Nằm trong khuôn khổ chương trình phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên của thành phố, và với mong muốn trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên nhằm xác định sản phẩm có LTCT của các ngành
Trang 1SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TPHCM
W X
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG KHUNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Bản hiệu chỉnh)
TP.HCM, 1/2008
Trang 2ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG KHUNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cơ quan chủ trì:
TRUNG TÂM BR&T (TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM)
Đồng chủ nhiệm đề tài:
PGS.TS Bùi Nguyên Hùng (Khoa QLCN – ĐHBK TPHCM)
TS Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (Khoa QLCN – ĐHBK TPHCM)
Các thành viên thực hiện:
TS Nguyễn Quỳnh Mai
TS Lê Thành Long
ThS Đoàn Thị Xuân Nguyên
CN Nguyễn Thùy Trang
CN Lê Phước Luông
CN Phạm Cẩm Tú
(Khoa QLCN – ĐHBK TPHCM) (Đại Học Quốc Gia TPHCM) (Khoa QLCN – ĐHBK TPHCM) (Khoa QLCN – ĐHBK TPHCM) (Khoa QLCN – ĐHBK TPHCM) Viện Công nghệ Châu Á - Việt nam (AITCV)
TP.HCM, 1/2008
Trang 3Sau thời gian gần sáu tháng thực hiện đề tài “ Xây dựng và áp dụng khung đánh giá sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp và ngành công nghiệp ưu tiên phát triển
ở thành phố Hồ Chí Minh ”, nhóm nghiên cứu đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, ủng hộ và
động viên của nhiều tổ chức và cá nhân Trước tiên chúng tôi xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ của các tổ chức:
− Sớ Khoa Học & Công Nghệ TPHCM
− Sở Công Nghiệp TPHCM
− Cục Thống Kê TPHCM
− Hiệp Hội Cơ Khí TPHCM
− Khoa Quản Lý Công Nghiệp - Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM
− Trung tâm BR&T - Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM
− …
Nhóm nghiên cứu cũng chân thành cảm ơn các chuyên gia và cá nhân trong và ngoài nước đã đóng góp nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành đề tài này:
− PGS.TS Phan Minh Tân Sở Khoa Học - Công Nghệ TPHCM
− Ông Tôn Quang Trí Sớ Công Nghiệp TPHCM
− Ông Trần Trí Dũng Sớ Công Nghiệp TPHCM
− PGS.TS Lê Hoài Quốc Sở Khoa Học - Công Nghệ TPHCM
− TS Nguyễn Đình Thọ Trường ĐH Kinh Tế TPHCM
− TS Trần Thiên Phúc Khoa Cơ Khí - ĐHBK TPHCM
− Ông Bùi Quốc An Công Ty CP Chế Tạo Máy SINCO
− Ông Nguyễn Đình Đầy Công Ty CP Đầu Tư Phát Triển Kỹ Thuật
− Ông Đỗ Phước Tống Công Ty Cơ Khí Duy Khanh
− Ông Nguyễn Quang Huy VP TT Công ty NEPTECH
− Ông Bùi Quang Hải Hội Cơ Khí TP.HCM
− Ông Phạm Văn Tài Công Ty CP Ô Tô Trường Hải
− Ông Bùi Văn Tuấn Công Ty VIDAMCO
− Ông Hoàng Lanh Xưởng Cơ Khí C1 – ĐHBK TP.HCM
− Associate Prof Dr Frederic Swierczek AITCV, Thái Lan
− …
Trang 4Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các thành viên và cộng tác viên nhóm nghiên cứu đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để hoàn thành đề tài này
Thay mặt Nhóm nghiên cứu
PGS TS Bùi Nguyên Hùng – TS Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
Đồng Chủ nhiệm đề tài
Trang 5Để có những định hướng phát triển cho các ngành công nghiệp phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, thành phố cần phải có những quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh của mình Do đó, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu chính là xây dựng và áp dụng thử nghiệm khung đánh giá sản phẩm có lợi thế cạnh tranh (LTCT) cho ngành Cơ khí Dựa trên các mô hình đánh giá LTCT ở các cấp
độ quốc gia, ngành công nghiệp, doanh nghiệp và sản phẩm, đề tài đã xây dựng một khung đánh giá sản phẩm có LTCT theo ma trận McKinsey - gồm các nhân tố bên trong (thế mạnh doanh nghiệp) và bên ngoài (tính hấp dẫn ngành) Trong khung đánh giá này nhóm nghiên cứu đã xây dựng 22 tiêu chí của 4 nhóm tiêu chí đối với tính hấp dẫn ngành và 28 tiêu chí của 12 nhóm tiêu chí đối với thế mạnh doanh nghiệp
Kết quả đề tài đã khảo sát được 31 nhóm sản phẩm của 23 doanh nghiệp và 54 bảng khảo sát tính hấp dẫn ngành của 21 chuyên gia, tương ứng với 7 phân ngành sản phẩm: (1) Sản xuất các cấu kiện kim loại, bể chứa và nồi hơi, (2) Sản xuất dây và thiết
bị dây dẫn, (3) Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng, thiết bị điện khác, (4) Sản xuất máy chuyên dụng, (5) Sản xuất xe có động cơ, (6) Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ, (7) Sản xuất khuôn mẫu, cơ khí chính xác
Dựa theo kết quả phân tích và vị trí các phân ngành sản phẩm và doanh nghiệp trên
ma trận McKinsey, một cách tương đối các sản phẩm có LTCT tương đối cao hiện nay là: (1) Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng, thiết bị điện khác và (2) Sản xuất dây và thiết bị dây dẫn Các doanh nghiệp có LTCT cao là: (1) Công ty CP Dây cáp điện Việt nam – CADIVI, (2) Công ty TNHH Chế tạo máy Dược phẩm Tiến Tuấn, (3) Công ty TNHH MTV Chế tạo Động cơ VINAPRO, và (4) Công ty CP Ô tô Huyndai – Vinamotor
Sau khi phân tích LTCT ở hiện tại, nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích xu hướng phát triển của các nhân tố bên ngoài ở tương lai tác động đến 7 phân ngành khảo sát, xác định mục tiêu mong muốn của 7 phân ngành sản phẩm có LTCT trong tương lai, và định vị các phân ngành trong ma trận McKinsey tương lai
Qua quá trình thu thập dữ liệu, phân tích, và đánh giá kết quả, nhóm nghiên cứu nhận thấy một số điểm cần hoàn thiện thêm, và từ đó xây dựng quy trình 15 bước để hướng dẫn việc triển khai áp dụng khung đánh giá chính thức cho các ngành công nghiệp ưu tiên cũng như đề xuất một số chính sách hỗ trợ cho quá trình triển khai khung đánh giá
Trang 6Nội dung Trang
Lời cám ơn iii
Tóm tắt v
Mục lục vi
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.3 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 3
2.1 KHÁI NIỆM 3
2.2 CÁC CẤP ĐỘ CẠNH TRANH .4
2.2.1 Các mô hình đánh giá LTCT của quốc gia 4
2.2.2 Các mô hình đánh giá LTCT của ngành công nghiệp 4
2.2.3 Các mô hình đánh giá LTCT của doanh nghiệp 4
2.2.4 Các mô hình đánh giá LTCT của sản phẩm 4
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG TRÌNH SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TPHCM & NHỮNG ÁP DỤNG CHO ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÓ LTCT 5
3.1 GIỚI THIỆU 5
3.1.1 Khái niệm sản phẩm công nghiệp chủ lực 5
3.1.2 Phương pháp thực hiện 5
3.1.3 Kết quả đạt được 6
3.2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TIÊU CHÍ SẢN PHẨM CHỦ LỰC 6
CHƯƠNG 4: KHUNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÓ LTCT 9
4.1 GIỚI THIỆU 9
4.1.1 Định nghĩa sản phẩm có lợi thế cạnh tranh 9
4.1.2 Lựa chọn phương pháp phân tích, đánh giá lợi thế cạnh tranh 9
4.1.3 Các bước triển khai ma trận McKinsey 10
4.2 KHUNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH 11
4.2.1 Tính hấp dẫn của ngành 11
4.2.2 Thế mạnh kinh doanh của SBU (doanh nghiệp) 14
4.2.3 Xác định trọng số của các tiêu chí 14
4.2.4 Xác định biến đo, thang đo và cách tính điểm tổng hợp 14
4.3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN 18
4.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 18
Trang 74.6 KẾT QUẢ SỐ MẪU KHẢO SÁT 22
CHƯƠNG 5: TỔNG QUAN NGÀNH CƠ KHÍ TPHCM 23
5.1 CÁC PHÂN NGÀNH CƠ KHÍ Ở VIỆT NAM 23
5.2 CÁC CHỈ SỐ QUAN TRỌNG VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÀNH CƠ KHÍ TPHCM 24
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÓ LTCT CỦA NGÀNH CƠ KHÍ TPHCM 32
6.1 PHÂN NGÀNH SẢN PHẨM ĐƯỢC KHẢO SÁT 32
6.2 XÂY DỰNG MA TRẬN MCKINSEY CHO TOÀN NGÀNH CƠ KHÍ 33
6.3 XÂY DỰNG MA TRẬN MCKINSEY CHO TỪNG PHÂN NGÀNH 37
6.3.1 Sản xuất dây và thiết bị dây dẫn 38
6.3.2 Sản xuất thiết bị chiếu sang và thiết bị điện khác 39
CHƯƠNG 7: SẢN PHẨM CỦA NGÀNH CƠ KHÍ CÓ LTCT Ở TƯƠNG LAI 40
7.1 DỰ BÁO SẢN PHẨM CÓ LTCT Ở TƯƠNG LAI 40
7.1.1 Dự báo xu hướng cho các nhân tố bên ngoài (tính hấp dẫn ngành) 40
7.1.2 Vị thế mong muốn cho mỗi nhân tố thế mạnh doanh nghiệp 40
7.1.3 Định vị mong muốn cho mỗi phân ngành sản phẩm trong ma trận
McKinsey ở tương lai 40
7.2 ĐỀ XUẤT NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO LTCT 41
CHƯƠNG 8: HOÀN THIỆN KHUNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÓ LTCT 42
8.1 HOÀN THIỆN KHUNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÓ LTCT 42
8.1.1 Đánh giá yếu tố bên ngoài (tính hấp dẫn ngành công nghiệp) 42
8.1.2 Đánh giá các yếu tố bên trong (Thế mạnh doanh nghiệp) 43
8.1.3 Phương pháp nhập và xử lý dữ liệu 44
8.2 XÂY DỰNG QUY TRÌNH TRIỂN KHAI KHUNG ĐÁNH GIÁ CHO CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN CỦA TPHCM 44
8.3 ĐỀ XUẤT CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI KHUNG ĐÁNH GIÁ TRÊN DIỆN RỘNG 45
CHƯƠNG 9: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
9.1 CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 47
9.2 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 49
9.3 CÁC HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 49
9.4 CÁC KIẾN NGHỊ ÁP DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO TL-1
Trang 8MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH NGHIÊN CỨU
Để có những định hướng phát triển cho các ngành công nghiệp phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay, thành phố cần phải có những quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh của mình Căn cứ Quyết định số 188/2004/QĐ-TTg ngày
1/11/2004 của Thủ tường Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” và “Đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp-phát triển công nghiệp hiệu quả cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006-2010” được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt ngày
01/06/2007, bốn ngành CN được ưu tiên phát triển của TPHCM là: (1) Công nghiệp
Cơ khí, (2) Điện tử - Công nghệ Thông tin, (3) Hóa chất, (4) Chế biến tinh Lương thực
- Thực phẩm
Trước những yêu cầu này, các cấp quản lý nhà nước của thành phố cần phải phân tích
và xác định được hiệu quả và tiềm năng của các ngành công nghiệp ưu tiên để từ đó đưa ra những chính sách phát triển phù hợp cho từng ngành Cơ sở để đánh giá hiệu quả đòi hỏi phải có những phân tích về các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh (LTCT) của doanh nghiệp (DN) và ngành công nghiệp (CN) Từ đó, có nhiều câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu là:
(1) Nhóm sản phẩm nào được xem sẽ tạo ra LTCT cho DN, ngành CN trong một khu vực/quốc gia?
(2) Khung đánh giá sản phẩm có LTCT (gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể) nào có thể áp dụng để đánh giá sản phẩm có LTCT của DN, ngành CN?
(3) Làm thế nào để xây dựng năng lực cạnh tranh dựa trên sản phẩm có LTCT cho
DN, ngành CN ở TPHCM?
Nằm trong khuôn khổ chương trình phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên của thành phố, và với mong muốn trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên nhằm xác định sản phẩm có LTCT của các ngành công nghiệp, đề tài “ Xây dựng và áp dụng khung đánh giá sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp và ngành công nghiệp ưu tiên phát triển ở thành phố Hồ Chí Minh” được hình thành
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này bao gồm:
(1) Xây dựng và áp dụng khung đánh giá sản phẩm (ngành/phân ngành sản phẩm) có LTCT1
1 Khái niệm “Sản phẩm có LTCT” nghĩa là nhóm sản phẩm hay phân ngành sản phẩm có LTCT Khái niệm này được giải thích trong chương 4
Trang 9(c) Xác định vị thế cạnh tranh hiện tại của các phân ngành sản phẩm trên cơ sở đánh giá:
− Tính hấp dẫn của phân ngành
− Thế mạnh của các DN trong phân ngành
(d) Xác định vị thế cạnh tranh trong tương lai của các sản phẩm có LTCT
(2) Đề xuất chiến lược nâng cao năng lực cho các sản phẩm có LTCT
1.3 Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu này mang lại nhiều lợi ích thực tiễn từ các góc độ khác nhau:
(1) Thành phố
− Là tài liệu tham khảo quan trọng cho UBND, Sở, Ban, Ngành của thành phố
trong việc định hướng và xây dựng các chính sách hỗ trợ để phát triển các sản phẩm công nghiệp có LTCT của các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển
− Là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo nhóm sản phẩm và sản
phẩm cụ thể theo hướng tăng nhanh sản phẩm có hàm lượng công nghệ, hàm lượng chất xám, và giá trị gia tăng cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghiệp của thành phố
− Là cơ sở để đầu tư có tập trung và mở rộng quy mô ngành CN trong quá trình
− Là cơ sở để xác định được doanh nghiệp và sản phẩm có LTCT của ngành
− Xác định các thế mạnh và điểm yếu của ngành, từ đó đưa ra những chính sách hỗ
trợ phát triển doanh nghiệp phù hợp và hiệu quả
− Khuyến khích, định hướng các DN khác (các ngành phụ trợ) phát triển theo
hướng hỗ trợ các DN và sản phẩm có LTCT của ngành
(3) Doanh nghiệp
− Giúp DN rà soát, đánh giá lại lợi thế cạnh tranh và nhìn ra những hạn chế của
mình để có giải pháp thích hợp Qua đó, cũng giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược và lựa chọn sản phẩm phát triển, đặc biệt là sản phẩm có LTCT của DN
− Là cơ sở để DN đầu tư và đổi mới công nghệ, vừa phát triển sản phẩm mới và
vừa đa dạng hóa sản phẩm trong quá trình phát triển và hội nhập
− Tạo điều kiện cho DN xây dựng thương hiệu hàng hóa, mở rộng thị trường
Trang 102.1 KHÁI NIỆM
Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hiệp hội các doanh nghiệp, ngành công nghiệp, khu vực, quốc gia) ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn) để đạt mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình như chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của mình Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế
trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích: đối với người kinh doanh là lợi nhuận, còn đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng
Trong các nghiên cứu về cạnh tranh, các khái niệm cạnh tranh thường được sử dụng như là: tính cạnh tranh, lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và vị thế cạnh tranh Mỗi khái niệm sẽ đề cập đến những thuộc tính, phạm vi, kết quả khác nhau của quá trình cạnh tranh (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: So sánh các khái niệm về cạnh tranh
Diễn đàn cấp cao về tính cạnh tranh công nghiệp (OECD)
Quốc gia Ricardo, D.;
Quốc gia, ngành, doanh nghiệp, sản phẩm
Porter M
Trang 11Vị thế cạnh tranh của một chủ thể kinh tế
có thể đạt được là người dẫn đầu thị trường, người theo sau, người thách đấu, người tham gia thích hợp hay xác định bởi thị phần (%) của nó
Quốc gia, doanh nghiệp
Dierickx và Cool
Quốc gia, ngành, doanh nghiệp, sản phẩm
Porter M
2.2 CÁC CẤP ĐỘ CẠNH TRANH
Có 4 cấp độ cạnh tranh: cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp và cạnh tranh giữa các sản phẩm Sau đây là các mô hình đánh giá LTCT theo từng cấp độ
2.2.1 Các mô hình đánh giá LTCT của quốc gia
− Mô hình Viên kim cương cạnh tranh quốc gia của M Porter
− Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
− Mô hình phân tích cạnh tranh ngành công nghiệp Châu Âu (1997)
2.2.2 Các mô hình đánh giá LTCT của ngành công nghiệp
− Mô hình phân tích cấu trúc ngành công nghiệp của M Porter
− Mô hình phân tích cạnh tranh của ngành Kỹ thuật Cơ khí ở Châu Âu (2004)
− Mô hình ma trận McKinsey
2.2.3 Các mô hình đánh giá LTCT của doanh nghiệp
− Mô hình chuỗi giá trị của M Porter về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
− Mô hình phân tích chiến lược doanh nghiệp dựa trên nguồn lực
2.2.4 Các mô hình đánh giá LTCT của sản phẩm
− Bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng tới cạnh tranh sản phẩm trong thương mại quốc tế
− Hai nhóm yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm
− Sản phẩm chủ lực
− Đánh giá khả năng cạnh tranh ngành sản phẩm bằng các chỉ số định lượng
Trang 12CHƯƠNG TRÌNH SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TPHCM
& NHỮNG ÁP DỤNG CHO ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÓ LTCT
3.1 GIỚI THIỆU
Nhóm nghiên cứu tổng kết những điểm chính của Chương trình Phát triển Sản phẩm Công nghiệp Chủ lực của TPHCM giai đoạn 2002 – 2005 (UBNDTP, 2005), đặc biệt phần này sẽ bình luận về phương pháp và kết quả đạt được của chương trình này để từ
đó rút ra những điểm chính áp dụng cho phương pháp đánh giá sản phẩm có lợi thế cạnh tranh
3.1.1 Khái niệm sản phẩm công nghiệp chủ lực
Sản phẩm công nghiệp chủ lực là các sản phẩm công nghiệp (hoặc nhóm sản phẩm hẹp) có khả năng cạnh tranh cao, tiềm năng thị trường tương đối lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao đối với người sản xuất và đóng góp đáng kể cho tổng sản phẩm nội địa và phát triển kinh tế cao của thành phố Sản phẩm công nghiệp chủ lực có ưu thế cạnh tranh theo 5 tiêu thức sau:
− Thiết kế sản phẩm: có tính hiện đại, tính hữu ích cao hoặc có tính văn hóa
truyền thống
− Chất lượng sản phẩm: có chất lượng cao và thương hiệu tin cậy với khách hàng
− Chi phí sản xuất: chi phí sản xuất thấp do áp dụng chuẩn các biện pháp tổng
hợp như: sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, công nghệ tiên tiến, năng suất lao động cao và chi phí lao động thấp
− Năng lực sản xuất: có khả năng cung cấp sản phẩm quy mô lớn, thực hiện hợp
đồng nhanh chóng, chính xác
− Môi trường lao động: tuân thủ chặt chẽ Luật Bảo vệ Môi trường và Luật lao
động
3.1.2 Phương pháp thực hiện
Đối tượng tham gia chương trình
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có khả năng tạo ra các sản phẩm có 5 ưu thế cạnh tranh về thiết kế sản phẩm, chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, năng lực sản xuất và môi trường lao động
Quá trình đánh giá
Quá trình đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm tiến hành qua 2 bước:
Bước 1: Doanh nghiệp tự đánh giá (theo mẫu do Ban Chỉ đạo Chương trình đưa ra) Bước 2: Thẩm định của Ban Chỉ đạo Chương trình
Các nội dung hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực (SPCL)
Trang 13− Hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp
Trong giai đoạn 2002 – 2005, đã có 35 DN tham gia chương trình với các sản phẩm công nghiệp chủ lực đa dạng Nhóm nghiên cứu đã thống kê và thể hiện trong Hình 3.1 Kết quả trong năm 2005 TPHCM đã công nhận đợt 1 có 15 sản phẩm của 11 DN
là sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Đến tháng 5/2006, UBND TPHCM đã chọn 10 sản phẩm của 8 DN bổ sung vào danh sách những sản phẩm công nghiệp chủ lực Đây là những DN đã có nhiều nỗ lực trong đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến, biết xây dựng và phát triển thương hiệu
Các doanh nghiệp được chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực đều có doanh thu từ 300
tỷ đến 1.500 tỷ đồng/năm, trong đó sản phẩm chủ lực chiếm tỷ lệ chủ yếu Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của các doanh nghiệp là 30% Tổng doanh thu khối sản phẩm chủ lực năm 2004 đạt 20.158 tỷ đồng, tăng 4.650 tỷ đồng so với năm 2003 Danh sách các DN và sản phẩm được chọn được trình bày trong Phụ lục 3.1
Bên cạnh những kết quả có thể đo lường được, chương trình “Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực của Tp.HCM giai đoạn 2002 – 2005” còn mang lại nhiều kết quả
vô hình khác như:
− Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp thành phố được thực hiện
thông qua từng nhóm sản phẩm và sản phẩm cụ thể
− Các doanh nghiệp có cơ hội rà soát, đánh giá lại tiềm năng lợi thế cũng như
những tồn tại hạn chế của mình thông qua quá trình tự đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp
− Khi tham gia vào chương trình các doanh nghiệp được tạo điều kiện thuận lợi
trong đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu hàng hóa mở rộng thị trường
− Tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ trên địa bàn
Tp.HCM
3.2 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG TIÊU CHÍ SẢN PHẨM CHỦ LỰC
Nhóm nghiên cứu đã phân chia các tiêu chí đánh giá SPCL thành các nhóm sau: (1) Sản phẩm
Trang 14− Chất lượng sản phẩm: có chất lượng cao và thương hiệu tin cậy với khách hàng
− Giá sản phẩm: rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh
(2) Thương hiệu
− Có thương hiệu mạnh và uy tín với khách hàng
(3) Quản lý Chức năng và quản lý Chiến lược
− Quản lý sản xuất và Chất lượng: Hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng,
Hoạt động cải tiến chất lượng
− Quản lý tiếp thị: nghiên cứu thị trường, tiếp nhậnt hông tin phản hồi, hệ thống
phân phối, quản lý và quảng bá nhãn hiệu
− Quản lý chiến lược: Chiến lược đầu tư, Chiến lược phát triển SP chủ lực
(4) Công nghệ: Trình độ công nghệ, nguồn gốc công nghệ, tỷ trọng công nghệ hiện đại trong dây chuyền, Qui trình công nghệ đạt tiêu chuẩn về môi trường
(5) Hiệu quả tài chính: Doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(6) Hiệu quả vận hành:
− Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất thấp do áp dụng chuẩn các biện pháp tổng
hợp như: sử dụng nguồn NL trong nước, công nghệ tiên tiến, năng suất lao động cao và chí phí lao động thấp
− Năng lực sản xuất: có khả năng cung cấp sản phẩm trên qui mô lớn, thực hiện
hợp đồng nhanh chóng chính xác
(7) Hiệu quả về năng lực cạnh tranh của sản phẩm
(8) Thị trường: Đặc điểm của thị trường, Tốc độ tăng trưởng; Tăng trưởng xuất khẩu (9) Yếu tố đầu vào cho sản xuất: Mức độ ổn định của nguồn cung cấp NVL, khả năng thay thế NVL trong nước
Nhận xét về tiêu chí:
− Việc phân nhóm các tiêu chí chưa rõ ràng Theo cách phân loại mới của nhóm
nghiên cứu có thể thấy rằng, hầu hết các tiêu chí đều tập trung vào việc đánh giá năng lực hoạt động của doanh nghiệp đăng ký sản phẩm (Các nhóm tiêu chí
1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7) Riêng 2 nhóm tiêu chí 8 và 9, mặc dù các câu hỏi là để đánh giá về thị trường và nguồn cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp, nhưng các yếu tố này không hoàn toàn do DN kiểm soát và quyết định Yếu tố thị trường tiêu thụ và Thị trường yếu tố sản xuất bị tác động nhiều bởi nhu cầu, các yếu tố của môi trường ngành công nghiệp và môi trường vĩ mô
− Hệ thống tiêu chí này nhấn mạnh vào các sản phẩm hiện tại, đang có lợi nhuận
cao, qui mô sản xuất tốt, thị trường tiêu thụ thuận lợi Do vậy hệ thống đánh giá
sẽ chỉ ra được những sản phẩm đang có thế mạnh hiện tại Tuy nhiên cách đánh
Trang 15nghiệp Chính vì vậy, sản phẩm được coi là chủ lực hiện tại có thể không phải
là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trong tương lai Nếu theo cách nói của ngôn ngữ ma trận BCG, cách đánh giá này chỉ giúp tìm ra những sản phẩm (đơn vị kinh doanh chiến lược-SBU) “bò sữa”, mà không giúp xác định được những sản phẩm “ngôi sao” để đầu tư phát triển cho tương lai
− Để đánh giá được những sản phẩm có thể chưa mạnh ở hiện tại, nhưng có tiềm
năng phát triển trong tương lai, cần phải xem xét đến những lợi thế hay sự hấp dẫn từ môi trường kinh doanh và môi trường vĩ mô Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá của Sản phẩm chủ lực rất ít đề cập đến nhóm tiêu chí này
− Một số tiêu chí đánh giá có tính hợp lý chưa cao Ví dụ, khi đề ra chi phí sản
xuất thấp, các doanh nghiệp chỉ toàn sử dụng nguyên vật liệu nội địa dẫn tới chất lượng sản phẩm chưa cao Ngược lại, để đáp ứng chất lượng sản phẩm, thương hiệu tạo được sự tin cậy cho khách hàng, thì các doanh nghiệp lại chỉ sử dụng nguyên liệu ngoại nhập và sử dụng lao động có tay nghề cao và không thể trả công lao động thấp, do đó không thể đạt chi phí sản xuất thấp
Nhận xét về thang đo:
− Các nhóm tiêu chí về sản phẩm chủ lực đánh giá khá toàn diện và chi tiết các
mặt hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, thang đo không thống nhất Mặc
dù nhiều thang đo đã hướng dẫn chi tiết cách cho điểm, đánh giá nhưng vẫn còn những thang đo không có hướng dẫn
− Một số câu hỏi mang tính chất mô tả (Chiến lược phát triển sản phẩm chủ lực
như thế nào? Dự kiến biện pháp phát triển hệ thống phân phối như thế nào v.v) Những câu hỏi này mặc dù cũng có điểm số, nhưng thực tế không thể đánh giá Nhiều thang đo chỉ có 2 lựa chọn: Có và Không Cách đo này thực tế không làm rõ được sự khác biệt trong cấp độ áp dụng, thực hiện của mỗi doanh nghiệp
− Cách cho điểm không làm rõ tầm quan trọng của từng yếu tố Do vậy khó
thuyết phục về tính hợp lý của thang đo Các thang đo rất không thống nhất, điểm tối đa của từng câu hỏi có thể thay đổi rất rộng (từ 1 đến 10)
− Một số tiêu chí như doanh thu và năng suất không đề ra được phương án cho
điểm để đánh giá
Tính hiện thực của các thang đo:
− Tính hiện thực của thang đo xem xét đến khía cạnh Khả năng thu thập dữ liệu
Nhiều thông tin có khả năng thu thập không cao (ví dụ như tỷ trọng nguyên vật liệu , tỷ trọng giá trị gia tăng của SPCL)
Trang 16KHUNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH
4.1 GIỚI THIỆU
4.1.1 Định nghĩa sản phẩm có lợi thế cạnh tranh
Mục đích chính của nghiên cứu là làm thế nào để xác định các nhóm sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp ưu tiên, để từ đó thành phố có thể xây dựng những chính sách hỗ trợ phát triển Hơn nữa, nghiên cứu cũng phải xác định doanh nghiệp cụ thể nào có lợi thế cạnh tranh để có thể hỗ trợ đúng đối tượng Do đó, nghiên cứu này cần phải xây dựng một khung đánh giá để có trả lời được các vấn đề trên
Trước tiên, cần phải định nghĩa rõ thuật ngữ sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh (LTCT) Dựa vào các khái niệm LTCT và cấp độ cạnh tranh của nhiều tác giả, đặc biệt là của M Porter, đã trình bày trong chương 2, khái niệm “sản phẩm công nghiệp có LTCT” trong phạm vi nghiên cứu này được định nghĩa như sau: Sản phẩm công nghiệp có LTCT là nhóm sản phẩm (hoặc phân ngành, ngành sản phẩm) trong một ngành công nghiệp do các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, ngành công nghiệp) tạo
ra Những sản phẩm này có các lợi thế về chi phí và sự khác biệt so với các đối thủ để cung cấp các giá trị cho khách hàng Đồng thời các lợi thế này giúp phát triển và nuôi dưỡng các năng lực cạnh tranh cho các chủ thể kinh tế
Như vậy, sản phẩm ở đây được hiểu là các mặt hàng sản phẩm được phân loại cùng một nhóm hay một phân ngành, chứ không phải là tên một mặt hàng cụ thể Do đó, các thuật ngữ “sản phẩm có LTCT”, hay “nhóm sản phẩm có LTCT”, hay “phân ngành sản phẩm có LTCT” được xem là tương đương nhau trong nghiên cứu này Mặt khác, việc đánh giá lợi thế của sản phẩm không chỉ đơn thuần dựa vào các yếu tố nội tại của sản phẩm (giá cả, chất lượng, thị trường,…) mà còn dựa trên các yếu tố bên trong của doanh nghiệp (công nghệ, nhân lực, quản lý, uy tín, thương hiệu,…) và yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (nhân tố sản xuất, nhu cầu thị trường, cạnh tranh, thể chế,…)
4.1.2 Lựa chọn phương pháp phân tích, đánh giá lợi thế cạnh tranh
Thường có hai loại phương pháp để nghiên cứu đánh giá LTCT của sản phẩm: phương pháp định lượng và phương pháp định tính
(a) Phương pháp định lượng
Có nhiều phương pháp định lượng như:
− Phương pháp phân tích thống kê tính hệ số co giãn (Elasticties)
− Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện (Revealed Comparative Advantage – RCA)
− Hệ số bảo hộ hiệu dụng (Effective Rate of Protection – ERP)
− Hệ số chi phí nguồn lực trong nước (Domestic Resource Cost – DRC)
Trang 17nước, xuất nhập/khẩu trong nước và thế giới, ) Các hệ số này thường chỉ là thước đo tĩnh Các hệ số này không tính tới khả năng thay đổi lợi thế so sánh trong tương lai và
do vậy không cung cấp thông tin về vị thế so sánh động của một ngành sản phẩm Hơn thế nữa, yêu cầu đặt ra là phải đề ra các chiến lược và chính sách để duy trì lợi thế so sánh động trong thời gian dài hạn Mặt khác, cũng có nhiều trường hợp sản phẩm có lợi thế so sánh nhưng không có LTCT do không phát huy được nguồn lực hoặc do hạn chế từ môi trường vĩ mô Chính vì vậy, việc phân tích lợi thế so sánh được chuyển sang phân tích LTCT, khi đó các phương pháp định tính tỏ ra có ưu thế hơn để đánh giá LTCT của sản phẩm (Viện Kinh tế TP.HCM, 2005) Trong phạm vi nghiên cứu này chủ thể kinh tế là doanh nghiệp và ngành công nghiệp, trong khi đó để tính toán các hệ số định lượng chủ thể kinh tế là quốc gia Do đó, phương pháp định lượng không phù hợp cho nghiên cứu này
(b) Phương pháp định tính
Trong phương pháp này, các yếu tố về LTCT có thể được xác định dựa vào các mô hình được trình bày trong chương 2 Kết quả phân tích chủ yếu dựa vào kết quả các hội thảo và phỏng vấn chuyên gia, hay điều tra thị trường
Nghiên cứu này đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi lớn đó là sản phẩm công nghiệp nào nên được chú trọng để đầu tư phát triển cho một địa phương, nên Ma trận McKinsey (còn gọi là ma trận GE hay ma trận IE) được xem là rất phù hợp (đã trình bày trong chương 2, Hình 2.8) Sự phù hợp nằm ở chỗ ma trận này đòi hỏi việc nhận dạng và đánh giá của cả nhân tố bên ngoài (tính hấp dẫn của ngành/phân ngành) và bên trong (thế mạnh kinh doanh của SBU/doanh nghiệp) để xác định LTCT của sản phẩm Điều quan trọng hơn, ma trận này giúp xác định được vị trí của các đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) trong doanh nghiệp, phân ngành và ngành công nghiệp, từ đó
có thể đưa ra một quyết định chiến lược rằng có nên đầu tư để phát triển một đơn vị kinh doanh chiến lược này hay không Đây là ưu điểm của ma trận McKinsey so với các mô hình khác và điều quan trọng là nó giúp giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Việc chọn ma trận McKinsey không có nghĩa là nghiên cứu này bỏ qua các mô hình khác Thực tế các tiêu chính đánh giá LTCT của các mô hình chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực của TPHCM, Michael Porter, Ủy Ban Châu Âu và nhiều tác giả khác sẽ được tham khảo khi xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài của ma trận McKinsey
4.1.3 Các bước triển khai ma trận McKinsey
Có 8 bước khi triển khai ma trận McKinsey (Hax và Majluf, 1983), trong đó 4 bước đầu là phân tích hiện tại và 4 bước sau là phân tích tương lai (Bảng 4.1) Khi áp dụng
ma trận McKinsey, những sản phẩm được phân tích LTCT được xem là các SBU Khi triển khai ma trận McKinsey cho nghiên cứu này, 4 bước trong phân tích hiện tại được
áp dụng trong chương 6 - Phân tích, đánh giá các sản phẩm có LTCT của ngành Cơ
Trang 18hướng dẫn triển khai 8 bước để xây dựng ma trận McKinsey
Bảng 4.1: Các bước triển khai ma trận McKinsey
Bước 1: Xác định những nhân tố bên
trong và bên ngoài then chốt
Bước 2: Đánh giá những nhân tố bên
ngoài (tính hấp dẫn ngành)
Bước 3: Đánh giá những nhân tố bên
trong (thế mạnh kinh doanh)
Bước 4: Định vị SBU trong ma trận
tính hấp dẫn – thế mạnh
Bước 5: Dự báo xu hướng cho mỗi nhân tố bên
ngoài Bước 6: Phát triển vị thế mong muốn cho mỗi
nhân tố bên trong Bước 7: Định vị mong muốn cho mỗi SBU
trong ma trận tính hấp dẫn – thế mạnh Bước 8: Phát biểu chiến lược cho từng SBU
4.2 KHUNG ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH
Dựa vào ma trận McKinsey, khung đánh giá sản phẩm có LTCT gồm hai phần chính:
− Tính hấp dẫn của ngành/ phân ngành (yếu tố bên ngoài doanh nghiệp)
− Thế mạnh kinh doanh của SBU (yếu tố bên trong doanh nghiệp)
Nếu một doanh nghiệp chỉ kinh doanh một nhóm hay một phân ngành sản phẩm, thì doanh nghiệp này tương ứng với một SBU Nếu một doanh nghiệp kinh doanh nhiều nhóm hay phân ngành sản phẩm, thì doanh nghiệp này có nhiều SBU
4.2.1 Tính hấp dẫn của ngành
Tính hấp dẫn của ngành hay phân ngành được thể hiện qua 4 nhóm tiêu chí lớn và 22 nhóm tiêu chí cụ thể được thể hiện trong Hình 4.1 Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng chung đến các doanh nghiệp trong ngành Để xác định các tiêu chí này nhóm nghiên cứu đã thực hiện như sau:
− Tham khảo các tiêu chí đã được tổng hợp từ các mô hình đánh giá sản phẩm có
LTCT đã trình bày chi tiết trong chương 2
− Phân nhóm các tiêu chí thông qua thảo luận nhóm (focus group)
− Lựa chọn các tiêu chí phải thể hiện được tính tương đối toàn diện, có khả năng
đo được và có thể lấy được thông tin
− Thảo luận với các chuyên gia trong ngành và nhà quản lý doanh nghiệp về các
tiêu chí đề xuất để có những bổ sung và hiệu chỉnh phù hợp
Các tác giả tiêu biểu sử dụng các tiêu chí đánh giá sản phẩm có LTCT được mô tả chi tiết trong Phụ lục 4.1
Trang 19Yếu tố hấp dẫn của
ngành công nghiệp
Thị trường & cạnh tranh
Thị trường yếu tố sản xuất
Yếu tố công nghệ
Môi trường vĩ mô (thể chế, chính sách)
- Tổng cung ứng của thị trường trong nước
- Mức tăng trưởng của sản lượng cung ứng
- Mức tăng trưởng của nhu cầu thị trường nội địa
- Mức tăng trưởng của nhu cầu thị trường xuất khẩu
- Năng suất lao động trung bình của ngành
- Mức lương trung bình của ngành
- Giá thành sản xuất trung bình của ngành
- Khả năng cung ứng nhân lực
- Khả năng đáp ứng nguyên vật liệu thô
- Mức độ phụ thuộc vào nguồn năng lượng
- Khả năng cung cấp các dịch vụ
- Khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng
- Đặc điểm công nghệ
- Trình độ công nghệ
- Tính phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài
- Đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ/ khả năng
- Luật pháp và những qui định/ thể chế của chính phủ
về kinh doanh nói chung (đối với ngành/phân ngành)
- Chính sách thuế (đối với ngành/phân ngành)
- Các qui định về công nghệ và môi trường (đối với ngành/phân ngành)
- Rủi ro của môi trường kinh doanh
Hình 4.1: Các tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn ngành công nghiệp
Trang 20Hình 4.2: Các tiêu chí đánh giá thế mạnh của SBU (doanh nghiệp)
Thương hiệu Đặc trưng SP
Công nghệ
Tài chính
Tiếp thị
Quản lý Hợp tác Chiến lược
Thị trường
Hiệu quả kinh doanh
Đầu tư và xuất khẩu
- Thương hiệu
- Chất lượng, kiểu dáng, tính năng, chủng loại, giá cả
- Chiến lược công ty
- Chiến lược chức năng
- Tỉ lệ lợi nhuận/doanh thu DN
- Tỉ lệ lợi nhuận/doanh thu của nhóm SP chính
- Tỉ lệ chi phí đầu tư công nghệ/ doanh thu
- Tỉ lệ chi phí R&D/doanh thu
- Tỉ lệ xuất khẩu/nhập khẩu
- Tỉ lệ doanh thu xuất khẩu/doanh thu DN
Trang 214.2.2 Thế mạnh kinh doanh của SBU (doanh nghiệp)
Thế mạnh kinh doanh của SBU (doanh nghiệp) được thể hiện qua 12 nhóm tiêu chí lớn
và 28 tiêu chí cụ thể (Hình 4.2, Phụ lục 4.2) Các yếu tố này thể hiện yếu tố nội tại của từng sản phẩm (SP) và nội lực của từng doanh nghiệp (DN) Việc xác định các tiêu chí này cũng tương tự như xác định tiêu chí của tính hấp dẫn của ngành
4.2.3 Xác định trọng số của các tiêu chí
Để xác định trọng số nhóm nghiên cứu đã thực hiện như sau:
− Tổ chức các buổi hội thảo cho từng ngành công nghiệp trong phạm vi nghiên
cứu
− Thành phần tham dự trong các buổi hội thảo này gồm: các chuyên gia trong các
sở, ban, ngành liên quan và nhà quản lý doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trong các ngành công nghiệp này (Phụ lục 4.3)
− Nhóm nghiên cứu trình bày các tiêu chí đánh giá được đề xuất, và cùng các
chuyên gia cùng thảo luận để hiểu rõ các tiêu chí này và hiệu chỉnh các tiêu chí chưa phù hợp Sau đó, từng chuyên gia tự đề xuất trọng số cho các nhóm tiêu chí lớn và các tiêu chí cụ thể
− Các trọng số được thống kê theo giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ
nhất Các kết quả này được trình bày lại với các chuyên gia để có những hiệu chỉnh và đi đến thống nhất về các trọng số của các tiêu chí đánh giá
Như đã đề cập trong các bước triển khai đánh giá nhân tố trong ma trận McKinsey, kết quả đánh giá phụ thuộc nhiều vào quan điểm đánh giá Quá trình này thường mang tính chủ quan, và những nhà quản lý doanh nghiệp thường đánh giá dựa trên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình Để hạn tính chủ quan cũng như sự khác biệt lớn
về quan điểm của các chuyên gia đánh giá, nhóm nghiên cứu đã tổ chức các buổi hội thảo để các chuyên gia có thể cùng trao đổi trực tiếp với nhau trước khi họ tự đánh giá các tiêu chí cũng như trọng số đánh giá Ngoài ra, số lượng chuyên gia đánh giá cho từng ngành không quá ít và cũng không quá nhiều, khoảng 10 – 15 chuyên gia cho ngành công nghiệp khảo sát
Kết quả trọng số của các tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn ngành và thế mạnh doanh nghiệp trong 3 ngành công nghiệp khảo sát được tổng kết trong Bảng 4.2 và 4.3 Các đánh giá chi tiết được trình bày trong Phụ lục 4.4 và 4.5
4.2.4 Xác định biến đo, thang đo và cách tính điểm tổng hợp
Sau khi xác định các tiêu chí đánh giá và trọng số, nhóm nghiên cứu tiếp tục xác định các biến đo, thang đo cho từng tiêu chí Các biến đo gồm 2 dạng:
− Định tính: những yếu tố được đánh giá theo cảm nhận của người trả lời
− Định lượng: Khảo sát các giá trị về tài chính (tỷ lệ %) hay số lượng (số lao
động, giấy chứng nhận về sản phẩm, số hệ thống quản lý áp dụng),…
Trang 22Bảng 4.2: Trọng số của các tiêu chí đánh giá tính hấp dẫn ngành
1 Thị trường & cạnh tranh 0,31
1.3 Tổng sản lượng cung ứng của thị trường trong
nước 0,13
1.4 Mức tăng trưởng của sản lượng 0,13
1.5 Mức tăng trưởng nhu cầu thị trường nội địa 0,17
1.6 Mức tăng trường của thị trường xuất khẩu 0,11
2 Thị trường yếu tố sản xuất 0,23
2.4 Khả năng cung ứng nhân lực 0,16
2.6 Mức độ phụ thuộc vào nguồn năng lượng 0,11
3.4 Đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ 0,28
4 Môi trường vĩ mô (thể chế, chính sách) 0,22
4.1 Luật pháp và những qui định/ thể chế của
chính phủ về kinh doanh nói chung (đối với
4.3 Các qui định về công nghệ và môi trường (đối
Tổng trọng số 1,00
Trang 23Bảng 4.3: Trọng số của các tiêu chí đánh giá thế mạnh doanh nghiệp
1.1 Quy mô doanh nghiệp 1,00
9.2 Chiến lược chức năng 0,40
10 Thị trường 0,11
11.2 Năng suất 0,23
12.3 Tỉ lệ xuất khẩu/nhập khẩu 0,17
12.4 Tỉ lệ doanh thu xuất khẩu/doanh 0,19
Tổng trọng số 1,00
Trang 24Hầu hết thang đo của các biến này là thang đo Likert 5 điểm (đánh giá từ 1 đến 5), trong đó 1 được đánh giá thấp nhất và 5 là cao nhất Tuy nhiên, 1 vài biến đo dùng thang đo chỉ danh, chẳng hạn như đo số lượng và với thang đo này điểm thấp nhất là 0 (ví dụ, khi sản phẩm chưa nhận được giấy chứng nhận hay giải thưởng nào thì điểm đánh giá là 0) Các thang đo này được mô tả chi tiết trong Phụ lục 4.1 và 4.2
Một SBU (doanh nghiệp) có 2 điểm tổng hợp, đó là 2 giá trị được thể hiện trên 2 trục:
− Trục hoành: điểm tổng hợp về tính hấp dẫn ngành
− Trục tung: điểm tổng hợp về thế mạnh của kinh doanh của SBU (doanh nghiệp)
Cách tính hai điểm tổng hợp này là:
Điểm tổng hợp = Σ (Điểm đánh giá của từng tiêu chí) x (trọng số của tiêu chí) x (trọng
số của nhóm tiêu chí)
Trong trường hợp một tiêu chí có nhiều biến đo thì cách tính điểm tổng hợp là:
Điểm tổng hợp = Σ (Điểm đánh giá của từng biến đo) x (trọng số của biến đo) x (trọng
số của tiêu chí) x (trọng số của nhóm tiêu chí)
Dựa trên 2 điểm tổng hợp này sẽ xác định vị trí của một SBU trên ma trận McKinsey
Ví dụ, vị trí của các SBU được thể hiện trên ma trận trong Hình 4.3
Hình 4.3: Minh họa vị trí của các SBU (doanh nghiệp) trong ma trận McKinsey
Trong đó, chiến lược phát triển trong từng ô của ma trận được thể hiện như sau:
− Ô I : Đầu tư để phát triển
− Ô II và IV : Có tính chọn lọc để phát triển
− Ô III, V, VII : Có khả năng chọn lọc
− Ô VI, VIII, IX : Tận thu/loại bỏ
Trang 25Ví dụ như khi xem xét ngành Cơ khí ở Hình 4.3, SBU1tương ứng với phân ngành Sản xuất xe có động cơ và SBU2 tương ứng với phân ngành Sản xuất cơ khí chính xác Cả hai phân ngành này đều nằm trong những ô có tính hấp dẫn ngành cao, nhưng thế mạnh của phân ngành Sản xuất xe có động cơ hiện đang cao (nằm trong ô I) trong khi
đó Sản xuất cơ khí chính xác rất yếu (nằm trong ô III) Như vậy đứng trên góc độ ngành, phân ngành Sản xuất xe có động cơ cần được ưu tiên đầu tư để phát triển vì nó
có LTCT cao, trong khi đó phân ngành Sản xuất cơ khí chính xác cần phải xem xét chọn lọc
4.3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN
Hình 4.3a mô tả quy trình thực hiện chung cho cả giai đoạn 1 và 2 (được trình bày trong mục Phạm vi nghiên cứu) Hình 4.3b mô tả chi tiết quy trình thực hiện của giai đoạn 1
4.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được chia làm 2 giai đoạn chính:
− Giai đoạn 1 (từ bước 1 đến bước 3 trong Hình 4.3a): Mục tiêu của giai đoạn này là
xây dựng khung đánh giá sản phẩm có LTCT của DN và ngành CN Để đạt mục tiêu này, nhóm nghiên cứu chỉ tiến hành điều tra các chuyên gia và doanh nghiệp của ngành Cơ khí trong 1 số phân ngành ưu tiên phát triển
− Giai đoạn 2 (từ bước 4 đến bước 5 trong Hình 4.3b): Mục tiêu của giai đoạn này là
xác định được sản phẩm có LTCT của các ngành CN ưu tiên phát triển: Cơ khí (với qui mô khảo sát lớn hơn), Điện tử - Công nghệ thông tin, Hoá chất, Chế biến tinh Lương thực – Thực phẩm và đề xuất chiến lược nâng cao năng lực cho các sản phẩm có LTCT
Trong nghiên cứu này chỉ tập trung giải quyết các mục tiêu của giai đoạn 1 Còn các mục tiêu của giai đoạn 2 sẽ là hướng mở rộng đề tài của nghiên cứu này
Đối tượng/mẫu nghiên cứu
Có 3 đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này là:
− Nhóm/ phân ngành sản phẩm có LTCT: là những sản phẩm cùng một nhóm hay
phân ngành (gọi tắt là sản phẩm có LTCT) đang được ưu tiên phát triển trong doanh nghiệp Những yếu tố nội tại của sản phẩm sẽ được khảo sát, chẳng hạn như tính vượt trội của sản phẩm; chứng nhận hay giải thưởng liên quan đến sản phẩm; thị phần, doanh thu, lợi nhuận của sản phẩm,…
− Doanh nghiệp: Các hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra LTCT cho sản phẩm,
chẳng hạn như hoạt động tài chính, tiếp thị, quản lý, chiến lược, đầu tư,… Hai nhóm đối tượng khảo sát này dùng để đánh giá thế mạnh của SBU (doanh
nghiệp) và được thể hiện trong bảng câu hỏi mẫu M1 Người thích hợp để trả lời mẫu M1 là các nhà quản lý doanh nghiệp
Trang 26Đặc điểm và định hướng ngành CN ưu tiên phát triển
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
về LTCT
Khung đánh giá sản phẩm có LTCT
Tiêu chí đánh giá thế
mạnh của DN hấp dẫn của ngành CN Tiêu chí đánh giá tính
Lựa chọn đối tượng/ mẫu nghiên cứu Điều tra thử - Hiệu chỉnh – Điều tra chính thức
Triển khai khảo sát sản phẩm có LTCT của các ngành ưu tiên phát triển của TPHCM
Phân tích và đánh giá sản phẩm có LTCT cho từng ngành ở hiện tại và tương lai
Phân tích và đánh giá sơ bộ sản phẩm có LTCT
hiện tại của ngành Cơ khí
- Xác định sản phẩm có LTCT trong phân ngành, ngành, DN
- Xác định doanh nghiệp có LTCT trong phân ngành, ngành
Phân tích và đánh giá sơ bộ sản phẩm có LTCT cho ngành Cơ khí trong tương lai
Chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực TPHCM
Hoàn thiện khung đánh giá để áp dụng đánh giá sản phẩm có LTCT của nhiều ngành CN
Đề xuất chiến lược phát triển sản phẩm có LTCT
của các ngành ưu tiên phát triển Kiến nghị các chính sách hỗ trợ
Hình 4.3a: Quy trình thực hiện tổng quát
Trang 27
Hình 4.3b: Quy trình thực hiện nghiên cứu
− Ngành/phân ngành công nghiệp: Những đặc trưng của ngành/ phân ngành
công nghiệp để thể hiện tính hấp dẫn của ngành, chẳng hạn như khả năng sinh lợi, tốc độ tăng trưởng của ngành, khả năng cung cấp nguyên vật liệu thô, khả năng cung cấp nhân lực,…
Xác định mục
tiêu dự án Xem xét các lý thuyết về đánh giá LTCT
Xử lý dữ liệu: Điểm số tính hấp dẫn ngành và thế mạnh DN
Xây dựng phương pháp đánh giá LTCT
Xây dựng
Ma trận McKinsey hiện tại
Điều tra - Khảo sát doanh nghiệp
Xác định trọng
số cho bộ tiêu chí
Hội thảo ngành
Cơ khí Xác định số lượng
mẫu và so sánh với thực tế Æ điều chỉnh danh sách khảo sát
trận McKinsey tương lai
Đề xuất chiến lược phát triển cho các sản phẩm
có LTCT
Xác định ngành/
phân ngành sản phẩm để đánh giá
Hội thảo Báo cáo - Nghiệm thu
Trang 28Các nội dung này được thể hiện trong mẫu M2 và người thích hợp để trả lời là chuyên gia của các sở, ban ngành liên quan và các nhà quản lý của các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành công nghiệp khảo sát
Trong giai đoạn 1, đề tài này thực hiện khảo sát các ngành công nghiệp và doanh nghiệp như sau:
− Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển của TPHCM: Ngành Cơ Khí, đặc biệt
tập trung vào các phân ngành sản phẩm trọng điểm theo Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020
− Quy mô doanh nghiệp: lớn, vừa và nhỏ, nhưng không tập trung vào các cơ
sở, hộ kinh doanh cá thể quy mô nhỏ
− Loại hình doanh nghiệp: Nhà nước, cổ phần, TNHH, tư nhân, vốn nước ngoài
− Số lượng doanh nghiệp: dựa vào danh sách các doanh nghiệp của ngành Cơ
khí được công bố trên Trang Vàng Do đây là dự kiến thử nghiệm khung đánh giá sản phẩm có LTCT nên nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ khảo sát khoảng 20-
30 doanh nghiệp thuộc các phân ngành sản phẩm trọng điểm
− Địa bàn: các DN sản xuất trên địa bàn TPHCM
− Đối tượng trả lời:
o 10 - 15 chuyên gia của các sở, ban, ngành liên quan và nhà quản lý doanh nghiệp để xây dựng khung đánh giá (tiêu chí, trọng số)
o 10 – 15 chuyên gia (sở, ban, ngành liên quan và nhà quản lý doanh nghiệp)
để đánh giá tính hấp dẫn ngành
o 20-30 nhà quản lý doanh nghiệp để đánh giá thế mạnh doanh nghiệp
Thiết kế bảng câu hỏi
Dựa trên cơ sở các biến đo và thang đo được xác định ở phần trên, hai bảng câu hỏi đã được thiết kế:
− Bảng câu hỏi mẫu M1: Đối tượng khảo sát là doanh nghiệp để đánh giá thế
mạnh của SBU (doanh nghiệp)
− Bảng câu hỏi mẫu M2: Đối tượng khảo sát là ngành/ phân ngành công nghiệp
để đánh giá tính hấp dẫn của ngành
4.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên việc áp dụng linh hoạt các phương pháp sau:
• Phương pháp nghiên cứu bàn giấy:
− Tổng hợp các cơ sở lý thuyết về cạnh tranh, mô hình và tiêu chí đánh giá
LTCT
− Tìm hiểu đặc điểm và định hướng phát triển các ngành CN ưu tiên phát triển
− Xây dựng khung đánh giá sản phẩm có LTCT
− Lập danh sách các đối tượng điều tra, phỏng vấn
• Phương pháp chuyên gia: phương pháp động não nhóm, kỹ thuật nhóm danh nghĩa (Norminal group), …
Trang 29− Xác định các tiêu chí đánh giá sản phẩm có LTCT
− Xác định mức độ quan trọng (trọng số) cho từng tiêu chí
− Xác định cách tính tổng hợp điểm số của các tiêu chí
− Hoàn thiện khung đánh giá
• Phương pháp thống kê mô tả:
− Thu thập dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý doanh nghiệp và
các chuyên gia ngành (cả trong giai đoạn điều tra thử và chính thức) theo tiếp
cận lấy mẫu thuận tiện
− Phân tích và đánh giá sản phẩm có LTCT
Hai công cụ chính được dùng để xử lý dữ liệu trong nghiên cứu này là phần mềm
SPSS và Excel:
− Phần mềm SPSS là công cụ hỗ trợ cho việc xử lý các số thống kê để mô tả
mẫu điều tra
− Phần mềm Excel là công cụ chính để tính điểm tổng hợp của thế mạnh doanh
nghiệp và hấp dẫn ngành, từ đó xác định vị trí của mỗi SBU trên ma trận
McKinsey
4.6 KẾT QUẢ SỐ MẪU KHẢO SÁT
Kết quả số mẫu khảo sát của ngành công nghiệp Cơ Khí TPHCM trong nghiên cứu
này được tổng kết trong Bảng 4.4 Nhóm nghiên cứu đã tổ chức các hội thảo chuyên
gia để góp ý cho khung đánh giá với sự tham gia của 16 chuyên gia đến từ các doanh
nghiệp, trường đại học, sở, ban ngành liên quan Kết quả thu lại được 32 bảng đánh
giá, trong đó 16 bảng đánh giá về tiêu chí và trọng số về tính hấp dẫn ngành và 16
bảng đánh giá về tiêu chí và trọng số về thế mạnh doanh nghiệp Cũng trong các hội
thảo này 11 chuyên gia đã xuất những phân ngành ưu tiên phát triển của ngành Cơ khí
Khi khảo sát tính hấp dẫn ngành, nhóm nghiên cứu phỏng vấn được 21 chuyên gia và
thu lại được 54 bảng khảo sát về tính hấp dẫn ngành Khi khảo sát thế mạnh doanh
nghiệp, 23 doanh nghiệp được phỏng vấn và điều tra với 31 nhóm sản phẩm
Bảng 4.4: Kết quả số mẫu khảo sát
Phát ra Thu lại Số người trả lời Xây dựng khung đánh giá (tiêu chí, trọng số
của tính hấp dẫn ngành và thế mạnh DN)
Khảo sát thế mạnh doanh nghiệp của SBU 100 31 23 DN
Trang 30CHƯƠNG 5
TỔNG QUAN NGÀNH CƠ KHÍ TPHCM
5.1 CÁC PHÂN NGÀNH CƠ KHÍ Ở VIỆT NAM
Theo hệ thống ngành kinh tế 2007, các phân ngành Cơ khí dựa trên mã ngành cấp 2 được thể hiện trong Bảng 5.1
Bảng 5.1: Phân ngành Cơ khí theo mã ngành cấp 2
25 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị)
27 Sản xuất thiết bị điện
28 Sản xuất máy móc thiết bị
29 Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc
30 Sản xuất phương tiện vận tải khác
32 Công nghiệp chế biến, chế tạo khác
33 Sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc
sẵn
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hệ thống phân ngành kinh tế 2007)
Tuy nhiên, các niên giám thống kê 2006 của Tổng cục Thống kê và Cục thống kê TPHCM chưa thống kê riêng cho hai phân ngành “công nghiệp chế biến, chế tạo khác” (mã ngành 32) và “sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị và sản phẩm kim loại đúc sẵn” (mã ngành 33) Thay vào đó, trong phân ngành 32 chỉ có thống kê cho nhóm “sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ” và phân ngành
33 lại được thống kê chung trong ngành “thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, sửa chữa đồ dùng gia đình” Do hạn chế về số liệu thống kê của hai phân ngành này, nên đặc điểm ngành công nghiệp Cơ khí được phân tích trong chương này chỉ giới hạn trong các phân ngành trong Bảng 5.2
Bảng 5.2: Phân ngành Cơ khí theo mã ngành cấp 2 được phân tích trong nghiên cứu
25 Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị)
27 Sản xuất thiết bị điện
28 Sản xuất máy móc thiết bị
29 Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc
30 Sản xuất phương tiện vận tải khác
- Sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác, dụng cụ quang học và
đồng hồ
Trang 31Cũng theo hệ thống phân ngành kinh tế Việt nam 2007, ngành Cơ khí phân theo mã ngành cấp 3 có 27 phân ngành, cấp 4 có 56 phân ngành và cấp 5 có 60 phân ngành (Phụ lục 5.1) Phân ngành Cơ khí của Châu Âu cũng được tham khảo trong nghiên cứu
và được mô tả trong Phụ lục 5.2
5.2 CÁC CHỈ SỐ QUAN TRỌNG VÀ ĐẶC ĐIỂM NGÀNH CƠ KHÍ TPHCM
(1) Giá trị sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến TPHCM hiện nay đang
chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 98% toàn ngành công nghiệp TPHCM Trong năm
2006, ngành Cơ khí TP chiếm tỷ trọng 26,7% giá trị sản xuất công nghiệp của ngành
Cơ khí cả nước, 15,7% của ngành công nghiệp chế biến TP, 15,5% của toàn ngành công nghiệp TP Hình 5.11 cho thấy giá trị sản xuất công nghiệp của ngành Cơ khí tăng đều qua hàng năm, đạt 20.428,835 tỷ VND trong năm 2006
- 20.000,000 40.000,000 60.000,000 80.000,000 100.000,000 120.000,000 140.000,000
Ngành Cơ khí TP 7.484,104 9.336,925 16.041,448 17.450,568 20.428,835 Ngành Công nghiệp chế biến TP 55.420,824 64.532,506 99.737,346 114.115,001 129.969,782 Toàn ngành công nghiệp TP 57.598,963 66.929,995 101.606,456 116.463,375 132.216,966
2000 2001 2004 2005 2006
Tỷ VND
Hình 5.11: Giá trị sản xuất công nghiệp TPHCM theo giá so sánh 1994 theo phân
ngành công nghiệp (Cục Thống kê TPHCM, Niên giám thống kê 2006)
Khi so sánh giữa các phân ngành Cơ khí TP trong năm 2006, hai phân ngành có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất là “sản xuất sản phẩm từ kim loại”, đạt 7.682,332 tỷ VND và “sản xuất thiết bị điện”, đạt 6.743,436 tỷ VND Phân ngành “sản xuất dụng cụ
y tế, dụng cụ chính xác,…” có giá trị sản lượng công nghiệp thấp nhất, đạt 594,248 tỷ VND, bằng khoảng 1/13 lần so với phân ngành “sản xuất sản phẩm từ kim loại” Các phân ngành còn lại có giá trị nằm trong khoảng 1.500 – 2.000 tỷ VND
Tại thời điểm năm 2005, ngành Cơ khí TP có giá trị sản xuất công nghiệp là 17.736,480 tỷ VND (Bảng 5.9), chiếm 53,5% so với vùng KTTĐPN và 28,7% so với
cả nước
Trang 32- 5.000,000 10.000,000 15.000,000 20.000,000 25.000,000
Sản xuất sản phẩm từ kim loại 2.298,522 2.632,912 4.931,699 6.361,556 7.628,332
Sản xuất thiết bị điện 1.568,089 2.369,645 4.311,534 5.112,189 6.743,436
Sản xuất máy móc thiết bị 1.544,072 1.838,732 2.234,141 1.602,628 1.903,311
Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 949,088 984,084 2.297,669 1.869,765 1.594,235
Sản xuất phương tiện vận tải khác 800,872 1.158,794 1.748,600 1.906,183 1.965,273
Sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác 323,461 352,758 517,805 598,247 594,248
Ngành Cơ khí TP 7.484,104 9.336,925 16.041,448 17.450,568 20.428,835
2000 2001 2004 2005 2006
Tỷ VND
Hình 5.12: Giá trị sản xuất công nghiệp TPHCM theo giá so sánh 1994 theo phân
ngành Cơ khí (Cục Thống kê TPHCM, Niên giám thống kê 2006)
Bảng 5.9: So sánh giá trị sản xuất ngành Cơ khí giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam năm 2005 (theo giá so sánh 1994)
(tỷ Đ)
Tỷ trọng trong vùng KTTĐPN (%)
(Nguồn: Tổng hợp từ các Niên giám Thống kê của các tỉnh thành)
(2) Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp
Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp của toàn TP, ngành công nghiệp chế biến
TP, cũng như ngành Cơ khí giảm nhẹ qua các năm 2000-2006 (Bảng 5.10) Tuy nhiên
trong ngành Cơ khí TP, có ba phân ngành có chỉ số phát triển cao hơn trung bình
ngành Cơ khí (13,9%) là “sản xuất thiết bị điện”, đạt 31,9%, “sản xuất sản phẩm từ
kim loại”, đạt 19,9%, và “sản xuất máy móc thiết bị”, đạt 18,7% Hai phân ngành có
chỉ số phát triển âm là “sản xuất xe có động cơ, rơ moóc”, đạt -14,7%, và “sản xuất
dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác,…”, đạt – 0,7%
Trang 33Bảng 5.10: Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 theo
từng phân ngành Cơ khí TPHCM
Sản xuất sản phẩm từ kim loại
đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) 107,2% 114,5% 120,6% 129,0% 119,9%
Sản xuất máy móc thiết bị 132,1% 119,1% 119,1% 119,1% 118,7%Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 142,7% 103,7% 99,3% 81,4% 85,3%Sản xuất phương tiện vận tải khác 123,0% 144,7% 130,7% 109,0% 102,5%Sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ
chính xác, dụng cụ quang học và
Ngành Cơ khí TP 124.8% 116,4% 112,3% 114,4% 113,9% Ngành công nghiệp chế biến TP 116,2% 116,4% 115,3% 114,4% 113,9% Toàn ngành công nghiệp TP 116,2% 116,2% 114,7% 114,6% 113,5%
(Cục Thống kê, Niên giám thống kê 2006)
(3) Số doanh nghiệp và lao động
DN ngoài nhà nước 83%
DN nhà nước 7%
DN có vốn đầu tư nước ngoài 10%
Hình 5.13: Cơ cấu số lượng doanh nghiệp ngành Cơ khí TP năm 2004 theo thành
phần kinh tế (Nguồn: Cục thống kê TPHCM)
Cơ cấu số lượng doanh nghiệp ngành Cơ khí TP năm 2004 theo thành phần kinh tế được thể hiện trong Hình 5.13 Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất (83%), trong khi đó số doanh nghiệp có vốn nước ngoài chỉ chiếm 10%, còn doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 7%
Tính đến thời điểm 31/12/2006, tỷ lệ doanh nghiệp và lao động của ngành Cơ khí TP
so với ngành công nghiệp chế biến TP tương ứng là 22,3% và 13,3% Phân ngành “sản xuất sản phẩm kim loại” có số doanh nghiệp và lao động lớn nhất, tương ứng 81,0% và 49,3% so với ngành Cơ khí TP (Bảng 5.11) Các phân ngành còn lại có số doanh nghiệp thấp hơn hẳn so với phân ngành trên, chỉ khoảng 1 – 6% so với doanh nghiệp ngành Cơ khí Hai phân ngành sử dụng đội ngũ lao động khá lớn tiếp theo là “sản xuất thiết bị điện” (21,6%) và “sản xuất máy móc thiết bị” (12,6%)
Trang 34Bảng 5.11: Số doanh nghiệp và lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm
3 Sản xuất máy móc thiết bị 503 5,4% 18.538 12,6% 36,9
4 Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 196 2,1% 6.876 4,7% 35,1
5 Sản xuất phương tiện vận tải khác 410 4,4% 11.604 7,9% 28,3
(Cục Thống kê, Niên giám thống kê 2006)
Quy mô lao động/DN của ngành Cơ khí TP (15,8 lao động/DN) thấp hơn nhiều so với
ngành Cơ khí cả nước (84,8 lao động/DN) và cũng thấp hơn ngành công nghiệp chế
biến TP (26,5 lao động/DN) Bảng 5.10 thể hiện có hai phân ngành Cơ khí có quy mô
lao động/DN khá cao là “sản xuất thiết bị điện”, (56,8 lao động/DN) và “sản xuất dụng
500 - 999 người
1000 - 4999 người
> 5000 người
Hình 5.14: Tỷ lệ doanh nghiệp ngành Cơ khí TP tại thời điểm 31/12/2004 phân theo
quy mô lao động (Cục thống kê TPHCM, Doanh nghiệp TPHCM
2000-2004)
Trang 35Cũng tương tự như ngành Cơ khí cả nước, tỷ lệ doanh nghiệp ngành Cơ khí TP có quy
mô lao động nhỏ hơn 50 người chiếm tỷ lệ cao nhất (73,2%), kế đến là quy mô 50-199 người (19,25%) (Hình 5.14) Các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn 200 lao động chiếm tỷ lệ rất nhỏ Như vậy, đặc trưng của ngành Cơ khí TP cũng là quy mô nhỏ và vừa Tỷ lệ doanh nghiệp ngành Cơ khí TP tại thời điểm 31/12/2004 phân theo quy mô lao động và phân theo ngành kinh tế được thể hiện chi tiết trong Hình 5.15
Sản xuất sản phẩm từ kim loại 37,9% 10,8% 1,4% 0,7% 0,4% 0,0%
Sản xuất thiết bị điện 8,3% 2,0% 0,5% 0,4% 0,4% 0,0%
Sản xuất máy móc thiết bị 15,4% 3,1% 1,0% 0,4% 0,1% 0,0%
Sản xuất xe có động cơ, rơ moóc 5,4% 1,2% 0,2% 0,5% 0,0% 0,0%
Sản xuất phương tiện vận tải khác 4,3% 1,7% 0,6% 0,4% 0,1% 0,0%
Hình 5.15: Tỷ lệ doanh nghiệp ngành Cơ khí TP tại thời điểm 31/12/2004 phân theo
quy mô lao động và phân theo ngành kinh tế (Cục thống kê TPHCM, Doanh nghiệp TPHCM 2000-2004)
(5) Quy mô doanh nghiệp theo vốn
Hình 5.16: Tỷ lệ doanh nghiệp ngành Cơ khí tại thời điểm 31/12/2004 phân theo quy
mô vốn (Cục thống kê TPHCM, Doanh nghiệp TPHCM 2000-2004)
Trang 36Hình 5.16 cho thấy doanh nghiệp Cơ khí có quy mô vốn chủ yếu nhỏ hơn 5 tỷ VND (67,9%), trong đó khoảng 1-5 tỷ VND (38,2%), nhỏ hơn 1 tỷ VND (29,7%) Các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hơn 5 tỷ VND chiếm tỷ lệ khá nhỏ, tuy nhiên quy mô vốn khoảng 10-15 tỷ VND chiếm tỷ lệ tương đối cao hơn trong nhóm quy mô này (13,6%) Cũng tương tự như ngành Cơ khí cả nước, do số doanh nghiệp trong phân ngành “sản xuất sản phẩm từ kim loại” nhiều hơn do với các phân ngành khác, nên tỷ
lệ doanh nghiệp theo quy mô vốn trong phân ngành này so với tổng doanh nghiệp Cơ khí cao hơn so với các phân ngành còn lại khi quy mô vốn nhỏ hơn 50 tỷ VND (Hình 5.17) Tuy nhiên khi quy mô vốn lớn hơn 200 tỷ VND thì không có sự khác biệt lớn về
tỷ lệ doanh nghiệp giữa các phân ngành
Hình 5.17: Tỷ lệ doanh nghiệp ngành Cơ khí TP tại thời điểm 31/12/2004 phân theo
quy mô vốn và phân theo ngành kinh tế (Cục thống kê TPHCM, Doanh nghiệp TPHCM 2000-2004)
(6) Vốn sản xuất và doanh thu thuần
Trong năm 2004, vốn sản xuất kinh doanh của ngành Cơ khí TP là 26.718,843 tỷ VND (Hình 5.18), chiếm một tỷ lệ khá nhỏ so với ngành công nghiệp chế biến TP (19,5%)
và ngành công nghiệp TP (5,7%) Doanh thu thuần của ngành Cơ khí TP là 32.240,873
tỷ VND, chiếm 18,8% ngành công nghiệp chế biến TP và 7,1% ngành công nghiệp
TP Các tỷ lệ này đều thấp hơn so với ngành Cơ khí cả nước
Hình 5.19 cho thấy phân ngành “sản xuất sản phẩm từ kim loại” có vốn và doanh thu thuần sản xuất kinh doanh lớn nhất trong ngành Cơ khí TP, tương ứng là 8.272,552 tỷ VND (31,0%) và 10.048,390 tỷ VND (37,6%) Trong khi đó, đối với ngành Cơ khí cả nước, phân ngành “sản xuất xe có động cơ, rơ moóc” chiếm tỷ lệ cao nhất Phân ngành
có vốn và doanh thu thuần thấp nhất là “sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xác,…”
Trang 37chỉ chiếm khoảng 5,1% và 5,6% trong ngành Cơ khí TP Các phân ngành còn lại
không có sự khác biệt đáng kế về vốn và doanh thu thuần
- 100.000,000 200.000,000 300.000,000 400.000,000 500.000,000
Vốn SXKD (Tỷ Đ) 26.718,843 136.787,547 469.873,171
Doanh thu thuần (tỷ Đ) 32.240,873 171.142,732 451.681,946
Ngành Cơ khí TP Ngành công nghiệp chế biến TP Toàn ngành công nghiệp TP
Tỷ VND
Hình 5.18: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân và doanh thu thuần sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp TP trong năm 2004 (Cục thống kê TPHCM, Doanh nghiệp TPHCM 2000-2004)
- 5.000,000 10.000,000
từ kim loại
Sản xuất thiết bị điện
Sản xuất máy móc thiết bị
Sản xuất
xe có động
cơ, rơ
Sản xuất phương tiện vận tải
Sản xuất dụng cụ y
tế, dụng
Ngành Cơ khí TP
Tỷ VND
Hình 5.19: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân và doanh thu thuần sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp Cơ khí TP phân theo ngành kinh tế trong năm
2004 (Cục thống kê TPHCM, Doanh nghiệp TPHCM 2000-2004)
Trang 38(7) Một số chỉ số hiệu quả kinh doanh
Khi đánh giá về hiệu quả kinh doanh (Bảng 5.11), tỷ suất lợi nhuận/DN của ngành Cơ khí TP (4,49%) cao hơn so với toàn ngành công nghiệp TP (3,89%), nhưng thấp hơn ngành công nghiệp chế biến TP (4,60%) Tương tự, tỷ suất lợi nhuận/vốn của ngành
Cơ khí (5,52%) cũng cao hơn ngành công nghiệp TP (3,83%) và thấp hơn ngành công nghiệp chế biến TP (5,77%)
Khi nhìn theo góc độ từng phân ngành, mặc dù phân ngành “sản xuất từ kim loại” có giá trị sản xuất công nghiệp, số doanh nghiệp, số lao động, vốn và doanh thu thuần lớn nhất trong các phân ngành, nhưng lại là phân ngành có tỷ suất lợi nhuận/DT và lợi nhuận/vốn thấp nhất, và thấp hơn so với trung bình ngành Cơ khí Như vậy, có thể nói rằng phân ngành này có mức độ sinh lợi khá thấp Tương tự trên, phân ngành “sản xuất thiết bị điện” có mức độ sinh lợi cũng khá thấp
Các phân ngành có mức độ sinh lớn cao là “sản xuất máy móc thiết bị”, với tỷ suất lợi nhuận/DN là 8,79% và lợi nhuận/vốn là 9,47%, “sản xuất phương tiện vận tải khác”, với tỷ suất lợi nhuận/DN là 8,04% và lợi nhuận/vốn là 9,52%, và “sản xuất dụng cụ y
tế, dụng cụ chính xác,…”, với tỷ suất lợi nhuận/DN là 8,45% và lợi nhuận/vốn là 9,28% Khi xét trên bình diện cả nước, phân ngành “sản xuất xe có động cơ, rơ moóc” được xem là hoạt động hiệu quả nhất, nhưng trong địa bàn TPHCM phân ngành này có mức sinh lợi đứng thứ 4, với tỷ suất lợi nhuận/DT là 5,26% và lợi nhuận/vốn là 6,69% Ngành Cơ khí nộp thuế và các khoản ngân sách cho nhà nước là 2.060,791 tỷ VND trong năm 2004 (Bảng 5.12), chiếm tỷ lệ 6,1% trên toàn ngành công nghiệp TP Trong
đó, phân ngành “sản xuất xe có động cơ, rơ moóc” nộp thuế và các khoản ngân sách cho nhà nước lớn nhất, chiếm tỉ lệ 46,4% trong ngành Cơ khí TP, kế đến là phân ngành “sản xuất sản phẩm từ kim loại”, chiếm tỉ lệ 21,4% trong toàn ngành Cơ khí
Bảng 5.12: Một số chỉ số hiệu quả kinh doanh của các phân ngành Cơ khí TP trong
Ngành công nghiệp chế biến TP 4,60 5,77 14.906,770
Toàn ngành công nghiệp TP 3,89 3,83 33.836,403
(Cục thống kê TPHCM, Doanh nghiệp TPHCM 2000-2004)
Trang 39CHƯƠNG 6
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CÓ LTCT
CỦA NGÀNH CƠ KHÍ TPHCM
6.1 PHÂN NGÀNH SẢN PHẨM ĐƯỢC KHẢO SÁT
Dựa theo danh sách các doanh nghiệp được phân bố trong các phân ngành này trên
Trang vàng, nhóm nghiên cứu đã phát ra tổng cộng khoảng 200 bảng câu hỏi cho 100
doanh nghiệp, trong đó có 100 bảng câu hỏi khảo sát về thế mạnh doanh nghiệp và 100
bảng câu hỏi khảo sát về tính hấp dẫn ngành Kết quả thu lại được 23 bảng khảo sát về
thế mạnh doanh nghiệp với 31 nhóm sản phẩm và 54 bảng khảo sát về tính hấp dẫn
ngành của 21 chuyên gia Các sản phẩm và tính hấp dẫn ngành khảo sát được nhóm lại
thành 7 phân ngành Cơ khí theo mã ngành cấp 3 và được trình này trong Bảng 6.1
Bảng 6.1: Kết quả số mẫu khảo sát về sản phẩm và tính hấp dẫn ngành trong từng
Số mẫu khảo sát
về mức hấp dẫn ngành
1
251
Sản xuất các cấu kiện kim loại,
Các sản phẩm được điều tra trong từng phân ngành bao gồm:
− Sản xuất các cấu kiện kim loại, bể chứa và nồi hơi: Sản phẩm cơ khí, phụ tùng
khác, Gia công cơ khí, Kết cấu thép, Thiết bị áp lực lò hơi
− Sản xuất dây và thiết bị dây dẫn: Dây cáp điện, Dây dân dụng, Dây điện tử
− Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng, thiết bị điện khác: Bóng đèn chiếu sáng, Thiết
bị điện dân dụng công nghiệp, Tủ mạng, Thang máng cáp, Tủ điện, Máy phát
điện, Angten UHF, VHF, Tụ điện, cần đèn, chuôi đèn, Điện nguồn công suất
nhỏ
− Sản xuất máy chuyên dụng: Máy móc, thiết bị bào chế đóng gói dược phẩm,
Thiết bị hoá chất, thực phẩm, phân bón, thức ăn gia súc, Động cơ nổ, máy nông
Trang 40ngư cơ, Máy nông nghiệp, máy xay xát, máy nuôi trồng thuỷ sản, Máy xây dựng, Máy và phụ tùng máy
− Sản xuất xe có động cơ: Sản xuất, bảo trì, sửa chữa ô tô, Xe tải nhẹ, Xe
mimibus, Xe buýt, Xe ô tô tải, Xe du lịch, Xe bán tải, Xe chuyên dụng
− Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ: Phụ tùng động cơ
Diesel và xăng, Linh kiện hộp số tự động xe hơi
− Khuôn mẫu, cơ khí chính xác: Khuôn mẫu , Khuôn đúc áp lực, Khuôn mẫu cho
đột dập kim loại và sản phẩm nhựa
6.2 XÂY DỰNG MA TRẬN MCKINSEY CHO TOÀN NGÀNH CƠ KHÍ
Để xác định vị trí của từng phân ngành, nhóm nghiên cứu đã xây dựng ma trận Mckinsey cho tất cả các phân ngành Cơ khí được khảo sát Ma trận này gồm hai trục, trục tung thể hiện tính hấp dẫn ngành, trục hoành thể hiện thế mạnh của các SBU (doanh nghiệp) Thang đo trên mỗi trục là từ 1 đến 4 (Hình 6.1)
Dựa trên các số liệu thống kê mô tả ở phần trên và kết hợp với trọng số của các biến và tiêu chí đã xây dựng trong chương 4 và quy đổi sang thang 4, nhóm nghiên cứu đã tính điểm hấp dẫn ngành và thế mạnh trung bình của từng phân ngành và kết quả được thể hiện trong Bảng 6.28 và Hình 6.1b
Có khả năng chọn lọc
Có khả năng chọn lọc
Tận thu/loại bỏ
Tận thu/loại bỏ
Tận thu/loại bỏ
Hình 6.1a: Ma trận Mckinsey