Nhóm giải pháp về chính sách đối với hoạt động của bộ máy và cán

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 96)

7. Bố cục của luận văn

3.2.4. Nhóm giải pháp về chính sách đối với hoạt động của bộ máy và cán

- Xây dựng chính sách ƣu tiên, ƣu đãi trong đào tạo, tuyển dụng đồng thời có chính sách thu hút cán bộ giỏi về công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Có chính sách thu hút đối với những thanh niên, cán bộ trẻ có đủ điều kiện tích cực tham gia làm việc trong các tổ chức đoàn thể của HTCT cơ sở. Nhiều ngƣời không muốn tham gia các tổ chức đoàn thể, chính trị vì mất nhiều thời gian mà chế độ phụ cấp lại không nhiều. Đối với các cán bộ xã và cán bộ là ngƣời dân tộc ít ngƣời có tâm lý ngại đi xa, điều kiện kinh tế khó khăn nếu không có chính sách hỗ trợ, ƣu đãi thích đáng thì không đào tạo đƣợc cán bộ dân tộc thiểu số. Cần xây dựng chính sách thu hút cán bộ về công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng BĐKK để họ có đủ điều kiện sinh hoạt, từ rèn luyện và trƣởng thành đi lên.

- Cần có chính sách nhằm phát huy vai trò của các già làng, trƣởng bản, ngƣời có uy tín, các chức sắc tôn giáo, trƣởng các dòng họ….trong các bản tham gia vào quản lý xã hội, cùng với các tổ chức trong HTCT cơ sở thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

- Nghiên cứu điều chỉnh chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ trong HTCT cơ sở: Nhìn chung các cán hộ trong HTCT cấp cơ sở thuộc các thành phần dân tộc khác nhau đều nhiệt tình công tác, có tinh thần trách nhiệm trƣớc cộng đồng, cử tri và nhân dân địa phƣơng. Tuy nhiên, hiện nay chế độ sinh hoạt phí và phụ cấp so với mức độ tăng giá, trƣợt giá hiện nay thì còn rất nhiều vấn đề bất cập, gây nên những tác động về mặt tâm lý, tinh thần công tác cho đội ngũ này.

- Rà soát, xây dựng chính sách đồng bộ nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất về trụ sở, các phƣơng tiện thông tin, văn phòng cho hệ thống chính trị cơ sở. Đây là

nhu cầu tất yếu liên quan đến nhiều vấn đề lãnh đạo, chỉ đạo, báo cáo, điều hành của HTCT cơ sở, nhằm tạo điều kiện cho HTCT cơ sở có thể hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ đƣợc cấp trên giao.

Tiểu kết chương 3

Trong chƣơng 3 chúng tôi đã đánh giá chung về đội ngũ cán bộ xã Lóng Sập trên nhiều phƣơng diện; về vai trò của tổ chức Đảng - Đảng ủy, HĐND - UBND, MTTQ và các tổ chức đoàn thể xã Lóng Sập trong việc thực hiện Chƣơng trình 135-2. Qua đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm củng cố, nâng cao vai trò của HTCT cấp cơ sở nói chung và HTCT xã Lóng Sập nói riêng trong việc triển khai thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc cũng nhƣ chính sách dân tộc trên địa bàn.

Đội ngũ cán bộ xã Lóng Sập có độ tuổi trung bình trung khá cao (42,9 tuổi), với độ tuổi trung bình này lực lƣợng cán bộ xã Lóng Sập có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình triển khai công tác chuyên môn cũng nhƣ việc triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Xã có tỷ lệ cán bộ có trình độ học vấn 12/12 và trình độ quản lý Nhà nƣớc, trình độ lý luận chính trị lần lƣợt là: 55,56%; 61,11% và 36,11% , có thể thấy đội ngũ cán bộ xã Lóng Sập đã đƣợc sự quan tâm của Lãnh đạo xã tạo điều kiện tham gia các lớp học tập, bồi dƣỡng nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu công tác trong tình hình mới. Dù vậy, tỷ lệ cán bộ, công chức của xã có trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ từ sơ cấp đến đại học còn chƣa nhiều, đặc biệt là ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, điều này cũng gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình triển khai những chƣơng trình, dự án mang tính chất chuyên ngành ở xã. Trong thời gian tới, xã Lóng Sập cần tiếp tục tạo điều kiện về cả thời gian và kinh phí để các cán bộ trẻ có điều kiện tham gia các lớp, đặc biệt là chƣơng trình trung học hoàn

chỉnh, đây chính là nền tảng cơ sở để đội ngũ cán bộ trẻ này tiếp thu đƣợc các kiến thức trong các lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý khác.

Trong việc triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và của Nhà nƣớc nói chung và Chƣơng trình 135-2 trên địa bàn xã nói riêng Tổ chức Đảng - Đảng ủy xã đã phát huy vai trò của mình là cơ quan chỉ đạo chung, theo dõi sát sao, chỉ đạo quá trình triển khai công việc, đồng thời giải quyết các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, do trình độ của cán bộ còn hạn chế, nên Đảng ủy xã mới chỉ thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên, chƣa dám mạnh dạn thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng mình. HĐND xã đã phát huy vai trò của mình trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động triển khai thực tế cũng nhƣ hoạt động giải ngân của nguồn vốn, đồng thời phản ánh những nguyện vọng của quần chúng nhân dân tới cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, công tác tham mƣu, hiến kế để triển khai thực hiện các chính sách còn nhiều hạn chế, công tác kiểm tra, giám sát đôi lúc còn mang tính chất hình thức. UBND xã chính là một mắt xích rất quan trọng trong quá trình đƣa chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến với ngƣời dân, thông qua BCĐ và BGSCĐ, UBND xã đã tổ chức triển khai Chƣơng trình 135-2 đến tận các bản và theo đúng hƣớng dẫn của cấp trên cũng nhƣ thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để ngƣời dân trong xã đƣợc biết, đƣợc tham gia vào quá trình triển khai. Vì vậy chất lƣợng của các chƣơng trình, dự án hợp phần thuộc Chƣơng trình 135-2 đƣợc nhân dân trong xã đánh giá tốt. Dù vậy, trình độ chuyên môn, học vấn vẫn là một rào cản đối với đội ngũ cán bộ trong quá trình triển khai thực hiện, thủ tục hành chính rƣờm rà cũng là một nhân tố cản trở quá trình triển khai của đội ngũ cán bộ địa phƣơng. MTTQ và các đoàn hội của xã cũng đã thực hiện tốt vai trò phối hợp với UBND, HĐND thực hiện triển khai các chƣơng trình, dự án trên địa bàn xã thông qua công tác tuyên truyền, vận động các thành viên của hội đoàn mình ở các Chi hội trực thuộc, đồng thời còn tham gia công tác GSCĐ đối với các chƣơng trình, dự án, nhờ vậy mà các công trình

của Chƣơng trình 135-2 có chất lƣợng tốt hơn, đảm bảo tiến độ hơn các công trình của Chƣơng trình 135-1.

Để củng cố và nâng cao vai trò của HTCT cấp cơ sở nói chung và HTCT xã Lóng Sập nói riêng trong việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc trong đó có chính sách dân tộc dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi không phải là việc mà một huyện, một tỉnh có thể làm đƣợc. Điều đó liên quan đến hệ thống chính sách đồng bộ, thống nhất từ Trung ƣơng xuống đến cơ sở, chúng tôi cũng mạnh dạn đƣa ra một số các nhóm giải pháp nhằm củng cố và nâng cao vai trò của HTCT cấp cơ sở trong việc thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc nhƣ: Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức; Nhóm giải pháp về đổi mới tổ chức, củng cố bộ máy và cơ chế hoạt động; Nhóm giải pháp đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng, tạo nguồn cán bộ, công chức cấp cơ sở; Nhóm giải pháp về chính sách đối với hoạt động của bộ máy và cán bộ.

Qua những nhận thức và đánh giá trên có thể khẳng định vai trò quan trọng không thể thay thế của HTCT cấp cơ sở trong việc triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong đó có chính sách dân tộc đến với quần chúng nhân dân, đó là lý do tại sao từ khi thành lập nƣớc Việt Nam mới (năm 1945) cho đến ngày nay, trải qua nhiều biến cố thăng trầm song HTCT nƣớc ta vẫn đƣợc chia thành 4 cấp từ Trung ƣơng cho đến cơ sở nhƣ hiện nay.

KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Chính sách đúng là nguồn gốc của mọi thắng lợi…khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy cũng vô ích. Có chủ trƣơng đúng, chính sách tốt nhƣng việc triển khai thực hiện chính sách nhƣ thế nào lại có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và ý nghĩa của chính sách trong thực tiễn cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng và quần chúng ở cơ sở nói chung.

Ở nƣớc ta, Đảng và Nhà nƣớc, các cơ quan Trung ƣơng là cấp đƣa ra các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách nhƣng đƣa những chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách đó đến với đời sống thực tế của ngƣời dân thì lại là HTCT cấp cơ sở. Nếu không đƣa đƣợc vào trong đời sống ngƣời dân thì những chủ trƣơng, chính sách đó mãi mãi chỉ nằm trên giấy, không có ý nghĩ thực tiễn. HTCT cấp cơ sở giống nhƣ “chiếc cầu” nối giữa Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân. Mối quan hệ này không phải là mối quan hệ đơn tuyến, một chiều từ trung ƣơng xuống địa phƣơng, từ cấp trên xuống cấp dƣới, mà là mối quan hệ hai chiều. Đảng và Nhà nƣớc hoạch định các chủ trƣơng, chính sách thông qua HTCT cấp cơ sở tác động đến đời sống ngƣời dân, mức độ, chiều hƣớng ảnh hƣởng của các chủ trƣơng, chính sách đến cuộc sống ngƣời dân nhiều hay ít, tốt hay xấu lại đƣợc phản hồi về thông qua HTCT cơ sở. Qua đó Đảng và Nhà nƣớc đánh giá đƣợc mức độ tốt hay không tốt, phù hợp hay không phù hợp của chính sách để có những điều chỉnh phù hợp, giúp cho chính sách ngày càng sát với những nhu cầu thực tiễn của đời sống nhân dân qua từng thời kỳ. Bởi vậy HTCT cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện, đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến với thực tiễn đời sống ngƣời dân.

HTCT cơ sở nói chung và HTCT xã Lóng Sập nói riêng đã thông qua các cơ quan: Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức đoàn thể để tổ chức

triển khai, đƣa chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào cuộc sống. Mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức lại có một vai trò và vị trí khác nhau trong sự phân công này, giữa các cơ quan, tổ chức luôn có mối quan hệ chỉ đạo - định hƣớng, vừa có mối quan hệ tƣơng hỗ - phối kết hợp với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Đảng ủy định hƣớng, ra Nghị quyết thực hiện, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; HĐND ra các Nghị quyết về phƣơng thức tổ chức thực hiện; UBND triển khai thực hiện thông qua các đơn vị chức năng của mình; MTTQ và các đoàn hội ở xã thực hiện công tác giám sát và phối hợp ngang với UBND để kết hợp thực hiện các nhiệm vụ đƣợc Đảng ủy giao. HTCT cơ sở với các lợi thế gần dân, thân dân, từ nhân dân mà ra, sống trong lòng dân và do nhân dân bầu ra; lợi thế về sự am hiểu phong tục tập quán, địa hình địa mạo, khí hậu tự nhiên, về tình ình dân cƣ kinh tế - xã hội của địa bàn; là những ngƣời thân cận tiếp xúc hàng ngày với quần chúng nhân dân; trực tiếp giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến đời sống ngƣời dân, quyền lợi của ngƣời dân đƣợc đảm bảo hay không gắn liền với quá trình hoạt động tốt hay không tốt của HTCT cơ sở. HTCT cơ sở đƣợc ngƣời dân tin tƣởng và chỉ khi nào HTCT cơ sở tham gia triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án với sự đồng tham gia của ngƣời dân thì lúc đó đồng bào mới thấy rằng việc làm đó là vì mình và có ý thức bảo vệ, sửa chữa.

Nƣớc ta là quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau (54 dân tộc) cùng sinh sống, địa bàn sinh sống của các dân tộc không đồng nhất, từ Bắc đến Nam, từ miền núi đến đồng bằng… do vậy, việc áp dụng thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc cũng không thể cứng nhắc mà HTCT cấp cơ sở từng nơi phải có sự điều chỉnh linh động, xây dựng kế hoạch, phƣơng thức triển khai cho phù hợp với điều kiện của địa phƣơng mình, sao cho các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhanh chóng đƣợc ngƣời dân tiếp nhận và có ảnh hƣởng sâu sắc

trong đời sống thực tiễn của quần chúng nhân dân chứ không thể chỉ áp dụng đồng loạt một mô hình theo đúng các văn bản hƣớng dẫn của cấp trên.

Tuy nhiên, ở cấp cơ sở còn có rất nhiều khó khăn làm hạn chế tới kết quả của việc triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ: cơ sở vật chất để làm việc của đội ngũ cán bộ trong HTCT cấp cơ sở còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cán bộ, công chức xã thiếu về số lƣợng, yếu về chất lƣợng, mặt bằng dân trí thấp; ngƣời dân còn chịu nhiều ảnh hƣởng của các phong tục, tập quán, các thiết chế xã hội truyền thống; tỷ lệ đói nghèo thƣờng cao, chế độ phụ cấp dành cho đội ngũ cán bộ còn thấp, chƣa tƣơng xứng với những nhiệm vụ, công việc mà họ đảm nhiệm…trong đó các yếu tố hạn chế về cơ sở hạ tầng và trình độ, năng lực còn hạn chế của đội ngũ cán bộ trong HTCT cơ sở đƣợc coi là những yếu tố quan trọng nhất. Tự bản thân mỗi địa phƣơng cũng nhận thức đƣợc rất rõ những hạn chế này, song để có thể khắc phục đƣợc là chuyện không phải một sớm, một chiều và cần phải có những chính sách đồng bộ, hệ thống của Đảng và Nhà nƣớc với sự đầu tƣ một cách thích đáng.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng ở nƣớc ta vai trò của HTCT cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc nói riêng và các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nói chung là rất quan trọng và không thể thay thế đƣợc trong điều kiện của đất nƣớc hiện nay. HTCT cơ sở có mạnh, có tốt thì các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc mới nhanh chóng đi vào thực tiễn đời sống ngƣời dân, thông qua đó các mục đích, mục tiêu về phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội chung của Đảng và Nhà nƣớc mới có thể đƣợc thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban tƣ tƣởng – Văn hóa Trung ƣơng (2002); Vấn đề dân tộc và chính

sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam; H: Chính trị Quốc gia: Hà Nội.

2. Hoàng Chí Bảo (2004); Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta

hiện nay; H: Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Lê Quang Bình, Hoàng Cầm, Phạm Quỳnh Phƣơng, Mai Thanh Sơn (2010); Áp dụng phương pháp tiếp cận nhân học trong Chương trình 135: Phân tích

các vấn đề xã hội và văn hóa nhằm cân nhắc cho chương trình 135 giai đoạn III.

4. Don Taylor và các cộng sự (2010); Nghiên cứu về kế hoạch và phân bổ

nguồn lực trong P 135-2.

5. Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, TT Nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 96)