1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu cho ngành cá cảnh tp.hcm

81 494 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHOA THỦY SẢN BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO NGÀNH CÁ CẢNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. VŨ CẨM LƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 11/2009 ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHOA THỦY SẢN BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO NGÀNH CÁ CẢNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. VŨ CẨM LƯƠNG (Đính kèm tập sách chuyên khảo CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT – NXB Nông nghiệp) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 11/2009 TÓM TẮT Đề tài “Xây dựng và ứng dụng cơ sở dữ liệu cho ngành cá cảnh TP.HCM” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM quản lý, Trường Đại học Nông lâm TP.HCM (Khoa Thủy sản) là cơ quan chủ trì và TS. Vũ Cẩm Lương làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài được tiến hành từ tháng 9-2007 và nghiệm thu kết quả vào tháng 11-2009. Nội dung của đề tài bao gồm ba phần chính: (1) Xây dựng dữ liệu thành phần loài và kiểu hình cá cảnh với thông tin chi tiết v ề phân loại, đặc điểm sinh học, điều kiện nuôi và thị hiếu thị trường; (2) Xây dựng các phương thức phổ biến dữ liệu đề tài; và (3) Đánh giá hiệu quả ứng dụng của đề tài. Qua 26 tháng triển khai công việc, đề tài đã xây dựng được danh mục 120 loài cá cảnh trên thị trường trong nước, kèm theo thông tin chi tiết về phân loại, đặc điểm sinh học, kiểu hình, nguồn l ợi, điều kiện nuôi và thị hiếu, thị trường. So với đề cương đã được phê duyệt, đề tài đã mở rộng quy mô trên cả phương diện khảo sát (thêm địa bàn Hà Nội), sản phẩm hoàn thành (thêm quyển sách chuyên khảo CÁ CẢNH NƯỚC NGỌT) và nội dung thực hiện (mở rộng quy mô trang web thành Cơ sở dữ liệu cá cảnh Việt Nam). Đề tài đã hoàn thành hai sản phẩm và hiện đã ph ổ biến rộng rãi ra ngoài xã hội, bao gồm tập sách chuyên khảo “Cá cảnh nước ngọt” do Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành đầu năm 2009 và trang web “Cơ sở dữ liệu cá cảnh Việt Nam” tại địa chỉ www.fishviet.net (/.com). Đến nay trang web đã có hơn 40.000 lượt truy cập giai đoạn 1 (trước thàng 9-2009), và hơn 35.000 lượt truy cập giai đoạn 2 (từ tháng 9-2009 đến nay). Ngoài ra đã tổ chức thành công buổi hội thảo giới thiệu ứng d ụng kết quả đề tài tại Sở NN-PTNT vào ngày 16-9-2009, thu hút hơn 100 nghệ nhân, nhà sản xuất, kinh doanh, cán bộ quản lý và nhà nghiên cứu tham dự và trao đổi thảo luận. Đề tài đã tổ chức công tác đánh giá hiệu quả ứng dụng cơ sở dữ liệu cá cảnh qua khảo sát 187 đối tượng là các chủ thể khác nhau trong ngành cá cảnh: từ nhà quản lý, sản xuất, kinh doanh đến người xuất nhập khẩu và người nuôi chơi phong trào. Trên 70% số người được hỏi bày tỏ sự hài lòng đối với dữ liệu của đề tài, tỉ lệ hài lòng đặc biệt cao ở nhóm xuất nhập khẩu, rồi đến quản lý, sản xuất và kinh doanh. Kết quả khảo sát cho thấy có từ 7-9 ứng dụng trong công việc khác nhau từ kết quả đề tài đối với các nhóm khảo sát. Nhìn chung, đề tài đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. i MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG Tóm tắt i Mục lục ii Danh sách bảng iv Danh sách hình v I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1 Thông tin về đề tài 1 1.2 Mục tiêu đề tài 1 1.3 Nội dung đề tài 1 1.4 Tính cấp thiết của đề tài 2 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Tình hình nghiên cứu thành phần loài và kiểu hình cá cảnh 3 2.2 Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi và thị trường 4 2.3 Hiện trạng cơ sở dữ liệu cá cảnh trên internet 6 2.4 Tình hình phát tri ển các trang web cá cảnh ở Việt Nam 7 2.5 Tình hình phát triển các trang web cá cảnh trên thế giới 8 2.6 Một số khái niệm về công nghệ thông tin liên quan trong đề tài 10 2.6.1 Internet 10 2.6.2 Website và một số khái niệm liên quan 10 2.6.3 Tên miền (domain) 11 2.6.4 PHP 11 2.6.5 Cơ sở dữ liệu 12 2.6.6 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 13 2.6.7 MySQL 14 2.6.8 Giới thiệu phpMyAdmin, Appserv và Cute FTP 14 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Phương pháp xây dựng dữ liệu cá cảnh TP.HCM 15 3.2 Phương pháp xây dựng phương thức phổ biến d ữ liệu cá cảnh 16 3.3 Khảo sát hiệu quả ứng dụng cơ sở dữ liệu cá cảnh 18 IV. KẾT QUẢ & THẢO LUẬN 20 4.1 NỘI DUNG 1: XÂY DỰNG DỮ LIỆU CÁ CẢNH 20 ii 4.1.1 Danh mục 120 loài cá cảnh 22 4.1.2 Thông tin chi tiết 120 loài cá cảnh 28 4.2 NỘI DUNG 2: PHƯƠNG THỨC PHỔ BIẾN DỮ LIỆU 32 4.2.1 Xuất bản sách chuyên khảo Cá cảnh nước ngọt 32 4.2.2 Bài báo khoa học chuyên ngành 34 4.2.3 Xây dựng trang web cơ sở dữ liệu cá cảnh 35 a. Đặt vấn đề 35 b. Chọn lựa qui mô và quản lý trang web 35 c. Chọn tên miền, hosting, logo và slogan 36 d. Chọn môi trường phát triển 37 e. Thiết kế chỉ thị thông tin 38 f. Thiết kế cấu trúc website 41 g. Thiết kế giao di ện 43 h. Quy trình quản lý cơ sở dữ liệu của website 46 i. Gói tập tin “Fishviet” 47 k. Gói tập tin “fishvietdb” 49 l. Triển khai hệ thống website trên localhost 49 m. Quản lý cơ sở dữ liệu website trên localhost 50 n. Trích xuất cơ sở dữ liệu từ localhost và triển khai hệ thống trên internet 52 4.2.4 Hội thảo kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu cá cảnh 54 4.3 NỘI DUNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CƠ SỞ DỮ LI ỆU CÁ CẢNH 57 4.3.1 Đánh giá mức độ phổ biến của dữ liệu trên môi trường internet 57 4.3.2 Khảo sát thông tin về đề tài cá cảnh 58 4.3.3 Mức độ quan tâm về thông tin của đề tài 59 4.3.4 Mức độ hài lòng về dữ liệu của đề tài 59 4.3.5 Ứng dụng trong công tác quản lý 60 4.3.6 Ứng dụng trong hoạt động sản xuất cá cảnh 61 4.3.7 Ứng dụng trong hoạt động kinh doanh cá cảnh 62 4.3.8 Ứng dụng trong hoạt động xu ất nhập khẩu cá cảnh 63 4.3.9 Ứng dụng cho người nuôi chơi và thúc đẩy phong trào 64 4.3.10 Cập nhật và bổ sung dữ liệu qua ý kiến phản hồi 66 V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 5.2 Đề nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO iii DANH SÁCH BẢNG TT TÊN BẢNG TRANG 2.1 Kết quả tìm kiếm từ khóa cá cảnh trên internet (20/01/2008) 7 2.2 Kết quả tìm kiếm từ khóa dữ liệu cá cảnh trên internet (20/01/2008) 7 4.1 Kết quả thiết kế các chỉ thị thông tin dựa trên nhu cầu thông tin 38 4.2 Kết quả thiết kế các giải pháp tìm kiếm dựa trên nhu cầu tra cứu 40 4.3 Các module thực hiện nhiệm vụ hiển thị thông tin 47 4.4 Module hỗ trợ việc tra cứu của người dùng 48 4.5 Các module hỗ trợ việc quản trị nội dung 48 4.6 Tên và lĩnh vực thông tin lưu trữ ở các b ảng 49 4.7 Kết quả tìm kiếm các từ khóa “cá cảnh” trên internet 57 4.8 Kết quả tìm kiếm các từ khóa “cơ sở dữ liệu cá cảnh” trên internet 57 4.9 Nguồn thông tin về đề tài cá cảnh 58 4.10 Nội dung các thông tin được biết qua đề tài 59 4.11 Mức độ quan tâm về thông tin của đề tài 59 4.12 Mức độ hài lòng về dữ liệu của đề tài 60 4.13 Hiệu quả ứng dụng trong công tác quản lý 60 4.14 Đề xuất cải tiến dữ liệu đề tài từ phía nhà quản lý 61 4.15 Hiệu quả ứng dụng trong hoạt động sản xuất cá cảnh 61 4.16 Đề xuất cải tiến dữ liệu đề tài từ phía người sản xuất cá cảnh 62 4.17 Hiệu quả ứng dụng trong hoạt động kinh doanh cá cảnh 62 4.18 Đề xuất cải tiến dữ liệu đề tài từ phía người kinh doanh cá cảnh 63 4.19 Hiệu quả ứng dụng trong hoạt động xuất nhậ p khẩu cá cảnh 64 4.20 Đề xuất cải tiến dữ liệu đề tài từ phía người xuất nhập khẩu 64 4.21 Hiệu quả ứng dụng cho người nuôi chơi và thúc đẩy phong trào 65 4.22 Đề xuất cải tiến dữ liệu đề tài từ phía người nuôi chơi phong trào 66 4.23 Cập nhật, bổ sung và chỉnh sửa dữ liệu qua ý kiến phản hồi 66 iv TÊN HÌNH TT TÊN HÌNH TRANG 4.1 Sách Cá cảnh nước ngọt 32 4.2 Tạp chí KHKT Nông lâm nghiệp số 1&2/2007 34 4.3 Logo Fishviet 37 4.4 Sơ đồ cấu trúc website cá cảnh Fishviet 42 4.5 Giao diện “Trang chủ” trang web Fishviet 43 4.6 Giao diện trang ‘Tin tức” trang web Fishviet 43 4.7 Giao diện trang “Loài cá” trang web Fishviet 44 4.8 Giao diện trang “Hình ảnh” trang web Fishviet 44 4.9 Giao diện trang “Tra cứu” trang web Fishviet 45 4.10 Giao diện trang “English” trang web Fishviet 45 4.11 Quy trình quản lý cơ sở dữ liệu của website 46 4.12 Trang quản trị hệ thống website và quản lý loài cá 50 4.13 Trang quản trị tin tức trên localhost 51 4.14 Trang quản trị danh bạ trên localhost 51 4.15 Trang phpMyAdmin trích xuất cơ sở dữ liệu từ localhost 52 4.16 Trang phpMyAdmin nhậpt file .sql từ localhost lên internet 53 4.17 Cute FTP 8 Professional đồng bộ hình ảnh giữa localhost và host 53 4.18 Quang cảnh buổi hội thảo cơ sở dữ liệu cá cảnh ngày 16-9-2009 55 v I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Thông tin về đề tài Tên đề tài: XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO NGÀNH CÁ CẢNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Cẩm Lương Cơ quan chủ trì: Đại học Nông Lâm TP.HCM – Khoa Thủy sản Thời gian thực hiện đề tài: 8-2007 đến 11-2009 Kinh phí được duyệt: 400 triệu đồng Kinh phí đã cấp: - Đợt 1: 250 triệu đồng, theo TB số: 126 / TB-SKHCN ngày 27/08/2007 - Đợt 2: 110 triệu đồng, theo TB số: 117 / TB-SKHCN ngày 15/06/2009 1.2 Mục tiêu đề tài: (theo đề cương đã duyệt) - Xây dựng dữ liệu danh mục loài cá cảnh, hệ thống phân loại, đặc điểm sinh học, điều kiện nuôi nhân tạo, thị hiếu và thông tin thị trường của tất cả các loài cá cảnh đang được kinh doanh trên thị trường TP.HCM; - Phổ biến cơ sở dữ liệu đến các đối tượng sử dụng bao gồm các nhà qu ản lý, kinh doanh và người nuôi, chơi cá cảnh; - Đánh giá hiệu quả ứng dụng cơ sở dữ liệu qua kênh thông tin phản hồi từ người sử dụng; 1.3 Nội dung: (theo đề cương đã duyệt) Nội dung 1. Xây Dựng Dữ Liệu Cá Cảnh TP.HCM Nội dung dữ liệu bao gồm hệ thống phân loại, thành phần loài và các dạng kiểu hình, hình ảnh, đặc điểm sinh học, điều ki ện nuôi nhân tạo, thị hiếu và thông tin thị trường. Ba nhóm cá cảnh khảo sát bao gồm cá ngoại nhập, cá sản xuất trong nước và cá tự nhiên bản địa. Nội dung 2. Xây Dựng Phương Thức Phổ Biến Dữ Liệu Cá Cảnh Dữ liệu cá cảnh được phổ biến qua các phương thức: (1) xuất bản tài liệu chuyên đề; (2) viết bài trên tạp chí khoa học; (3) xây dựng website chuyển tải kết quả đề tài; (4) tổ chức hội thảo giới thiệu kết quả đề tài. Nội dung 3. Khảo Sát Hiệu Quả Ứng Dụng Cơ Sở Dữ Liệu Cá Cảnh 1 Hiệu quả ứng dụng của đề tài được đánh giá khảo sát qua các khía cạnh: thúc đẩy phong trào, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh và xúc tiến thương mại, hỗ trợ hoạt động quản lý và xuất nhập khẩu. 1.4 Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng có nhiều tiềm năng cho ngành công nghiệp cá cảnh phát triển mạnh, nhờ các điề u kiện thuận lợi về khí hậu và nguồn nước tốt, nguồn lợi thủy sản tự nhiên phong phú, nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, chi phí sản xuất thấp và lực lượng nghệ nhân có tay nghề cao. Tuy nhiên, mặc dù được xác định là ngành sản xuất nông nghiệp đô thị mũi nhọn của thành phố, ngành cá cảnh của TP.HCM đang phát triển ở dưới mức tiềm năng do nhiều nguyên nhân. Trong buổi h ội thảo về tiềm năng phát triển cá cảnh do Đại học Nông Lâm TP.HCM tổ chức tại Sở NN& PTNT TP.HCM vào tháng 5-2006, đại diện những người kinh doanh, xuất nhập khẩu, sản xuất và ương nuôi cá cảnh đã thống nhất các trở ngại chính của ngành cá cảnh ở TP.HCM như sau: (1) phong trào mới phát triển bề nổi, chưa có chiều sâu và thiếu đầu tư khoa học kỹ thuật; (2) thiếu nguồn thông tin chính thố ng hỗ trợ, định hướng thị trường; (3) hoạt động sản xuất kinh doanh còn manh mún, thiếu sự phối hợp; (4) chưa tạo được “thương hiệu” trên thị trường trong nước và thế giới. Người nuôi chơi, sản xuất và kinh doanh cá cảnh có chung nhu cầu cần một hệ thống thông tin có độ tin cậy cao về thành phần giống loài hiện có trên thị trường và các thông tin liên quan để nhận diện tiềm năng và định hướng phong trào. Tuy nhiên, ngành cá cảnh TP.HCM hiện đang thiếu một hạ tầng cơ sở dữ liệu đủ độ tin cậy về mặt khoa học và có giá trị cập nhật hỗ trợ cho công tác quản lý, sản xuất kinh doanh và phát triển phong trào cá cảnh. Việc định danh tên loài và sắp xếp hệ thống phân loại các loài cá cảnh chưa được quan tâm đúng mức, gây trở ngại cho các bước cập nhật dữ liệu tiếp theo. So v ới danh mục 167 loài cá cảnh nhập khẩu thông thường của Bộ Thủy Sản ban hành năm 2006, thành phần giống loài cá cảnh trên thị trường TP.HCM có nhiều nét riêng đòi hỏi những nghiên cứu và khảo sát trên thực tế. Hơn nữa, danh mục cá cảnh sẽ thiếu tính ứng dụng nếu thiếu thông tin về thị hiếu, thị trường, đặc điểm sản xuất, kinh doanh và đặc biệt là phương thức phổ biến, quảng bá… làm cơ sở cho các chủ thể trong ngành cá cảnh tra cứu và trao đổi thông tin… Căn cứ trên nhu cầu thực tế của các nhà quản lý, sản xuất và kinh doanh cá cảnh ở TP.HCM, nhằm góp phần cụ thể hóa mục tiêu xúc tiến thương mại của “Chương trình Cá cảnh TP.HCM” do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM đề xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆ U PHỤC VỤ CHO CHO NGÀNH CÁ CẢNH TP.HCM”. 2 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nghề nuôi chơi, chọn lọc và thuần dưỡng cá cảnh có lịch sử lâu đời trên thế giới. Vào năm 1854, Gosse (1854) là người đầu tiên sử dụng khái niệm ‘aquarium’ để chỉ bể nuôi cá cảnh, đồng thời thú nuôi chơi cá cảnh trở thành mốt thời thượng ở Anh vào thập niên 1950s. Khái niệm loài cá nuôi cảnh ngày càng được mở rộng không chỉ ở tiêu chí đẹp mà còn thể hiện ở tính mới, lạ, đưa thiên nhiên về vớ i đời sống. Số lượng loài cá cảnh do vậy không ngừng phát triển, cũng như quá trình chọn lọc, lai tạo đã liên tục cho ra đời các kiểu hình mới phong phú và đa dạng. Lĩnh vực nghiên cứu phân loại cá cảnh có thể được xem là bước nghiên cứu tiên phong của ngành cá cảnh, kèm theo các nghiên cứu chuyên sâu khác về đặc điểm sinh học, sinh sản, thuần dưỡng, nuôi, bệnh học, lai tạo giống, vv 2.1 Tình hình nghiên cứu thành phần loài và kiể u hình cá cảnh Các công trình nghiên cứu về phân loại cá cảnh trên thế giới đa số đều được trình bày ở dạng atlas thương mại với hình ảnh màu đẹp mắt. Tác giả Axelrod (1996) đã giới thiệu hơn 1.900 bức ảnh màu các loài cá cảnh thế giới. Baensch, Riehl và Fisch (1997) đã trình bày loạt 4 quyển atlas giới thiệu hơn 3.000 bức ảnh màu các loài và kiểu hình của cá cảnh nước ngọt thế giới. Paule và Piednoir (2000) giới thiệu 1.000 bức ảnh cá cảnh thế giới. Jennings (2006) giới thiệu 500 cá cảnh nước ngọt phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu phân loại cá cảnh trên thế giới thường gặp các hạn chế sau : (1) tính cập nhật về kiểu hình mới; (2) hình ảnh minh họa khó nhận dạng vì thường được thể hiện ở tư thế đang bơi trong bể kiếng ; và (3) không có hướng dẫn nhận dạng. Ngoài ra, các tài liệu có s ố lượng kiểu hình càng phong phú càng gây khó khăn cho công tác tra cứu nhận dạng loài ở những vùng miền cụ thể. Do vậy việc xây dựng một tài liệu phân loại riêng cho các loài cá cảnh nước ngọt ở TP.HCM là một việc làm cần thiết và cấp bách. Một số tác giả khác xây dựng các công trình nghiên cứu riêng về kiểu hình cho từng loài cá cụ thể, như Interpet (2003) viết về cá chép Nhật, Quarles (1994) và Martin (2004) viết về cá dĩa, vv Điều này cho thấ y việc thống kê các kiểu hình vô cùng phong phú của những loài cá cụ thể như cá vàng, chép Nhật, dĩa, bảy màu, vv là việc làm cần thiết và cần được cập nhật thường xuyên. Mills (1993) đã thống kê được 326 loài cá cảnh nước ngọt nhiệt đới, với 450 kiểu hình (KH). Trong đó có 09 loài, mỗi loài có số kiểu hình lớn hơn 1, bao gồm: loài Barbus tetrazona (Tiger barb) với 03 KH; loài Pterophyllum scalare (Angelfish) với 07 KH; loài Xiphophorus helleri (Swordtail) với 07 KH; loài Xiphophorus maculatus (Platy) với 05 KH; loài Xiphophorus variatus (Variatus platy) với 03 KH; loài Poecilia reticulata (Guppy) 3 [...]... về đặc điểm phát triển và nhu cầu thông tin của ngành cá cảnh ở TP.HCM c Xây dựng website cơ sở dữ liệu cá cảnh Website cơ sở dữ liệu cá cảnh được xây dựng theo các bước sau: - Thiết kế nội dung và cấu trúc website; - Chọn tên miền và hosting; - Thiết kế giao diện và đồ họa mỹ thuật; - Chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu; - Quản lý cơ sở dữ liệu - Cập nhật và hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu Hiện nay có rất nhiều... hành thực nghiệm tìm kiếm thông tin về cơ sở dữ liệu các loài cá cảnh Tuy nhiên thông tin về cơ sở dữ liệu cá cảnh thì ít hơn Kết quả tìm kiếm với các từ khóa dữ liệu cá cảnh , cơ sở dữ liệu cá cảnh , “ornamental fish database” và “aquarium fish database” vào ngày 20 tháng 1 năm 2008 được trình bày trong bảng 2.2 Bảng 2.2 Kết quả tìm kiếm từ khóa dữ liệu cá cảnh trên internet (ngày 20/01/2008) Kết... đã có cơ chế tự động sao lưu ổ cứng và fix lỗi khi có sự cố xảy ra Tuy nhiên: cẩn tắc vô áy náy Chúng ta nên sao lưu dự phòng cho dữ liệu đề phòng trường hợp xấu xảy ra Cơ sở dữ liệu được phân làm nhiều loại khác nhau: (a) Cơ sở dữ liệu dạng file: dữ liệu được lưu trữ dưới dạng các file có thể là text, ascii, *.dbf Tiêu biểu cho cơ sở dữ liệu dạng file là Foxpro (b) Cơ sở dữ liệu quan hệ: dữ liệu được... bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, nhà quản lý, nghiên cứu và những người có quan tâm đến phong trào cá cảnh (nhà báo, các hội cá cảnh, sinh vật cảnh ) Kết quả của đề tài bao gồn hai sản phẩm chính: (1) sách chuyên khảo Cá cảnh nước ngọt”; và (2) trang web cơ sở dữ liệu cá cảnh Việt Nam www.fishviet.com 3.3 Khảo Sát Hiệu Quả Ứng Dụng Cơ Sở Dữ Liệu Cá Cảnh Sau bước phổ biến và hội... quả Bộ máy tìm kiếm Từ khóa tìm kiếm Google Search dữ liệu cá cảnh 0 cơ sở dữ liệu cá cảnh 0 “ornamental fish database” 1 “aquarium fish database” 2.350 Yahoo Search dữ liệu cá cảnh 0 cơ sở dữ liệu cá cảnh 0 “ornamental fish database” 0 “aquarium fish database” 2.810 2.4 Tình hình phát triển các trang web cá cảnh ở Việt Nam Một số trang web cá cảnh phổ biến trong nước bao gồm: (1) Trang web tên... hầu hết các loại dữ liệu khác nhau nên cơ sở dữ liệu bán cấu trúc là hướng mới trong nghiên cứu và ứng dụng 2.6.6 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Theo Phương Lan và Hoàng Đức Hải (2007), hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System – DBMS), là phần mềm hay hệ thống được thiết kế để quản trị một cơ sở dữ liệu Cụ thể, các chương trình thuộc loại này hỗ trợ khả năng lưu trữ, sửa chữa, xóa và tìm kiếm... được lưu trữ trong các bảng dữ liệu gọi là các quan hệ, giữa các quan hệ này có mối liên hệ với nhau gọi là các quan hệ, mỗi quan hệ có các thuộc tính, trong đó có một thuộc tính là khóa chính Các hệ quản trị hỗ trợ cơ sở dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle, MySQL (c) Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: dữ liệu cũng được lưu trữ trong các bản dữ liệu nhưng các bảng có bổ sung thêm các tính năng hướng... nhật cơ sở dữ liệu và qua đó thúc đẩy phong trào cá cảnh ở TP.HCM phát triển nhanh, mạnh và bền vững Phương thức phổ biến dữ liệu bao gồm in ấn sách chuyên khảo (tài liệu chuyên đề), viết bài báo khoa học, xây dựng website và hội thảo tập huấn 16 a Tài liệu chuyên đề cá cảnh Tài liệu chuyên đề được thực hiện hoàn chỉnh ở dạng sách chuyên khảo với các mục đích: (1) nâng cao chất lượng và giá trị dữ liệu. .. quả ứng dụng của đề tài Phương pháp chính là lập bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát các chủ thể trong ngành cá cảnh Các khía cạnh đánh giá hiệu quả ứng dụng bao gồm hoạt động quản lý, sản xuất cá cảnh, kinh doanh cá cảnh, xuất nhập khẩu, hiệu quả nhân rộng và thúc đẩy phong trào nuôi cá cảnh a Khảo sát hiệu quả ứng dụng cho hoạt động quản lý Bao gồm các nội dung sau: - Lập bảng câu hỏi khảo sát: các... tượng như lưu trữ thêm các hành vi, nhằm thể hiện hành vi của đối tượng Mỗi bảng xem như một lớp dữ liệu, một dòng dữ liệu trong bảng là một đối tượng Các hệ quản trị có hỗ trợ cơ sở dữ liệu quan hệ như: MS SQL server, Oracle, Postgres (d) Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc: dữ liệu được lưu dưới dạng XML, với định dạng này thông tin mô tả về đối tượng thể hiện trong các tag Đây là cơ sở dữ liệu có nhiều ưu điểm . kiếm thông tin về cơ sở dữ liệu các loài cá cảnh. Tuy nhiên thông tin về cơ sở dữ liệu cá cảnh thì ít hơn. Kết quả tìm kiếm với các từ khóa dữ liệu cá cảnh , cơ sở dữ liệu cá cảnh , “ornamental. trình Cá cảnh TP. HCM do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. HCM đề xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆ U PHỤC VỤ CHO CHO NGÀNH CÁ CẢNH TP. HCM NHÂN DÂN TP. HCM ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHOA THỦY SẢN BÁO CÁO NGHIỆM THU ĐỀ TÀI XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CHO NGÀNH CÁ CẢNH THÀNH

Ngày đăng: 08/02/2015, 21:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w