Ngoài ra, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm sự gia tăng của biến đổi khí hậu, đồng thời ứng phó với những nguy cơ do biến đổi khí hậu gâ
Trang 1CHƯƠNG TRÌNH VƯỜN ƯƠM SÁNG TẠO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ
*
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MÔ HÌNH XÃ HỘI CARBON THẤP
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
THUỘC ĐỀ TÀI
Nghiên cứu mô hình tiêu dùng hướng đến xã hội ít phát thải
carbon của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 08/2013
Trang 22
SỞ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
TP HỒ CHÍ MINH
THÀNH ĐOÀN TP.HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH VƯỜN ƯƠM SÁNG TẠO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRẺ
*
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MÔ HÌNH XÃ HỘI CARBON THẤP
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
THUỘC ĐỀ TÀI
Nghiên cứu mô hình tiêu dùng hướng đến xã hội ít phát thải
carbon của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
GIÁM ĐỐC
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI PHỤ TRÁCH CHUYÊN ĐỀ
Trang 33
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 5
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 8
1.1 Biến đổi khí hậu 8
1.1.1.Khái niệm: 8
1.1.2.Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu 8
1.1.3.Tác động của biến đổi khí hậu: 9
1.1.4.Ứng phó với biến đổi khí hậu 14
1.2 Dấu vết carbon: 16
1.3 Lối sống tiêu dùng 17
1.4 Hành vi tiêu dùng và hành vi tiêu dùng hợp lý: 17
1.4.1.Hành vi tiêu dùng: 17
1.4.2.Hành vi tiêu dùng hợp lý 18
1.5 Mô hình [] 19
1.6 Xã hội ít phát thải carbon 19
1.6.1.Khái niệm 19
1.6.2.Xây dựng xã hội ít phát thải carbon[] 20
1.6.3.Nguyên tắc của mô hình xã hội carbon thấp 21
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MÔ HÌNH XÃ HỘI CARBON THẤP TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 22
2.1 Dự án nghiên cứu về xã hội carbon thấp ở Châu Á 22
2.1.1.Ấn Độ[] 23
2.1.2.Thái Lan 24
2.1.3.Indonesia 25
2.1.4.Bangladesh 26
2.2 Nhật [16] 28
2.2.1.Phát họa hình ảnh của xã hội carbon thấp dựa trên 03 yếu tố hành vi, công nghệ và lĩnh vực hoạt động 28
2.2.2.Chiến lược xây dựng xã hội carbon thấp 32
2.3 Scotland 34
2.4 Trung Quốc 38
2.5 Malaysia 39
2.6 Việt Nam 40
2.6.1.Cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và thực hiện mô hình xã hội carbon thấp ở Việt Nam 40
2.6.2.Xây dựng xã hội carbon thấp hướng đến năm 2030 ở Việt Nam[] 41
Trang 44
2.6.3.Đà Nẵng 452.6.4.Thành phố Hồ Chí Minh – Kế hoạch phát triển thành phố phát thải carbon thấp[25]
47
KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 55
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Hiệp hội Khí tượng Mỹ
UNFCCC United Nations Framework Convention on Climate Change
Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu
AFOLU Agriculture, Forestry and Other Land Use
Nông nghiệp, lâm và nghiệp và sử dụng đất khác
Tích hợp khí hoá Kết hợp chu kỳ
Chu trình hỗn hợp tua bin khí T&D Transmission and Distribution
Truyền tải và phân phối điện
Lưu trữ carbon LULUCF Land use, land-use change and forestry
Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và rừng
Bản thiết kế chi tiết cho xã hội carbon thấp
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
Trang 66
MỞ ĐẦU
Theo quy luật phát triển của tự nhiên, cuộc sống con người ngày càng hiện đại
và đầy đủ hơn, kinh tế ngày càng phát triển hơn Tuy nhiên, song song với sự tăng trưởng đó là phát sinh hàng hoạt các vấn đề như sự gia tăng của ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, quan trọng hơn hết là sự biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sự phát triển của xã hội cũng như cuộc sống của con người
Trong bối cảnh hiện nay, khu vực châu Á phải đối mặt với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, trong khi chưa có những giải pháp hợp lý
để giảm phát thải carbon một cách tổng thể và toàn diện Tháng 12/1997, Nghị định thư Kyoto đã được thông qua Các nước phát triển cam kết, sẽ cắt giảm 5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2012, trong số đó có những quốc gia có mức phát thải khí lớn nhất châu Á Ngoài ra, nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu nghiên cứu và tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm sự gia tăng của biến đổi khí hậu, đồng thời ứng phó với những nguy cơ do biến đổi khí hậu gây nên như phát triển thị trường xây dựng xanh, xây dựng các nhà cao ốc theo thiết kế xanh giúp giảm thiểu sử dụng tài nguyên, giảm ô nhiễm và tạo môi trường sống trong lành; hạn chế lượng khí thải, đặc biệt là khí thải từ các phương tiện giao thông, sử dụng năng lượng tái tạo1
Việt Nam là một trong những quốc gia cũng đang hứng chịu nhiều hậu quả do biến đổi khí hậu gây nên như thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ tăng, thiên tai, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên hơn, nước ngọt khan hiếm, năng suất nông nghiệp giảm, hệ sinh thái bị phá vỡ, bệnh tật gia tăng… Nhận thức được nguy cơ này, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, đồng thời tổ chức nhiều hội thảo nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH
Mô hình xã hội carbon thấp là mô hình văn minh, hiện đại, đảm bảo các tiêu chí
về môi trường, chú trọng phát triển trung tâm du lịch thân thiện với môi trường và áp dụng công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, giảm thiểu hàm lượng cácbon thải ra môi trường Vì vậy, việc xây dựng xã hội ít phát thải carbon là một trong những hướng thiết thực, tuy nhiên việc nghiên cứu xây dựng một xã hội như thế không đơn giản, nhiều nước vẫn đang chỉ mới trong giai đoạn thiết kế mô hình xã hội ít phát thải cacbon
1
TS Lê Văn Khoa và ThS Trần Thị Kim Liên (2012), Nghiên cứu đề xuất các hoạt động nâng cao nhận
thức cộng đồng về biến đổi khí hậu tại TPHCM, tr.19
Trang 77
Trong phạm vi của đề tài này, nhóm nghiên cứu chỉ bước đầu xây dựng mô hình lối sống tiêu dùng hướng đến xã hội ít phát thải carbon ở TP.HCM, tập trung chính vào đối tượng sinh viên và ―Tổng quan tình hình xây dựng và thực hiện mô hình xã hội carbon thấp trong và ngoài nước‖ là một trong những nội dung thực hiện
đề tài
Thời gian thực hiện chuyên đề: 02 tháng (từ tháng 3 đến tháng 4/2013)
Trang 88
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Biến đổi khí hậu
1.1.1 Khái niệm:
Hiện nay có nhiều khái niệm biến đổi khí hậu (BĐKH) khác nhau:
Theo Hiệp hội Khí tượng Mỹ (AMS): ―Bất kỳ sự thay đổi có hệ thống của các nhân tố khí hậu trong một thời gian dài (nhiệt độ, áp suất hoặc gió) qua hàng chục năm hoặc lâu hơn BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên, như các thay đổi trong quá trình phát năng lượng của mặt trời, hoặc các thay đổi chậm chạp của trục quay trái đất, hoặc do các quá trình tự nhiên nội tại của hệ thống khí hậu; hoặc do các tác động từ các hoạt động của con người.[1]
Theo Công ước khung của Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC):
―Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu mà bằng trực tiếp hoặc gián tiếp do tác động của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và ngoài ra là những biến thiên tự nhiên của khí hậu được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài‖.[2]
Theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: ―Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.‖[3]
1.1.2 Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là do sự gia tăng ngày càng nhiều các khí nhà kính trong bầu khí quyền Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, cacbon dioxit, metan, các hợp chất halocacbon (CFC, HCFC, HFC.), đinitơ oxit, ozon Có thể nói có 2 nguyên nhân gây ra BĐKH đó là do tự nhiên và do con người
Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm thay đổi cường độ sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất
2 len-toan-cau-158155.html
http://biendoikhihau.gov.vn/vi/chi-tiet/bien-doi-khi-hau-la-gi-khac-nhau-giua-bien-doi-khi-hau-va-su-nong-3 Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (2008) Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậuViệt Nam, tr.6
Trang 99
Nguyên nhân của sự BĐKH đã được khẳng định là chủ yếu do hoạt động của con người, cụ thể như[4]
: con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí đốt) làm phát sinh khí CO2, N2O Việc thay đổi sử dụng đất, khai khoang đất rừng cho các hoạt động nông nghiệp và chặt phá rừng làm cho cây không thể hấp thu khí CO2 mà còn giải phóng thêm khí CO2 lưu trữ trong các cây chết
Công nghiệp năng lượng, sản xuất xi măng, sản xuất và sử dụng nhôm phát sinh khí CO2, CH4, N2O
Nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi gia sức gia cầm và sử dụng phân bón phát sinh khí CH4, N2O
Riêng các chất khí chlorofluoro carbon (CFCs) vừa là khí nhà kính với tiềm năng làm nóng lên toàn cầu lớn gấp nhiều lần khí CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể
từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển
1.1.3 Tác động của biến đổi khí hậu:
a Biểu hiện của BĐKH[4]:
- Nhiệt độ trung bình đang tăng lên trên Quy mô toàn cầu;
- Lượng mưa và phân bố lượng mưa theo mùa có sự thay đổi;
- Mực nước biển dâng lên do quá trình giãn nở nhiệt của nước và do băng lục địa tan;
- Các thiên tai (lũ lụt, hạn hán, bão nhiệt đới…) và hiện tượng cực đoan (nắng nóng, giá rét…) có xu hướng gia tăng và khó dự đoán hơn
b Tác động của BĐKH trên phạm vi toàn cầu[5]
- Tác động đến hệ vật lý như gia tăng và mở rộng các hồ băng, tuyết lở ở các vùng núi; Gia tăng dòng chảy và dòng chảy sớm đạt đỉnh trên các dòng sông băng vào mùa xuân; thay đổi cơ chế nhiệt và cả chất lượng nước ở sông hồ
- Tác động thay đổi hệ sinh thái: Với mức tăng nhiệt độ 1,5 – 2,5 oC dự kiến có những biến đổi phổ biến về cấu trúc và chức năng của các loài di trú sinh thái trong các đới địa lý cùng với những hậu quả tiêu cực khác Đồng thời quá trình
4 Sổ tay ABC về biến đổi khí hậu
5 Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam (2010)
Trang 10- Tài nguyên nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tầng nước mặt và nước ngầm
bị nhiễm mặn khi nước biển dâng; nhiệt độ tăng cũng làm lượng nước bốc hơi ở các khu vực sông hồ ao nhiều hơn
- Nhiệt độ tăng khiến cỏ dại và sâu bệnh dễ phát triển hơn, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và nông nghiệp
- Thiên tai thất thường khiến nhiều nơi bị thiệt hại nhà cửa, tài sản, làm mất trắng mùa màng và gia súc
- Tác động đến sức khỏe con người như làm tăng khả năng bùng phát các dịch bệnh và xuất hiện các bệnh truyền nhiễm mới
c Tác động của BĐKH ở Việt Nam[6]
Theo số liệu quan trắc, BĐKH ở Việt Nam có những điểm đáng lưu ý sau:
- Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình năm (TBN) ở Việt Nam đã tăng lên 0,7oC Dự tính đến năm 2050, nhiệt độ TBN có thể tăng 2oC
- Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa TBN trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 – 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống Trên lãnh thổ Việt Nam, xu thế biến đổi của lượng mưa cũng rất khác nhau giữa các khu vực
Dự tính lượng mưa mùa mưa ở các khu vực, trừ Trung Bộ, đều tăng 0-5% vào năm 2050, riêng Trung Bộ là 0-10% Lượng mưa mùa khô ở các vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Trung Bộ, Nam Bộ
và cực Nam Trung Bộ có thể tăng hay giảm 5%, riêng ở Bắc và Trung Trung
Bộ tăng 0-5% Đáng chú ý là ở những vùng thường xảy ra hạn hán vào mùa khô, hạn hán có nhiều khả năng tăng lên cả về cường độ và diện tích
- Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu cho thấy, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm Trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam, mực nước biển có thể tăng lên 40cm vào năm 2050 và ước tính có thể tăng lên 100cm vào năm 2100
6 http://www.climategis.com/2010/12/bien-oi-khi-hau-o-viet-nam.html
Trang 1111
- Đợt không khí lạnh: biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp
- Bão: Những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn
Có thể nói, Việt Nam là một trong các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH:
Tác động của nước biển dâng: Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu
km2 lãnh hải và trên 3.000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển, trong đó có trên 80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông Hồng – Thái Bình có độ cao dưới 2,5m so với mặt biển Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô Nước biển dâng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đến các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu vực dân cư ven biển Ngoài ra còn ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ven biển
Tác động của sự nóng lên toàn cầu:
- Ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc
ôn đới và á nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học
- Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng vật nuôi và mùa vụ có thể thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại, thậm chí không có vụ đông, vụ mùa thì kéo dài hơn Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật canh tác Tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh, dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực
Trang 1212
- Gia tăng các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường suy giảm
Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan: Sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố, lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống Những khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long
Dự báo tác động tiềm tàng của BĐKH đối với các lĩnh vực và khu vực:
Đối với tài nguyên nước: có nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, miền Khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến nông nghiệp, cung cấp nước ở nông thôn, thành thị và sản xuất điện.BĐKH làm cho dòng chảy năm của sông Hồng và sông Cửu Long giảm đi Điều đó có nghĩa là khả năng lũ trong mùa mưa và cạn kiệt trong mùa khô đều trở nên khắc nghiệt hơn
Đối với nông nghiệp và an ninh lương thực: BĐKH có tác động đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm BĐKH còn gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp Một phần đáng
kể diện tích đất nông nghiệp ở vùng đất thấp đồng bằng ven biển, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long bị ngập mặn do nước biển dâng, nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp
Đối với lâm nghiệp: làm giảm diện tích rừng ngập mặn hiện có, tác động xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị ô nhiễm phèn ở các tỉnh Nam
Bộ Đồng thời tăng nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật quan trọng như trầm hương, hoàng đàn, pơmu, gỗ đỏ, lát hoa, gụ mật,…
Đối với thuỷ sản: nước biển dâng làm nước mặn lấn sâu vào nội địa sẽ làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thuỷ sản nước ngọt; Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp nên ảnh hưởng đến hệ sinh thái của một số loài thuỷ sản Nhiệt độ tăng gây ra hiện tượng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thuỷ vực nước đứng, ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của sinh vật Theo báo
Trang 1313
cáo ―Giám sát tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu 2012 – Trường hợp nghiên cứu Việt Nam‖[7], ngành thủy sản Việt Nam có tổng thiệt hại do BĐKH lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, khoảng 1,5 tỷ USD năm 2010 và mức thiệt hại này sẽ tăng tới 25 tỷ USD vào năm 2030
Đối với công nghiệp và xây dựng: BĐKH làm tăng khó khăn trong việc cung cấp nước và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp và xây dựng như dệt may, chế tạo, khai thác và chế biến khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, xây dựng công nghiệp và dân dụng, công nghệ hạt nhân, thông tin, truyền thông, v.v… Các điều kiện khí hậu cực đoan gia tăng cùng với thiên tai làm cho tuổi thọ của vật liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị và các công trình giảm đi, đòi hỏi những chi phí tăng lên để khắc phục
Đối với sức khoẻ con người: Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh
d Tác động của Biến đổi khí hậu ở TP.HCM
Nhiệt độ[8]:Tại cuộc họp thông qua kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của TP.HCM giai đoạn 2011-2015 ngày 12-5, Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM cho biết biến đổi khí hậu cũng làm nhiệt độ tại TP.HCM có xu hướng tăng 0,5oC Các huyện như Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi là những địa phương sẽ bị thiệt hại nặng nhất Biến đổi khí hậu cũng làm nhiệt độ tại TP.HCM có xu hướng tăng 0,5oC Nhiệt
độ tăng có khả năng gây ra tình trạng thiếu nước vào mùa khô trong một số khu vực, đồng thời gây thiếu nước cho tưới tiêu, sản xuất và sinh hoạt Tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô tiếp tục diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở nhiều khu dân cư
ở Quận 7, Quận 8, huyện Nhà Bè
Thời tiết: Do ảnh hưởng của BĐKH, tình hình thời tiết tại TP.HCM sẽ ngày càng phức tạp Lượng mưa tăng 0,6mm/năm cũng sẽ làm tình trạng ngập lụt trong nội thành tăng
Mực nước biển dâng: Theo Tiến sĩ Trần Viết Mỹ, Phó chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP.HCM, nếu mực nước biển dâng cao khoảng 100 cm thì TP.HCM sẽ có thêm 23% diện tích đất bị ngập vĩnh viễn,12% dân cư thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp, và
là địa phương bị ảnh hưởng lớn thứ 5 do BĐKH tại Việt Nam Lúc này, ngành nông nghiệp của TP.HCM sẽ có 53% diện tích đất canh tác bị ngập, thiệt hại nặng về năng
7 san-Viet-Nam-thiet-hai-nhat-the-gioi-472
http://biendoikhihau.org/index.php?language=vi&nv=news&op=Bien-Doi-Khi-Hau/Bien-doi-khi-hau-thuy-8 khi-hu-&catid=34:tin-tc-thi-s&Itemid=18
Trang 14http://www.kttv-nb.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=106:nhit-tphcm-tng-do-bin-i-14
suất cây trồng; hơn 1/2 nút giao thông hiện tại và khoảng 80% nút giao thông đang trong kế hoạch xây dựng bị ngập‖ Theo nghiên cứu của ICEM (Trung tâm Quản lý môi trường Quốc tế)[9], ngập úng làm hư hại đường sá, cầu cống, cản trở giao thông,
dự kiến sẽ có hơn một nửa nút giao thông hiện có, 187km đường sắt, 33km đường ray, 36km đường xe điện ngầm ở TP Hồ Chí Minh sẽ bị ảnh hưởng bởi ngập úng bất thường vào năm 2050
1.1.4 Ứng phó với biến đổi khí hậu
a Trên thế giới
Trước những hiểm họa và thách thức lớn về khí hậu đối với nhân loại, Liên hợp quốc với 2 cơ quan chuyên môn chính của mình là Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), đã tập hợp nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới bàn bạc và đi đến nhất trí cần có một Công ước quốc tế về khí hậu Đến ngày 9/5/1992, Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đă được chấp nhận tại Trụ sở của Liên hợp quốc ở New York và có hiệu lực từ ngày 19/3/1994 Công ước nhằm tạo ra một khuôn khổ chung đẩy mạnh những biện pháp nhằm đạt được sự ổn định khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu Tính đến hiện nay, có 195 Bên (194 Quốc gia và 1 tổ chức kinh tế khu vực) tham gia Công ước khung của LHQ về BĐKH, trong đó có Việt Nam
Ngày 16/2/2005, Nghị định thư Kyoto có hiệu lực, nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện phát triển bền vững và các nước phát triển thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính nhằm đạt được mục tiêu chung của UNFCCC
b Ở Việt Nam
Nhận thức những thách thức của BĐKH đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008, thành lập Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu[10]
Mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn
và xây dựng được kế hoạnh hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển theo hướng các-bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất
9 http://vnmedia.vn/NewsDetail.asp?NewsId=319843&CatId=23
10 GS TSKH Nguyễn Ngọc Trân, (2009), Ứng phó với BĐKH và nước biển dâng
Trang 1515
Chương trình đề ra 8 nhiệm vụ chủ yếu:
1 Đánh giá mức độ và tác động của BĐKH ở Việt Nam
2 Xác định các giải pháp ứng phó với BĐKH
3 Xây dựng chương trình khoa học công nghệ về BĐKH
4 Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH
5 Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực
6 Tăng cường hợp tác quốc tế
7 Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương
8 Xây dựng các kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và địa phương ứng phó với BĐKH
Chiến lược quốc gia về BĐKH ban hành kèm theo Quyết định số TTg ngày 5/12/2011
Mục tiêu cụ thể:
+ Đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH + Nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) và tăng khả năng hấp thụ KNK dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc trong phát triển kinh
tế - xã hội
+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng phó với BĐKH của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách, phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và vị thế của Việt Nam; tận dụng các cơ hội từ BĐKH để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển và nhân rộng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với hệ thống khí hậu
+ Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế của Việt Nam để ứng phó hiệu quả với BĐKH
Trang 1616
Nhiệm vụ chiến lược:
1) Chủ động ứng phó với thiên tai và giám sát khí hậu
2) Đảm bảo an ninh lương thực và tài nguyên nước
3) Ứng phó tích cực với nước biển dâng phù hợp với các vùng dễ bị tổn thương
4) Bảo vệ, phát triển bền vững rừng, tăng cường hấp thụ khí nhà kính và bảo tồn đa dạng sinh học
5) Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính góp phần bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất
6) Tăng cường vai trò chủ đạo của Nhà nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu
7) Xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH
8) Phát triển khoa học – công nghệ tiên tiến trong ứng phó với biến đổi khí hậu
9) Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế nâng cao vị thế quốc gia trong các vấn đề về BĐKH
10) Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính và tập trung đầu tư có hiệu quả
1.2 Dấu vết carbon:
Dấu vết carbon là tổng lượng khí nhà kính mà con người tạo ra trong hoạt động sinh sống và sản xuất hằng ngày, được tính bằng lượng khí CO2 tương đương (hay lượng carbon phát thải)
Sau đây là một số kết quả cho thấy mức độ phát thải khí nhà kính do các phương tiện vận tải, lương thực và các vật dụng hàng ngày
Về các phương tiện vận tải:
Đi 10 km bằng xe ô tô sẽ phát thải 3,7 – 18,3 kg khí CO2;
Đi 10 km bằng xe máy sẽ phát thải 3,3 kg khí CO2;
Đi 10 km bằng xe buýt sẽ phát thải 1,5 – 2,9 kg khí CO2
Về lương thực:
100 g thịt bò phát thải 4,8 kg khí CO2;
Trang 1717
100 g thịt heo phát thải 1,1 kg khí CO2;
100 g bánh mì phát thải 2,2 kg khí CO2
Về các vật dụng hàng ngày:
01 chai nhựa phát thải 1,5 kg khí CO2;
01 túi ni-lông phát thải 0,7 kg khí CO2;
01 lon đồ hộp phát thải 0,7 kg khí CO2;
01 lon được tái chế phát thải 0,04 kg khí CO2
1.3 Lối sống tiêu dùng
Như đã đề cập ở trên nguyên nhân chính là do hoạt động con người, hay cũng
có thể nói chính lối sống tiêu dùng hiện nay đã ảnh hưởng đến BĐKH
Lối sống có thể được định nghĩa là cách sống của một người, trong đó bao gồm các hoạt động, sở thích và cách nhìn nhận của người đó Lối sống là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, đồng thời việc nghiên cứu lối sống nhằm phát thảo hành vi xã hội và các tương tác giữa các hành vi[11]
Từ định nghĩa lối sống, có thể hiểu lối sống tiêu dùng là cách sử dụng và tiêu dùng sản phẩm của một người trong hoạt động sống của mình
1.4 Hành vi tiêu dùng và hành vi tiêu dùng hợp lý:
1.4.1 Hành vi tiêu dùng:
Có nhiều khái niệm về hành vi tiêu dùng, sau đây là một số khái niệm tiêu biểu: Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, ―Hành vi tiêu dùng chính là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó, con người thay đổi cuộc sống của họ‖ [12]
Hay nói cách khác, hành vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận mà con người có được và những hành động mà họ thực hiện trong quá trình tiêu dùng Những yếu tố như ý kiến từ những người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin
về giá cả, bao bì, bề ngoài sản phẩm… đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi của khách hàng
Trang 1818
Theo Philip Kotler, ―Hành vi tiêu dùng là những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ‖[2]
―Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/ dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ‖ (Solomon Micheal- Consumer Behavior, 1992) [13]
―Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/ dịch vụ Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó‖ (James F.Engel, Roger D Blackwell, Paul W.Miniard – Consumer Behavior, 1993)[14]
Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu sẽ áp dụng định nghĩa ―Hành vi người tiêu dùng‖ như sau: Hành vi người tiêu dùng là những biểu hiện mà những cá nhân biểu
lộ trong quá trình tìm kiếm, đánh giá, mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ để thỏa mãn những nhu cầu và ước muốn của họ
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng Những yếu tố cho ta căn cứ để biết cách tiếp cận và phục vụ xây dựng mô hình lối sống tiêu dùng hợp lý Nhìn chung, có thể phân làm bốn nhóm yếu tố chủ yếu:
a Các yếu tố văn hóa gồm nến văn hoá, nhánh văn hoá, giai tầng xã hội;
b Các yếu tố xã hội gồm nhóm tham khảo, gia đính, vai trò và địa vị xã hội;
c Các yếu tố cá nhân gồm tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, phong cách sống, cá tính;
d Các yếu tố tâm lý gồm động cơ, nhận thức, sự hiểu biết, niềm tin và thái độ
1.4.2 Hành vi tiêu dùng hợp lý
Từ khái niệm hành vi tiêu dùng, nhóm nghiên cứu hiểu hành vi tiêu dùng hợp lý
là những biểu hiện của người tiêu dùng trong quá trình tìm kiếm, mua sắm, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lý về các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong các quá trình đó như lựa chọn kỹ khi đưa ra quyết định mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ nào đó, mua vừa
13
Nhóm tác giả- Tài liệu Hành vi người tiêu dùng- Trường đại học Kinh tế quốc dân
14 Đình Đình- Tại sao giới trẻ thích hàng hiệu và bạo chi? trên
http://www.vtc.vn/303-191197/gioi-tre/tai-sao-gioi-tre-thich-hang-hieu-va-bao-chi.htm
Trang 1919
đủ và tránh sử dụng lãng phí; sử dụng sản phẩm dịch vụ đúng mục đích; loại bỏ sản phẩm đúng và an toàn
1.5 Mô hình [15]
Mô hình là công cụ giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình, mối quan
hệ hay một ý tưởng nào đó Mô hình được diễn tả ở nhiều dạng, kích cỡ và nhiều phong cách Điều quan trọng cần nhấn mạnh rằng mô hình không phải là thế giới thực mà chỉ đơn thuần được người ta xây dựng lên nhằm giúp họ hiểu rõ hơn về hệ thống thế giới thực Nói chung tất cả các mô hình có một đầu vào thông tin, xử lý thông tin, và một đầu ra là các kết quả mong đợi
Các đặc tính chủ yếu cũng như sự tiến triển của bất kỳ mô hình nào chính là: Các giả định đơn giản hóa phải được thực hiện;
Các điều kiện biên hay điều kiện ban đầu phải được xác định;
Phạm vi áp dụng của mô hình nên được hiểu rõ
1.6 Xã hội ít phát thải carbon
1.6.1 Khái niệm
Một ―xã hội ít phát thải carbon‖[16]
là một xã hội chỉ phát thải ra môi trường một lượng khí nhà kính mà thiên nhiên có thể hấp thu được Xã hội ít phát thải carbon là một khái niệm kết hợp giữa mô hình phát triển bền vững có thể vừa phát triển kinh tế, cải thiện lối sống, giảm tác động BĐKH thông qua việc chuyển giao công nghệ, sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ và cuối cùng
là xây dựng năng lực để góp phần vào sự phát triển bền vững của toàn xã
Xã hội ít phát thải carbon là xã hội phát triển hay đang phát triển một cách bền vững dựa trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Trong xã hội đó, bảo vệ môi trường sẽ được quan tâm như các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội khác[17]
Asia-Pacific Integrated Model Team GCOE on Human Security Engineering for Asian Megacities—Kyoto
University National Institute for Environmental Studies, Preliminary study on sustainable low-carbon
development towards 2030 in Vietnam
Trang 2020
Xã hội ít phát thải carbon được xây dựng dựa trên các đặc tính sau[18]:
- Gồm các hoạt động phù hợp với các nguyên tắc của phát triển bền vững, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển của tất cả các nhóm trong xã hội
- Có đóng góp hợp lý hướng theo sự nỗ lực toàn cầu nhằm ổn định nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển ở mức độ tránh được BĐKH nguy hiểm, thông qua việc cắt giảm mạnh lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính
- Sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, sử dụng các nguồn năng lượng và công nghệ sản xuất ít phát thải carbon
- Áp dụng các mô hình hành vi tiêu dùng phù hợp với phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ở mức thấp
Mặc dù định nghĩa nhằm ý định bao hàm tất cả các hoàn cảnh quốc gia nhưng lại ngụ ý khác nhau cho các quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau Đối với các nước phát triển, thực hiện xã hội ít phát thải carbon cần phải thực hiện cắt giảm mạnh lượng khí thải CO2 vào giữa thế kỷ 21 Nó bao gồm sự phát triển và triển khai các công nghệ ít phát thải carbon, những thay đổi trong lối sống và thể chế Đối với các nước đang phát triển, việc đạt đến xã hội ít phát thải carbon phải đi đôi với việc đạt được các mục tiêu phát triển rộng hơn, một nhà nước tiên tiến phát triển, với nồng độ CO2 tương xứng như trong xã hội ít phát thải carbon ở các nước
1.6.2 Xây dựng xã hội ít phát thải carbon [19]
18
Jim Skea, Shuzo Nishioka, 2008, Policies and practices for a low-carbon society
19 Low Carbon Society Initiative Workshop, Warwick University, 3rd July 2008, The low carbon society – issues and concepts
Công nghệ
Khung pháp lý
Thay đổi hành vi
Công cụ kinh tế
Xã hội ít phát thải carbon
Trang 2121
1.6.3 Nguyên tắc của mô hình xã hội carbon thấp
Nhật Bản đưa ra 3 nguyên tắc chính của mô hình là:
(1) Giảm phát thải carbon trong tất cả các lĩnh vực: "Xã hội ít phát thải carbon" là
xã hội phát thải ra lượng khí gây hiệu ứng nhà kính mà thiên nhiên có thể hấp thụ (Carbon Neutral Society) Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần phải có một chế độ xã hội trong đó tất cả lĩnh vực chẳng hạn hạn như các ngành công nghiệp, chính phủ, người dân sẽ đưa ra cân nhắc đặc biệt về lựa chọn và quyết định của
họ một cách tự nhiên để giảm thiểu lượng khí thải carbon dioxide (giảm thiểu carbon)
(2) Đơn giản hóa và phong phú chất lượng cuộc sống: mọi người cần phải từ bỏ xã
hội tiêu thụ quá mức, chủ yếu là từ các nước phát triển và xây dựng một xã hội mới trong đó giá trị được đặt trên quan hệ gia đình, cộng đồng, y tế, tương tác với
tự nhiên và xu hướng tinh thần "Mottainai" để cải thiện chất lượng cuộc sống Hình thức lựa chọn tiêu dùng này dẫn đến một cuộc cách mạng trong hệ thống xã hội, di chuyển dần về phía xã hội ít phát thải carbon và chát lượng tốt hơn
(3) Cùng tồn tại một cách hòa hợp với thiên nhiên: con người và xã hội là một phần
của hệ sinh thái toàn cầu Để bảo đảm sự hấp thụ CO2 cần thiết cho một xã hội ít phát thải carbon và thích nghi với sự nóng lên toàn cầu, điều quan trọng là duy trì
và khôi phục lại môi trường tự nhiên đa dạng, phong phú, như rừng Để đạt được
sự cộng sinh này, cộng đồng địa phương nên đặt tầm quan trọng về sự hòa hợp và chung sống với tự nhiên, thúc đẩy các công nghệ thân thiện với thiên nhiên, chẳng hạn như sử dụng sinh khối
Trang 2222
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN MÔ HÌNH XÃ HỘI CARBON THẤP TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1 Dự án nghiên cứu về xã hội carbon thấp ở Châu Á
Cộng đồng quốc tế đã công nhận sự cần thiết phải giảm phát thải khí nhà kính 50% cho đến năm 2050 Trong khi đó, các nước châu Á chiếm hơn một nửa dân số thế giới và phát thải khí nhà kính vào năm 2050 Vì vậy để đạt được mục tiêu thì cần phải xây dựng và phát triển xã hội carbon thấp
Được tài trợ bởi của Quỹ Phát triển và nghiên cứu môi trường thuộc Bộ Môi trường Nhật Bản (MOEJ), dự án nghiên cứu xã hội carbon thấp ở châu Á được lập
ra Các mục tiêu của Dự án là thiết lập tầm nhìn của xã hội carbon thấp ở châu Á, và phát triển các phương pháp toàn diện để thiết kế và đánh giá các lựa chọn chính sách dựa trên kiến thức khoa học và nhu cầu của mỗi nước
Mười hành động hướng đến xã hội carbon thấp bao gồm[20]
:
- Phân cấp kết nối theo từng khu vực, thành phố đối với giao thông vận tải đô thị
- Lồng ghép giao thông đưởng thuỷ và đường sắt trong giao thông vận tải liên vùng
- Có những cách thức thông minh trong sử dụng vật liệu để có thể tận dụng hết tiềm năng của nguồn tài nguyên
- Các toà nhà được xây dựng với không gian tiết kiệm năng lượng, sử dụng ánh sáng mặt trời và gió
- Tạo sinh khối từ sản xuất và tiêu thụ địa phương
- Hệ thống năng lượng ít phát thải carbon khi sử dụng nguồn tài nguyên địa phương
- Trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi vận dụng công nghệ ít phát thải
- Quản lý bền vững trong sử dụng đất và rừng
- Công nghệ và nguồn tài chính thuận lợi cho phát triển xã hội carbon thấp
- Quản lý minh bạch và công bằng
Trong từng hành động phải có sự quan hệ giữa các chính sách riêng và trình tự thực hiện, đồng thời cũng được thực hiện bởi các chính phủ, khu vực tư nhân, các công dân và các cơ quan hợp tác quốc tế
20 Ten actions toward low carbon Asia, http://2050.nies.go.jp/file/ten_actions.pdf
Trang 23b Năng lượng điện ít phát thải carbon nhằm tách riêng hàm lượng carbon của lĩnh vực điện bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện, đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời
c Hành động chuyển đổi nhiên liệu nhằm chuyển đổi từ than đá sang khí Chuyển đổi này có thể xảy ra thông qua các lĩnh vực như tăng cường sử dụng khí trong lĩnh vực công nghiệp, đường ống khí đốt tự nhiên để sử dụng trong gia đình và công nghệ sản xuất năng lượng dựa trên khí đốt Để đạt được quá trình chuyển đổi này thì cần nguồn kinh phí rất lớn không chỉ là công nghệ mà còn liên quan đến cơ sở hạ tầng, như đường ống dẫn khí
d Đưa ra giải pháp trong lĩnh vực thiết kế công trình gồm sử dụng các kỹ thuật xây dựng thích hợp, xem xét yếu tố năng lượng và tiêu chuẩn phù hợp theo từng loại nhà ở, vật liệu và thiết bị nhằm kiểm soát dòng năng lượng
e Hành động thay thế và tái chế vật liệu nhằm thúc đẩy bảo tồn tài nguyên và tái chế, đồng thời cung cấp các lợi ích đáng kể trong việc đẩy mạnh lối sống bền vững, kiểm soát tốt hơn các dòng năng lượng và bảo tồn tài nguyên
f Giải pháp cho việc giảm tiêu thụ và sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng là tập trung vào việc cải tiến các thiết bị và giảm tiêu thụ năng lượng trong quá trình công nghiệp chuyên sâu Những cải tiến này có thể được liên tục đạt được thông qua việc thực hiện các quy chuẩn xây dựng thống nhất (phù hợp với khu vực dân cư), thúc đẩy các vật liệu ít phát thải carbon trong xây dựng và thiết kế một hệ thống phù hợp cho quá trình chuyển đổi
g Trong quy hoạch đô thị cần tăng cường mảng xanh và cải thiện môi trường xây dựng nhằm giảm hiện tượng đảo nhiệt ở đô thị Điều này cũng mang lại nhiều lợi
21 Low carbon society roadmap 2050, India, Indian Institude of managament, 01/2011
Trang 24Khung chính sách của xã hội carbon thấp ở Thái Lan, tầm nhìn đến năm 2030
HỘ GIA ĐÌNH VÀ THƯƠNG MẠI
- Xây dựng cách nhiệt
- Dán nhãn hiệu quả năng lượng
- Mua sắm xanh
- Tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng của
các thiết bị và đánh giá của các tòa
nhà
GIAO THÔNG VẬN TẢI
- Điều chỉnh mức thuế suất đối với xe
tiết kiệm năng lượng
- Thúc đẩy các loại xe chạy bằng
động cơ hơi nước và khí tự nhiên
- Thúc đẩy năng lượng tái tạo
- Thúc đẩy hệ thống giao thông công
cộng
CÔNG NGHIỆP
- Hỗ trợ đầu tư cho các thiết bị tiết kiệm năng lượng
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ
- Thúc đẩy năng lượng thay thế và tái tạo
PHÁT SINH NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
- Hỗ trợ đầu tư cho các thiết bị tiết kiệm năng lượng
- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ
- Thúc đẩy năng lượng tái tạo
- Chuyển đổi nhiên liệu
- Giảm thiểu sử dụng riêng và tổn thất truyền tải
XÃ HỘI CARBON THẤP Ở THÁI LAN
Khuyến khích giới thiệu thiết bị và xây dựng nhà ở tiết kiệm năng lượng
Trang 2525
Theo kịch bản xây dựng xã hội carbon thấp hướngThái Lan đưa ra 9 hành động, trong đó bao gồm các giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong khu nhà ở, thương mại, công nghiệp, giao thông và năng lượng
- Nâng cao sử dụng hiệu quả năng lượng trong các hộ gia đình đối với các thiết bị phát điện (thiết bị điều hoa, đun nóng, phát sáng, bếp điện, tủ lạnh) và các thiết bị khác (bếp củi)
- Nâng cao sử dụng hiệu quả năng lượng trong các toà nhà
- Nâng cao sử dụng hiệu quả năng lượng trong các toà nhà (các bộ luật xây dựng) như khi xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn xây dựng của Thái Lan
- Nâng cao sử dụng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp
- Chuyển đổi nhiên liệu trong công nghiệp
- Nâng cao tiết kiệm nhiên liệu trong lĩnh vực giao thông vận tải bằng các giải pháp như
+ Để cải thiện hiệu quả năng lượng trong cả hành khách và vận chuyển hàng hóa thì tăng cường sử dụng xe nhỏ, xe lớn, xe buýt và xe máy với công nghệ tiên tiến Ngoài ra, cũng sẽ được đẩy mạnh các loại xe ô tô ở thân thiện với việc giảm thuế
và trợ cấp một phần trong đầu tư
+ Trong quản lý nhu cầu đi du lịch, xúc tiến toàn diện về quản lý nhu cầu đi lại trong việc vận chuyển hành khách, ưu tiên xe buýt, và vận chuyển không có động
cơ Một số nghiên cứu của Bộ Năng lượng cho thấy rằng hành động này không yêu cầu bất kỳ vốn đầu tư ngoại trừ các ưu đãi và khuyến mãi
- Chuyển đổi nhiên liệu trong lĩnh vực giao thông vận tải (xa chạy bằng khì tự nhiên và động cơ hơi nước)
- Thay đổi phương thức trong lĩnh vực giao thông vận tải
- Cải thiện hiệu quả nhiên liệu và chuyển đổi nhiêu liệu trong lĩnh vực phát điện như giảm thất thoát trong quá trình truyền và phân phối nhiên liệu, tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo và năng lượng hạt nhân trong phát sinh điện, các nhà máy điện thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới như tích hợp khí hoá kết hợp chu kỳ (IGCC), chu trình hỗn hợp tuabin khí (CCGT)
2.1.3 Indonesia 23
Dựa trên kết quả của các kịch bản, một tập hợp các hành động trong ngành năng lượng đã được phát thảo Các biện pháp đối phó được chia thành 5 nhóm hành động:
23 Low Carbon Society Scenario Toward 2050 – INDONESIA - Energy Sector, october, 2010
Trang 26Ưu đãi cho các thiết bị sử dụng điện hiệu quả và các máy móc khác như giảm giá đối với các thiết bị này, lần lượt sẽ dẫn đến việc giảm sử dụng năng lượng; Các quy định và chính sách của Chính phủ sẽ khuyến khích phát triển nhà ở
sử dụng năng lượng hiệu quả;
Giảm các rào cản trong việc truy cập thông tin và cài đặt thiết bị sử dụng hiệu quả năng lượng
c Điện carbon thấp: Giới thiệu điện carbon thấp trong lĩnh vực năng lượng bao gồm việc sử dụng năng lượng mới và tái tạo, phát điện hiệu quả, giảm tổn thất truyền tải và phân phối (T & D) trong lưới điện, và CCS (thu giữ carbon và stor tuổi) công nghệ trong nhà máy nhiệt điện;
d Nhiên liệu carbon thấp trong công nghiệp: Giới thiệu năng lượng carbon thấp trong công nghiệp, trong đó bao gồm sự thay đổi sang nhiên liệu ít phát thải cacbon và có khả năng tái tạo, cải thiện tính hiệu quả năng lượng của các quá trình, thiết bị;
e Giao thông vận tải bền vững: Phát triển giao thông vận tải bền vững bao gồm sự thay đổi phương thức (tăng phương tiện giao thông công cộng và kích thước lớn),
sự thay đổi sang nhiên liệu ít phát thải cacbon và có khả năng tái tạo, giảm khoảng cách chuyến đi thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị, viễn thông, truy cập thông tin, quản lý nhu cầu vận và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của
xe
2.1.4 Bangladesh 24
Đối với Bangladesh, xây dựng một xã hội carbon thấp vừa là thách thức vừa là
cơ hội Khái niệm về xã hội carbon thấp không chỉ là giảm phái thải khí nhà kính mà còn tập trung vào việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn để cải thiện sự phong phú nền kinh tế Theo nghiên cứu, phát thải khí nhà kính có thể giảm khoảng 42% trong kịch bản đến năm 2025 bằng cách áp dụng một số giải pháp giảm thiểu hiệu quả và
24
Low-Carbon Society Development towards 2025 in Bangladesh,