1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án GDCD 9 học kỳ I

29 454 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 248 KB

Nội dung

Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 Soạn: / / 2012. Lớp dạy: 9A: Tiết(tkb) Ngày dạy / / 2012. Sĩ số Vắng Lớp dạy: 9B: Tiết(tkb) Ngày dạy / / 2012. Sĩ số Vắng TIẾT 10: BÀI 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. - Biểu hiện của năng động, sáng tạo. 2. Kĩ năng: - Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày. 3. Thái độ: - Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Tôn trọng người sống năng động, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập. HS: Vở ghi, SGK, III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Kiểm tra bài cũ: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Em hãy nêu một vài truyền thống tiêu biểu của dân tộc ta. Trả lời: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một số truyền thống tiêu biểu: Yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo…. 2. Bài mới: ? Nhờ đâu mà con người có thể phát triển được như ngày hôm nay. Trải qua các hình thái kinh tế xã hội, con người hoàn thiện dần và ngày càng có những thành công rực rỡ trong mọi lĩnh vực. có được thành quả như vậy chính là nhờ sự năng động, sáng tạo của con người. đây chính là nội dung bài học ngày hôm nay. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu phần đặt vấn đề. Gọi 2 Hs đọc 2 câu truyện. Nhận xét cách đọc của Hs ?Tìm những chi tiết thể hiện sự năng động, sáng tạo của Ê- đi – xơn và Lê Thái Hòang? đọc bài Trả lời 1. Nhà bác học Ê-đi-xơn. - Ê-đi-xơn nghĩ ra cách để tấm gương xung quanh giường mẹ và đặt các ngọn nến, đèn dầu trước gương rồi điều chỉnh vị trí và đặt chúng sao cho ánh sáng tập 1 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 ? Việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng thể hiện đức tính gì? Chúng ta rút ra bài học gì qua hai câu truyện trên. -> Kết luận chuyển ý. Ê- đi –xơn và Lê Thái Hoàng là người năng động, sáng tạo trung vào một chỗ thuận tiện để thầy thuốc mổ cho mẹ mình. -> Thành quả: Ê-đi-xơn đã cứu sống được mẹ và sau này ông trở thành nhà phát minh vĩ đại trên thế giới. 2. Lê Thái Hoàng- một học sinh năng động-sáng tạo. - Lê Thái Hoàng nghiên cứu, tìm tòi ra cách giải toán nhanh hơn. Tìm đề thi toán quốc tế dịch ra TV rồi làm. Cậu làm hết các đề toán ở nhiều loại báo trong nước và nước ngoài. -> Thành quả: Đạt được nhiều giải và huy chương vàng trong các kì thi toán quốc gia và quốc tế. -> Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng là người làm việc năng động, sáng tạo: -> Bài học: Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt. Kiên trì. chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn. Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu nội dung bài học. Tổ chức cho hs thảo luận lớp. ? Thế nào là năng động, sáng tạo? -> Kể cho Hs nghe một số tấm gương: Giáo sư Ngô Bảo Trả lời: Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. -Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới… 1. Khái niệm: - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. -Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần, hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà 2 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 Châu, Bác Hồ. Đại kiện tướng cờ vua quốc tế Ngô Quang Liêm là một trong 7 người đứng đầu môn cờ vua. ? Người năng động, sáng tạo là người như thế nào? Nhận xét, kết luận. Hướng dẫn Hs liên hệ tìm những biểu hiện của năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1: Tìm những biểu hiện của năng động sáng tạo trong lao động và trái với năng động, sáng tạo. Nhóm 2: Tìm những biểu hiện của năng động sáng tạo trong học tập và trái với năng động, sáng tạo. Nhóm 3: Tìm những biểu hiện của năng động sáng tạo trong sinh hoạt hàng ngày và trái với năng động, sáng tạo. Gọi đại diện 3 nhóm lên trình bày. Gv đưa ra KL. Chia thành 3 nhóm thảo luận tìm những biểu hiện của năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày và tìm những biểu hiện trái với biểu hiện đó. không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. - Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt kết quả cao. 2. Biểu hiện. * Năng động, sáng tạo trong lao động: Tìm ra cái mới, cách làm mới có năng suất hiệu qả cao. - Không năng động, sáng tạo: Bảo thủ, trì trệ, né tránh, bằng lòng với thực tại. * Năng động, sáng tạo trong học tập: Phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi, kiên trì, nhẫn nại, không bằng lòng với những gì đã biết. - * Năng động, sáng tạo trong sinh hoạt hàng ngày: - Không năng động, sáng tạo: Đua đòi, ỷ lại, không quan tâm đến người khác, lười hoạt động, bắt chước, thiếu nghị lực, thiếu bền bỉ, chỉ làm theo sự hướng dẫn của người khác. Hoạt động 3: Bài tập. Gọi 2 hs lên bảng làm bài tập 1 và 3 SGK. Gọi 1 hs đứng tại Lên bảng làm bài tập Bài tập 1( SGK- Tr29): - Năng động, sáng tạo: b, đ, 3 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 chỗ trả lời bài tập 6 sách bài tập. Chữa bài và cho điểm học sinh. -> Kết luận tiết 1. e, h. - Không năng động, sáng tạo: a, c, d, g. Bài tập 3 (SGK- Tr30): Hành vi thể hiện tính năng động, sáng tạo: b, c, d. Bài tập 6 (SBT- Tr39): Không tán thành ý kiến của Liên, vì Liên là người không có sự cố gắng, thụ động, không có sự năng động, sáng tạo. Để trở thành một học sinh năng động, sáng tạo chúng ta phải: có phương pháp học tập khoa học, có kế hoạch học tập cụ thể và học hỏi những người xung quanh. 3. Củng cố: - Khái quát kiến thức toàn bài 4. Hướng dẫn HS về nhà: - Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị tiết 2 của bài. *************************************************** Soạn: / / 2012. Lớp dạy: 9A: Tiết(tkb) Ngày dạy / / 2012. Sĩ số Vắng Lớp dạy: 9B: Tiết(tkb) Ngày dạy / / 2012. Sĩ số Vắng TIẾT 11: BÀI 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (tiếp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Hiểu được ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. - Biết cần làm gì để trở thành người năng động, sáng tạo. 2. Kĩ năng: - Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày. 3. Thái độ: - Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Tôn trọng người sống năng động, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: 4 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 - GV: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập. - HS: Vở ghi, SGK, III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Kiểm tra bài cũ: Năng động là gì? Sáng tạo là gì? Người năng động, sáng tạo là người như thế nào? Trả lời: - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần, hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. - Người năng động, sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác nhằm đạt kết quả cao. 2. Bài mới: ? Nhờ đâu mà con người có thể phát triển được như ngày hôm nay. Trải qua các hình thái kinh tế xã hội, con người hoàn thiện dần và ngày càng có những thành công rực rỡ trong mọi lĩnh vực. có được thành quả như vậy chính là nhờ sự năng động, sáng tạo của con người. đây chính là nội dung bài học ngày hôm nay. HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung Hoạt động 1: Nội dung bài học. ? Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? -> Nhận xét, bổ sung. Chúng ta cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào? -> Kết luận chuyển ý. Yêu cầu cả lớp làm vào phiếu học tập: Em tán thành ý kiến nào sau đây, vì sao? A: HS còn nhỏ, chưa thể sáng tạo được. B: Học các môn phụ không cần sáng tạo. C: NĐ- ST là của các thiên tài. D: NĐ- ST chỉ cần cho lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. -> Gọi Hs trả lời . Làm bài tập vào phiếu học tập. 3. ý nghĩa: - NĐ- ST là phẩm chất cần thiết của người lao động. - Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích. - Con người sẽ làm nên thành công, kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự, tự hào cho bản thân, gia đình và đất nước. 4. Rèn luyện tính NĐ- ST: - Rèn luyện tính siêng năng, kiên trì, chăm chỉ. - Biết vượt qua khó khăn, thử thách. - Hs cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và tích cực vận dụng những điều đã học vào thực tế. + Liên hệ. 5 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 Không tán thành ý kiến nào: vì: Dù ở lứa tuổi nào cũng có thể sáng tạo, dù là bộ môn hay lĩnh vực gì cũng cần phải đổi mới tư duy sáng tạo thì mới phát triển được. Hoạt động 2: Bài tập Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1: Làm bài tập 2( SGK- Tr30) và bài tập 5 (SBT- Tr 38). Nhóm 2: Làm bài tập 3, 6( SBT-Tr38) -> Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. -> Nhận xét, bổ sung câu trả lời của từng nhóm. -> Kết luận toàn bài. Bài tập 2( SGK- Tr30): Tán thành: d, e. Không tán thành: a, b, c, đ. Bài tập 3( SBT- Tr38): Biểu hiện của năng động sáng tạo: A; C; E; G; Bài tập 5 ( SBT- Tr 38): Việc làm của Dung không phải là năng động, sáng tạo. Vì: Hành động của Dung chỉ là để che dấu việc bị điểm kém. Bài tập 6( SBT- Tr39): Không tán thành suy nghĩ của Liên. Vì: sáng tạo không phải là tính sẵn mà là do sự cố gắng của mỗi người. Dẫu là ai cũng có thể sáng tạo được. Để trở thành người học sinh năng động, sáng tạo mỗi người cần phải có phương pháp học tập khoa học, có kế hoạch học tập, làm việc cụ thể và phải học hỏi những người khác. 3. Củng cố: - Khái quát kiến thức toàn bài 4. Hướng dẫn HS về nhà: - Làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài mới. Soạn: / / 2012. 6 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 Lớp dạy: 9A: Tiết(tkb) Ngày dạy / / 2012. Sĩ số Vắng Lớp dạy: 9B: Tiết(tkb) Ngày dạy / / 2012. Sĩ số Vắng TIẾT 12: BÀI 9: LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. - Hiểu được ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. - Nêu được các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân. 3. Thái độ: - Có ý thức sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của bản thân. II. CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập. - HS: Vở ghi, SGK, III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Kiểm tra bài cũ: ý nghĩa của năng động, sáng tạo? Học sinh cần rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào? Trả lời: NĐ- ST là phẩm chất cần thiết của người lao động. - Giúp con người vượt qua khó khăn của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt mục đích. - Con người sẽ làm nên thành công, kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự, tự hào cho bản thân, gia đình và đất nước. Hs cần tìm ra cách học tập tốt nhất cho mình và tích cực vận dụng những điều đã học vào thực tế 2. Bài mới: Hiện nay, do hưởng ứng cuộc vận động người VN dùng hàng VN, hầu hết các mặt hàng do VN sản xuất đã tiêu thụ được nhiều hơn những năm trước đây. Theo em, ngoài lí do trên, còn lí do nào khiến các mặt hàng VN tiêu thụ được nhiều như vậy? -> Để các mặt hàng được người tiêu dùng quan tâm sử dụng, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến vấn đề chất lượng, giá thành có nghĩa là phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung Hoạt động 1: Đặt vấn đề. Gọi 1 Hs đọc phần đặt vấn đề. Đọc bài. + Những chi tiết thể hiện 7 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 Chia lớp thành 2 nhóm thảo luận. Nhóm 1: Hãy tìm những chi tiết trong truyện chứng tỏ Giáo sư L.T.T là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. ->Nhận xét, bổ sung. Là người tâm huyết với nghề nghiệp, có ý chí quyết tâm cao, có sức làm việc phi thường, có ý thức trách nhiệm cao và là người năng động, sáng tạo. Nhóm 2: Việc làm của Giáo sư L.T.T đã được nhà nước ghi nhận như thế nào? Em học tập được gì ở giáo sư L.T.T? -> Nhận xét, bổ sung. -> Kết luận chuyển ý. Nhóm 1 thảo luận-> đại diện trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Nhóm 2 thảo luận-> đại diện trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. giáo sư L.T.Tlà người làm việc có năng suất chất lượng, hiệu quả: - Tốt nghiệp Bác sĩ loại xuất sắc - Nhiều đêm BS L.T.T đã thức trắng để hoàn thành 2 cuốn sách về bỏng - Ông đã nghiên cứu thành công việc tìm da ếch thay thế da người trong việc điều trị bỏng. - Ông đã chế ra loại thuốc trị bỏng là B76( đỡ tốn kém) và gần 50 loại thuốc có giá trị chữa bỏng và đem lại hiệu quả cao. + Giáo sư, tiến sĩ L.T.T đã được Đảng và Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý: Thiếu tướng,Giáo sư, Tiến sĩ y khoa, thầy thuốc nhân dân, anh hùng quân đội, nhà khoa học xuất sắc của VN. -> Chúng ta có thể học tập ở Giáo sư L.T.T sự năng động, sáng tạo, say mê làm việc, ý chí vươn lên và lòng yêu thương con người. -> Giáo sư L.T.T là người làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả. Hoạt động 2: Nội dung bài học. ? Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nhận xét, bổ sung và phân tích. ? Làm việc có năng suất, chất Trả lời: tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao cả về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định 1. Khái niệm: Làm việc có năng suất, chất lượng,hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao cả về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định. 8 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 lượng, hiệu quả có ý nghĩa như thế nào? Nhận xét, bổ sung. ? Những yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Nhận xét, bổ sung. Liên hệ thực tế. ? Học sinh cần phải làm gì để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong việc học? Nhận xét, bổ sung. ?Tìm những biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả và không năng suất, chất lượng, hiệu quả trong gia đình, nhà trường, lao động? Nhận xét, bổ sung. Kết luận chuyển ý. Trả lời: Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống… Trả lời: tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ, lao động một cách tự giác… Liên hệ bản thân. Suy nghĩ, trả lời 2. ý nghĩa: - Là yêu cầu cần thiết đối với người lao động trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. 3. Những yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả: - Mỗi người lao động phải tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khoẻ, lao động một cách tự giác, có kỉ luật và luôn năng động, sáng tạo. - HS cần phải biết chủ động học tập, tìm tòi, nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo, mạnh dạn bày tỏ những băn khoăn, thắc mắc của bản thân, tích cực tham gia những hoạt động chung có ích, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn *Biểu hiện: - Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả: Làm kinh tế giỏi. Nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, học giỏi. Học tập tốt, lao động tốt.Thi đua dạy tốt, học tốt. Cải tiến phương pháp dạy học. Tạo ra nhiều máy móc, kĩ thuật, công nghệ hiện đại - Không năng suất, chất lượng, hiệu quả: Làm giàu bằng con đường bất chính. 9 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 Chạy theo thành tích, năng suất. Không tạo ra sản phẩm có giá trị. Không biết vận dụng những điều đã học vào thực tế Hoạt động 3: Bài tập Hướng dẫn Hs làm bài tập sgk. Gọi 1 Hs lên bảng làm bài tập 1-SGK. Gọi Hs khác nhận xét. -> Nhận xét, cho điểm. Tiếp tục gọi một vài Hs trả lời bài tập 2 ( SGK) -> nhận xét bài của hs> KL. -> Kết luận toàn bài. 1 Hs lên bảng làm bài. Đứng tại chỗ trả lời Bài tập 1(SGK-T33): Hành vi làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả: c, đ, e. Bài tập 2 ( SGK- Tr 33): Bất kì việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả, vì: có năng suất chất lượng, hiệu quả mới giữ được chũ tín và mới nâng cao được chất lượng cuộc sống. Nếu chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì sẽ không có kết quả tốt đẹp, con người sẽ thất bại. Ví dụ: trong kinh doanh mà chỉ chú ý đến số lượng sản phẩm mà không chú ý đến chất lượng thì sẽ bị mất khách, hàng hóa sẽ ế ẩm… 3. Củng cố: - Khái quát kiến thức toàn bài 4. Hướng dẫn HS về nhà: - Làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài mới. ************************************************ Soạn: / / 2012. Lớp dạy: 9A: Tiết(tkb) Ngày dạy / / 2012. Sĩ số Vắng 10 [...]... dạy: 9A: Tiết(tkb) Ngày dạy / / 2012 Sĩ số Vắng Lớp dạy: 9B: Tiết(tkb) Ngày dạy / / 2012 Sĩ số Vắng TIẾT 17: ÔN TẬP HỌC KÌ I I MỤC TIÊU B I HỌC: 1 Kiến thức: - Nắm được những n i dung đó học từ đầu năm 2 Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đó học vào trả l i câu h i và làm b i tập 4 Th i độ: - Tích cực ôn tập II CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án - HS: Vở ghi, SGK, III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 20 Giáo án GDCD 9. .. mà ph i biết tự kiềm chế, làm chủ bản thân trong m i tình huống quan hệ và giao tiếp B i tập 5 Trường của Thanh tổ chức viết thư giao lưu v i các bạn học sinh nước ngo i, nhưng Thanh không B i tập 5 - Không tán thành suy nghĩ 22 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 tham gia Các bạn trong tổ h i vì sao không tham gia thì Thanh n i nhiệm vụ chính của học sinh là học tập, việc viết thư là không cần thiết,... Vắng TIẾT 16: ÔN TẬP HỌC KÌ I I MỤC TIÊU B I HỌC: 1 Kiến thức: - Nắm được những n i dung đó học từ đầu năm 2 Kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đó học vào trả l i câu h i và làm b i tập 3 Th i độ: - Tích cực ôn tập II CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án - HS: Vở ghi, SGK, III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1 Kiểm tra b i cũ: Không KT 2 B i m i: HĐ của thầy Nêu các câu h i- > Hs suy nghĩ, trả l i Câu 1: Thế nào là chí... trung thực về thiếu sót của Hoà và sau đó sẽ gặp Hoà để tìm hiểu nguyên nhân, gi i thích lý do vì sao em ph i báo cáo đúng sự thật để Hoà hiểu và thông cảm, góp ý và động viên Hoà cố gắng sửa chữa thiếu sót B i tập 3 Linh là học sinh lớp 9 Linh đang học b i ở nhà thì Tuấn HS xét các b i tập 21 B i tập 3 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 đến rủ Linh i ch i i n tử ăn tiền Nếu là Linh, trong trường... m i ngư i, B i n i : “Sáng tạo là một phẩm chất không ph i ai cũng có, 23 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 cũng không ph i rèn luyện mà có được, đó là do bẩm sinh Cũng như trong học tập, có ph i ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì m i cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế th i !”Em có tán thành ý kiến của B i không ? Vì sao ? B i tập 8 Theo em, việc tích cực c i tiến, đ i. .. Th i độ: - Phê phán, không đồng tình v i văn hóa lạc hậu ở địa phương II CHUẨN BỊ: - GV: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập - HS: Vở ghi, SGK, III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1 Kiểm tra b i cũ: Không KT 2 B i m i: 16 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 ? Hãy kể cho lớp nghe một số truyền thống của dân tộc em hoặc của địa phương em đang sống? -> G i một v i Hs đ i diện một số dân tộc lên trả l i -> KL: Có một số... Chuẩn bị thi kiểm tra HK I Soạn: / / 2012 24 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 Lớp dạy: 9A: Tiết(tkb) Ngày dạy / / 2012 Sĩ số Vắng Lớp dạy: 9B: Tiết(tkb) Ngày dạy / / 2012 Sĩ số Vắng TIẾT 19: THỰC HÀNH NGO I KHÓA NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC N I DUNG ĐÃ HỌC (GI I THIỆU VỀ CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN) I MỤC TIÊU B I HỌC: 1 Kiến thức: - Hiểu sâu sắc hơn về giá trị văn hóa của quê hương mình - Biết được... tra b i cũ: Không KT 2 B i m i: Đặt câu h i: ? Trong năm 2010, Tỉnh Hà Giang đã có sự kiện gì n i bật? HĐ của thầy HĐ của trò N i dung Hoạt động 1: Gi i thiệu về cao nguyên đá Đồng Văn 1: Di sản địa chất - Gv nêu yêu cầu, mục Lắng nghe Di sản địa chất (DSĐC) là những phần t i nguyên địa chất (TNĐC) tiêu của n i dung b i đặc biệt, có giá trị n i bật về khoa học học, giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế - Gi i thích... m i phương pháp học tập có ph i là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả không ? Vì sao ? B i tập 7 Không tán thành ý kiến của B i vì : - Phẩm chất năng động, sáng tạo không ph i tự nhiên có được, mà ph i tích cực, kiên trì rèn luyện trong cuộc sống - Học sinh nếu cố gắng c i tiến phương pháp, có phương pháp học tập phù hợp thì vẫn có thể học tốt B i tập 8 Việc tích cực c i tiến,... phiếu học tập - HS: Vở ghi, SGK, III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1 Kiểm tra b i cũ: Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? YN của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả Trả l i: - Làm việc có năng suất, chất lượng,hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị cao cả về n i dung và hình thức trong một th i gian nhất định - YN: Là yêu cầu cần thiết đ i v i ngư i lao động trong sự nghiệp . đứng t i Lên bảng làm b i tập B i tập 1( SGK- Tr 29) : - Năng động, sáng tạo: b, đ, 3 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 chỗ trả l i b i tập 6 sách b i tập. Chữa b i và cho i m học sinh. ->. và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Tôn trọng ngư i sống năng động, sáng tạo. II. CHUẨN BỊ: 4 Giáo án GDCD 9 năm học 2012 - 2013 - GV: Giáo án, bảng phụ, phiếu học tập thực tiễn *Biểu hiện: - Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả: Làm kinh tế gi i. Nu i dạy con c i ngoan ngoãn, học gi i. Học tập tốt, lao động tốt.Thi đua dạy tốt, học tốt. C i tiến phương

Ngày đăng: 08/02/2015, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w