1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng, hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân cấp xã

10 4.9K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

Nội dung

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH ………… o0o………… TIỂU LUẬN MÔN: GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA Tên đề tài: Nâng cao chất lượng, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã. Tên học viên: Trần Xuân Anh Lớp: CHHCC 16M 1 HUẾ - NĂM 2013 MỤC LỤC PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài 3 2.Mục đích nghiên cứu: 3 3.Nhiệm vụ nghiên cứu 4 4.Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………….4 PHẦN II – NỘI DUNG I. Một số vấn đề chung về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 1. Khái niệm giám sát 5 2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã 5 3. Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã 5 II. Giải pháp nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân……. 6 PHẦN III - KẾT LUẬN 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 2 PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong bộ máy nhà nước, Hội đồng nhân dân vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, vừa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Trong những năm qua, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân có nhiều chuyển biến rõ rệt. Hàng năm đã xây dựng chương trình kế hoạch giám sát; tổ chức các đoàn giám sát khi cần thiết, trong thực hiện giám sát có những hình thức phối hợp với các cấp, các ngành Do đó, đã đưa lại nhiều kết quả khả quan, bước đầu góp phần khắc phục tính hình thức trong hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và hoạt động giám sát nói riêng. Tuy nhiên trong thực tiễn, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc xây dựng chương trình, cách thức tổ chức giám sát chưa thật sự khoa học; các kết luận sau khi giám sát thường chung chung, thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận đó nên vẫn còn hiện tượng sau giám sát đâu lại vào đấy; kỹ năng giám sát của các đại biểu Hội đồng nhân dân còn nhiều bất cập Chính vì vậy, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân hiện nay còn thấp. Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân. Như văn kiện Đại hội X của Đảng đã khẳng định: "Cần xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra giám sát nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân " Xuất phát từ những yêu cầu bức xúc về lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài "Nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã" 2. Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này giúp chúng tôi nâng cao kiến thức nhằm phục vụ cho công việc và vận dụng vào thực tiễn, đồng thời bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 Làm rõ khái niệm giám sát; phân tích đặc điểm, nội dung và hình thức giám sát của Hội đồng nhân dân xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước kiểu mới, Hội đồng nhân dân, chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân. Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phương pháp chuyên gia. 4 PHẦN II NỘI DUNG CHÍNH I. Một số vấn đề chung về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 1. Khái niệm giám sát Giám sát dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực, toà án, các tổ chức xã hội và công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý xã hội. Hoạt động giám sát chủ yếu thực hiện ngoài quan hệ trực thuộc theo chiều dọc. 2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã Giám sát là một chức năng quan trọng của Hội đồng nhân dân. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân được tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã bao gồm: giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp; giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân và giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân quyết định chương trình giám sát hàng năm của mình theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và kiến nghị của cử tri ở địa phương. Thường trực Hội đồng nhân dân dự kiến chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định tại kỳ họp cuối năm của năm trước và tổ chức thực hiện chương trình đó. 3. Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã a. Hội đồng nhân dân cấp xã giám sát thông qua các hoạt động sau: - Xem xét báo cáo công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân , Uỷ ban nhân dân. - Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân. Xem xét quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của 5 Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. - Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết. - Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu. b. Giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã Thường trực Hội đồng nhân dân có quyền giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân, giám sát cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định chương trình giám sát hàng quý, hàng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân và các ý kiến của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân, đề nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri ở địa phương. Căn cứ vào chương trình giám sát đã được thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân phân công thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện các nội dung trong chương trình. c. Hậu quả pháp lý qua hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân Căn cứ vào giám sát Hội đồng nhân dân cấp xã có các quyền sau: Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân xã. Ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn khi xét thấy cần thiết. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân theo quy định của pháp luật. II. Giải pháp nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân Giám sát là một trong những chức năng chủ yếu của Hội đồng nhân dân. Thực tiễn hoạt động của Hội đồng nhân dân trong những năm qua cho thấy, Hội đồng nhân dân đã có nhiều cố gắng để tăng cường công tác giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Kết quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đã có tác dụng tích cực trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc ở địa phương. Tuy nhiên, cũng còn nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân vẫn chưa được thường xuyên, hiệu quả giám sát còn hạn chế, một số kiến nghị của Hội đồng nhân dân chưa 6 được các cơ quan hữu quan thực hiện nghiêm túc và kịp thời; Hội đồng nhân dân chưa thật sự phát huy vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Để bảo đảm việc giám sát của Hội đồng nhân dân có chất lượng, hiệu quả, theo chúng tôi cần chú ý các vấn đề sau: - Nâng cao chất lượng thảo luận tại các phiên họp toàn thể. Đây là hình thức không thể thiếu đối với mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, vì Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Việc thảo luận các báo cáo tại phiên họp toàn thể sẽ giúp cho các đại biểu Hội đồng nhân dân tập trung ý chí, tranh luận và thảo luận các vấn đề, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, nghe các cơ quan trả lời về các kiến nghị của cử tri. Trên cơ sở thông tin đã được phân tích, đại biểu sẽ quyết định chính xác các vấn đề đặt ra. - Tăng cường quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân: Tình hình chất vấn và việc trả lời chất vấn đã trở thành một hoạt động bình thường tại kỳ họp Hội đồng nhân dân. Các ý kiến đặt ra phải trên cơ sở khảo sát thực tế, nguyện vọng chính đáng của nhân dân hoặc dựa trên cơ sở khảo sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Để bảo đảm việc thực hiện chất vấn có hiệu quả, phải hạn chế những chất vấn mang tính kiến nghị, thông tin và sự việc không rõ; những người bị chất vấn phải trả lời rõ ràng, cụ thể, có tính thuyết phục, không vòng vo, né tránh các nội dung chất vấn, không để vụ việc kéo dài mà phải có biện pháp khắc phục cụ thể. - Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân; Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân trong các nhiệm kỳ đã góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và đóng góp tích cực đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng và hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân, cần phải coi công tác kiểm tra, giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân là một việc làm thường xuyên. Thường trực Hội đồng nhân dân phải chủ động, sáng tạo tìm ra biện pháp hợp lý để đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng nhân dân. Cần phân công hợp lý cho các thành viên trong việc tiếp công dân nhằm đảm bảo cho pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thực hiện nghiêm chỉnh, góp phần tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho cơ sở, động viên, khuyến khích cơ sở phát huy những mặt tốt, và chỉ ra được 7 những sai sót cần kịp thời sửa chữa. Từ đó mà tạo được mối quan hệ tốt và gắn bó giữa Hội đồng nhân dân và các đơn vị được giám sát. - Đại biểu Hội đồng nhân dân phải gắn bó với cử tri, vừa lắng nghe và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri, vừa giám sát, vừa tác động và đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết thoả đáng các ý kiến, nguyện vọng của cử tri. Hội đồng nhân dân phải có trách nhiệm nâng cao năng lực và trách nhiệm cho đại biểu Hội đồng nhân dân như tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, tạo điều kiện cho đại biểu tham gia hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân; - Tăng cường hơn nữa sự phối hợp hoạt động giữa Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan, đoàn thể ở địa phương: Việc phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội ở địa phương trong việc tham gia hoạt động giám sát, trong việc tiếp xúc với cử tri sẽ tạo điều kiện cho các đại biểu Hội đồng nhân dân để trao đổi thông tin về kiến thức pháp luật, về tình hình chấp hành pháp luật nói chung, cũng như trao đổi về kinh nghiệm trong hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân; Bảo đảm kinh phí và điều kiện vật chất khác cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân. 8 PHẦN III KẾT LUẬN Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mục đích đặt ra là làm cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương cũng như ở địa phương thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định Hiến pháp và pháp luật. Giám sát là hoạt động theo thiết chế của nhà nước, thể hiện tính dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và nó mang tính nhân văn cao cả cho dù kết quả giám sát là những kiến nghị và xem xét các kiến nghị cũng mang tính “tự nguyện” chứ chưa có chế tài nào quy định xem xét việc giải quyết các kiến nghị, trừ việc Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về việc giải quyết các kiến nghị nhưng có lẽ ra một nghị quyết như vậy là việc “bất đắc dĩ” của Hội đồng nhân dân. Thiết nghĩ các cơ quan nhà nước, cả bên giám sát và bên chịu sự giám cần phải nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa của hoạt động giám sát, bên giám sát cũng không nên mang tính “moi móc” để tìm cách quy trách nhiệm, mà hãy với tinh thần giám sát là một hình thức xây dựng để bộ máy nhà nước ngày càng hoàn thiện hơn, để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Và bên chịu sự giám sát cũng cần có tinh thần cầu thị, coi giám sát là tấm gương phản chiếu kết quả hoạt động của mình để qua đó có những điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những tồn tại, bất cập, từ đó xác định trách nhiệm của mình trong sự cộng tác với đoàn giám sát tốt hơn. Hoạt động giám sát có thể có ý nghĩa thực sự khi các cơ quan, đại biểu và nhân dân hiểu được ý nghĩa cao cả và thể hiện được tinh thần trách nhiệm với hoạt động này. 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Kim Dung: Tổ chức bộ máy chính quyền và chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở. NXB Tư pháp , Hà nội 2005. 2. Nguyễn Quốc Tuấn, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, Tạp chí Tổ chức nhà nước, số 6/2002. 3. Trương Đắc Linh, Tổ chức và hoạt động của các ban của Hội đồng nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2003. 10 . về hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 1. Khái niệm giám sát 5 2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã 5 3. Nội dung giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã 5 II. Giải pháp nâng cao. giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp; giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân và giám sát của đại biểu Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân quyết định chương trình giám sát hàng năm của. trong hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng giám sát của Hội đồng nhân dân; Bảo đảm kinh phí và điều kiện vật chất khác cho hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, của Thường trực Hội đồng

Ngày đăng: 07/02/2015, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w