TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NONPHAN THỊ ĐÀO MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG XÉ DÁN CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HO
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
PHAN THỊ ĐÀO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG XÉ DÁN CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
HÀ NỘI, 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
PHAN THỊ ĐÀO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG XÉ DÁN CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non
Người hướng dẫn khoa học
ThS Phạm Ngọc Thịnh
HÀ NỘI, 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáodục mầm non - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em được làmkhóa luận tốt nghiệp này, đây là cơ hội tốt để em có thể thực hiện các bài tậptrên lớp và giúp ích rất lớn để em ngày càng tự tin về bản thân mình hơn
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Phạm Ngọc Thịnhtrong suốt thời gian vừa qua đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ để em có thể hoànthành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này
Cảm ơn ban giám hiệu, các cô giáo trường mầm non Hoa Hồng Phúc Yên - Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành đề tàinghiên cứu này
-Một lần nữa em xin kính chúc các thầy cô giáo luôn luôn mạnh khỏe,hạnh phúc
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận là kết quả cố gắng của bản thân tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tôi xin cam đoan đề tàinghiên cứu “Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình nhằm nâng cao chấtlượng hoạt động xé dán cho trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Hoa Hồng- PhúcYên - Vĩnh Phúc” không trùng lặp với bất kì một đề tài nào khác và chưađược công bố trên bất kì công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Giả thiết khoa học 7
8 Cấu trúc khóa luận 7
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 8
1.1 Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 8
1.1.1 Đặc điểm sinh lí của trẻ 5- 6 tuổi 8
1.1.2 Đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi 8
1.2 Hoạt động xé dán trong chương trình giáo dục mầm non 10
1.2.1 Nội dung hoạt động xé dán cho trẻ mầm non 10
1.2.2 Đặc điểm khả năng xé dán của trẻ mầm non 11
1.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động xé dán đến sự phát triển của trẻ mầm non
13 1.3 Phương pháp tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 5-6 tuổi 15
Tiểu kết chương 1 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÉ DÁN CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG 18
2.1 Vài nét khái quát về trường mầm non Hoa Hồng - Thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc 18
Trang 62.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ trẻ 5-6
tuổi tại trường mầm non Hoa Hồng 21
2.2.1 Nội dung hoạt động xé dán của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng 21
2.2.2 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng 21
2.2.3 Nghiên cứu thực trạng về chất lượng hoạt động xé dán của trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoa Hồng 25
2.2.4 Nhận thức của giáo viên về vai trò của hoạt động xé dán đối với trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Hoa Hồng 27
Tiểu kết chương 2 30
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG XÉ DÁN CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG 31
3.1 Nguyên nhân thực trạng 31
3.2 Đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động xé dán cho trẻ 5-6 tuổi 32
3.3 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 33
Tiểu kết chương 3 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 7DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU
Hoạt động tạo hình - HĐTH Hoạt động xé dán - HĐXD Giáo dục và đào tạo - GD&ĐT
Uỷ ban nhân dân - UBND
Trang 8của hoạt động xé dán đối với sự phát triển của trẻ trẻ 5-6 tuổi.
Bảng 5: Kết quả thực hiện chung hoạt động xé dán của 2 nhóm trẻ
Bảng 6: Bảng so sánh kết quả thực nghiệm
Trang 9Đối với việc giáo dục và hình thành nhân cách trẻ ngay từ những nămđầu của cuộc sống thì hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật chiếmmột vị trí quan trọng sự phát triển toàn diện của trẻ Hoạt động tạo hình là mộthoạt động nghệ thuật, là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ,hình thành và phát triển sự sáng tạo cho trẻ Thông qua đó, trẻ được khám phá
ý thích vẻ đẹp kỳ diệu của cuộc sống xung quanh và thể hiện nó một cáchsáng tạo trên những mảng màu trên giấy Hoạt động xé dán là một nội dungnằm trong hoạt động tạo hình của trẻ mầm non, nó đóng một vai trò quantrọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ ngay từ những năm đầu đời, giúptrẻ phát triển một cách toàn diện nhất về: Thẩm mĩ, trí tuệ, đạo đức, thể lực vàlao động Thế giới xung quanh đối với trẻ rất mới mẻ và đầy lý thú, tuy nhiênvới khả năng ngôn ngữ của trẻ còn chưa hoàn thiện trẻ khó có thể biểu đạtđược những cảm xúc trước cái đẹp Vì vậy hoạt động tạo hình là phương tiện
để biểu đạt hiệu quả nhất và hoạt động xé dán là một lựa chọn hiệu quả
Trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi các đặc điểm về tâm sinh lý của trẻ đang pháttriển và dần hoàn thiện, trẻ thích khám phá, tìm tòi và học hỏi những cái mới,
Trang 10cái lạ ở thế giới xung quanh Trẻ tiếp nhận được rất nhiều kiến thức mớithông qua các hoạt động ở trường, ở lớp và muốn thể hiện lại chúng thôngqua các sản phẩm tạo hình và xé dán là một trong những lựa chọn của trẻ Trẻthể hiện cái nhìn của mình với thế giới xung quanh thông qua các hình thù,các mảng giấy màu được xé, sắp xếp và dán lại trên những mặt phẳng theocách của mình Hoạt động xé dán giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ và xúccảm thẩm mĩ Bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ để hình thành cho trẻ tình yêu đốivới vẻ đẹp, thiên nhiên, cuộc sống và nghệ thuật Hình thành ở trẻ những kỹnăng, kỹ xảo tạo hình, năng lực quan sát và ước mong sáng tạo.
Qua việc quan sát và dự giờ tiết học tạo hình (qua hoạt động xé dán)của một số lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng trong đợt thựctập vừa qua, tôi nhận thấy chất lượng các giờ dạy hoạt động tạo hình ở trườngmầm non Hoa Hồng chưa cao bởi các giờ học mang tính khuôn mẫu, áp đặt.Quá trình và cách thức tổ chức các tiết học tạo hình của giáo viên chưa phongphú, không gây được hứng thú đối với trẻ Phương tiện trực quan còn hạn chế,giáo viên hướng dẫn trẻ chi giác các đối tượng và các thao tác với các vật liệu
xé dán chưa rõ ràng và cụ thể Do vậy bài xé dán của các em mang tình tái lạidập khuôn, thiếu đi sự mềm mại về đường nét, sự hài hòa về màu sắc giữa cácmảng và ít có tính sáng tạo, không đảm bảo được tính thẩm mĩ trong các tácphẩm của trẻ
Vì những lí do trên tôi chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp tổchức hoạt động tạo hình nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xé dán cho trẻ5-6 tuổi, trường mầm non Hoa Hồng - Phúc Yên - Vĩnh Phúc” làm đề tàinghiên cứu
2 Lịch sử nghiên cứu
Hoạt động tạo hình là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn đối với trẻ vàđược xếp vào trong chương trình giáo dục mầm non Đây là một hoạt động
Trang 11nghệ thuật có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, thôngqua hoạt động tạo hình trẻ được thỏa sức sáng tạo nghệ thuật, quan sát và thểhiện những gì trẻ thấy được ở thế giới xung quanh qua nét vẽ, những mảnggiấy màu hay những hình khối.
Để tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển hoạt động tạo hìnhcủa trẻ, trước tiên ta xem xét sự phát triển của một dạng hoạt động mang tínhtạo hình đặc trưng và xuất hiện sớm nhất đó là hoạt động xé dán Có nhiềucách phân loại và quan điểm khác nhau về các thời kì phát triển của hoạt độngtạo hình, tuy nhiên từ góc độ giáo dục Mầm non có thể phân quá trình pháttriển HĐTH của trẻ mà cụ thể là hoạt động xé dán thành 2 thời kì: Thời kì tiềntạo hình và thời kì tạo hình Xuất phát từ những yêu cầu trên nên vấn đề đặt ranhận được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà tâm lí học, giáo dục học làmthế nào để có thể giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với hoạt động tạo hình nói chunghoạt động xé dán nói riêng
* Ở nước ngoài:
Ở nước ngoài đã có rất nhiều các nhà giáo dục học nghiên cứu vềHĐTH của trẻ mầm non và đã khẳng định được ý nghĩa của hoạt động trongviệc phát triển khả năng sáng tạo của trẻ Theo A.V.Daparozet thì “HĐTH củatrẻ là một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật Ở đó trẻ không những sửdụng các vật thể sẵn có mà bao gồm cả việc làm ra cái gì đó mới mẻ hay tạo
ra một sản phẩm nhất định (như tranh vẽ, nặn bức tượng hay xé dán một bứctranh, ) bằng cách thực hiện dự kiến xảy ra trong óc trẻ” Hay theo chuyênviên nghiên cứu về HĐTH- V.X.Mukhina thì HĐTH của trẻ em được xemnhư một hình thức lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội Nhà giáo dục họcT.X.Komarova đã nhấn mạnh trong bài viết “Cảm xúc sáng tạo” rằng “Sự thểhiện đồ vật, hiện tượng trong tranh vẽ, hay khi nặn, cắt dán sẽ giúp trẻ chínhxác hóa và củng cố biểu tượng, kiến thức Tạo ra sản phẩm bằng các vật liệu
Trang 12khác nhau, trẻ sẽ nhận biết được đặc điểm, tính chất và khả năng thể hiệnchúng ” Điều này có nghĩa rằng, khi tham gia vào các hoạt động khác nhaucủa HĐTH sẽ giúp trẻ củng cố những biểu tượng, những kiến thức có trongquá trình khám phá thế giới xung quanh Bằng các nghiên cứu của mình, nhàgiáo dục học I.L.Guxarova đã chỉ ra: Để đạt hiệu quarcao trong giờ hoạt động
xé dán nên bắt đầu chính từ việc thực hiện các nhiệm vụ tạo hình cụ thể - tạocác hình quen thuộc - sự hứng thú đối với đề tài giúp trẻ vượt qua được nhữngtrở ngại về các cấu trúc và kĩ thuật Mục đích cần đạt được ở giờ HĐTH là sựhứng thú của trẻ Khi hứng thú với các hoạt động trẻ sẽ say sưa thể hiện mìnhtrong đó mà không cần phải nghĩ rằng mình làm có đẹp không, mọi người cóthích hay không
* Ở Việt Nam
Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non không những nhận được sự quantâm của các nhà nghiên cứu nước ngoài mà các nhà nghiên cứu ở Việt Namcũng rất chú ý đến Năm 2010 tác giả Nguyễn Thanh Thủy đã nghiên cứu vàđưa ra “Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non” nhằm giảiquyết các vấn đề: Đặc điểm phát triển hoạt động tạo hình của trẻ em; Cácvấn đề về cơ sở giáo dục học của việc tổ chức hoạt động tạo hình trong trườngmầm non; Cách thức lập kế hoạch, soạn giáo án và thực hiện tổ chức môitrường giáo dục, tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ Ngoài ra năm 2010, cáctác giả Lê Thị Đức, Nguyễn Thanh Thủy và Phùng Thị Tường đã nghiên cứu
và đưa ra: “Các hoạt động tạo hình của trẻ mầm non” (theo Chương trình Giáodục mầm non mới) nhằm giúp giáo viên mầm non có thêm tài liệu tham khảo
để triển khai nội dung giáo dục phát triển thẩm mỹ, tổ chức hoạt động tạo hìnhđạt kết quả Bằng những tổng kết về các nguồn tài liệu nghiên cứu, trong đề tài
“Bồi dưỡng sinh viên cao đẳng sư phạm khả năng sử dụng nghệ thuật trang trítrong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non”, tác giả Võ Thị BíchVân đã đi
Trang 13đến kết luận rằng “ Những bài vẽ trang trí, xé dán trang trí hay các bài tập tạohình nói chung đều là “ mật ngọt” nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đem đến chocác em những rung cảm về cái đẹp của đường nét, hình khối; của màu sắc, ánhsáng và quy luật xa gần được hiện lên qua chủ đề miêu tả, để rồi làm nảy sinhtrong trẻ ước mơ muốn tạo nên cái gì đó để mang lại niềm vui, những điều tốtđẹp cho những người xung quanh, cho cuộc sống này.
Trong các nghiên cứu trên các tác giả đã tập trung rất nhiều vào việcnghiên HĐTH cũng như tìm ra những phương pháp, biện pháp tích cực để tổchức tốt các hoạt động tạo hình Tuy nhiên trên thực tế giáo dục hiện nay córất ít những công trình đi sâu vào nghiên cứu về hoạt động xé dán Với đề tàicủa mình, tôi hi vọng sẽ đề ra và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao chấtlượng hoạt động xé dán cho trẻ 5-6 tuổi
3 Mục đích nghiên cứu
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật rất hấp dẫn đối với trẻ,
là phương tiện quan trọng trong giáo dục thẩm mĩ và có tác dụng to lớn trongviệc hình thành nhân cách cho trẻ ở lứa tuổi mầm non Phát triển ở trẻ khảnăng cảm thụ và cảm xúc thẩm mĩ Thông qua đề tài “Một số biện pháp nângcao chất lượng hoạt động xé dán cho trẻ 5-6 tuổi, trường mầm non Hoa Hồng-Phúc Yên- Vĩnh Phúc” nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượnghoạt động xé dán cho trẻ trẻ 5-6 tuổi Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc,khám phá vẻ đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó phát triển óctưởng tượng, sáng tạo, ham muốn tìm ra cái đẹp
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa một số vấn đề lí luận có liênquan đến đề tài nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động xé dán, đặc biệt là các biệnpháp tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoa Hồng
Trang 14- Đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình nhằm nâng caochất lượng của hoạt động xé dán cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non HoaHồng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộng xé dán cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoa Hồng- thị xã Phúc Yên-tỉnh Vĩnh Phúc
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động xé dán của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tạitrường mầm non Hoa Hồng- thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu và nghiên cứu việc tổ chức hoạt động xé dán của trẻ 5-6 tuổitại trường mầm non Hoa Hồng- thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Thu thập, tìm hiểu, đọc, phân tích và
tổng hợp các tài liệu về cơ sở phương pháp luận, những tài liệu giáo dục học,tâm lí học và các công trình nghiên cứu đã công bố để xây dựng cơ sở địnhhướng cho đề tài nghiên cứu
- Phương pháp quan sát: Quan sát các tiết học xé dán tự nhiên của cô vàtrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi sau đó phân tích thực trạng của lớp học trong khoảng15- 20 tiết học hoạt động xé dán
- Phương pháp điều tra trực tiếp: Dùng phiếu câu hỏi để tìm hiểu thôngtin về nhận thức và việc tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia hoạt động tạo hìnhđối với giáo viên trường mầm non Hoa Hồng
- Phương pháp phân tích sản phẩm: Thu thập sản phẩm tạo hình của trẻ,xem xét và phân tích quá trình hoạt động tạo hình xé dán từ đó đưa ra cácnhận xét, kết luận về thực trạng hoạt động tạo hình của trẻ
Trang 15- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Đây là phương pháp sử dụng đểkiểm nghiệm những biện pháp đề xuất trong việc tổ chức hoạt động xé dáncho trẻ.
Thực nghiệm sư phạm gồm 3 bước: Chọn lớp mẫu giáo 5 tuổi B trườngmầm non Hoa Hồng và chọn ra 2 nhóm, mỗi nhóm gồm 20 trẻ: Nhóm đốichứng và nhóm thưc nghiệm
Thực nghiệm khảo sát: Chọn hoạt động xé dán để dạy 2 nhóm Quansát và so sánh kết quả thực nghiệm của 2 nhóm với nhau
Thực nghiệm tác động:
- Nhóm đối chứng: Tác động tự nhiên
- Nhóm thực nghiệm: sử dụng biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động
xé dán cho trẻ
Thực nghiệm kiểm chứng: Cho 2 nhóm thực hiện chung một hoạt động
xé dán Nhận xét, phân tích, so sánh kết quả sản phẩm của 2 nhóm và đưa rakết luận cụ thể
- Xử lí kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học
7 Giả thiết khoa học
Nếu thực hiện tốt và hợp lý một số biện pháp tổ chức hoạt động tạohình để nâng cao chất lượng hoạt động xé dán cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầmnon Hoa Hồng thì góp phần phát huy khả năng sáng tạo sáng tạo và kỹ năng
xé dán cho trẻ
8 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung chính của đề tài bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng về tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi tại trường mầm non Hoa Hồng
Chương 3: Nguyên nhân thực trạng và đề xuất một số biện pháp tổchức hoạt động tạo hình nhằm nâng cao chất lượng hoạt động xé dán cho trẻ5-6 tuổi trường mầm non Hoa Hồng
Trang 16NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
1.1.1 Đặc điểm sinh lí của trẻ 5- 6 tuổi
Trẻ 5- 6 tuổi, sự phát triển của cơ thể trẻ chậm hơn so với các giai đoạntrước cả về số lượng và chất lượng: Cân nặng trung bình 1 năm tăng 1 kg-1,5kg, chiều cao trung bình hàng năm tăng 5 cm- 8 cm Ở giai đoạn này, các
cơ bắp nhỏ tiếp tục phát triển, và việc phối hợp các hoạt động của tay - mắt làrất tốt, do vậy trẻ có thể tiến hành các hoạt động đòi hỏi sự khéo léo của đôitay, chân, thân Các ngón tay cử động chậm hơn so với sự vận động của toànthân nhưng trẻ đã có thể thực hiện các động tác nặn, xé, vẽ một cách thànhthạo Trẻ 5 tuổi có thể dành thời gian để vẽ, tô màu và làm những câu đố đơngiản Hầu hết tay thuận của trẻ thường được xác định khi trẻ đủ 18 tháng tuổi,đây chính là thời điểm thích hợp để chúng có thể vẽ hoặc tô màu, xé dán bằngtay thuận
1.1.2 Đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi
Trẻ trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở lứa tuổi các bộ phận
và các chức năng dần hoàn thiện và ổn định, đặc điểm về các mặt tâm sinh lý
có sự biến đổi và phát triển vượt bậc Trẻ đã có thể tập chung, chú ý vào các
sự vật, hiện tượng trong khoảng thời gian lâu hơn, các đặc điểm về ngôn ngữ,
tư duy, thể chất, tri giác thể hiện sự thay đổi rõ rệt Cụ thể là:
Tri giác: Ở trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, tri giác nhìn và tri giác nghe đã pháttriển đáng kể Tùy vào từng hoàn cảnh trẻ sẽ nói lên những điều mà trẻ đã trigiác được theo nhiệm vụ của cô giáo đặt ra Điểm mới trong tri giác của trẻ làxuất hiện các hình tượng nghệ thuật Trẻ biết nhìn nhận cái đẹp và sáng tạo racái đẹp, cái mới lạ mang tính nghệ thuật cao hơn so với giai đọn trước Việc
Trang 17tri giác thẩm mĩ hoạt động xé dán được thể hiện ở chỗ nghe và nhìn, khôngchỉ ở nội dung và cả hình thức nghệ thuật Phát triển tri giác nghệ thuật chotrẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi có ý nghĩa to lớn, đặc biệt với quá trình phát triển tâm
lý, làm quen và tiếp nhận hoạt động xé dán
Tư duy: Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khao khát muốn biết hết tất cả Điều đó,phản ánh quan niệm đơn sơ, thơ ngây của trẻ trong thế giới và trong tạo hình.Trẻ thường vận dụng kinh nghiệm trực tiếp Vì vậy cần giải thích nhất quántạo nên một khái niệm riêng cho trẻ thì khái niệm đó có sức sống lâu bền làmtăng khát vọng của trẻ khi tìm ra chân lý Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi bắt đầu cókhả năng phân tích, tổng hợp, trẻ bắt đầu biết tư duy và suy diễn trừu tượng,thích bắt chước và mô phỏng hành vi, lời nói của các nhân vật mà trẻ đượcxem trên truyền hình hoặc do người khác kể cho trẻ nghe
Tưởng tượng: Giàu sức tưởng tượng là thuộc tính của trí tuệ, gắn liềnnăng lực hiểu biết của trẻ Giai đoạn 5-6 tuổi là thời kỳ phát triển sức tưởngtượng phong phú Khi trẻ làm quen với hoạt động xé dán trẻ tiếp nhận thực tại,cải biến chúng và làm theo cách hiểu, cách cảm thụ riêng Từ đó, xuất hiệnkhát vọng và khả năng sáng tạo của trẻ khi tiếp xúc với hoạt động xé dán
Ngôn ngữ: Đây là lứa tuổi phát triển khá hoàn chỉnh về khả năng giaotiếp Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đã có thể nói những câu đầy đủ một cách rõ ràng,mạch lạc cũng như hiểu được những câu nói dài của người lớn và từng bướcthể hiện các sắc thái biểu cảm xúc cảm hợp lý trong hành vi, lời nói Trẻ mẫugiáo thường không làm chủ được cảm xúc của mình, trẻ dễ bị xúc động vàđây là phản ứng tự nhiên của trẻ Vấn đề quan trọng của trẻ không phải trithức mà là cảm xúc, đó là năng lực hóa thân của trẻ, cái nhìn thơ ngây đối vớicác sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, tự đồng nhất mình với hình ảnh, cũngnhư hòa mình vào thiên nhiên, vào cuộc sống Suy nghĩ của trẻ xuất phát từbản thân mình là chính Việc tham gia vào hoạt động xé dán vẫn mang đậm
Trang 18màu sắc cảm xúc Trẻ nhận thức rõ cái đẹp về đường nét, màu sắc trong hoạtđộng xé dán và qua đó, trẻ mong muốn tạo ra cái đẹp, muốn đưa cái đẹp vàotrong cuộc sống.
1.2 Hoạt động xé dán trong chương trình giáo dục mầm non
1.2.1 Nội dung hoạt động xé dán cho trẻ mầm non
Xé dán là một loại tạo hình bằng cách xé và ghép, dán thành hình từcác loại giấy màu, giấy báo (giấy có màu, có chữ) dán trên nền giấy, gọi làtranh xé dán
Đây là một hoạt động đặc trưng trong hoạt động tạo hình cho trẻ mầmnon với nhiều nội dung phong phú và đa dạng giúp cho trẻ có thể thỏa sứcsáng tạo nghệ thuật Trong đó bao gồm 3 nội dung chính:
- Xé dán hình đơn giản: Ở nội dung này trẻ sẽ được rèn luyện các kỹnăng xé dán như xé dán hình có nét thẳng với các kích cỡ khác nhau (VD:dạng hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật )
- Xé và xếp dán thành sản phẩm đơn giản: Khi đã có kỹ năng xé dán,trẻ bắt đầu tạo ra những sản phẩm với nội dung đơn giản như cây (tán lá hìnhtròn với thân và quả); nhà (mái nhà hình tam giác, thân nhà và cửa hình chữnhật); núi, dãy núi, bông hoa (sử dụng các mảng giấy hình tam giác hay cácmảng lượn sóng xếp dán liền nhau, kề nhau)
- Xé hình và xếp dán thành sản phẩm có nhiều hình mảng: Trong nộidung này trẻ bắt đầu làm quen với các đề tài xé dán quen thuộc, gần gũi như:tranh tĩnh vật, lễ hội, phong cảnh, chân dung trẻ dần hoàn thiện kĩ năng củamình và phát triển óc sáng tạo của mình
* Đồ dùng, vật liệu cho hoạt động xé dán
+ Giấy màu các loại (cỡ to, cỡ nhỏ)
+ Hồ dán (keo sữa, hồ nước, hồ khô )
+ Tranh ảnh minh họa: Ảnh các con vật, hoa, quả, tranh xé dsn cácloại của giáo viên, của trẻ, của các họa sĩ
Trang 19+ Giấy nền để dán hình (giấy màu hoặc giấy trắng khổ A4 hoặc A3) Ngoài những vật liệu trên có thể sử dụng giấy báo, tạp chí cũ hay có thể
vẽ màu lên giấy trắng để có được những mảng giấy màu ưng ý
1.2.2 Đặc điểm khả năng xé dán của trẻ mầm non
Nếu như trong hoạt động vẽ trẻ thể hiện tâm tư, tình cảm thông qua nét
vẽ, thông qua cách thể hiện màu sắc thì trong hoạt động xé dán, trẻ thể hiệntình cảm của mình thông qua cách sắp đặt hình mảng, thông qua cách phối hợpmàu sắc Chính vì thế để có thể thực hiện được HĐXD, đặc biệt là xé dántranh thì đòi hỏi ở mỗi đứa trẻ cần phải có một số khả năng nhất định đó là:
- Khả năng tạo hình ảnh nghệ thuật và sắp xếp hình trên nền phẳng
- Khả năng phối hợp và thể hiện màu sắc
- Khả năng lựa chọn nội dung miêu tả
* Khả năng tạo hình ảnh nghệ thuật và sắp xếp các hình trên nền phẳng
Ở lứa tuổi nhỏ (2-3 tuổi; 3-4 tuổi) chưa có khả năng tạo ra hình ảnhtrong các giờ hoạt động xé dán Lứa tuổi này mới chỉ chú ý đến việc rèn luyệncho trẻ kĩ năng xé dán các hình trên nền phẳng và kỹ năng sắp đặt hình ảnhđơn giản trên mặt tranh Trẻ 4-5 tuổi đã có thể tạo ra các hình ảnh đơn giảnnhư các hình hình học, hình hoa lá bằng cách xé theo đường kim châm hay
xé vụn giấy Lúc này, trẻ đã biết sắp xếp các hình ảnh trên nền phẳng theomột dạng bố cục trang trí dưới sự hướng dẫn của cô giáo
Đối vơi trẻ 5-6 tuổi, do các cơ tay của trẻ đã hoàn thiện hơn, vì thế nêntrẻ đã có thể chủ động tạo ra các hình ảnh từ các mảng giấy màu bằng cách xévụn, xé thành từng mảnh giấy thích hợp Hơn nữa, lúc này trẻ có thể dùng kéonên đã có thể tạo ra các hình bằng cách cắt giấy rất ngộ nghĩnh
* Khả năng phối hợp và thể hiện màu sắc:
Khả năng phối hợp và thể hiện màu sắc của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động
xé dán tranh là kết quả của cả một quá trình phát triển từ lứa tuổi nhỏ Trẻ 3-4
Trang 20tuổi không có nguyện vọng sử dụng nhiều màu song trẻ đã có thái độ khácnhau đối với các màu sắc khác nhau Trẻ đã phân biệt được các “màu đángyêu”, “màu đáng ghét” để có thể tập sử dụng các màu sắc đó, thể hiện tìnhcảm của mình với các đối tượng miêu tả.
Khi 4-5 tuổi, trẻ đã bắt đầu tập sử dụng “màu bắt chước”, lúc này trẻcũng bắt đầu nhận biết, phân biệt được màu sắc thật của một số đồ vật, hoaquả như một dấu hiệu bắt buộc như nét đặc thù của mọi vật Tuy nhiên ở lứatuổi này cảm xúc vẫn đóng vai trò là một yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựachọn màu sắc của trẻ
Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, cách sử dụng màu sắc ở mỗi trẻ là khônggiống nhau, đã có sự phân hóa khác biệt tương đối rõ nét về khả năng phốihợp và thể hiện màu sắc Nhìn chung khả năng phối hợp và thể hiện màu sắccủa trẻ ở lứa tuổi này đã có sự phát triển vượt trội so với các lứa tuổi trước.Trẻ có khả năng nhận biết được sắc thái của một số màu, một số ít trẻ đã cókhả năng pha trộn màu để tạo ra màu sắc mới
Như vậy, nếu như có những phương pháp, biện pháp tác động tích cựcđến các hoạt động của trẻ thì có thể tạo điều kiện cho trẻ chủ động hơn trongviệc sử dụng, phối hợp và thể hiện màu sắc
* Khả năng lựa chọn nội dung miêu tả
Đối với trẻ nhỏ (2-3 tuổi) thì dường như việc lựa chọn nội dung miêu tảcho tác phẩm nghệ thuật của mình là không mấy quan trọng, chúng có thể làmbất cứ cái gì chúng muốn mà không cần để ý xem cô giáo yêu cầu làm gì.Sang 3-4 tuổi, trẻ có thể tự lựa chọn nội dung miêu tả thông qua các giờ hoạtđộng tạo hình theo đề tài tự chọn song những nội dung ấy rất đơn giản vàkhông thể hiện hết được những suy nghĩ của trẻ Có thể lúc đầu trẻ rất muốnthể hiện một cái gì đó thú vị nhưng đến khi thực hiện thì chúng lại gặp nhiềukhó khăn, vướng mắc do khả năng tạo hình của trẻ còn nhiều hạn chế
Trang 21Trẻ 4-5 tuổi đã chủ động trong việc lựa chọn nội dung miêu tả, trẻ tíchcực hoạt động và say sưa thể hiện ý tưởng tạo hình của mình qua những giờhoạt động tạo hình theo đề tài tự chọn Lúc này, những nội dung mà trẻ thểhiện qua tranh vẽ hay tranh xé dán đã có ý nghĩa hơn, có chiều sâu hơn và đãthể hiện được những suy nghĩ của chúng Mầm mống của sự sáng tạo bắt đầuđược phát huy, trẻ có thể để cho trí tưởng tượng sáng tạo bắt đầu được pháthuy Trẻ có thể để cho trí tưởng tượng sáng tạo của mình thể hiện rất rõ thôngqua các hình ảnh trong tranh vẽ hay tranh xé dán.
Trẻ 5-6 tuổi đã thực sự chủ dộng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.Thông qua những giờ hoạt động tạo hình theo đề tài tự chọn, trẻ được thỏasức thể hiện những ý tưởng ngộ nghĩnh của mình Lúc này do trẻ đã có nhữngkhả năng tạo hình nhất định, cần thiết cho hoạt động tạo hình nên việc lựachọn nội dung miêu tả cũng dễ dàng hơn nhiều, trẻ cũng dễ thể hiện tâm tư,tình cảm của mình thông qua ngôn ngữ tạo hình
Tóm lại, từ việc việc tìm hiểu kĩ năng xé dán của trẻ mầm non tronghoạt động xé dán chúng ta có thể đi đến khẳng định rằng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổikhông những có thể tái hiện lại vả đẹp của đối tượng, sự vật trong thế giớixung quanh mà còn có đủ khả năng để sáng tạo thêm tạo ra những vẻ đẹp mớimang đậm màu sắc ngộ nghĩnh của trẻ thơ Vì vậy nên việc cho trẻ tìm hiểu,khám phá và sáng tạo ra các nét văn hóa đặc sắc của từng vùng miền thôngqua những ngôn ngữ tạo hình là điều mà các nhà giáo dục nên đặc biệt chú ýquan tâm, qua đó giúp trẻ có những hiểu biết nhất định về vốn văn hóa cũngnhư những kiến thức sơ đẳng về nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam
1.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động xé dán đến sự phát triển của trẻ mầm non
Hoạt động xé dán tuy không phổ biến và sử dụng nhiều như hoạt động
vẽ ở trường mầm non nhưng đây cũng là một hoạt động mà trẻ mẫu giáo rấtthích thú vì nó gắn liền với cuộc sống học tập và vui chơi của trẻ Chỉ bằngnhững đồ
Trang 22phế liệu hay những mảnh giấy vụn, len vụn với trí tưởng tượng phong phúcủa con người, chúng ta có thể làm ra những sản phẩm hết sức độc đáo.
- Các giờ học xé dán thường có vai trò rất lớn trong việc phát triển trítuệ cho trẻ, bởi vì đây là hoạt động góp phần tích cực vào việc phát triển ở trẻkhả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng phát triển ở trẻ những khả năng hoạt động trí tuệ như: so sánh, phân tích, đốichiếu, tổng hợp đồng thời mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xungquanh Hoạt động xé dán cũng góp phần phát huy tính độc lập trong suy nghĩ,tìm tòi và giúp các bé biết tận dụng vẻ đẹp của tranh xé dán vào cuộc sốngsinh hoạt hàng ngày
- Hoạt động xé dán có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy khả năngsáng tạo và giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mầm non Với việc xếp và dán các hìnhmảng trên bề mặt tranh cùng với sự tự do lựa chọn màu sắc đẫ giúp trẻ tạonên được những bức tranh có vẻ đẹp độc đáo Chính những sản phẩm đó cóảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục thị hiếu thẩm mĩ và tình cảm thẩm mĩcho trẻ
- Hoạt động xé dán cũng có tác dụng không nhỏ đến việc giáo dục đạođức cho trẻ mầm non bởi vì thông qua quá trình hoạt động xé dán trẻ luôn tỏ
ra trân trọng những sản phẩm của mình cũng như của bạn và đồng thời tạocho trẻ có ý thức làm điều tốt cho mọi người
Thông qua hoạt động xé dán các cơ tay của trẻ luôn luôn được pháttriển, những vận động tinh cũng trở lên thành thạo khéo léo hơn Trẻ có thể
dễ dàng dùng các cơ của bàn tay để xé tỉ mỉ, xé bứt hay xé toạc giấy theonhững đường kim châm Với đặc thù của mình hoạt động tạo hình nói chung
và hoạt động xé dán nói riêng luôn tạo cho trẻ một tâm thế thoải mái trongquá trình hoạt động, chính điều này đã làm cho cơ thể trẻ được phát triểnmột cách tốt nhất
Trang 231.3 Phương pháp tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 5-6 tuổi
* Hình thức tổ chức
Hoạt động xé dán của trẻ 5-6 tuổi được tổ chức chủ yếu qua 2 hình thức chính
đó là: Tổ chức trên hoạt động học có chủ định và hoạt động tạo hình được tiếnhành ở mọi lúc, mọi nơi: hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt độngchiều
Hoạt động theo nhóm: sau khi quan sát thiên nhiên, tổ chức cho trẻ xédán theo nhóm Mỗi nhóm thực hiện một nội dung khác nhau do giáo viên gợi
ý hoặc nhóm tự chọn nội dung theo ý thích
* Phương pháp hướng dẫn
- Giáo viên giới thiệu hình mẫu (tranh, ảnh hặc quan sát mẫu thật) để
cho trẻ nhận biết được về:
+ Nội dung xé dán (tranh phong cảnh hay tranh tĩnh vật)
Trang 24+ Xác định các mảng chính phụ của nội dung
+ Màu sắc của từng chi tiết
Dựa vào chương trình giáo dục, giáo viên lựa chọn nội dung chophù hợp với khả năng của trẻ Và dù là làm bài cá nhân hay theo nhóm thì giáoviên cần gợi ý trẻ trong việc xác định chi tiết chính phụ và lựa chọn màu sắccho các chi tiết, cho nền Đối với bài nhóm thực hiện trên giấy khổ lớn, giáoviên cần gợi ý cho trẻ cách xã định tỷ lệ và bố cục sao cho hài hòa Cung cấpthêm cho trẻ các kĩ năng xé dán để đảm bảo được chất lượng của hoạt động xédán
Trang 25Tiểu kết chương 1
Ở chương này, tôi đã hệ thống hóa những kiến thức liên quan đến hoạtđộng tạo hình nói chung và các kiến thức liên quan đến hoạt động xé dán nóiriêng làm cơ sở lí luận cho đề tài
Xé dán là một loại tạo hình bằng cách xé và ghép, dán thành hình từcác loại giấy màu, giấy báo (giấy có màu, có chữ) dán trên nền giấy, gọi làtranh xé dán Đây là một hoạt động đặc trưng trong hoạt động tạo hình cho trẻmầm non với nhiều nội dung phong phú và đa dạng giúp cho trẻ có thể thỏasức sáng tạo nghệ thuật
Nếu như trong hoạt động vẽ trẻ thể hiện tâm tư, tình cảm thông qua nét
vẽ, thông qua cách thể hiện màu sắc thì trong hoạt động xé dán, trẻ thể hiệntình cảm của mình thông qua cách sắp đặt hình mảng, thông qua cách phối hợpmàu sắc Chính vì thế để có thể thực hiện được HĐXD, đặc biệt là xé dántranh thì đòi hỏi ở mỗi đứa trẻ cần phải có một số khả năng nhất định đó là:
- Khả năng tạo hình ảnh nghệ thuật và sắp xếp hình trên nền phẳng
- Khả năng phối hợp và thể hiện màu sắc
- Khả năng lựa chọn nội dung miêu tả
Thông qua hoạt động xé dán trẻ có thể phát triển được khả năng tư duysáng tạo cũng như được giáo dục về cả đạo đức, trí tuệ Và để hoạt động xédán đạt được hiệu quả cao trong giáo dục đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn
bị chu đáo về phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động sao cho thu hútđược sự chú ý của trẻ Điều này khiến cho trẻ chú tâm thực hiện hoạt độngmột cách say sưa và có hiệu quả
Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở để tôi tiến hành khảo sát thực trạngviệc tổ chức các hoạt động xé dán cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non HoaHồng - thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÉ DÁN CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG
2.1 Vài nét khái quát về trường mầm non Hoa Hồng - Thị xã Phúc Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
Trường mầm non Hoa Hồng nằm trên phường Trưng Trắc- thị xã PhúcYên - tỉnh Vĩnh phúc được thành lập ngày 30 tháng 7 năm 1994, tiền thân củatrường là nhà trẻ Liên Cơ trực thuộc UBND huyện Mê Linh cũ, nay là UBNDthị xã Phúc Yên, đến nay trường đã có thêm 1 cơ sở mới Địa điểm trường làtrung tâm kinh tế tốt và thuận lợi
Trường mầm non Hoa Hồng là một trường trọng điểm chất lượngcao của thị xã Phúc Yên Môi trường cảnh quan sư phạm của nhà trường xanh,sạch và đẹp thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ, trường nhận được sựquan tâm của ngành GD&ĐT, của các cấp Đảng Uỷ và UBND thị xã PhúcYên, các cơ quan ban ngành đóng trên địa bàn thị xã, đặc biệt là sự tin tưởng
hỗ trợ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong việc kết hợp với nhà trường nuôidạy trẻ
Hiện nay, phương pháp giảng dạy ở trường có sự đổi mới đáng kể Trẻđến trường được học chương trình đổi mới hình thức giáo dục theochương trình của Bộ Giáo Dục Với môi trường giáo dục và các phương phápgiáo dục được đổi mới một cách toàn diện, các giáo viên và công nhân viêntrong trường đã không ngừng phấn đấu Các giáo viên đã đầu tư nhiều hơntrong soạn giảng, tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học một cách hiệu quả.Điều này đồng nghĩa với việc chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ được nângcao, phát huy tính độc lập sáng tạo, khả năng tự tìm tòi khám phá của trẻ, giúptrẻ phát triển một cách toàn diện, nhanh nhẹn và tự tin hơn trong sinh hoạt vàhọc tập
Không chỉ thay đổi về hoạt động giáo dục, trường còn rất quan tâmđến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ Ngay từ đầu mỗi năm học, nhà trường
Trang 27xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ Thực đơn bán trúcủa trẻ được xây dựng phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, nguyên liệuchế biến sạch, rõ nguồn gốc và phù hợp theo mùa Nhà trường kết hợp vớitrạm y tế của thị xã khám sức khỏe định kì cho trẻ và theo dõi sức khỏe chotrẻ bằng biểu đồ tăng trưởng Trẻ đến trường được chăm sóc, nuôi dưỡng chuđáo, được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần nên sức khỏe củatrẻ được cải thiện Số trẻ có sức khỏe tốt đạt kênh A từ 93% trở lên, còn lại sốtrẻ có sức khỏe trung bình là 7% Hằng năm số trẻ đến trường đạt 98,5% và tỉ
lệ trẻ ngoan cũng đạt từ 91% trở lên Trường mầm non hoa hồng luôn thamgia và đạt được các kết quả cao trong các phong trào, các hội thi của ngành,địa phương phát động: Phong chào văn nghệ, hội thi giáo viên dạy giỏi cáccấp, hội thi làm đò dùng đồ chơi, tham gia hội thi Bé khỏe bé ngoan…
Để có được kết quả như trên là nhờ vào sự cố gắng, nỗ nực của đội ngũgiáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường luôn có tinh thần trách nhiệmcao, bám sát mục tiêu đào tạo và nội dung chương trình chăm sóc giáo dụctrẻ Đến nay, ban giám hiệu nhà trường và giáo viên đạt 90% trình độ chuẩn
và trên chuẩn Năm 2009, trường đã đạt chuẩn quốc gia
Đội ngũ Cán bộ - giáo viên - Nhân viên trong toàn trường là 45 Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 3 cô
+ Giáo viên đứng lớp: 22 cô
Trang 28* Về công tác chuyên môn:
Nhà trường sinh hoạt theo 2 tổ chuyên môn
+ Tổ chuyên môn nhà trẻ 2, 3 tuổi
+ Tổ chuyên môn mẫu giáo 4, 5 tuổi
* Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên
Ban Giám hiệu có đủ năng lực quản lí, chỉ đạo các hoạt động của nhàtrường, nắm vững mục tiêu chỉ đạo, trình độ quản lí tốt được giáo viên, nhânviên trong trường và nhân dân tín nhiệm Và điều quan trọng hơn nữa là nhàtrường đã tạo điều kiện giúp đỡ tốt nhất cho các giáo viên đi học để nâng caotrình độ chuyên môn Hiện nay đã có 22 giáo viên trình độ Đại học, 5 giáoviên trình độ Cao đẳng và 1 giáo viên trình độ Trung cấp
Nhà trường đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa các cấp, các ngành đểmua sắm thêm đồ dùng trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học Khôngnhững vậy trường còn luôn giữ vững danh hiệu trường khá trở lên, chi bộĐảng đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn trường đạt công đoànvững mạnh, 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường thực hiện tốt các phongtrào thi đua như: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và thựchiện tốt các cuộc vận động “ Hai không”, “Học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh”, “ Mỗi thầy, cô giáo lả một tấm gương tự học và tựsáng tạo”
* Về cơ sở vật chất
Trường Mầm non Hoa Hồng hiện nay đã có thêm 1 cơ sở mới, cơ sởvật chất của nhà trường tương đối đầy đủ phục vụ cho việc học tập và vuichơi của trẻ Ngoài các lớp học chuyên dụng trường còn xây dựng thêm cácphòng học năng khiếu cho trẻ Hàng năm nhà trường thường bổ sung đồ dùng
và đồ chơi cho các lớp phục vụ cho việc học tập của trẻ Khu vui chơi rộng rãi
và sạch đẹp, có đầy đủ các đồ dùng đồ chơi cho trẻ
Trang 292.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Hoa Hồng
2.2.1 Nội dung hoạt động xé dán của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng
Đối với trẻ 5-6 tuổi thì nội dung hoạt động xé dán chủ yếu là xé dántheo các đề tài, xé dán theo mẫu hay xé dán theo ý thích tùy vào từng chủ đềcủa chương trình học tập Ở lứa tuổi này sự vận động của cơ và khớp ngón taykhá linh hoạt, trẻ có thể thực hiện các thao tác xé dán một cách thành thạo vàsáng tạo các đề tài xé dán trong chương trình giáo dục mầm non Trên thực tếnội dung hoạt động xé dán cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồngthường tích hợp với các tiết học như khám phá khoa học, toán theo các chủ
đề như gia đình, thế giới động vật, nghề nghiệp
2.2.2 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non Hoa Hồng
* Phương pháp tổ chức hoạt động xé dán
Ở lớp trẻ 5-6 tuổi, ngoài các phương pháp thông tin- tiếp nhận vàphương pháp thực hành- ôn luyện cần tích cực sử dụng các phương pháp cótính chất gợi mở giúp trẻ tích cực tìm tòi, sáng tạo Thông qua quá trình quansát có tổ chức trên các giờ dạo chơi, qua các hình vẽ, tranh ảnh, giáo viên cần
sử dụng các câu hỏi, lời chỉ dẫn để dạy trẻ tập tự lực tìm tòi, phân tích cácmẫu, các hình ảnh trực quan
Kết quả quan sát mức độ sử dụng các phương pháp, biện pháp của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ