Họ và tên: Nguyễn Hạnh Linh.Lớp: k55 Xã hội học Môn: Xã hội học gia đình Mã số sinh viên: 10030451 QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI CHỦ GIA ĐÌNH Cách đây vài chục năm về trước những công việc hệ trọng
Trang 1Họ và tên: Nguyễn Hạnh Linh.
Lớp: k55 Xã hội học
Môn: Xã hội học gia đình
Mã số sinh viên: 10030451
QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI CHỦ GIA ĐÌNH
Cách đây vài chục năm về trước những công việc hệ trọng nhất trong gia đình bao giờ cũng do người đàn ông quyết định hết thảy, người phụ nữa chỉ có bổn phận phục tùng theo kiểu “phu xướng phụ tùy”, hoặc nếu người đàn ông có hỏi ý kiến cũng chỉ là cho vui mà thôi, nhưng mà nay trong bối cảnh đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa thì gia đình cũng có nhiều biến đổi, trong đó có sự thay đổi về quan niệm người chủ gia đình
Dựa trên trên tư liệu của cuộc điều tra toàn quốc về gia đình Việt Nam năm 2006, và nghiên cứu trên 900 hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh của tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, bài viết sẽ tập trung phân tích những thay đổi trong quan niệm của người dân về người chủ gia đình không đồng nhất với người chủ hộ khẩu của gia đình mà là người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội được các thành viên khác trong gia đình coi trọng Trên thực
tế, mô hình của chủ gia đình rất đa dạng, phản ánh tính phong phú của các loại hình gia đình Người chủ gia đình có thể là người chồng hoặc người vợ; hay cả hai vợ chồng cùng làm chủ tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực và đóng góp của họ trong mỗi gia đình cụ thể
Các phẩm chất của người chủ gia đình
Người đứng tên chủ hộ có phải là chủ gia đình thực tế không? Người chủ gia đình đòi hỏi phải có những phẩm chất gì? Trong gia đình Việt Nam hiện nay ai là người chủ gia đình? Kết quả thu được từ cuộc Điều tra Gia đình Việt Nam 2006 do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (nay do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc ( UNICEF), Tổng cục thống kê, Viện Gia đình và Giới tiến hành trên phạm vi toàn quốc cho thấy những thay đổi trong quan niệm của người dân về người chủ gia đình hiện nay
Bảng 1 Quan niệm về người chủ gia đình của người
Từ 18-60 tuổi và từ 61 tuổi trở lên (%)
Quan niệm về người chủ gia đình Những người từ 18-60 Những người từ 61 tuổi trở lên
Có thu nhập cao nhất trong gia đình 14,3 8,7
Trang 2Có khả năng đưa ra các quyết định 78,5 68,1
Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình 2004, ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ hộ là nam chiếm 74,34%; nữ chiếm là chủ hộ chiếm 25.66% Ở khu vực thành thị, nam là chủ hộ chiếm 60.98%; nữ là chủ hộ chiếm 39,02% ở khu vực nông thôn, nam làm chủ hộ chiếm 78,84%; nữ là chủ hộ là 21,16% (Tổng cục Thống kê, 2006:60) Căn cứ số liệu trên, nếu chủ
hộ đồng thời là chủ gia đình thì nhìn chung nam giới làm chủ gia đình Ở khu vực thành thị, tỷ
lệ phụ nữ làm chủ gia đình cao hơn so với khu vực nông thôn Tuy nhiên, kết quả khảo sát quan niệm của người dân về các đặc điểm, phẩm chất, năng lực của người chủ gia đình đã cho thấy sự không trùng khớp giữ người đứng tến là chủ hộ gia đình với người thực sự là chủ gia đình thực tế (Bảng 1)
Bảng số liệu trên cho thấy “gương mẫu, có trách nhiệm” là phẩm chất hàng đầu trong qua niệm của người dân về người chủ nhà ở cả hai nhóm tuổi 18-60 và 61 trởi lên với các tỷ
lệ phần trăm tưởng ứng là 89,1% và 88,6% Trong khu đó tiêu chí “người lớn tuổi nhất trong gia đình” chỉ có 9,6% người từ 18-60 tuổi và 16,4% người từ 61 tuổi trở lên lựa trọn làm chủ gia đình Điều này cho thấy truyền thống người già nắm giữ quyền lãnh đạo gia đình đã thay đổi rất đáng kể trong các gia đình Việt Nam hiện đại Phẩm chất thứ hai được nhiều người tán thành đối với người chủ gia đình, đó là “có khả năng đưa ra các quyết định” (78,5% những người từ 18-60 tuổi và 68,1% những người từ 61 tuổi trởi lên) Đây có thể coi là một trong những phẩm chất, năng lực rất quan trọng của người chủ gia đình hiện đại Trong bối cảnh đổi mới, triển kinh tế thị trương, gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập, người chủ gia đình đồng thời là người lãnh đạo công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình và người có khả năng đưa ra các quyết định quan trong khác đem lại khả năng phát triển của gia đình Đặc biết có trên 90% người có trình độ phổ thông trung học, đại học trở lên cho rằng người chủ gia đình
là người có khả năng đưa các quyết định quan trọng quán xuyến công việc gia đình; trong khi những người mù chữ chỉ có 71,3% đưa ra ý kiến như trên Đáng chủ ý là các tiêu chuẩn chủ gia đình là người có uy tín trong xã hội hoặc là người có thu nhập cao nhất trong gia đình chỉ chiếm tỷ lệ ủng hộ thấp
Chia theo dân tộc thì 100% ý kiến của người Ê-đê cho rắng người chủ gia đình là người gương mẫu và có trách nhiệm đối với gia đình, dân tộc Kinh có 89,9%, dân tộc Hoa 89,3%, Khơ me 96%
Các số liệu trong cuộc nghiên cứu gia đình 2006 cho thấy trong thực tế, chủ hộ xét theo sổ hộ khẩu không hoàn toàn đồng nhất với người chủ gia đình xét về mặt văn hóa, hay là người có quyền quyết định trong gia đình Các số liệu trên cũng đã trả lời cho câu hỏi chủ gia đình là người như thế nào, cần có phẩm chất gì Tuy nhiên số liệu điều tra định lượng vẫn chưa trả lời được câu hỏi giữa vợ chồng ai là chủ gia đình? Các kết quả điều tra định tính
Trang 3phản ánh tính đa dạng của mô hình người chủ gia đình và những cách lý giải của người trả lời
về mô hình người chủ gia đình mà họ ủng hộ
Còn trong cuộc trưng cầu lấy ý kiến của 900 hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh, xác định xem ai là người chủ gia đình thực sự tức là người được coi là có quyền lực nhất trong gia đình thì phần lớn lại được định vị cho người chồng, còn tỷ lệ dành riêng cho người phụ nữ là rất thấp Điều này không phải là do người đàn ông tự đề cao mình mà là do người phụ nữ tự cho là vậy Dưới đây là ý kiến của 306 người chồng và 547 người vợ khi được hỏi theo họ ai là chủ gia đình
Bảng 2: Ý kiến ai là chủ gia đình
Ai là chủ gia đình Ý kiến của chồng Ý kiến của vợ
(Nguyễn Minh Hòa, 2000:52)
Các ý kiến ủng hộ đàn ông làm chủ gia đình
Mô hình người đàn ông làm chủ gia đình một mặt là sự tiếp nối của mô hình người chủ gia đình trong truyền thống, nhưng mặt khác nó cũng phản ánh vai trò thực tế của người đàn ông trong cuộc sống gia đình hiện tại Nó được lý giải ở vai trò trụ cột của người đàn ông
về kinh tế và trách nhiệm tinh thần đối với các thành viên gia đình, về việc người đàn ông đồng thời là người chủ các tài sản lớn của gia đình như nhà cửa, đất đai, phương tiên sản xuất, người có uy tín đối với gia đình và xã hội …
Trong rất nhiều trương hợp, người vợ thường nhường quyền làm chủ và quyền quyết định cho chồng chỉ đơn giản vì người đó là chồng Khi được hỏi vì sao để chồng quyết đinh tất cả các công việc chính, một nữ công nhận ở TP Hồ Chí Minh chỉ đơn giản trả lời rằng:
“Anh làm chủ gia đình thì anh ấy quyết đinh các công việc đó” (Nữ, công nhận, TP Hồ Chí Minh) Quan niệm chung của nhiều người là người chồng là lãnh đạo là lẽ đương nhiên, truyền thống đã quy định như vậy, cũng như việc về làm dâu ở nhà chồng
“Dù mình có giỏi bao nhiêu thì vẫn dưới sự lãnh đạo của chồng Mặc dù chồng có điều chưa đúng thì mình góp ý bàn với chồng và thuyết phục được Chồng vẫn là người quyết định những việc chính trong gia đình” (Nữ, viên chức, Đắc Lắc)
“Vì người đàn ông là người chủ gia đình Đàn bà là cảnh đến dâu phải phụ thuộc Tức
là mình muốn làm gì thì phải thuyết phục chồng con làm theo mình Ông chồng đồng ý thì mình làm mới suôn sẻ” (Nữ, nông dân, Lạng Sơn)
Trang 4“Theo truyền thống của người Việt Nam thì từ xưa đến nay đàn ông vẫn là trụ cột từ đời này qua đời khác rồi, còn nếu có gì khác thì người ta lại nói úi giời đàn ông mà lép vế với phụ nữ như vậy thì hỏng Muốn hay không thì đàn ông vẫn phải có cái gì đó cao hơn một chút chứ” (Nữ, nông dân, Lạng Sơn)
“Anh ấy là chồng mình anh ấy là chủ gia đình, là cha của các con nên mình nghĩ là mình phải tôn trọng anh ấy Nói chung là vợ chồng cùng bàn bạc với nhau nhưng người quyết định là anh ấy” (Nữ, công chức, TP Hồ Chí Minh)
Trong nhiều gia đình việc kiếm tiền bên ngoài gia đình vẫn chủ yếu là công việc của nam giới, trong khi phụ nữ chủ yếu làm các công việc trong gia đình Truyền thống “nữ làm việc nhẹ nam làm việc nặng”, nam kiếm tiền, nữ làm việc nhà vẫn duy trì trong nhiều hộ gia đình là cơ sở củng cố vai trò trụ cột và người chủ gia đình là nam giới Nhiều người quan niệm rằng, những việc nội trợ là không ra tiền, là việc nhẹ, vì vậy người chồng là người chủ chốt kiếm ra tiền thì họ phải là người chủ gia đình Không có họ thì gia đình sẽ không tồn tại được Ngoài ra, cũng có một nguyên nhận ở nhiều gia đình là người chồng tỏ ra quyết đoán hơn, tính toán công việc làm ăn tốt hơn nên được người vợ coi là người trụ cột trong kinh tế gia đình
“Người nam giới đi làm có lương có lậu, phụ nữ không có lương có lậu phải lao động
ở nhà chăm lo con cái, chăm nuôi gia súc, lợn gà… (Thảo luận nhóm, nữ, Lạng Sơn)
“Nữ làm việc trong gia đình ở nhà cơm nước, những công việc năng nhọc thì nam gánh vác toàn bộ, nữ ở nhà còn chăm con cái” (Nữ, nông dân, Trà Vinh)
“Trong nhà em thì em là lao động chính, em lo cho cả gia đình em, tức là những cái chi tiêu trong gia đình hay là những cái việc phải trang trải đời sống là do em Còn bà xã em thì chỉ làm việc nhà hoặc là những công việc nhẹ, thủ công, để cho nó không có thời giờ trống, nói chung là em là chủ gia đình” (Nam, công nhận, TP Hồ Chí Minh)
“Anh ý vẫn là người có uy tín vì chị thấy anh ý tình toán rất là chuẩn không có gì sai sót, vợ chồng tham gia bàn bặc thấy phải thì chị nghe thôi trong gia đình chị không có chuyện trống đánh xuôi kèn thổi ngược bao giờ” (Nữ, công chức, thành thị, Hải Phòng)
Như vậy coi việc nam giới là chủ gia đình có tác động của các yếu tố văn hóa và kinh
tế Theo truyền thống nam giới là chủ gia đình và là người quyết định các công việc quan trọng của gia đình Truyền thống này vẫn tiếp tục được duy trì do nam giới vẫn giữ vai trò là trụ cột kinh tế của gia đình Trong một số gia đình ở khu vực thành phố được khảo sát ở phía Nam, phụ nữ thường là người ở nhà lo công việc nội trợ, cơm nước, đàn ông đi làm các công việc bên ngoài kiếm tiền nuôi sống vợ con anh ta Truyền thóng này đã tồn tại rất lâu đời ở đô thị miền Nam và nõ củng cố thêm trong thời kỳ trước giải phóng (1975) do thu nhập của người chồng có thể bảo đảm nuôi sống cho cả gia đình họ mà không cần phụ nữ phải đi làm
Hiện nay thu nhập của người chồng trong nhiều trường hợp không bảo đảm nuôi đủ cho vợ con, nhiều phụ nữ có đi lmà nhưng thu nhập của phụ nữ thường thấp hơn so với nam
Trang 5giới Đối với các công viẹc trong nhà và phụ giúp chồng trong các công việc sản xuất Người chồng chịu trách nhiệm chính trong các công việc sản xuất tạo thu nhập như làm ruộng, làm thuê… Đối với những công việc tạo thu nhập bên ngoài hộ gia đình, người phụ nữ thường có thu nhập ít hơn do đó họ đánh giá cao phần đóng góp về kinh tế của người chồng Điều đó ảnh hưởng đến sự đánh giá của họ về vai trò của người chồng Theo nhận xét của Hội trưởng Hội phụ nữ xã Huyền Hội (tỉnh Trà Vinh), ở địa phương, có khoảng 90% các ông chồng là chủ thực sự của gia đình và là người quyết định mọi công việc quan trọng của gia đình
Phụ nữ có xu hướng khẳng định vai trò làm chủ gia đình của mình, tuy nhiên họ cũng gặp không ít khó khăn khi giữ vai trò này, nhất là khi giao tiếp xã hội Những khó khăn khi phụ nữ làm chủ gia đình đã được chính người phụ nữ nêu lên:
“Hạn chế thứ nhất là thời gian, tiếp đó là quan hệ xã hội Thứ nhất họ phải dành nhiều thời gian để chăm sóc chồng và con cái nên việc giao tiếp và lo toan cho công việc xã hội sẽ
bị hạn chê Thứ hai là các mỗi quan hệ xã hội người phụ nữ thường hạn chế, ví dụ có một buổi gặp gỡ đối tác không thể tiến hành trong giờ hành chính được thì họ phải làm ngoài giờ nhưng lúc đó họ còn phải về chăm sóc gia đình chồng con Thêm nữa là trong quan hệ xã hội người nam giới thường quan hệ rộng hơn, phụ nữ thường chỉ có chị em phụ nữ với nhau nếu quan hệ rộng với nam giới sẽ dẫn đến nhiều vẫn đề không tốt, ví dụ về dư luận xã hội chẳng hạn người ta không biết quan hệ của mình như thế nào nhưng thấy mình đi với nam giới nhiều thì người ta lại đánh giá tư cách mình không được đứng đắn và nhiều ông chồng cũng không muốn vợ mình quan hệ nhiều với các đồng nghiệp nam Nhiều ông chồng vẫn còn tư tưởng đối với phụ nữ chồng và con là trên hết rồi mới đến việc khác, như bản thân mình cũng thế thôi ví dụ 5-6h chồng mình đi làm về mà mình chưa chuẩn bị cơm nước rồi con cái ở trường chưa đón về thì người ra cũng khó chị chứ” (Nữ, các bộ xã, Hải Phòng)
Còn trong kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, trong số 57,71% người phụ nữ trong gia đình tôn người chồng của mình lên vị trí là người chủ gia đình thì những được cho biết như sau:
Bảng 3: Lý do người phụ nữ tôn người chồng của mình lên vị trí chủ gia đình
Chồng làm được nhiều tiền nhất 26,13
Theo truyền thống từ xa xưa 35,13
Chồng có địa vị xã hội cao hơn 13,16
Chồng nắm giữ ngân sách 1,35
Ai cũng được không quan trọng 24,23
(Nguyễn Minh Hòa, 2000:54)
Trang 6Chúng ta thấy rằng 35,13% cho rằng người chồng là chủ gia đình vì đó là chuyện đương nhiên không cần bàn cãi Điều này liệu có mâu thuẫn với sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong các công việc họ đảm nhiệm khi giải quyết các công việc gia đình Có lẽ điều này phản ánh một đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam là luôn luôn nhún nhường Họ luôn đặt vị trí của người chồng cao hơn một chút trong đối ngoại và trước mặt con cái, còn trong đời sống thực tế thì cả hai bình đẳng như nhau Có nhiều gia đình trong nghiên cứu này người chồng bị bạo bệnh nằm liệt giường nhiều năm, tất cả công việc lớn nhỏ trong gia đình đều do một tay người vợ gánh vác, nhưng khi hỏi ai là chủ gia đình thì người vợ vẫn một mực cho rằng chồng mình là chủ gia đình Có lẽ đó là một đặc trưng có tình truyền thống của gia đình Việt Nam luôn coi người chồng người cha là cái cây cột trụ trong gia đình
Phụ nữ làm chủ gia đình tốt hơn nam giới
Trái với quan niệm truyền thống về người đàn ông chủ gia đinh, nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ làm chủ gia đình tốt hơn nam giới Thực tế khảo sát cho thấy hiện tượng phụ nữ làm chủ gia đình không phải là hiếm, kể cả ở khu vực nông thôn và vùng đồng bào dân tộc Khi được hỏi trong vùng đồng bào dân tộc Khơ me có nhiều phụ nữ làm chủ gia đình không, một cán bộ phụ trách dân số xã cho biết:
“Có rất nhiều gia đình Khơ me người chủ gia đình là phụ nữ, khoảng 40 – 50%* (Nữ, cán bộ dân số xã, Trà Vinh)
Một trong những lý do là do người phụ nữ có ý thức tiết kiệm, biết tính toán làm ăn:
“Trước đây ngườ phụ nữ chỉ ở trong nhà nên họ không có cơ hội thể hiện những khả năng này Ngày nay họ có điều kiện mở mang tầm mắt, học được nhiều hơn, vì vậy họ hoàn tonà có thể đóng vai trò người chủ gia đinh” (Nữ công dân, gia đình 2 thế hệ, kinh tế trung bình, Trà Vinh)
Ở các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hải Phòng, Lạng Sơn, việc cải thiện địa vị trong
xã hội và cộng đồng cũng như là cơ sở để cải thiện địa vị phụ nữ trong gia đình
“Bây giờ phụ nữ rất được ưu ái, được tôn trọng và chúng tôi đã được tham gia vào các
tổ chức của các ban ngành đoàn thể, ví dụ như Đảng ủy viên chúng tôi cũng đã được 20% (3/15) Thế rồi Hội đồng nhân dân thì chúng tôi cũng được 9/28, là 33%, đó là phường Cát Bi chúng tôi Thế rồi Bí thư Chi bộ chúng tôi cũng có ba đồng chí Bí thư là phụ nữ Khu trưởng chúng tôi cũng có một đồng chí làm khu trưởng Trong gia đình, chúng tôi cũng là những thành viên có tiếng nói quan trọng, quyết định” (Nữ, cán bộ chủ chốt phường, Hải Phòng)
Trong hoàn cảnh sống mới, việc ai làm chủ gia đình không còn phụ thuộc nhiều vào giới tính mà ở chỗ ai có khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn trong phương thức làm
ăn, đem lại lợi ích tối đa cho gia đình Trong nhiều gia đình, không phải nam giới mà chính là người phụ nữ có khả năng đó, do đó họ là người chủ và là người quyết định các công việc quan trọng của gia đình Nhiều người tin rằng dù sao phụ nữ làm chủ gia đình vẫn có lợi cho
sự phát triển về mọi mặt của gia đình hơn so với nam giới làm chủ gia đình thì phụ nữ biết
Trang 7tính toán trong gia đình hơn Ngoài ra, người phụ nữ thường tình cảm hơn nên xử lý các công việc trong gia đình hiệu quả hơn:
“Ở địa phương phần đa phụ nữ quyết định là chính Làm gì cũng thông qua chồng và được con cái gia đình ủng hộ Những làm gì lớn lao hoàn toàn vợ quyết định và đi đến hướng thống nhất thông qua chồng và con” (Nữ, cán bộ xã, Lạng Sơn)
“Theo chúng tôi nếu mà phụ nữ làm chủ gia đình thì chúng tôi tin rằng kinh tế chúng tôi sẽ được đi lên Chúng tôi là những người cơm áo gạo tiền, tính toán, thu chi rất cặn kẽ Vợ như tủ sắt trong tường Nếu chúng tôi mà được làm chủ gia đình, được giữ vị trí quan trọng thì chúng tôi tin rằng kinh tế chúng tôi sẽ đi lên, quản lý được kinh tế cũng như là cái cách nuôi con, nó tế nhị hơn, chớ đàn ông hay thượng cẳng chân hạ cẳng tay Tất nhiên thì… người
ta cũng thương con, thương cái kiểu bạo lực Còn chúng tôi thì nhẹ nhàng, tình cảm, có kết quả lắm
“Bây giờ ví dụ là các cháu mặc lỗi ấy, thì bố hay ruồng bỏ đi, đi ra ngoài xã hội, còn người mẹ thì không bao giờ, nước mắt bao giờ cũng chảy xuống, thương con như thế này thế kia” (Nữ, cán bộ phường, Hải Phòng)
Các ý kiến ủng hộ phụ nữ làm chủ gia đình xuất hiện nhiều hơn trong các gia đình phụ
nữ tham gia công tác xã hội, có trình độ học vấn cao, hộ gia đình kinh doanh buôn bán, hộ gia đình người vợ có đóng góp thu nhập cap hoặc ngang bằng với chồng, hộ gia đình các tỉnh, thành phố miền Bắc
Cả hai vợ chồng đều là chủ gia đình
Một mô hình khác là cả hai vợ chồng đều là chủ gia đình, có nghĩa là mô hình bình đẳng, các quyết định đều được bàn bạc và tùy từng vấn đề mà có một người cụ thể quyết định
Cơ sở cho sự hình thành mô hình này là sự tương đồng về trình độ và các mặt khác giữa người vợ và người chồng, ngoài ra là nhận thức tiến bộ’ của người chồng về vai trò của phụ nữ:
“Trong xã hội trước kia những gia đình có học thì nó cũng khác hơn những gia đình không có học Còn bây giờ tôi nói thật trình độ bó gần như nhau, nhận thức nó như nhau, cho nên bây giờ quyền làm chủ trong gia đình nó không thuộc về một người nào đâu, có khi cả hai
vợ chồng cùng thuận nó mới được cơ, cho nên bây giờ nó có tiến bộ hơn trước như vậy, cả hai
vợ chồng cùng quyết định Chỉ trừ những ông chồng vũ phu, còn những ông chồng mà hiểu biết thì bao giờ cũng tôn trọng ý kiến của vợ mà các và vợ cũng đừng có quác quác, cứ quác quác thì các ông cũng không chịu được, cho nên người ta bảo thuận vợ thuận chồng” (Nam, người cao tuổi, Hải Phòng)
Khi đóng góp thu nhập và công sức của phụ nữ cho gia đình ngày càng tăng lên thì vai trò trụ cột kinh tế của người đàn ông suy giảm và đo là lý do để người phụ nữ tham gia lãnh đạo gia đình
“Cái này cũng khó nói, theo truyền thống thì đàn ông là trụ cột gia đình thôi chứ làm thì không bằng người phụ nữ Vì phụ nữ phải đảm đang toàn diện trong gia đình Đấy xem
Trang 8nhà nào mà có phụ nữ đảm đang thì gia đình đó khá hơn Còn nhà nào mà phụ nữ không đảm đang, không tháo vát thì khó khăn Nhìn chung xu thế cánh thanh niên bây giờ thì thấy muốn làm gì thì chồng nó bàn bạc với vợ Còn như trước đây không có” (Năm, người cao tuổi, Lạng Sơn)
Một chiều cạnh khác là bản thân nhiều nam giới cũng không còn muốn một mình chịu trách nhiệm về mọi gánh nặng trong gia đình Họ thấy được lợi ích của việc chia se trách nhiệm vì có nhiều khả năng thành công trong công việc hơn và khi thất bại thì không còn việc quy trách nhiệm riêng cho mỗi người để rồi dẫn đến mâu thuẫn gia đình Chính vì vậy nhiều nam giới thực sự muốn chia sẻ vai trò người chủ gia đình với người vợ và áp lực phải đóng vai trò là người chủ gia đình của nam giới dường như đã giảm đi đáng kể Các ý kiến sau của nam giới cho thấy rõ điều đó:
“Coi như vợ chồng đồng ý với nhau là chuyện không có chi mà thất bại, nếu thất bại thì không đổ thừa ai được Nếu chỉ có một mình thất bại thì đổ thừa chồng, cái đó ông quyết định ông làm, ông chịu Có bàn bạc thì vợ chồng cùng chịu Khi hai vợ chồng bàn bạc cái ý
nó phải sáng hơn rồi” (Nam, đại diện hộ gia đình nông nghiệp, Trà Vinh)
“Phải chung ý kiến mới được chú một mình cá nhân mình đâu có được… Thấy mọi vẫn đề gì cũng vậy, ở trong một gia đình mà bàn bạc với nhau, thống nhất với nhau thì mới dễ hơn Còn nếu đi một mình, hổng có vui Ví dụ có trường hợp mình quyết định mà thắng, nó đạt yêu cầu đi nữa, mà không có sự thống nhất trong gia đình thì cũng không có được” (Nam, đại diện hộ gia đình buôn bán, Trà Vinh)
Các ý kiến ủng hộ mô hình cả hai vợ chồng cùng lãnh đạo gia đình xuất hiện ở các loại hộ gia đình, ở cả nông thôn, đô thì, miền Bắc, miền Nam
Mối quan hệ bình đẳng trong gia đình thể hiện vai trò của các thành viên trong gia đình thể hiện vai trò của các thành viên khi tham gia vào các công việc quan trọng Chẳng hạn như việc chi tiêu những khoản tiền lớn (mua sắm xa cộ, ti vi, tủ lạnh, nhà cửa, đất đai…) quyết định việc học hành của con cái hay trước khi quyết định những chuyến đi xa Trong cuốn Hôn nhân và gia đình trong xã hôi hiện đại, tác giả Nguyễn Minh Hòa đã tiến hành phỏng vấn 900 hộ gia đình về sự phân công các vai trò giữa các thành viên trong gia đình:
Bảng 4: Vai trò của các thành viên trong gia đình
Vai trò trong gia đình 600 hộ gia đình
không phân biệt
300 hộ gia đình trẻ dưới 30 tuổi
Đóng góp ngân sách
Chồng
Vợ:
Cả hai:
54,19 12,66 29,83
56,67 10,00 33,33
Trang 9Ông bà:
Con:
0,66 2,66
Nắm giữ ngân sách
Chồng:
Vợ:
Cả hai:
Ông bà:
Con:
9,71 63,29 24,83 1,84 0,33
10,67 70,73 19,00
Quyết định chi tiêu lớn:
Chồng:
Vợ:
Cả hai:
Ông bà:
Con:
21,27 18,60 57,80 1,50 0,83
31,33 8,00 60,67
Học hành, chọn nghề của con:
Chồng:
Vợ:
Cả hai:
Ông bà:
Con:
17,37 15,33 61,34 0,00 5,56
25,67 13,00 59,67
Công việc hôn nhân của con:
Chồng:
Vợ:
Cả hai:
Ông bà:
Con:
6,57 1,64 41,05 0,18 50,56
Trang 10(Nguyễn Minh Hòa, 2000:49)
Nhìn vào bảng trên ta thấy chỉ số nhận được từ hai nhóm đối tượng (600 và 300) tương đối khá giống nhau Khi được hỏi ai là người đóng góp nhiều nhất cho ngân sách gia đình thì kết quả nhận được từ 900 hộ gia đình cho biết 56% hộ gia đình do người chồng đóng vai trò chủ lực trong việc đóng góp vào ngân sách gia đình, 11% họ là do vợ, và khoảng 33% gia đình có sự đóng góp ngang bằng nhau Nhìn vào bảng thống kê ta còn có thể thấy trong rất nhiều các công việc người phụ nữ cũng đóng vai trò quyết định không kém vai trò của các ông chồng bao nhiêu, chẳng hạn như trong việc học hành của con cái Nhưng nói chung thì phần lớn công việc quan trọng đều được mang ra bàn bạc dân chủ rồi cả hai thống nhất đưa ra quyết định
Một cách lý giải khác về người chủ gia đình – Ai đó đóng góp nhiều công sức, làm
ra nhiều tiền của, người đó làm chủ
Quan điểm này phản ánh khát vọng vươn tới sự công bằng, một sự phản ứng lại khuôn mẫu hình thức về người chủ gia đình Không có lý do gì để duy trì một người lãnh đạo thiếu năng lực, không có kảh năng chăm lo, nuôi sống các thành viên gia đình Người nào có nhiều cống hiến cho gia đình, người đó phải có tiếng nói trong gia đình Người nào có nhiều cồng hiến cho gia đình, người đó phải có tiêgns nói trong gia đình và hơn thế nữa là người lãnh đạo gia đình Cống hiến ở đây có thể hiểu theo nhiều khía cạnh, nhưng đóng góp về kinh tế gia đình là một trong những tiêu chí trọng lượng nhất
Nếu như trước đây những đong góp về kinh tế không được thừa nhận với sự phát triển của đất nước, việc tham gia hoạt động kinh tế của người phụ nữ được nhìn nhận chính xác hơn Đi làm kiếm tiền đó là điều khác biệt của phụ nữ hiện nay so với trước đây Và chính sự khác biệt này quy định vị trí mới của người phụ nữ trong gia đình Người vợ không chỉ làm ra tiền mà còn trong nhiều trường hợp còn làm ra nhiều tiền hơn chồng Kinh tế thị trường giúp
họ thấy rõ năng lực của người phụ nữ Khi đã kiếm tiền nhiều hơn có nghĩa là họ có khả năng hơn chồng trong việc phát triển kinh tế gia đình Họ ý thức một cách rõ ràng vị trí và trách nhiệm của mình đối với gia đình Trong trường hợp đó, không thể phủ định quyền của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình đích thực
“Khi người ta làm ra tiền thì tiếng nói của người ta sẽ ngang bằng với người chồng
Về mặt xã hội khi người ra làm ra tiền thì cuộc sống cũng tự tin hơn, con người cởi mở hơn, cuộc sống cảm thấy có giá trị hơn… cách đây 15 – 20 năm người phụ nữ rất thiệt thòi, tiếng nói của họ trong gia đình không có giá trị, họ không được quyết định các công việc lớn trong gia đình Người phụ nữ bây giờ người ta có quyền tham gia quyết định các công việc trong gia đình ngang bằng với chồng, họ cũng làm chủ gia đình” (Nữ, cán bộ chủ chốt phường, Hải Phòng)
“Theo em, khi có tiền thì người ta sẽ giải quyết được tất cả, kể cả quan hệ xã hội hay quan hệ gia đình Trong gia đình người chồng hay người vợ làm ra được nhiều tiền luôn luôn
có những quyết định sáng suốt” (Nữ, nông dân, Trà Vinh)