống ngân hàng (tiền gửi có kỳ hạn củaIntimex với National Westminster)

(b): Một khoản vay thương mại đối với nhân tố phi ngân hàng (khoản vay 6 thángNational Westminster cho Toyota)

(c): Một khoản vay liên ngân hàng (khoản vay Tokyo-Mitsubishi cho Swiss BankCorp.)

Hầu hết các giao dịch này đều liên quan đến một ngân hàng trong thị trườngngoại tệ nội địa Trong trường hợp này, Citicorp liên quan đến hầu hết các giao dịch.Trong một thời gian ngắn, ngân hàng này không liên quan đến giao dịch Toyota vànếu Toyota quyết định giữ lại tiền gửi với National Westminster thì nó mới liênquan Tuy nhiên, trường hợp này không thể tồn tại lâu Người cho vay khi đi vaymượn sẽ tạo thành thanh toán Khi việc thanh toán được tạo ra và người nhận khôngphải gửi tiền tại National Westminster, Citicorp sẽ liên quan tới việc chuyển tiền đếncác ngân hàng khác nhận thanh toán

Dường như việc mở rộng Eurodollar là vô hạn, chỉ dừng lại khi một số ngânhàng quyết định giữ lại các dòng tiền ở nước Mỹ Hoặc nếu một Eurobank tạo ramột khoản vay Eurodollar và quá trình được dịch chuyển hoặc tiêu thụ ở Mỹ, số

nhân tiền cũng sẽ kết thúc Đây là cách thứ hai mà USD có thể rò rỉ từ hệ thống

Eurocurrency Ví dụ, ở giao dịch 4 nếu Toyota chuyển tiền của mình tới Citicorpthay vì đến Tokyo-Mitsubishi, khoản nợ bên ngoài của Citicorp sẽ biến mất khỏi hệthống Eurobanks và khoản Eurodollar thêm vào sẽ không được tạo ra Đồng USDphải cạnh tranh với các loại tiền tệ khác cho mục đích cho vay và đi vay Nếu ngườicho vay và người đi vay thấy có lợi hơn trong việc cho vay và đi vay bằng loại tiền

Ngày đăng: 08/02/2015, 19:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Jens Hagendorff (2010), “International Banking”, University of Sunderland Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Banking
Tác giả: Jens Hagendorff
Năm: 2010
5. TS. Lý Hoàng Ánh, Đoàn Thị Thanh Thu (2005), “Eurodollar – Nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá thị trường tài chính ngày nay”, Tạp chí ngân hàng số 07/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eurodollar – Nhân tốthúc đẩy quá trình toàn cầu hoá thị trường tài chính ngày nay
Tác giả: TS. Lý Hoàng Ánh, Đoàn Thị Thanh Thu
Năm: 2005
9. “Tổng quan kinh tế VN năm 2011 và triển vọng 2012”Trần Kim Chung - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan kinh tế VN năm 2011 và triển vọng 2012”
2. The Ecocomics of Money, Banking and Financial Markets, Mishkin, 2010 3. International Business, Text and Cases, Francis Cherunilam Khác
4. Bond markets 2012, TheCityUK- partnering prosperity Khác
6. Giáo trình tài chính quốc tế, Trường Đại học kinh tế TP.HCM Khác
7. Kinh tế học Quốc tế - lý thuyết và chính sách, NXB chính trị quốc gia Khác
8. Nhập môn Tài chính tiền tệ, Trường Đại học kinh tế TP.HCM Khác
10.Tổng quan tình hình kinh tế năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w