1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài xây dựng nếp sống thị dân ở thành phố hồ chí minh

177 393 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 14,6 MB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆTRƯỜNG CÁN BỘ XÂY DỰNG NẾP SỐNG THỊ DÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI 1. THẠC SĨ NGUYỄN SỸ NỒNG 2. TIẾN SĨ ĐINH PHƯƠNG DUY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 4/2013 II Trang 1 1 4 3. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề 5 4. Khách thể nghiên cứu 10 5. Cách thức chọn mẫu cho phiếu khảo sát 10 6. Giả thuyết khoa học 13 7. Ý nghĩa về khoa học và thực tiễn 13 8. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 14 21 21 1.1. Hệ thống khái niệm 21 1.2. Những yếu tố tác động hình thành nếp sống thị dân Tp.HCM 40 Chươ .HCM 62 2.1. Lịch sử hình thành nếp sống thị dân ở Tp.HCM 62 2.2. Thực trạng nhận thức của người dân về nếp sống thị dân ở Tp.HCM 78 2.3. Thực trạng thái độ người dân Tp.HCM về việc thực hiện nếp sống thị dân 97 2.4. Thực trạng hành vi thực hiện nếp sống thị dân ở Tp.HCM 100 2.5. Những yếu tố tác động đối với việc thực hiện nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh 106 2.6. Nguyên nhân thực trạng thực hiện nếp sống thị dân ở Tp.HCM 108 Chương 3. Tiêu chí, xây dựng T 126 3.1. Hệ thống tiêu chí nếp sống thị dân Thành phố Hồ Chí Minh 126 3.2. xây dựng thị dân 138 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO 168 III ATGT BNV BXD CBPV CT CP HĐND KCN-KCX - NĐ NQ QĐ THCN THCS THPT Trung thông TP.HCM TT Thông tư UBND VMĐT IV DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ, KÝ HIỆU TÊN BẢNG SỐ LIỆU TRANG Bảng c1 Mức độ người dân TP. HCM biết về chủ trương lấy năm 2008, 2009, và 2010 là năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị 79 Bảng c1-c15 Mức độ biết về chủ trương lấy năm 2008, 2009, và 2010 là năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị ở TP. HCM theo Giới tính 80 Bảng c1-c16 Mức độ biết về chủ trương lấy năm 2008, 2009, và 2010 là năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị ở TP. HCM theo Độ tuổi 81 Bảng c1-c19 Mức độ biết về chủ trương lấy năm 2008, 2009, và 2010 là năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị ở TP. HCM theo Trình độ học vấn cao nhất 84 Bảng c1-c20 Mức độ biết về chủ trương lấy năm 2008, 2009, và 2010 là năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị ở TP. HCM theo Tính chất nghề nghiệp 86 Bảng c1-c21 Mức độ biết về chủ trương lấy năm 2008, 2009, và 2010 là năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh theo Mức sống hiện nay 87 Bảng c1-c22 Mức độ biết về chủ trương lấy năm 2008, 2009, và 2010 là năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị ở TP. HCM theo Nơi sinh 88 Bảng c1-c23 Mức độ biết về chủ trương năm 2008, 2009, và 2010 là năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị ở TP. HCM theo đăng ký nhân khẩu hiện nay 90 IV Bảng c1-c24 Mức độ biết về chủ trương lấy năm 2008, 2009, và 2010 là năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị ở TP. HCM theo Khu vực cư trú hiện nay trên địa bàn TP.HCM 91 Bảng p1 Mức độ đồng ý các dấu hiệu thể hiện nếp sống của người dân đô thị 93-94 Bảng c3 Thái độ của người dân với những nhận định 98-99 Bảng c6 Các hành vi bản thân đã thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày 100 Bảng c7 Những hành vi hay thói quen chưa phù hợp với nếp sống đô thị vẫn còn tồn tại một cách phổ biến ở người dân TP.HCM 102 Bảng c9 Mức độ hài lòng về các công trình cơ sở hạ tầng của TP.HCM 112 Bảng c10 Mức độ hài lòng đối với các công trình công cộng của TP.HCM 112 Bảng c14 Đánh giá về ý thức và hành vi thực hiện nếp sống thị dân của mọi người trong gia đình và ngoài xã hội 103 Bảng 1 So sánh nhận thức, thái độ và xu hướng hành vi củ ối chứng trước khi tác động 154-155 Bảng 2 ối chứng sau khi tác động 155-156 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, thái độ và hành vi của con người trong quá trình thích ứng với môi trường và hoàn cảnh. Nhiều địa phương ở nhiều quốc gia khác nhau có tốc độ phát triển và tăng trưởng chóng mặt, điều đó làm tăng thêm những mâu thuẫn xã hội khi cộng đồng không có sự chuẩn bị và sẵn sàng để hòa nhập và hình thành nếp sống mới phù hợp với môi trường và yêu cầu phát triển mới. Nhiều thành phố lớn đã phải đối diện với sự khủng hoảng giá trị khi các cộng đồng dân cư, nhóm xã hội không tìm được sự đồng thuận trong cách thức thể hiện mình và bộc lộ giá trị của chính mình. Những phân hoá xã hội ở các thành phố lớn đã gia tăng đáng kể trong những thập kỷ qua trong quá trình toàn cầu hoá. Những diễn biến mới về phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng dân số cũng như tốc độ đô thị hoá gần đây đã làm cho những bất bình đẳng ngày càng gia tăng, nhất là của các thành phố của các nước đang phát triển. Bên cạnh những bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn ở rất nhiều nước đang phát triển, sự bất bình đẳng ngay trong nội bộ một đô thị cũng đang ngày càng trở thành mối quan tâm chủ yếu. Việt Nam là một trong những nước có những đặc điểm như vậy. Chính việc vận dụng một cách sáng tạo từ đường lối đổi mới của Đảng sau Đại hội VI tạo tiền đề cơ bản giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng của đất nước, phát triển kinh tế và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu đã mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển xã hội nói chung và phát triển đô thị nói riêng. Hiện nay với tốc độ phát triển đô thị hiện tại, nếu không nhanh chóng xác định cách sống, khuôn mẫu giá trị một cách phù hợp để đáp ứng yêu cầu của xã hội mới thì sự phát triển chắc chắn sẽ gặp những trở ngại nhất định. Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị ngày 10 tháng 8 năm 2012 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố đến năm 2020 đã xác định “Thành phố 2 Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan toả lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, phấn đấu bền bỉ, năng động, sáng tạo, đoàn kết, có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay” [Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, 2012: 3]. Bộ chính trị cũng xác định phương hướng phát triển thành phố đến năm 2020, trong đó có đoạn “phát triển Thành phố nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nước, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị, 2012: 7]. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, đang được xây dựng theo hướng văn minh hiện đại, tuy nhiên “nếp sống văn minh đô thị còn kém”. Chủ trương của Đảng bộ Thành phố là: “Tập trung xây dựng môi trường văn hoá đô thị lành mạnh, văn minh, nếp sống thị dân, tôn trọng pháp luật, tác phong công nghiệp” [Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII, 2005: 58]. Hoặc là: “Sử dụng các biện pháp tổng hợp với nhiều hình thức sinh động để giáo dục, thực hiện nếp sống thị dân” [Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII, 2005: 84]. Hiện nay việc nhận thức về văn minh đô thị, nếp sống thị dân chưa được nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống thuộc 3 tính, yêu cầu, đặc điểm nếp sống thị dân chưa được xác định để có cơ sở đánh giá; hệ thống giải pháp xây dựng chưa được đề xuất để thực hiện. Nếp sống thị dân Thành phố Hồ Chí Minh có một quá trình phát triển mang tính đặc thù, cần phải có sự nghiên cứu xác định có cơ sở khoa học để lãnh đạo, chính quyền Thành phố đề ra các chính sách phù hợp, các cơ sở đào tạo bồi dưỡng, các cơ quan thông tin, tuyên truyền vận dụng thực hiện chức năng của mình có hiệu quả. Vấn đề còn được đặt ra trong quá trình hội nhập, những nếp sống văn minh, phù hợp phải được nghiên cứu để giữ gìn, phát huy. Đồng thời những nếp sống không phù hợp với xu hướng văn minh đô thị, có tính pha tạp không phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng Thành phố văn minh hiện đại cần phải phê phán, khắc phục. Nghiên cứu nếp sống thị dân và đề ra hệ thống giải pháp xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ hướng tới một nếp sống đô thị hiện đại mà còn có ý nghĩa tích cực tác động, ảnh hưởng đến sự chuyển biến trên nhiều lĩnh vực khác của Thành phố: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng-trật tự an toàn xã hội, ngoại giao, Đặc biệt Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định lấy năm 2008 và tiếp tục năm 2009, 2010 là năm “ ăn minh đô thị”, do đó việc nghiên cứu đề xuất các tiêu chí và biện pháp để xây dựng nếp sống thị dân trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết và có tính cấp bách. Những thập niên vừa qua, nước ta đã bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đó là một quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, quản lý kinh tế, quản lý xã hội từ thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện tiên tiến hiện đại dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Sự biến đổi đó hướng tới xây dựng đất nước ta thành một nước dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh. Thành phố Hồ Chí Minh cũng không nằm 4 ngoài quỹ đạo chung đó, phấn đấu để “xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành một thành phố xã hội chủ nghĩa văn minh hiện đại, đóng góp ngày càng lớn cho khu vực phía nam và cả nước, từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp dịch vụ, khoa học công nghệ của khu vực Đông Nam Á xứng đáng với thành phố mang tên Bác Hồ” [Nguyễn Sỹ Nồng, Nghị quyết 20 Bộ Chính trị, 2008: 349-350]. Để thực hiện mục tiêu trên, nhân dân và Đảng bộ Thành phố phải làm nhiều việc, trên nhiều lĩnh vực trước hết là xây dựng và phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị,… tuy nhiên không thể không “Tập trung xây dựng môi trường văn hóa đô thị lành mạnh, văn minh, nếp sống thị dân, tôn trọng pháp luật tác phong công nghiệp” [Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII, 2005: 58] hoặc là “sử dụng các biện pháp tổng hợp với nhiều hình thức sinh động để giáo dục, thực hiện nếp sống thị dân” [Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VIII, 2005: 84]. Theo phương hướng đó những năm qua Thành phố đã chủ trương và tổ chức thực hiện các phong trào xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Các phong trào đó đã có những kết quả bước đầu, đã rút được nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên vấn đề còn ở phía trước, muốn tạo được “nếp sống văn minh thị dân” còn phải làm lâu dài, kiên trì. Nhóm nghiên cứu đề tài “Xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh xin được đóng góp một phần nhỏ về lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng và đề xuất một số nội dung, giải pháp xây dựng “Nếp sống thị dân”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu thực trạng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh, những nguyên nhân của thực trạng đó; đề xuất một hệ thống yêu cầu, một hệ thống giải pháp đồng hành với cơ quan lãnh đạo, quản lý, cơ quan chức năng góp phần củng cố nếp sống thị dân ở Thành phố trong quá trình thực hiện văn minh đô thị, xây dựng Thành phố văn minh hiện đại. Kết quả nghiên cứu là 5 cơ sở khoa học để các nhà ý xã hội đề xuất, lựa chọn, quyết định,…và thực thi các chủ trương, chính sách nhằm ổn định môi trường xã hội, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội,… 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và biểu hiện nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Phân tích các nguyên nhân khách quan, chủ quan từ thực trạng nếp sống thị dân hiện nay ở Thành phố. - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất một số biện pháp xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề 3.1. Cơ sở phƣơng pháp luận 3.1.1. Tiếp cận họat động – nhân cách Tâm lý, ý thức được nảy sinh bởi hoạt động. Hoạt động đưa vào tâm lý học như là một sự vận động. Hoạt động là qui luật chung nhất của tâm lý học người. Sự phát triển phức tạp và các chuyển hóa của hoạt động kéo theo sự phát triển phức tạp và chuyển hóa của tâm lý. Phản ánh tâm lý không bao giờ tách rời hoạt động, hoạt động vừa tạo ra tâm lý vừa sử dụng phản ánh tâm lý làm khâu trung gian của hoạt động, tác động vào đối tượng. Nghiên cứu thế giới tâm lý đặc biệt chú ý đến sự vận động của hệ thống các quan hệ giữa các thành tố cấu trúc vĩ mô của hoạt động – một bên là điều kiện, mục đích, động cơ và bên kia tương ứng với thao tác, hành động và hoạt động Ở cấp bậc hoạt động, con người thực hiện một hoạt động nghĩa là thực hiện các thao tác để làm một hành động nhằm đạt một mục đích cụ thể hoặc một động cơ. Trong hành động và hoạt động của con người, bên cạnh mặt có [...]... định, hình thành được nếp sống thị dân ở mức độ ổn định 7 Ý nghĩa về khoa học và thực tiễn Đề tài Xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nghiên cứu một cách cụ thể về nếp sống thị dân ở Thành phố Vấn đề nếp sống thị dân và vấn đề văn minh đô thị đã được nhiều tác giả trong nhiều công trình nghiên cứu Tuy nhiên nhóm nghiên cứu đề tài Xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh ... trị đương đại tồn tại trong hành vi nếp sống, mối quan hệ tác động ảnh hưởng của các nền văn hoá đối với sự hình thành nếp sống ở Thành phố Hồ Chí Minh Trong quá trình nghiên cứu đối chiếu, so sánh sự chuyển đổi nếp sống các thời kỳ; nếp sống nông dân, nếp sống thị dân; nếp sống thị dân Thành phố Hồ Chí Minh, nếp sống thị dân các thành phố trong nước và một số thành phố trên thế giới 3.2 Phƣơng pháp... Xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh là quá trình hình thành nếp sống thị dân thông qua con người Thành phố Hồ Chí Minh - người thị dân, người sống ở đô thị Tuy nhiên chúng tôi không nghiên cứu mọi thuộc tính, mọi khía cạnh của con người thị dân mà trọng tâm là nghiên cứu quá trình hình thành, thể hiện nếp sống của họ Do vậy các khái niệm trung tâm của đề tài bàn đến là: nếp sống; thị. .. với xã hội nông thôn, xã hội nông dân Trong đề tài Xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh , trên cơ sở tham chiếu nhiều công trình của nhiều tác giả, nhóm nghiên cứu cho rằng Thị dân là khái niệm chỉ những ngƣời sống và hoạt động ở đô thị Thị dân Thành phố Hồ Chí Minh là khái niệm chỉ nhóm ngƣời sống và hoạt động ở các khu vực đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, họ là những ngƣời buôn bán,... của đô thị [Trịnh Duy Luân, 2004: 27-29; Dean J Champion, 1984: 382; J John Palen, 1987: 26-28] 1.1.4 Nếp sống thị dân Khái niệm Nếp sống được nhiều học giả bàn đến, họ đưa ra những định nghĩa tương đối thống nhất Trong đề tài Xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh , nhóm nghiên cứu tiếp thu, kế thừa để xây dựng khái niệm Nếp sống thị dân ; nếp sống thị dân Thành phố Hồ Chí Minh Muốn... chủ trương xây dựng nếp sống văn minh đô thị Theo hướng đó nhóm nghiên cứu có nhiệm vụ tìm kiếm những đặc điểm, khái quát tổng kết hệ thống thuộc tính, yêu cầu, đặc điểm nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp khả thi góp phần xây dựng nếp sống thị dân, xây dựng thành phố văn minh đô thị 13 8 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 8.1 Ngoài nƣớc Ở nước ngoài... Giả thuyết khoa học Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nếp sống thị dân đã hình thành trong quá trình phát triển thành phố Tuy nhiên hiện nay, người dân Thành phố Hồ Chí Minh có nhận thức và thái độ chưa rõ về nếp sống thị dân và thực hiện nếp sống thị dân Nếu trang bị kiến thức và hình thành các thói quen tích cực thì có thể thay đổi nhận thức, thái độ của người dân Khi phù hợp trên cơ sở điều kiện vật chất... giải quyết trong xây dựng nếp sống văn minh Xác định hệ chuẩn mực nếp sống văn minh trong giai đoạn mới Một số lý luận về xây dựng nếp sống văn minh trong bối cảnh hiện nay và dự báo về nếp sống của dân tộc đến năm 2020 Những hệ chuẩn mang tính qui tắc của nếp sống văn minh đô thị - những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị Từ đây, những thay đổi bộ mặt của đô thị Việt Nam trong... phát triển trong tương lai của Thành phố Hồ Chí Minh Các vấ và tổ chức không gian đô thị, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh hiện đại, văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc Những định hướng, giải pháp quy hoạch đúng đắn và khả thi cho Thành phố để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một Thành phố văn minh – hiện đại – văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc Những phương pháp tiếp cận mới mang... nghệ sĩ,… Thị dân là những ngƣời sống và hoạt động ở thành phố lâu ngày, họ lấy địa bàn thành phố làm nơi cƣ trú và làm ăn họ không phải là khách vãng lai; nghề nghiệp của họ thuộc lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu Tuy nhiên các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang trong quá trình đô thị hóa, những người nông dân ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng rất gần với người thị dân, từ nông dân, họ . Thành phố Hồ Chí Minh. - Phân tích các nguyên nhân khách quan, chủ quan từ thực trạng nếp sống thị dân hiện nay ở Thành phố. - Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ. hiện đại hoá, xây dựng Thành phố văn minh hiện đại cần phải phê phán, khắc phục. Nghiên cứu nếp sống thị dân và đề ra hệ thống giải pháp xây dựng nếp sống thị dân ở Thành phố Hồ Chí Minh không. Thành phố Hồ Chí Minh 106 2.6. Nguyên nhân thực trạng thực hiện nếp sống thị dân ở Tp.HCM 108 Chương 3. Tiêu chí, xây dựng T 126 3.1. Hệ thống tiêu chí nếp sống thị dân Thành phố Hồ Chí

Ngày đăng: 07/02/2015, 13:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ajzen, I. & Fishbein, Understanding attitudes and predicting social behavior. Englewood Cliffs, NJ: Prentice-Hall, 1980.2. , 1980.3. - , 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understanding attitudes and predicting social behavior
5. Công Quang, “Năm 2008, thành phố Hồ Chí Minh sẽ là đô thị văn minh kiểu mẫu”, Tạp chí dân trí-khoa học và phát triển, số 1, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm 2008, thành phố Hồ Chí Minh sẽ là đô thị văn minh kiểu mẫu”, Tạp chí "dân trí-khoa học và phát triển
6. Dean J. Champion, Sociology, University of Tennessee, 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sociology
7. Đỗ Huy, Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
8. Georg Simmel, “The Metropolis and mental life”, The Sociology of Georg Simmel, New York: Free Press, 1950 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Metropolis and mental life”, "The Sociology of Georg Simmel
9. Hà Học Hội, Một số vấn đề lý luận về xây dựng nếp sống văn minh. Xây dựng nếp sống văn minh trong bối cảnh dân tộc và thời đại hiện nay, Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận về xây dựng nếp sống văn minh. "Xây dựng nếp sống văn minh trong bối cảnh dân tộc và thời đại hiện nay
10. Hale. J.L; Householder. B.J. & Greene. K.L, “The theory of reasoned action”, The persuasion handbook: Developments in theory and practice, 2003, page. 259–286 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The theory of reasoned action”, "The persuasion handbook: Developments in theory and practice
11. J. John Palen, The Urban World, Virginia Commonwealth University, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Urban World
12. Lê Hiếu Đằng, “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nên làm thí điểm một số khu vực”, Báo Người lao động, ngày 12/03/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, nên làm thí điểm một số khu vực”, "Báo Người lao động
13. Lê Như Hoa, Bản lĩnh văn hóa Việt Nam một hướng tiếp cận, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản lĩnh văn hóa Việt Nam một hướng tiếp cận
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
14. Lê Như Hoa, Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc dân tộc trong lối sống hiện đại
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
15. Lương Bật Hải, Hiện đại hóa xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện đại hóa xã hội một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
16. Lưu Trọng Hải, Xác định các luận cứ cho các giải pháp kiến trúc - quy hoạch xây dựng TP.Hồ Chí Minh văn minh - hiện đại - văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Sở Khoa học Công nghệ Tp.HCM, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định các luận cứ cho các giải pháp kiến trúc - quy hoạch xây dựng TP.Hồ Chí Minh văn minh - hiện đại - văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc
17. Milgram Stanley, “The Small Word Problem”, Psychology Today: 1, 1967 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Small Word Problem”, "Psychology Today
19. Nguyễn Đăng Sơn, Phương pháp tiếp cận mới về qui hoạch và quản lý đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2005.20. , -Thành phố Hồ Chí Minh, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tiếp cận mới về qui hoạch và quản lý đô thị
Nhà XB: Nxb Xây dựng
21. Nguyễn Minh Hòa, “Đời sống thị dân: Văn minh đô thị bắt đầu từ đâu?”, Báo Tuổi Trẻ, ngày 02/04/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống thị dân: Văn minh đô thị bắt đầu từ đâu?”, "Báo Tuổi Trẻ
22. Nguyễn Nghĩa Trọng, Nghiên cứu, xây dựng chương trình giáo dục nếp sống văn minh thí điểm trên truyền hình, Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, xây dựng chương trình giáo dục nếp sống văn minh thí điểm trên truyền hình
23. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
24. Nguyễn Phan Quang, Góp thêm tư liệu Sài Gòn – Gia Định từ 1859 – 1945, Nxb Trẻ, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp thêm tư liệu Sài Gòn – Gia Định từ 1859 – 1945
Nhà XB: Nxb Trẻ
25. Nguyễn Sỹ Nồng (chủ biên), Môn học về Thành phố Hồ Chí Minh cho cán bộ-công chức, Nxb Tổng hợp Tp.HCM, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môn học về Thành phố Hồ Chí Minh cho cán bộ-công chức
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Tp.HCM

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w