§¹i häc quèc gia Hµ Néi Trêng §¹i häc khoa häc x héi vµ nh©n v¨n· Khoa T©m lý häc - - - - - - - - - - - - - - - Báo cáo thực tập Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Ngọc Diệp Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Tuyết Lớp : K49- Tâm lý học Hà Nội - 2008 PHẦN 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường bên cạnh những yếu tố tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đời sống vật chất cũng như tinh thần của mỗi gia đình ngày càng được nâng cao, các nhu cầu của cá nhân dần được đáp ứng đầy đủ thì cũng kéo theo sự xuất hiện những mặt tác động tiêu cực đến đời sống. Đặc biệt xuất hiện nhiều hiện tượng tâm lý xã hội mới tiêu cực như : Những vấn đề nảy sinh trong tình yêu hôn nhân, nạn bạo hành gia đình, tình trạng xâm hại phụ nữ, trẻ em Những vấn đề trăn trở trên là những vấn đề không của riêng ai chúng ta cần nhận diện được nó và cần tìm ra biện pháp hạn chế ngăn chặn. Do vậy, để nhận diện chính xác và từng bước cải thiện tình trạng này thì mỗi người dân, đặc biệt là người phụ nữ phải nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, để tìm hiểu, đánh giá về vấn đề này, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: " Tìm hiểu nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình". 2. Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. 3. Khách thể nghiên cứu: - Khách thể là 30 người dân ( trong đó có 3 trường hợp là nạn nhân của bạo hành). - đặc điểm của khách thể: + Tuổi từ 18 đến 50 + 15 khách thể là nữ, 15 khách thể là nam, đã có gia đình 20 khách thể ; 10 khách thể chưa có gia đình) 4. Phạm vi nghiên cứu: - Địa bàn: thị trấn huyệnThan Uyên - Huyện Than Uyên - Tỉnh Lai Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học 2 Châu. - Phạm vi về nội dung: Chúng tôi tập trung vào tìm hiểu nhận thức của người dân về các hình thức bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, nguyên nhân, hậu quả đang diễn ra hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp cơ sở hiện trạng. 5. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình ( Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả) - Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của người dân nói chung, phụ nữ nói riêng, góp phần tuyên truyền và ngăn chặn những hành vi bạo hành đối với phụ nữ, đảm bảo hạnh phúc gia đình và ổn định xã hội. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu * Trên cơ sở tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tôi xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài gồm các nội dung sau: - Tìm hiểu một vài nét lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo hành. - Các khái niệm cơ bản: + Khái niệm nhận thức + Khái niệm gia đình( Định nghĩa gia đình, quan hệ vợ chồng) + Khái niệm bạo hành ( hình thức, nguyên nhân, hậu quả) - Tìm hiểu một số văn bản pháp luật nói về quyền của phụ nữ được bảo vệ trước những hành vi bạo hành trong gia đình. * Từ cơ sở lý luận trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực tiễn để tìm hiểu nhận thức của người dân về vấn đề sau: - Nhận thức của người dân về thực trạng của hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình ( Hình thức, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp ngăn chặn) - Những cảm xúc và phản ứng của người phụ nữ bị bạo hành. - Nhận thức của người dân về mối quan hệ vợ chồng trong gia đình Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học 3 ngày nay. - Nhận thức của người dân về đối tượng có nguy cơ thực hiện hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. Từ những đánh giá thu được tôi đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của người dân, để từ đó có biện pháp hạn chế những hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. 7. Giả thuyết nghiên cứu - Phần lớn người dân nhận thức chưa đầy đủ về các hình thức bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình hiện nay. - Người dân chưa quan tâm đến giải pháp ngăn chặn bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. 8. Phương pháp nghiên cứu Việc sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Xác định được khái niệm công cụ và những khái niệm liên quan. Đồng thời chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tham khảo những kết quả điều tra có liên quan đến chủ thể nghiên cứu. Phương pháp này giúp chúng tôi chỉ ra được đặc điểm tâm lý của khách thể nghiên cứu. Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học 4 PHẦN 2. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Một vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề bạo hành Bạo hành đối với phụ nữ là một vấn đề cũ nhưng hiện nay đang là mối quan tâm mới của cộng đồng quốc tế. Trước đây người ta quan niệm rằng bạo hành trên cơ sở giới là một vấn đề có tính riêng tư không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật quốc tế. Ngày nay, pháp luật quốc tế coi mọi hình thức bạo hành đối với phụ nữ đều là sự vi phạm nghiêm trọng các quyền con người và tự do cơ bản của phụ nữ. Thực tế cho thấy, bạo hành trên cơ sở giới là vấn đề lịch sự, cho đến ngày nay bạo hành đối với phụ nữ vẫn tồn tại ở nhiều khu vực, nhiều nền văn hoá, tôn giáo khác nhau. Nó đã trở thành hiện tượng phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam là một nước đang phát triển, có bề dày lich sử lâu đời, với một nền văn hoá đa dạng và phong phú. Ngày nay trong quá trình đổi mới đất nước theo con đương Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước, mọi mặt của đời sống xã hội đều có những thay đổi nhất định, nhiều vấn đề được đặt ra như một thách thức với cuộc sống. Dó là những vấn đề bức xúc của xã hội đang dần biến đổi theo sắc thái của nền kinh tế thị trường. Hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ như đã nói trên luôn là mối quan tâm mới không những của cộng đồng quốc tế mà còn của xã hội Việt Nam chúng ta. Tháng 3 năm 1999, nhóm nghiên cứu của Viện Xã hội học ở Hà Nội đã nghiên cứu về vấn đề " Bạo lực trên cơ sở giới". Nghiên cứu này đã chỉ ra được thái độ của các thể chế và cộng đồng đối với nạn bạo hành dựa trên cơ sở giới trong gia đình. Nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển thống kê được, riêng năm 2007 có khoảng trên 4000 bài báo đề cập vấn đề bạo hành gia đình được đăng tài nhiều nhất là trên báo an ninh Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học 5 thủ đô, thanh niên, phụ nữ, tiền phong " Bạo hành là vấn đề tư vấn bạo hành " đang được nhiều người đề cập. Chúng tôi hy vọng rằng với nội dung nghiên cứu về " Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình " sẽ góp phần cho việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề nay, từ đó có những phản ứng và giải pháp hạn chế, ngăn chặn hiện tượng này. 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài. 1.2.1 Khái niệm nhận thức Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người ( Nhận thức, tình cẩm, hành động). Nhận thức là tiền đề của tình cảm và hành động, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng và các hiện tượng tâm lý khác. Con người có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau: Mức độ thấp là nhận thức cảm tính bao gồm cả cảm giác và tri giác, mức độ cao là nhận thức lý tính bao gồm tư duy và tưởng tượng. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người. Nhận thức cảm tính: ( giai đoạn nhận thức cấp thấp ) ở giai doạn này con người chỉ phản ánh được các thuộc tính bên ngoài, trực quan cụ thể của sự vật hiện tượng; phản ánh những mối liên hệ về không gian, thời gian và trạng thái hoạt động của sự vật hiện tượng khi nó đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người. Nhận thức lý tính: ( Giai đoạn nhận thức cấp cao) ở mức độ nhận thức này con người có thể phản ánh được các mối quan hệ có tính chất quy luật, các thuộc tính bản chất bên trong của sự vật hiện tượng khi chúng không còn tác động trực tiếp vào con người. Lênin đã vạch rõ quy luật chung nhất của hoạt động nhận thức là : " Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học 6 tiễn là con đường biện chững của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan" Theo Lênin, nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan bởi con người nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, trực tiếp, hoàn chỉnh mà là sự trừu tượng, sự cấu thành, sự hình thành các khái niệm, quy luật và chính các khái niệm, quy luật này bao quát một cách có điều kiện tính quy luật phổ biến của giới tự nhiện vận động và phát triển. Như vậy, Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc của con người nhưng không phải là sự phản ánh đơn giản mà là quá trình biện chứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong mối quan hệ với khách thể. Tính tích cực của chủ thể được thể hiện ở chỗ : Một mặt chủ thể tác động vào thế giới khách quan, mặt khác con người sáng tạo trong hoạt động để nắm bắt được bản chất, quy luật của thế giới khách quan tác động làm cho thế giới khách quan phát triển không ngừng. Nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thái độ khi đứng trước một đối tượng nào đó người ta sẽ không có thái độ nếu như không có những hiểu biết về đối tượng đó. Như vậy kiến thức của cá nhân về đối tượng như là kết quả của quá trình nhận thức sẽ là một trong những điều kiện hình thành thái độ. Nhận thức là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm nhờ tri thức có được về đối tượng mà chủ thể có cảm xúc, có khả năng đánh giá đối tượng. Muốn nhận thức được đối tượng nào đó thì phải có những thông tin về đối tượng đó. Điều đó có thể khẳng định lại một lần nữa một người sẽ không thể có thái độ về đối tượng nào đó nếu người đó không biết hoặc biết rất ít về đối tượng đó. Tóm lại: Nhận thức là quá trình phản ánh, tái hiện thực khách quan vào đầu óc con người trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, qua đó con người hiển thị thái độ, tình cảm và hành động của mình. 1.2.2 Khái niệm gia đình Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học 7 Theo Hoàng Phê : Gia đình - tập hợp những người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ, chồng, con cái ( 12). Lốc Khơ: "Gia đình là một nhóm người liên kết với nhau bởi các quan hệ hôn nhân máu mủ, hay bằng nhận con nuôi, tạo thành một hệ thống riêng biệt, tác động qua lại và giao tiếp lẫn nhau qua các vai trò xã hội của từng người là chồng, là vợ, là bố mẹ, là con cái, là anh em tạo nên một nền văn hoá chung " ( 18). Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện viết : " Gia đình là một tập hợp những người có cùng huyết thống sống chung trong một mái nhà chủ yếu gồm cha mẹ và con cái" ( 18). Tóm lại : có nhiều cách định nghĩa về gia đình theo nhiều cách khác nhau và hướng tiếp cận khác nhau, ở báo cáo thực tập này tôi sử dụng định nghĩa về gia đình theo cách tiếp cận của tâm lý học tức là nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, vai trò của gia đình đối với đời sống tinh thần của mỗi thành viên - gia đình là một tổ ấm, là mối quan hệ bền chặt liên kết các thành viên bằng tình yêu thương và trách nhiệm, đảm bảo cho mọi thành viên có cuộc sống an toàn, hạnh phúc trong gia đình của mình. 1.2.3 Khái niệm bạo hành Qua nhiều nghiên cứu vệ bạo hành gia đình đối với phụ nữ được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam, cho chúng ta thấy rằng nạn bạo hành gia đình là một vấn đề cần được Nhà nước và các cơ quan pháp luật ngăn chặn và có những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ người phụ nữ trước những người đàn ông, những người chồng có hành vi bạo lực, ngược đãi. Để giải quyết được vấn đề này, trước hết chúng ta cần hiểu rõ bản chất của hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình ( Hình thức, nguyên nhân, hậu quả). Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học 8 Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về bạo hành gia đình đối với phụ nữ. Theo từ điển tiếng việt thì bạo hành được hiểu: Bạo hành là" Hành động bạo lực tàn ác, đối với phụ nữ và trẻ em thường là nạn nhân của tệ nạn bạo hành" Nhưng hiện nay một định nghĩa được thừa nhận rộng rãi trên thế giới và được nhiều công trình nghiên cứu khoa học cũng như những bài viết sử dụng, đó là định nghĩa được phát biểu trong tuyên ngôn về loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ do Đại Hội đồng Liên hiệp quốc thông qua năm 1993 có nội dung như sau: " Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến tổn thất về thân thể, về tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ của người phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư" United Nations 1995: 73; UNIFEM 1998). Các nhà nghiên cứu đã phân chia bạo hành ( bạo lực) trong gia đình thành 5 loại như sau: * Cưỡng bức về thân thể : bao gồm những hành vi dùng sức mạnh để tấn công nạn nhân (đấm đá, bạt tai, làm gãy xương, bầm dập vv) dùng các vật dụng gây thương tích ( roi, gậy, gộc.v.) hạn chế các nhu câu thiết yếu của con người như phải ăn đói, mặc rách, không có thời gian ngủ nghỉ, giải trí v v làm tổn hại sức khoẻ của người phụ nữ. * Cưỡng bức về tình dục : Có thể bao gồm cả việc ép buộc phải quan hệ tình dục hoặc bắt phải xem những hình ảnh khiêu dâm mà không được sự đồng ý của người phụ nữ. cá biệt có nhiều phụ nữ bị ép buộc quan hệ tình dục sau khi đã bị đánh đập, cố tình gây đau đớn hoặc tổn hại trong quá trình quan hệ sinh lý, mà người phụ nữ không dám từ chối. * Cưỡng bức về mặt tinh thần, tình cảm : có thể bao gồm việc phải sống trong bầu không khí bị đe doạ hoặc bị lăng mạ với những lời lẽ mạt sát, kể cả những trường hợp khi tấn công, người đàn ông thường đe doạ phụ nữ Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học 9 rằng sẽ diết hại, so sánh với vật nuôi, đạp phá đồ vật quý giá của nạn nhân để họ đau đớn về mặt tinh thần. Rất nhiều phụ nữ phải sống trong tình trạng thường xuyên bị xúc phạm khiến họ ngộ nhận, bị mất đi niềm tin vào chính bản thân mình, buộc họ phải tin rằng họ bị hành hạ như thế là đúng. Điều này đã đẩy phụ nữ vào cuộc sống đau khổ hoặc tự tìm đến cái chết. *Cưỡng bức về mặt xã hội: Bao gồm việc cắt đứt quan hệ xã hội giữa người phụ nữ với những người thân, bạn bè, đe doạ người phụ nữ cùng gia đình và bạn bè của họ. Cũng có trường hợp người đàn ông buộc người phụ nữ phải cách ly với môi trường bên ngoài bằng cách nhốt trong nhà, cắt điện thoại, không đi làm, kiểm soát mọi hành động của người vợ( đi đâu phải báo cáo, bóc thư riêng để xem, lục soát người, phòng riêng, vali dù nạn nhân không đồng ý). * Cưỡng bức về tài chính: Người đàn ông nắm quyền kiểm soát hoàn toàn những vấn đề về tài chính. Người phụ nữ không được phép tự tìm kiếm việc làm. Người đàn ông chỉ cung cấp cho người phụ nữ một khoản tiền rất nhỏ so với số tiền cần thiết để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của đời sống gia đình. Việc kiểm soát về tài chính còn đồng nghĩa với việc không đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của con người. Thời gian gần đây việc trút mọi công việc như kiếm sông đến nội trợ, chăm sóc gia đình con cái đã ghánh nặng lên người phụ nữ và đây cũng là một dạng của bạo lực gia đình không hoặc (chưa tìm ) nhìn thấy được. Các hình thức biểu hiện của hiện tượng bạo hànhđối với phụ nữ trong gia đình Các hình thức bạo hành đối với phụ nữ được hiểu rất đa dạng và phức tạp nhưng tôi có thể phân chia thành 3 hình thức biểu hiện ; bạo hành về thể chất, bạo hành về tinh thần và bạo hành về tình dục. *Bạo hành thể chất: là những hành vi bạo hành mà người gây ra bạo hành thường sử dụng sức mạnh cơ bắp ( tay, chân) hoặc kèm theo công cụ Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học 10 [...]... riêng tư của gia đình nên ít chia sẻ và chính điều này đã và đang là một vấn đề nhức nhối không thể giải quyết được 2.1
Nhận thức của người dân về bản chất và các hình thức biểu hiện của hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình 2.1
Nhận thức của người dân về bản chất khái niệm bạo hành Qua nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh được rằng, hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình đang... theo cách hiểu của chị Hoa ( 32 tuổi đã lập gia đình) thì bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình là một hành vi mà người chồng hoặc những người khác trong gia đình sử dụng để cư xử với người phụ nữ ví dụ như: đánh mắng, chửi, xỉ nhục ” Qua đây chúng ta nhận thấy cách hiểu hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình của những người đã lập gia đình và những thanh niên chưa có gia đình không có... người đàn ông không tự chủ và dẫn đến hành hung vợ Còn một số những trường hợp cá biệt do người chồng nghiện rượu, nghiện ma tuy gia đình khó khăn mâu thuẫn trong gia đình nảy sinh và dẫn đến những hành vi bạo hành trong gia đình 2.2
Nhận thức của người dân về nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình Nguyên nhân có rất nhiều những nguyên nhân dễn đến hành vi bạo hành đối với. .. ngã đàn ông nhằm vào phụ nữ như để lợi dụng, hành hạ, uy hiếp tinh thần Vết thương nào, nỗi đau nào cũng mang lại cho người phụ nữ một cuộc sống tưởng chừng như “địa ngục” Để nhằm tìm hiểu
nhận thức của người dân về các hành vi bạo hành về tinh thần đối với phụ nữ trong gia đình với những câu hỏi đặt ra “ Theo anh chị trong gia đình người chồng gây ra bạo hành đối với người phụ nữ, người chồng thường... của cá nhân cũng như nhận thức của xã hội dẫn đến tồn tại cách ứng xử có mầm mống cho việc thực hiện các hành vi bạo hành đối với phụ nữ mà gia đình chị Thu là một ví dụ Từ những nhận thức lệch lạc đó mà dẫn đến xung đột trong gia đình và hành vi bạo hành gia đình nảy sinh 2.2.2 Những nét tính cách của người đàn ông và người phụ nữ trong gia đình Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành cũng một phần xuất... xưa, cũng như cách nhìn nhận của xã hội ngày nay về vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình đã làm cho cách ứng xử của người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục Chính vì cách ứng xử và cách nhìn nhận của xã hội đã tạo điều kiện để người đàn ông duy trì tính bảo thủ, có hành vi bạo hành đối với phụ nữ Vì vậy sự mâu thuẫn trong
nhận thức của người dân về mối quan hệ bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng... đình Với câu hỏi: “ Theo anh chị thì bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình thể hiện như thế nào?” Có rất nhiều nguời trả lời câu hỏi này phần lớn họ trả lời rất ngắn gọn có tính chất liệt kê các hình thức của hiện tượng bạo hành đối Nguyễn Thị Tuyết - Lớp K49- Tâm lý học 19 với phụ nữ trong gia đình còn một số người trả lời rất đầy đủ chẳng hạn một nam giới 28 tuổi trả lời: bạo hành đối với phụ nữ. .. bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình Qua lời đánh giá nhận xét của Hội Liên hiệp phụ nữ Thị trấn Than Uyên và dựa trên một số nghiên cứu thực tế trên địa bàn thị trấn tôi nhận thấy có một số nguyên nhân cơ bản sau: 2.2.1 Quan niệm của người dân về mối quan hệ vợ chông trong gia đình Theo tôi, trước hết bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình xảy ra là sự nhận thức của từng người dân Ngày nay quyền... từ những tính cách của người phụ nữ và người đàn ông Trước hết phải nói đến các yếu tố thuộc về người đàn ông, người chồng trong gia đình Ngoài việc nhận thức hạn chế về vấn đề bình đẳng giới, nhận thức sai lệch về vấn đề bạo hành trong gia đình đối với phụ nữ, các vấn đề về nhân cách, tính cách cá nhân, hoàn cảnh kinh tế, xã hội cũng như hoàn cảnh sinh trưởng, trưởng thành của con người đây là nguyên... nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bạo hành đối với phụ nữ (Điểm tương ứng với từng nhóm là 5.25 và 5.6 ) Vậy tại sao phần lớn người dân lại cho rằng người chồng có tính độc đoán, gia trưởng là nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình? tính gia trưởng, độc đoán của đàn ông thể hiện ở chỗ: người đàn ông thu mọi quyền hành về bản thân mình, không cho phụ nữ tham gia vào việc ra quyết định, . thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình& quot;. 2. Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của người dân về hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. 3. Khách. được. 2.1. Nhận thức của người dân về bản chất và các hình thức biểu hiện của hiện tượng bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. 2.1. Nhận thức của người dân về bản chất khái niệm bạo hành Qua. bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình. 7. Giả thuyết nghiên cứu - Phần lớn người dân nhận thức chưa đầy đủ về các hình thức bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình hiện nay. - Người dân chưa