Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất của du lịch văn hóa Chăm Ninh

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hoá Chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận (Trang 95)

trưng của vùng là du lịch biển, đảo gắn với hệ thống di sản. Liên kết xây dựng sản phẩm đặc trưng vùng và phát triển thương hiệu du lịch vùng, liên kết trong huy động nguồn lực, định hướng đầu tư để có sự phân công trong phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, địa bàn du lịch trọng điểm, điểm đến du lịch nổi trội, thương hiệu du lịch cạnh tranh và thương hiệu du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phối hợp với các tỉnh, thành phố ở miền Trung có di sản văn hóa Chăm như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận..., xây dựng các chương trình du lịch về thăm làng Chăm, tham gia các lễ hội theo mùa...

Kết hợp du lịch văn hóa Chăm với các loại hình du lịch khác nhằm đưa du lịch văn hóa Chăm trở thành một mắt xích quan trọng trong các sản phẩm du lịch ở Ninh Thuận.

3.2.3. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất của du lịch văn hóa Chăm Ninh Thuận. Ninh Thuận.

3.2.3.1.Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí

a) Hệ thống cơ sở lưu trú: mỗi điểm lưu trú có thể là nơi kết nối khách du lịch với các giá trị văn hóa Chăm như khuyến khích cơ sở trang trí, sử dụng các sản phẩm của các làng nghề truyền thống Chăm, trưng bày những ấn phẩm giới thiệu các điểm du lịch Chăm....

b) Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống: khuyến khích đồng bào Chăm tham gia vào hoạt động ẩm thực, phát triển các nhà hàng đặc sản Chăm,...

c) Hệ thống cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí: tiếp tục phát triển các điểm vui chơi giải trí cho đồng bào người Chăm. Tổ chức các hoạt động ca múa nhạc dân gian vào trong các làng Chăm và luôn duy trì nó.

3.2.3.2 Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển du lịch

Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trực tiếp phục vụ phát triển du lịch bao gồm: hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối các khu, điểm du lịch gắn với các tuyến giao thông được phát triển theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020Quy hoạch Giao thông vận tải Ninh Thuận với những nội dung sau:

- Nâng cấp, hoàn chỉnh trục quốc lộ dọc qua tỉnh như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 và 27B; tuyến đường ven biển từ Bình Tiên đến Cà Ná dài khoảng 116 km, và đầu tư xây dựng cầu Đông Hải - Phú Thọ (cầu An Đông),

- Đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tạo kết nối với tuyến ven biển và Quốc lộ 1A gồm đường 703 nối từ quốc lộ 1A đến đường Yên Ninh và Hải Thượng Lãng Ông; nâng cấp đường Kiền Kiền đến cảng hàng hóa Ninh Chữ; nâng cấp, mở rộng đường Văn Lâm - Sơn Hải.

- Xây dựng đường vành đai bao quanh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm gắn kết với Quốc lộ 27 và các tuyến đường huyện qua các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc, Bác Ái, Ninh Sơn và Ninh Phước, để liên kết, khai thác những vùng đất tiềm năng còn chưa được khai thác, hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn, miền núi, các đường giao thông đến các vùng nguyên liệu, nâng cấp các đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp VI, cấp V đồng bằng.

- Đường sắt: Triển khai đầu tư các tuyến đường sắt theo quy hoạch của Trung ương giai đoạn đến 2020: hoàn thành giai đoạn I cải tạo và nâng cấp đường sắt Bắc - Nam đoạn đường sắt cao tốc Nha Trang - TP Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Ninh Thuận. Quy hoạch phục hồi tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm để phát triển du lịch và liên kết phát triển du lịch với Đà Lạt.

- Đường biển: Phát triển các cảng biển Dốc Hầm, quy mô hàng hóa qua cảng 15 triệu tấn/năm, cảng hàng hóa Ninh Chữ công suất tàu thuyền 10.000 tấn, các cảng chuyên dụng phục vụ du lịch gồm Bình Tiên - Vĩnh Hy và Bình Sơn - Ninh Chữ để tiếp nhận các tàu du lịch trong nước; nâng cấp và mở rộng cảng cá Cà Ná,

Đông Hải và Ninh Chữ làm nơi tránh trú bão cho tàu thuyền với quy mô mỗi cảng từ 500 - 1.000 chiếc và có khả năng tiếp nhận tàu có công suất từ 500 - 1.000 CV.

3.2.3.3 Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật liên quan và tác động hỗ trợ đến phát triển du lịch

Các hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật liên quan được phát triển theo định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và các quy hoạch chuyên ngành liên quan, bao gồm:

- Định hướng phát triển thủy lợi:

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 định hướng phát triển thủy lợi tỉnh Ninh Thuận như sau:

Tập trung đầu tư các công trình thủy lợi để tăng năng lực tưới khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp vào năm 2015 và 56% vào năm 2020. Đến năm 2015 hoàn thành đầu tư hệ thống thủy lợi Tân Mỹ dung tích khoảng 219 triệu m3, hồ Sông Than, hồ Ô Căm, hồ Tân Giang II, hồ Tà Nôi, hồ Đa Mây (Phước Bình - Bác Ái), đầu tư các đập dâng như đập 19/5 mở rộng (Lâm Sơn), đập hạ lưu sông Dinh để giữ nguồn nước ngọt, làm thay đổi môi trường sinh thái và khai thác lợi thế khu vực hai bên bờ sông Dinh; đầu tư đồng bộ kiên cố kênh mương, trong đó tập trung các kênh cấp I thuộc các hệ thống Nha Trinh - Lâm Cấm, Tân Giang và hệ thống kênh mương cấp II, III để phát huy hiệu quả các hồ chứa nước đã đầu tư.

- Cấp điện:

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng phát triển hệ thống cấp điện tỉnh Ninh Thuận như sau:

Nâng cấp và phát triển mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh, bảo đảm 100% hộ gia đình đều được sử dụng điện lưới quốc gia và đáp ứng 100% nhu cầu về điện sản xuất phù hợp với quy mô sản xuất ở các khu, cụm công nghiệp.

Xây dựng trạm 500 KV: trạm điện hạt nhân số 1 và số 2; phát triển lưới điện đấu nối các nguồn điện hạt nhân, nhiệt điện và điện gió nối với hệ thống điện quốc gia và mạng lưới cấp điện cho các phụ tải trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; nâng cấp hệ

thống lưới điện 15 KV hiện có sang vận hành ở điện áp 22 KV và từng bước thay thế đường dây nổi 22 KV ở khu vực trung tâm các đô thị bằng cáp ngầm 22 KV.

Xây dựng các trạm biến áp 110 KV phục vụ các Khu công nghiệp Du Long, Phước Nam, khu vực Dốc Hầm và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

- Mạng lưới bưu chính viễn thông - công nghệ thông tin:

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông - công nghệ thông tin tỉnh Ninh Thuận như sau:

+ Mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá mạng bưu chính - viễn thông và thông tin truyền thông có dung lượng lớn, tốc độ cao, kết nối các địa phương trên cả nước và quốc tế. Hiện đại hoá hệ thống phân phối và truyền dẫn công nghệ cao và cáp quang trên địa bàn tỉnh đến huyện, xã.

+ Tăng mật độ thuê bao điện thoại, đến năm 2015 đạt bình quân 34 thuê bao điện thoại/100 dân, năm 2020 tăng lên 50 thuê bao điện thoại/100 dân. Đảm bảo 100% xã có nút mạng, tiến hành cung cấp đa dịch vụ, tốc độ cao, số người sử dụng Internet đến năm 2015 là 50%, sau 2015 về cơ bản tất cả nhu cầu về sử dụng Internet đều được đáp ứng.

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước (Chính phủ điện tử) và giao dịch điện tử. Xây dựng mạng truyền dữ liệu tốc độ cao mạng diện rộng của tỉnh và kết nối internet băng thông rộng trong các sở ngành, thành phố và các huyện.

- Hạ tầng cấp, thoát nước và môi trường

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định hướng phát triển hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước và môi trường tỉnh Ninh Thuận như sau:

+ Mở rộng và nâng cấp mạng lưới cấp nước thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, thị trấn Tân Sơn, Phước Dân, Khánh Hải, đầu tư hệ thống cấp nước khu

công nghiệp Du Long, Phước Nam; khu vực đồng muối Quán Thẻ và Cà Ná, nhà máy sản xuất hóa chất sau muối; hệ thống cấp nước cho các Nhà máy điện hạt nhân số 1 và số 2.

+ Hoàn thành hệ thống xử lý nước thải thành phố Phan Rang -Tháp Chàm, triển khai xây dựng mới hệ thống thoát nước đô thị ở các thị trấn Phước Dân, Tân Sơn, Khánh Hải.

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hoá Chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)