Xuất, nhập khẩu dịch vụ

Một phần của tài liệu tiểu luận môn ngân hàng quốc tế thị trường eurocurrency và vay nợ quốc tế (Trang 38)

III. Tình hình vay nợ quốc tế của các nước trên thế giới: 1 Thu nhập và của cải trong nền kinh tế thế giới:

c.Xuất, nhập khẩu dịch vụ

Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012 ước tính đạt 9,4 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2011, trong đó dịch vụ du lịch đạt 6,6 tỷ USD, tăng 18%; dịch vụ vận tải

2,1 tỷ USD, giảm 15,5%. Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2012 ước tính đạt 12,5 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2011, trong đó dịch vụ vận tải đạt 8,7 tỷ USD, tăng 6%; dịch vụ du lịch 1,9 tỷ USD, tăng 8,5%. Nhập siêu dịch vụ năm 2012 là 3,1 tỷ USD, tăng 3,8% so với năm 2011 và bằng 32,8% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2012.

4.3. Vay nợ của Việt Nam:

Việt Nam đã phát hành 2 đợt trái phiếu:

(1) Ngày 27/10/2005: VN phát hành 750 triệu USD trái phiếu quốc tế đầu tiên ra nước ngoài, có kỳ hạn 10 năm, lãi suất danh nghĩa: 8.675% / năm.

(2) Ngày 26/01/2010: VN phát hành 1 tỉ USD trái phiếu quốc tế có kỳ hạn 10 năm, lãi suất danh nghĩa: 7%/năm.

Đối với Việt Nam, một điều không thể phủ nhận là để tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại hóa, việc vay nợ nước ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vay mượn và sử dụng nguồn vốn vay mượn đó như thế nào để có hiệu quả mới là vấn đề cần được đặt sự quan tâm lên hàng đầu.

Nhiều quốc gia có những bước phát triển kinh tế đáng nể như Singapore, Hàn Quốc, và Trung Quốc đều phải vay nợ nước ngoài. Tuy nhiên, Chính phủ các quốc gia đó chỉ vay tiền để đầu tư vào hạ tầng cơ sở thiết yếu nhất để phục vụ phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tiền vay được họ quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả. Hạ tầng cơ sở ở những quốc gia này một khi đã được xây dựng thì chất lượng rất tốt, được quy hoạch với tầm nhìn dài hạn chứ không phải ngay lập tức hay một thời gian ngắn sau đã phải làm lại, cải tiến hay mở rộng. Họ không vay tiền nước ngoài để dùng vào những dự án nhỏ lẻ, không thực sự đem lại nhiều giá trị lợi ích xã hội. Họ cũng không dùng những món nợ phải trả trong tương lai này để theo đuổi những siêu dự án trong khi hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong nước còn chưa đầy đủ... Các bài học kinh nghiệm này cho thấy, việc xây dựng một chiến lược nợ nước ngoài của quốc gia để đảm bảo cân đối vĩ mô có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam hiện nay, khi mà mức độ nợ nước ngoài đang ngay càng gia tăng và hiệu quả

Vay nợ chính phủ là một vấn đề lớn và vô cùng quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, vấn đề nợ chính phủ của Việt Nam có xu hướng tăng cao trong thời gian tới. Vì vậy, vấn đề tìm ra những giải pháp nhằm hoạch định chính sách và quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ một cách có hiệu quả là vô cùng cấp thiết.

KẾT LUẬN

Sự phát triển của thị trường Eurocurrency đã giúp nguồn vốn trên Thế giới được khơi thông, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư quốc tế phát triển, đặc biệt là các nước thiếu vốn có thể vay được nợ nước ngoài thuận tiện và nhanh chóng hơn và các nước thừa vốn có thể an tâm gửi tiền tại các eurobank.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu tiểu luận môn ngân hàng quốc tế thị trường eurocurrency và vay nợ quốc tế (Trang 38)