Lý do chọn đề tài - Khái quát về lý luận Năm học 2013 – 2014 là năm học được xác định tiếp tục với ba cuộc vận động lớn: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Cuộc vận độn
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
- Khái quát về lý luận
Năm học 2013 – 2014 là năm học được xác định tiếp tục với ba cuộc vận động lớn: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Cuộc vận động hai không của bộ trưởng: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Có thể nói với tinh thần thẳng thắn, nhìn vào sự thật, đối diện với chính mình - ba cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã
và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục
có thêm sức mạnh để hoàn thành thiên chức “trồng người” của mình
Có thể nói khái niệm “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mới xuất hiện nhưng nội dung của phong trào này đã và đang được các trường thực hiện với nhiều cách thức khác nhau: “ Trường ra trường, lớp ra lớp thầy ra thầy, trò
ra trò - dạy ra dạy học ra học”, “trường học bạn hữu trẻ em”, “phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và phong trào xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia từ nhiều năm qua Tuy nhiên với
5 yêu cầu và 5 nội dung mà phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đặt ra, thể hiện sự toàn diện, hội tụ đầy đủ các tiêu chí cần thiết cho một trường học hiên đại, đổi mới, từ đó trường học mới thực sự đáp ứng tốt nhiệm vụ mà xã hội giao cho
- Về mặt thực tiễn
Trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta là đơn vị đang trong quá trình chuẩn bị được cộng nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn một Tuy vậy trong quá trình phấn đấu các tiêu chí đạt chuẩn quốc gia và nội dung xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì nổi lên nhiều vấn đề cần phải quan tâm tháo gỡ Qua quá trình chuẩn bị đón nhận trường đạt chuẩn, do các yếu tố khách quan lẫn chủ quan đã có những tiêu chí bị giảm sút, không đạt chuẩn Là cán bộ giáo viên, thực
Trang 2một ý tưởng mà tôi rất tâm đắc từ khi còn công tác tại trường Tiểu học xã Thân Thuộc và nhận thấy có tính khả thi cao Phong trào này vừa là mục tiêu vừa là phương tiện để tôi giảng dạy và hoạt động các hoạt động phong trào của Đội Qua bốn năm làm công tác giảng dạy và làm công tác Phụ trách Đội, tuy mới khởi đầu nhưng bản thân xin góp bàn những giải pháp để xây dựng thành công phong trào
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta
2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
a Phạm vi nghiên cứu
Trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta
b Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các giải pháp thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường Tiểu học.
3 Mục đích
Nhằm tổng kết lại những kết quả của giáo viên, học sinh đã thực hiện trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong thời gian qua để rút kinh nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thực tế trong việc thực hiện phong trào thi đua trong thời gian sắp tới; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, nâng cao chất lượng hoạt động Đội trong nhà trường nói riêng để tiếp tục bổ sung ngày càng hoàn thiện Đồng thời mong muốn được trao đổi những kinh nghiệm này với các bạn đồng nghiệp để cùng làm giàu thêm những kiến thức, kỹ năng của giáo viên Vì vậy tôi quyết định phối hợp với
phụ trách Đội, Ban giám hiệu nhà trường đưa ra một số giải pháp thực hiện phong
trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
4 Điểm mới của SKKN
Nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giáo viên ở trường tiểu
học với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ giáo dục và đào tạo phát động.
Cung cấp một số mô hình hoạt động mới trong tiết sinh hoạt dưới cờ để trao đổi với đồng nghiệp nhằm nâng cao hơn trình độ nghiệp vụ của bản thân
Trang 3PHẦN NỘI DUNG Chương 1
Cơ sở lý luận phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực"
1.1 Các định nghĩa
Trong thời kỳ đất nước hội nhập quốc tế, chúng ta tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức, đó là nơi đòi hỏi học sinh cần có những kĩ năng tư duy bậc cao,
tự tin phát triển năng lực của mình, từng bước sử dụng có hiệu quả công nghệ dạy học tiên tiến, đổi mới phương pháp dạy học, để yêu cầu trên đạt kết quả hiện thực cần phải có những biện pháp tích cực trong việc xây dựng mô hình đó là:
“Trường học thân thiện - Lớp học thân thiện”
Phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện – học sinh tích cực” phát động nhằm xây dựng trường học có chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao Các thầy cô giáo phải thân thiện trong giảng dạy, thân thiện trong đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, công bằng, khách quan với lương tâm và trách nhiệm cuả nhà giáo Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực cuả học sinh
Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh hứng thú học tập, biết rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo Vì thế ta có thể nói: Để phong trào
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả thì các biện pháp giáo dục tích cực cần được quan tâm, cụ thể hóa; trong đó các biện pháp giáo dục tích cực để xây dựng mô hình lớp học thân thiện, trường thân thiện từ
cơ sở là điều cần thực hiện
1.2 Các văn bản chỉ đạo
a Mục tiêu, nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ
Trang 41.1 Mục tiêu
Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt dọng xã hội một cách phù hợp và hiệu quả
1.2 Nội dung
1.2.1 Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
1.2.2 Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập
1.2.3 Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
1.2.4 Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh
1.2.5 Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương
b Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cần làm gì trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”?
Thực hiện kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ký ngày 19 tháng 8 năm 2008, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với ngành giáo dục địa phương lập kế hoạch chỉ đạo các cấp Đoàn, Đội
tổ chức các hoạt động phù hợp với lứa tuổi học sinh:
2.1 Tổ chức các cuộc thi, liên hoan trò chơi dân gian, thi vẽ “Vì một môi trường thân thiện”, “Thiếu nhi Lai châu”, “Chiếc ô tô mơ ước”, “Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU”…
2.2 Thực hiện Chương trình “ Học từ thiên nhiên”, Liên đội phối hợp với giáo viên bộ môn tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động thăm quan gắn với các môn học như: Địa lý, Lịch sử, Tự nhiên và xã hội… và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
2.3 Tổ chức các trại hè thiếu nhi các cấp
Trang 52.4 Tham khảo và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các mô hình hoạt động ngoại khoá
2.5 Biểu dương kịp thời các chi đội, đội viên có thành tích tốt trong phong trào thi đua
Đó chính là những cơ sở lý luận có tác dụng định hướng cho tôi trong việc tìm ra những giải pháp để thực hiện đề tài này
Chương 2
Thực trạng thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện,
học sinh tích cực” tại trường tiểu học.
2.1 Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến
Trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta là trường Tiểu học thứ 2 trong xã Pắc Ta nằm trên quốc lộ 32 phía Bắc giáp với xã Trung Đồng, phía nam giáp với xã Phúc Than của huyện Than Uyên, gồm 3 điểm trường có 7 thôn bản với 4 dân tộc chủ yếu là: Thái, Kinh, Dao, Hmông Đây là địa bàn có bãi vàng Thanh Sơn nên có nhiều dân di cư tự do và phức tạp
Nhà trường có 237 em, trong đó có 111 em nam và 126 em nữ, có 198 em
là học sinh dân tộc thiểu số (12 em khuyết tật)
2.2 Thực trạng vấn đề
* Thuận lợi
Trường nằm dọc quốc lộ 32, giao thông đi lại tương đối thuận lợi Được
sự quan tâm sát sao của Đảng, nhà nước, lãnh đạo các ban ngành, ban giám hiệu nhà trường Giáo viên tâm huyết với nghề nghiệp
* Khó khăn
Tuy đây là xã nằm trên quốc lộ 32 nhưng nhiều điểm bản lại nằm rải rác, cách xa nhau Trình độ nhận thức của phụ huynh còn nhiều hạn chế Học sinh trong trường đều là con em dân tộc thiểu số, ở rải rác ở nhiều bản và ở cách xa trường, các em còn nhỏ, yếu nên đi lại khá xa và vất vả Tất cả các em đều là con em nông dân, Bố mẹ đều làm ruộng và nương rẫy, tình hình kinh tế nhìn chung còn nhiều khó khăn thiếu thốn Ngoài giờ học ở trường, về nhà các em
Trang 6còn phụ giúp gia đình để kiếm sống Một số học sinh cha mẹ phải đi làm ăn xa không trực tiếp dạy dỗ, chăm sóc,
2.3 Nguyên nhân
Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân dẫn đến đó là nguyên nhân do khách quan và nguyên nhân chủ quan
Xét về điều kiện cơ sở vật chất, môi trường xanh, sạch, đẹp thì các điểm trường còn chưa đạt Về tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên, có thâm niên công tác lâu năm tại các xã vùng xa của huyện chuyển về nên ngoài những ưu điểm thì nhược điểm phổ biến là sức khỏe hạn chế, tính năng động nhạy bén, sáng tạo trong các hoạt động dạy học chưa cao Đối với học sinh ngoài những mặt mạnh sẵn có như: học chăm, ham thích hoạt động văn nghệ thể thao, hoạt động đội, thì điểm yếu của học sinh ở đây là kĩ năng sống chưa được chú trọng: kĩ năng giữ
vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp, ý thức bảo vệ của công, cây cảnh, chậu hoa Ý thức kỉ luật khi tham gia sinh hoạt tập thể Mặt khác một phần học sinh
là con em chưa được phụ huynh quan tâm chăm sóc Các em đến trường còn thiếu thốn áo quần, sách vở, đồ dùng học tập Thậm chí có nhiều em có hoàn cảnh éo le: bố mẹ li hôn, bản thân em nương nhờ ông bà, hoặc chú bác, cậu gì Tất cả những vấn đề nói trên đã và đang làm trăn trở lương tâm trách nhiệm của tất cả chúng ta
Chương 3 Biện pháp, mục đích, mục tiêu "Xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực"ở trường Tiểu học
3.1 Các biện pháp
Căn cứ vào 5 nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà bộ giáo dục phát động Căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường bản thân tôi nhận thấy cần đầu tư vào các nội dung, tiêu chí và lộ trình cụ thể sau đây:
3.1.1 Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp an toàn
a) Nội dung xây dựng:
Trang 7- Một trường học thân thiên thì kiến trúc của toàn bộ trường học cũng cần được thiết kế phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý học sinh Cảnh quan và môi trường trong trường cũng cần được quan tâm khi thiết kế để tạo một môi trường thân thiện và an toàn cho học sinh khi ra chơi và các hoạt động ngoài trời
- Trồng cây xanh bóng mát, làm cống thoát nước, làm nhà để xe cho học sinh, trang trí lại một số phòng học, đầu tư tu sửa lại một số phòng học,
đi học an toàn
b) Giải pháp tiến hành
- Tham mưu với Ban giám hiệu đầu tư đồng bộ các biểu bảng, trong các phòng học, phòng chức năng
- Trồng cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa
- Làm nhà để xe cho học sinh
- Giải pháp của địa phương, nhà trường trong việc đảm bảo an toàn cho học sinh: Nội dung của phong trào được triển khai sâu rộng đến toàn thể GV,
HS và phụ huynh trong các buổi hoạt động tập thể, các hoạt động đầu tuần, ngoài giờ lên lớp
* Nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của việc thực hiện nội dung.
* Ưu điểm:
- Phong trào thi đua được triển khai thực hiện nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn thể GV, NV, HS và phụ huynh
- Phong trào cũng giúp đỡ các em học sinh nghèo, học sinh có HCKK có điều kiện học tập tốt hơn
- Phong trào giúp cải thiện môi trường học tập, nhà trường quan tâm chú trọng hơn đến công tác xây dựng môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn
- Các cấp chính quyền địa phương cũng tham gia tích cực vào các hoạt động của phong trào
- Phụ huynh học sinh có nhìn tích cực hơn, có nhận thức rõ hơn về công tác xã hội hoá giáo dục
* Hạn chế:
Trang 8- Phong trào đã được triển khai từ nhiều năm, song một số nội dung hiệu quả chưa cao
3.1.2 Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh
ở mỗi địa phương giúp các em tự tin trong học tập
a) Nội dung
Ở nội dung này đối với trường Tiểu học số 2 xã Pắc Ta chúng tôi xác định là việc làm lâu dài, trước mắt chúng tôi duy trì tốt các phong trào hiện có: học sinh giỏi, giáo viên giỏi, và đầu tư mạnh vào chất lượng đại trà giải quyết số học sinh yếu, hạn chế học sinh nghỉ học tự do
Xây dựng và nâng cao dần cho học sinh thói quen tự học, chủ động, sáng tạo trong học tập; ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết vấn đề nhằm đạt được kết quả học tập cao nhất thông qua các hoạt động ngoại khoá
Đối với giáo viên khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin, giáo án điện
tử vào dạy học Tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học ngoại khóa, học nhóm
Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò dạy kèm với dỗ, thầy cô giáo thực sự là mẹ hiền để các em chia sẻ tâm sự Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân ái, hợp tác, chia sẻ, tạo nên bầu không khí hòa thuận
b) Giải pháp thực hiện:
- Mở lớp bồi dưỡng học sinh giỏi khối 4, 5
- Mở lớp phụ đạo học sinh yếu từ khối 1 đến khối 5
- Nối mạng Internet phục vụ cho giáo viên truy cập thông tin, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
- Triển khai chuyên đề đổi mới phương pháp dạy giảng dạy theo hướng
“Lấy người học làm trung tâm” thực sự là phương pháp giảng dạy “thân thiện” với người học vì người ta quan niệm người thầy chỉ là người tổ chức và trợ giúp hoạt động tiếp thu kiến thức cho học trò Học trò thực sự là nhân vật trung tâm trên lớp học Người thầy là người nêu vấn đề và cùng học trò tranh luận cho tới khi học trò hiểu thấu đáo vấn đề đó
- Học sinh có thể được thầy cô giao cho các bài tập làm chung theo nhóm
để các em có cơ hội cùng nhau chia sẻ và đóng góp kiến thức của cá nhân mình
Trang 9cho nhóm Người thầy cũng có thể nêu trước vấn đề và cho học trò về nhà tự nghiên cứu, tìm tòi để đến buổi học trên lớp sau đó học trò thảo luận và tranh luận với nhau trong cặp và trong nhóm Việc tranh luận đó sẽ giúp các em hiểu sâu hơn và nhớ nhanh hơn vì các em được tiếp thu kiến thức một cách chủ động, thoải mái Phương pháp giảng dạy này đã tạo nên nhu cầu tự học tự nghiên cứu bên ngoài lớp học và rèn luyện cho người học thói quen đào sâu suy nghĩ về một vấn đề nào đó Dần dần học trò sẽ hình thành thói quen suy nghĩ một cách chủ động, độc lập sáng tạo và biết chia sẻ những suy nghỉ của mình với người khác
* Nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của việc thực hiện nội dung.
* Ưu điểm
- Phong trào thi đua được triển khai thực hiện nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn thể GV, NV, HS và phụ huynh
- Phong trào cũng giúp các em học sinh thói quen tự học, chủ động, sáng tạo trong học tập; ý thức tìm tòi, tự đề xuất và giải quyết vấn đề
- Phong trào cũng giúp viên nâng cao tay nghề, biết sử dụng và ứng dụng cộng nghệ thông tin vào giảng dạy
* Hạn chế
Chất lượng học sinh mũi nhọn chưa cao, một số giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm
3.1.3 Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
a) Nội dung
- Tập trung rèn luyện khả năng ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm
- Rèn luyện kĩ năng phòng chống các tai nạn: giao thông, đuối nước, và các tai nạn thương tích khác, giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân thông qua các giờ học
- Giáo dục và rèn luyện kĩ năng ứng xử có văn hóa, tinh thần đoàn kết thân ái, hợp tác và chia sẻ trong cuộc sống
b) Các giải pháp
Trang 10- Tăng cường công tác chủ nhiệm lớp, công tác đội thiếu niên, sao nhi đồng xây dựng biểu điểm thi đua hàng tuần của lớp, của liên chi đội để theo dõi các biểu hiện hành vi của học sinh Kịp thời đánh giá nhận xét hàng tuần hàng tháng
- Trang trí các câu khẩu hiệu động viên nhắc nhở học sinh làm việc tốt như: “Bỏ rác đúng nơi qui định”, “Giữ môi trường xanh, sạch, đẹp”
- Bố trí phân công công tác vệ sinh chung: sân trường, nhà vệ sinh,
- Phân công chăm sóc bồn hoa, cây cảnh, vườn rau theo từng lớp
- Thành lập đội cờ đỏ trực ban thi đua hàng ngày để kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành nội qui, kỉ luật, hằng tuần có sự đánh giá nhận xét trước cờ
- Thành lập Nhóm tích cực và trò chơi học tập tích cực: Với phương pháp nhóm tích cực mới cần hướng tới là làm sao cho các em phát huy hết khả năng học tập theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo các em phải tự bộc lộ mình, tự tìm tòi, tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới và theo tôi thông qua cách làm việc theo nhóm ở một số hoạt động thậm chí khi học sinh đã nắm được cách làm việc theo nhóm thì các em có điều kiện hợp tác trao đổi, tự học lẫn nhau và có trách nhiệm với các thành viên trong nhóm Ở trường tôi, để học sinh có điều kiện hợp tác trao đổi giúp đỡ lẫn nhau cùng giải quyết các nhiệm vụ tôi giao, dùng biện pháp tổ chức học nhóm như nhóm nhỏ, nhóm lớn Khi làm việc theo nhóm tự các nhóm có quyền lựa chọn cách thực hiện nào tuỳ thích, sao cho khi nhóm trình bày phải đạt được yêu cầu
* Nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của việc thực hiện nội dung.
* Ưu điểm:
- Đa số các em học sinh là người dân tộc thiểu số, các em đã quen với lao động tự phục vụ các nhu cầu cuộc sống
- Môi trường sống và học tập luôn có hướng để các em được tự khẳng định các kĩ năng, tố chất của mỗi cá nhân
- Học sinh tham gia hưởng ứng nhiệt tình, các em dần mạnh dạn hơn trong giờ học, vui chơi
* Hạn chế:
- Một số học sinh vẫn còn nhút nhát, tham gia các hoạt động chưa nhiệt tình