2.2.3.1.Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí
a. Hệ thống cơ sở lưu trú:
Tính đến năm 2011, tỉnh Ninh Thuận có 57 cơ sở lưu trú với 1.488 phòng, trong đó có 1 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng 3 sao với 188 phòng và 1 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng 4 sao với 102 phòng. Tổng số lượng phòng giai đoạn 2005 - 2011 tăng 4,85%/năm (Chi tiết hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2005 - 2011 xin xem Phụ lục 8).
b. Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống:
Hệ thống nhà hàng cũng tập trung chủ yếu ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và các thị trấn, khu vực đông dân cư, như nhà hàng Sao Biển, Làng Tôi, Chốn Quê, Tây Hồ, Thủy Nguyên, Phú Việt, Khánh Kỳ. Tuy nhiên, hệ thống nhà hàng trong các khu du lịch ít, chủ yếu là các nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của dân cư địa phương.
c. Hệ thống cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí:
Kể từ năm 2005 các khu, điểm vui chơi giải trí ở Ninh Thuận đã được xây dựng nhiều hơn với quy mô rộng và thoáng mát, đa dạng hóa loại hình
hoạt động và hoạt động thường xuyên kể đến các khu vui chơi giải trí như: Cụm văn hóa tỉnh, huyện – thành phố, hệ thống siêu thị Coopmart, Công viên 16/4, Bảo tàng, tượng đài, Công viên Ninh Hải, hồ bơi Thủy Nguyên, một số bar và vũ trường xen lẫn các quán cà phê sân vườn lớn, karaoke, nhà hàng hải sản, các shop mua sắm....trang nhã, lịch sự cùng các khu, điểm vui chơi giải trí khác đã thật sự đáp ứng phần lớn nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân Ninh Thuận và du khách từ nơi khác đến.
2.2.3.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
a) Hệ thống giao thông - Đường bộ
+ Quốc lộ:
Có 3 tuyến Quốc lộ chạy ngang qua. Tuyến QL 1A có chiều dài 245km nối liền Ninh Thuận - Khánh Hoà - Bình Thuận. QL 27có chiều dài 66km nối Ninh Thuận - Lâm Đồng và QL 27B có chiều dài 44km nối liền Khánh Hoà với Lâm Đồng, rất thuận tiện cho giao thông đi lại vào Nam, ra Bắc và lên vùng Tây nguyên. Đây cũng là cơ hội thuận lợi cho việc liên kết phát triển du lịch giữa Ninh Thuận với các tỉnh quanh vùng, tạo ra nhiều tour, tuyến, sản phẩm du lịch hấp dẫn.
+ Tỉnh lộ:
Có 10 tuyến tỉnh lộ, gồm: 701, 702, 703, 704, 705, 706, 707, 708, 709, 710 và tuyến đường Kiền Kiền - Mỹ Tân, với tổng chiều dài khoảng 322,54 km; đường huyện có 189,9 km, đường đô thị có 128,24 km, đường xã dài khoảng 238,3 km.
Mạng lưới đường đô thị được nâng cấp, mở rộng, nhất là trong thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Mật độ đường của tỉnh nhìn chung còn thấp so với bình quân cả nước, bình quân là 0,24 km/km2 và 1,61 km/1000 dân. Hiện nay 100% số xã trong toàn tỉnh có đường ô tô có thể đến trung tâm xã và có thể lưu thông quanh năm.
- Đường sắt:
Tháp Chàm, Cà Ná, Phước Nhơn, Hoà Trinh. Trong đó, ga Tháp Chàm là ga chính. Ngoài ra, còn có tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Đà Lạt đã bị phá huỷ song có khả năng phục hồi phục vụ phát triển du lịch.
- Đường hàng không:
Tại khu vực Tháp Chàm có sân bay Thành Sơn, đủ điều kiện cho việc hạ cất cánh máy bay hiện đại (hiện nay chưa dành cho dân sự). Hiện tại sân bay dân sự Cam Ranh (Khánh Hoà) cách Ninh Thuận hơn 50 km về phía Bắc là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và phát triển tour tuyến điểm du lịch phục vụ du khách, cùng với các bến cảng du lịch từ phía các dự án du lịch tại Cam Ranh (Khánh Hòa) là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển tour tham quan ven biển của tỉnh Ninh Thuận từ Bình Tiên đến Cà Ná.
- Đường thủy:
Hệ thống cảng: có cảng cá Đông Hải với cầu tàu dài 265 m, Cà Ná dài 200 m, cảng Ninh Chữ với cầu tàu dài 120 m và bến cá Mỹ Tân.
Hệ thống cấp điện
Tỉnh Ninh Thuận được cấp điện từ lưới điện quốc gia 220 KV, 110 KV với nguồn cấp trực tiếp là nhà máy thủy điện Đa Nhim công suất 160 MW. Ngoài ra còn được sự hỗ trợ của các nguồn điện tại chỗ là thủy điện Sông Pha công suất 7,5 MW (5x1,5MW), nhà máy thủy điện Sông Ông công suất 8,1 MW (3x2,7MW). Đến năm 2008, toàn tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn và 96% điểm dân cư và hơn 90% số hộ trong tỉnh đã có lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống cấp thoát nước
- Công trình cấp nước sinh hoạt
+ Công trình cấp nước đô thị:
Hiện tại có 3 hệ thống công trình sau:
. Nhà máy nước Phan Rang - Tháp Chàm: Lấy nước từ sông Cái tại vị trí thượng lưu đập Lâm Cấm, quy mô 52.000 m3/ngày đêm, cấp nước cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, vùng phụ cận và nước cho phát triển các khu, cụm công
nghiệp trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
. Nhà máy nước Tân Sơn: Lấy nước từ sông Ông, cấp nước cho thị trấn Tân Sơn, huyện Ninh Sơn, quy mô 1.000 m3/ngày đêm.
. Nhà máy nước Phước Dân: Đây là hệ thống lấy nước ngầm tập trung với quy mô 1.000 m3/ ngày đêm, cấp cho thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước.
Tỷ lệ dân cư thành thị được dùng nước sạch được nâng lên từ 65% năm 2006 lên khoảng 85% năm 2008.
- Công trình cấp nước sạch nông thôn:
Từ năm 2001 - 2008 đã đầu tư xây dựng mới và cải tạo, mở rộng hơn 60 hệ thống cấp nước từ nguồn nước mặt hoặc nước ngầm với quy mô từ 50 - 500m3/ngày đêm và các công trình nước tự chảy. Tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch nâng lên từ 50% năm 2006 lên khoảng 74% vào năm 2008.
Năm 2008, đã hoàn thành công trình cấp nước Cà Ná - Phước Nam công suất 30.000 m3/ngày đêm cấp nước cho khu công nghiệp Phước Nam và các vùng phụ cận thuộc huyện Ninh Phước.
d) Hệ thống thoát nước
Các dự án đầu tư hiện đang tập trung vào thu nước thải và đường ống. Trên địa bàn tỉnh hiện có các dự án đầu tư hệ thống thu gom xử lý nước thải: Hệ thống thu gom, xử lý và tái sử dụng nước thải thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, hệ thống thoát nước mưa thị trấn Khánh Hải huyện Ninh Hải.
Về thủy lợi, tỉnh có các công trình:
- Công trình hồ chứa: toàn tỉnh có 11 hồ chứa với dung tích chứa 137 triệu m3.
- Các công trình tưới bằng các đập dâng: toàn tỉnh có 76 đập dâng lớn nhỏ. - Các công trình tưới bằng trạm bơm: số trạm bơm lấy nước từ kênh Bắc và kênh Nam của hệ thống thủy lợi Nha Trinh - Lâm Cấm đã xây dựng được 10 trạm.
e) Hệ thống bưu chính viễn thông - Bưu chính:
Mạng lưới bưu chính đã phát triển tương đối rộng khắp toàn tỉnh. Tính đến cuối năm 2006, Ninh Thuận có tất cả 127 điểm phục vụ bao gồm bưu cục cấp 1, 2, 3 và các kiot, bưu điện văn hóa xã, đại lý bưu điện. Bán kính phục vụ bình quân của một điểm đạt 2,88 km/điểm và số dân phục vụ bình quân khoảng 4.500 người/điểm. Dịch vụ bưu chính đã được cung cấp khá đầy đủ bao gồm các dịch vụ truyền thống và các dịch vụ nâng cao.
-Viễn thông:
+ Mạng thông tin di dộng: trên địa bàn tỉnh có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động. Tính đến tháng 2/2007, sơ sở hạ tầng mạng có tất cả 84 trạm băng tầng số tập trung ở các khu trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, trung tâm các huyện, các khu du lịch, khu đông dân. Mật độ phủ sóng chưa đồng đều giữa các huyện, các vùng.
+ Mạng Internet: Đến cuối năm 2008, Ninh Thuận có 6.533 thuê bao internet, đạt mật độ 1,54 thuê bao/100 dân. Lượng thuê bao internet chủ yếu tập trung ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và các huyện đồng bằng ven biển như Thuận Bắc, Ninh Hải và Ninh Phước.
+ Dịch vụ viễn thông: Các loại hình dịch vụ viễn thông và internet đang được cung cấp trên địa bàn tỉnh gồm điện thoại cố định và các dịch vụ trên mạng điện thoại cố định, dịch vụ điện thoại di động và dịch vụ truy nhập, Internet và các dịch vụ trên nền Internet.
+ Dịch vụ điện thoại cố định và di động: Đã phát triển khá rộng khắp, 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có máy điện thoại, tất cả các huyện đều được phủ sóng di động. Đến cuối năm 2008, tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng là 408.055 thuê bao, mật độ thuê bao bình quân gần 18 máy/100 dân.
h) Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội
bảo tàng, thư viện, nhà thiếu nhi, 2 rạp chiếu bóng, 2 đoàn ca múa nhạc, đội thông tin lưu động, trung tâm huấn luyện thể thao, nhà tập đa môn, sân vận động tỉnh.
- Cấp huyện: có 4 trung tâm văn hóa thể thao, 5 thư viện, 8 phòng đọc cơ sở, 5 đội thông tin lưu động và chiếu bóng, 3 sân vận động huyện, 19 sân bóng đá xã, 6 trung tâm thể thao xã phường, 121 làng văn hóa.
g) Hệ thống đô thị
Hệ thống đô thị có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng. Các đô thị chính của Ninh Thuận:
- Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: là đô thị loại III, trung tâm chính trị văn hóa, kinh tế xã hội của tỉnh. Quy mô dân số năm 2009 với 161.730 người. Thành phố có giao thông thuận lợi với Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27, đường sắt Bắc - Nam chạy qua với nhà ga Tháp Chàm. Hằng năm, thành phố tiếp nhận nhiều khách vãng lai của tỉnh và khách nước ngoài đến tham quan và công tác, quan hệ kinh doanh, liên hệ đầu tư, vui chơi, giải trí, nghỉ mát, thăm viếng người thân…
- Thị trấn Khánh Hải huyện Ninh Hải: cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 6km về phía Đông Bắc. Thị trấn có bãi biển Ninh Chữ, một trong chín bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Giao thông thuận lợi với đường tỉnh 702, 704 chạy qua và có cảng biển Ninh Chữ.
- Thị trấn Phước Dân huyện Ninh Phước: cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 8km về phía Tây Nam và có giao thông thuận lợi với quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam chạy qua.
Thị trấn Tân Sơn huyện Ninh Sơn, cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 40km về phía tây bắc, là nơi giao nhau giữa Quốc lộ 27 và Quốc lộ 27B.