Các nguồn nợ chính trên thị trường vay nợ quốc tế

Một phần của tài liệu tiểu luận môn ngân hàng quốc tế thị trường eurocurrency và vay nợ quốc tế (Trang 27)

- Ba nguồn vay nợ chủ yếu được cung cấp trên thị trường quốc tế được mô tả theo sơ đồ dưới đây:

1. Vay ngân hàng quốc tế và tín dụng hợp vốn

- Vay ngân hàng quốc tế là nguồn nợ truyền thống của thị trường Eurocurrency với nhân tố chủ yếu là thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay với mức chênh lệch thấp hơn 1%

- Eurocredits là các khoản nợ vay từ ngân hàng đến các công ty đa quốc gia, Vay NHQT và tín

dụng hợp vốn (lãi suất thả nổi, kỳ hạn từ ngắn hạn

đến trung hạn)

Eurocredits

Tín dụng hợp vốn

Vay nợ ngân hàng quốc tế

Thương phiếu (ECP)

Giấy nợ ngắn hạn (Euronote)

Foreign Bond Eurobond

* Phát hành theo lãi suất cố định * Phát hành theo lãi suất thả nổi * Phát hành vốn cổ phần

Thị trường Euronotes (lãi suất thả nổi, kỳ hạn từ ngắn hạn

đến trung hạn)

Thị trường trái phiếu quốc tế

(lãi suất thả nổi và cố định,

kỳ hạn từ trung hạn đến dài hạn)

mở rộng đến ngân hàng các nước khác ngoài nước phát hành ra đồng tiền dùng cho vay.

- Vay tín dụng hợp vốn cho phép các ngân hàng chia sẻ rủi ro đối với các khoản nợ lớn như các công ty đa quốc gia thường có nhu cầu vay lớn vượt quá khả năng cung cấp của một ngân hàng.

So sánh chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay trong thị trường Eurodollar

2. Thị trường Euronote

- Euronotes bao gồm các công cụ nợ ngắn hạn và trung hạn trong thị trường eurocurrency. Trong đó:

+ Các giấy nợ có bảo lãnh phát hành hoặc không có bảo lãnh phát hành.

+ Thương phiếu (ECP) và giấy nợ trung hạn (EMTNs) là các giấy nợ không được bảo lãnh phát hành.

Có 3 loại chính sau đây:

- Euronote thuộc công cụ nợ ngắn hạn trong thị trường eurocurrency, gồm có: + Công cụ bảo hiểm trái phiếu ngắn hạn khó bán trên thị trường Eurocurrency (Revolving Underwriting Facilities - RUF): trong trường hợp người

3.000 %7.000 % 7.000 % Lãi suất cho

vay trong nước

Lãi suất tiền gửi trong nước Chênh lệch lãi suất

trong nước 4.000% Chênh lệch Eurodollar 0.500% Lãi suất 4.625 % 4.125 % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vay không thể bán euronotes trên thị trường eurocurrency thì các ngân hàng sẽ cho vay thông qua việc Ngân hàng mua lại các Euronotes ngắn hạn.

+ Công cụ bảo hiểm trái phiếu ngắn và trung hạn (Note Insurance Facilities - NIF): là khoản cho vay ngắn và trung hạn, do phát sinh nhu cầu và có thể bán được trên thị trường Eurocurrency.

+ Công cụ bảo hiểm dự phòng trái phiếu ngắn và trung hạn (Standby Note Insurance Facilities): Là công cụ bảo đảm thanh toán của ngân hàng đối với người cho vay khi người vay vỡ nợ, không có khả năng chi trả. Là hình thức bảo hiểm cho người cho vay.

- Thương phiếu Euro (ECP): giống với thương phiếu phát hành trong nước với kì hạn từ 1,3 và 6 tháng.

- Giấy nợ Euro trung hạn (EMTNs) có kỳ hạn từ 9 tháng đến 10 năm.

3. Thị trường trái phiếu quốc tế

- Eurobond được một liên minh ngân hàng quốc tế và các công ty chứng khoán khác bảo lãnh phát hành và được bán độc quyền tại các nước khác ngoài nước phát hành tiền. Bao gồm các loại sau:

+ Phát hành theo lãi suất cố định: trả lãi định kỳ hàng năm, hoàn trả vốn đầy đủ vào ngày đáo hạn

+ Phát hành theo lãi suất thả nổi (FRN): trả lãi theo định kỳ nửa năm theo lãi suất LIBOR, US Prime Rate,…

+ Phát hành vốn cổ phần: giống với phát hành theo lãi suất cố định nhưng có thể chuyển đổi thành cổ phiếu trước ngày đáo hạn với một mức giá cụ thể.

- Foreign bond được mua bán trong nước và mua bán bằng đồng tiền của nước đó bao gồm các loại như yankee bonds, samurai bonds, bulldogs nhưng được một liên minh bao gồm các thành viên từ một nước khác bảo lãnh phát hành.

- Phân biệt Eurobonds và foreign bonds dựa vào người vay là người dân trong nước hay nước ngoài và việc phát hành theo đồng tiền trong nước hay đồng tiền nước ngoài.

+ Các quy định kiểm soát của chính phủ: chính phủ các nước thường ban hành các quy định nhằm kiểm soát nghiêm ngặt vào foreign bonds nhưng eurobonds vượt ngoài sự kiểm soát của chính phủ.

+ Ít quy định về việc công bố thông tin

+ Ưu đã về thuế: Tiền lãi nhận được từ eurobonds thường không chịu thuế thu nhập.

- Việc xếp hạng Eurobonds thường được thực hiện bởi các công ty Moody’s, Standard & Poors. Việc xếp hạng được thực hiện dựa trên việc xem xét các yếu tố sau:

+ Rủi ro chính trị: chính phủ, môi trường xã hội, quan hệ với các nước khác + Rủi ro kinh tế: gánh nặng nợ, tính thánh khoản trái phiếu, cơ cấu kinh tế, mức tăng trưởng,…

* Standard & Poor’s là một công ty dịch vụ tài chính có trụ sở tại Mỹ. Đây là công ty con của McGraw-Hill. Standard & Poor's là một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới. Standard & Poor's đưa ra các đánh giá tín dụng cả ngắn hạn và dài hạn cho các tổ chức công và tổ chức tư.

Các kết quả đánh giá về quốc gia của tổ chức này thì được cho rằng hơn hẳn Fitch và Moody’s. Trong năm 2011 lần đầu tiên Standard & Poor's trong lịch sử, hạ bậc tín nhiệm đối với Mỹ từ AAA xuống AA+ trong khi hai tổ chức còn lại giữ nguyên xếp hạng Mỹ là AAA.

Standard & Poor's đánh giá người vay từ từ mức AAA cho tới D. Các mức ở giữa có từ AA và CCC (ví dụ BBB+, BBB và BBB-). Với một vài người vay, S&P có thể đưa ra các hướng dẫn liệu người vay đó có khả năng được nâng bậc (tích cực), hạ bậc (tiêu cực) hoặc không chắc chắn (trung gian).

Một phần của tài liệu tiểu luận môn ngân hàng quốc tế thị trường eurocurrency và vay nợ quốc tế (Trang 27)