Những bài học kinh nghiệm của nước ngoài

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hoá Chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận (Trang 28)

1.3.2.1. Bài học kinh nghiệm từ du lịch văn hóa ở Trung Quốc

Trung quốc là nước có diện tích rộng, dân số đông nhất thế giới và giàu tài nguyên du lịch nhân văn. Những năm gần đây ngành du lịch đặc biệt là du lịch văn hóa phát triển vượt bậc đem lại thu nhập lớn cho Trung Quốc. Đây là kinh nghiệm cho du lịch Việt nam và Ninh Thuận nói riêng trong quá trình phát triển.

Trung Quốc rất coi trọng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Cơ quan quản lý rất chú trọng trong việc tạo một môi trường bên ngoài tốt cho doanh nghiệp du lịch phát triển thông qua luật, chính sách, quy hoạch,…Phương châm phát triển du lịch của Trung Quốc là kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế, xã hội và lợi ích sinh thái. Phát triển du lịch, nhằm tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc với nhân dân các nước trên thế giới và chủ trương cảnh giác sự xói mòn của lối sống hủ bại lai căng, cấm sự xâm hại văn hóa, ô nhiễm môi trường,…tổ chức nhiều hoạt động du lịch văn minh lành mạnh. Ngành du lịch được xây dựng trên cơ sở tài nguyên du lịch, lịch sử lâu đời, một nền văn hóa truyền thống đặc sắc.

Trung Quốc coi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành bại của du lịch, đồng thời là tài nguyên to lớn để khai thác và phát triển du lịch. Chính vì vậy, Trung Quốc tập trung vào việc bồi dương nhân tài cho ngành du lịch theo hai hình thức: đào tạo chính quy do nhà nước thực hiện và đạo tạo không chính quy do doanh nghiệp du lịch thực hiện. Nội dung đào tạo nhân tài cũng rất cụ thể:

Trước tiên là phải xây dựng tình yêu nước, mỗi nhân viên du lịch là người đại diện quốc gia làm đại sứ văn hóa và là một người lích bảo vệ đất nước.

Thứ ba, phải xử lý đúng đắn mối quan hệ ba mặt: nhà nước, tập thể và cá nhân. Luôn đặt lợi ích của nhà nước, tập thể trên lợi ích của cá nhân, toàn tâm, toàn ý phục vụ du khách.

Thứ tư là phải có năng lự chống lại sự ô nhiễm tinh thần, sư ăn mòn của lối sống ngoại lại.

Về chuyên môn nghiêp vụ, nhân viên làm du lịch phải nắm vững kiến thức văn hóa, lịch sử, địa lý, pháp luật, tâm lý học,…trong nước và thế giới. Nhân viên du lịch phải nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ, luôn cập nhật những kiến thức mới phù hợp với xu thế phát triển ngành, đất nước và thế giới.

1.3.2.2. Bài học kinh nghiệm từ du lịch văn hóa ở Malaysia

Malaysia là đất nước có ngành Du lịch phát triển. Năm 2010, Malaysia đã đón được 24,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu nhập từ du lịch đạt 17,93 tỷ USD. Mục tiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm 2020 trở thành nước phát triển về du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Thông điệp chính của ngành du lịch thể hiện mục tiêu: Malaysia là điểm đến du lịch hàng đầu trong nhận thức thị trường và xây dựng ngành du lịch thành ngành có đóng góp chính trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mười thị trường khách du lịch hàng đầu của Malaysia theo thứ tự quan trọng bao gồm Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Brunay, Ấn Độ, Australia, Philipines, Anh và Nhật Bản.

Trong chiến lược chung của Malaysia về chuyển dịch kinh tế, ngành du lịch xây dựng kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2020 tập trung vào việc phát triển sản phẩm và thị trường với mục tiêu chính là tập trung vào thị trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du lịch. Hai hướng chính trong phát triển là bảo vệ môi trường (gắn với phát triển du lịch xanh), và phát triển bền vững. Malaysia xác định phải có những sáng kiến và cải tiến trong phát triển sản phẩm. Các sáng kiến tập trung vào tổ chức các sự kiện tầm quan trọng quốc gia gồm: “Malaysia ngôi nhà thứ 2 của tôi” để khuyến khích người nước ngoài mua nhà tại Malaysia để đi lại nghỉ ngơi, du lịch và kéo theo người thân và bạn bè tới du

lịch. Malaysia cũng tập trung vào duy trì và khuếch trương sản phẩm du lịch mua sắm, tập trung các sản phẩm cho thị trường du lịch cao cấp và xác định địa điểm cụ thể và từng hoạt động: nghỉ dưỡng tại các khu du lịch, vui chơi giải trí, các loại hình thể thao, các địa điểm mua sắm, đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, lễ hội truyền thống, phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và nước ngoài. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Về quy hoạch du lịch, Malaysia không có một quy hoạch tổng thể phát triển du lịch như cách tiếp cận của Việt Nam mà chỉ có “Kế hoạch chuyển đổi du lịch Malaysia đến năm 2020” nhằm thu hút các thị trường trường du lịch có khả năng chi trả cao và tăng chi tiêu du lịch. Các khu vực, địa bàn phát triển du lịch chính với các chức năng cụ thể đã được xác định trong chiến lược phát triển du lịch từ những năm 1970 vẫn được duy trì. Căn cứ vào định hướng có tính quốc gia này, các địa phương, doanh nghiệp du lịch sẽ có những kế hoạch phát triển du lịch cụ thể.

Tiểu kết chương 1

Qua việc tích hợp những khái niệm về văn hóa, du lịch, các lĩnh vực nghiên cứu của du lịch văn hóa, những bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước, những vấn đề trên đã tạo nền tảng cho việc nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời, cũng đặt ra vấn đề: làm sao khai thác và phát triển hiệu quả các giá trị văn hóa của người Chăm tỉnh Ninh Thuận trong hoạt động du lịch. Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa và việc nghiên cứu du lịch văn hóa của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận trên đây nhằm với mục đích xác định cơ sở lý luận về du lịch văn hóa, là cơ sở nghiên cứu cho luận văn.

Chương 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM PHỤC VỤ

Một phần của tài liệu Khai thác các giá trị văn hoá Chăm phục vụ phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)