7. Bố cục của luận văn
2.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, viên chức trong hệ thống chính trị cấp
Trƣớc năm 2006 Lóng Sập là xã rộng lớn (với diện tích là 20.746,78 ha), năm 2006 xã Lóng Sập (cũ) tách thành 2 xã Lóng Sập và xã Chiềng Sơn, vì vậy đội ngũ cán bộ, viên chức xã có những biến động lớn.
a) Về độ tuổi:
Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính Phủ số lƣợng cán bộ, viên chức, công chức ở các xã là không quá 25 ngƣời (theo điều 3), song trên thực tế ở xã có những chức danh phó các đoàn, hội, họ vẫn hàng ngày tham gia vào các công tác chuyên môn, hành chính của xã, do vậy theo ý kiến của đồng chí Chủ tịch UBND xã Lóng Sập thì tác giả vẫn thống kê theo số lƣợng cán bộ, viên chức thực tế hiện đang giữ các chức danh và đảm nhiệm các công việc liên quan trong hệ thống Đảng và chính quyền xã.
Hệ thống chính trị cấp cơ sở của xã Lóng Sập bao gồm có 36 ngƣời, có độ tuổi bình quân là 42,9 tuổi. Độ tuổi bình quân của các cán bộ, viên chức xã theo tôi là khá cao, điều này cũng gây ra những thuận lợi và khó khăn nhất định trong việc triển khai các công việc của xã. Bảng kê sau đây sẽ thể hiện rõ hơn về độ tuổi của các thành viên trong hệ thống chính trị xã Lóng Sập:
Độ tuổi
Từ 18-35 Từ 36-45 Từ 46- 55 Trên 55
người % người % người % Nam 7/36 19,44 4/36 11,11 2/36 5,56 13/36 36,11
Nữ 6/36 16,67 0 0 0 0 4/36 11,11
( Bảng 2.1: Thống kê độ tuổi của cán bộ, công chức xã Lóng Sập) b) Về thành phần dân tộc: Stt Thành phần dân tộc Tỷ lệ % 1 Thái 77,78 2 Khơ Mú 5,56 3 Hmông 11,11 4 Kinh 5,55
(Bảng 2.2: Thành phần dân tộc trong đội ngũ cán bộ, công chức xã Lóng Sập; nguồn: tác giả)
Ta thấy số cán bộ là ngƣời dân tộc Thái chiếm đa số (77,78%) trong đội ngũ cán bộ, công chức xã. Sự tƣơng quan về tỷ lệ giữa các dân tộc trong hệ thống cơ quan đoàn thể của xã còn đƣợc thể hiện qua tỷ lệ giữa các dân tộc trong cơ quan lãnh đạo của Đảng ủy, HĐND và UBND xã. Trong Đảng ủy xã có 4 đồng chí thì có 03 đồng chí là ngƣời dân tộc Thái, 01 đồng chí là ngƣời dân tộc Khơ Mú. HĐND xã có 02 đồng chí là ngƣời dân tộc Thái (Chủ tịch và Phó Chủ tịch). UBND xã có 02 đồng chí là ngƣời dân tộc Thái, 01 đồng chí ngƣời dân tộc Khơ Mú và 01 đồng chí là ngƣời dân tộc Hmông.
Mối tƣơng quan này gần đây đƣợc thay đổi theo hƣớng tăng thêm đội ngũ cán bộ là ngƣời các dân tộc khác tham gia vào trong đội ngũ cán bộ của HTCT xã.
c) Về tỷ lệ nam, nữ:
Trong số 36 đồng chí cán bộ, công chức của xã thì nam chiếm 72,22%, nữ chiếm 27,78%. Trong HTCT xã, cán bộ nữ chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực đoàn thể, bên khối UBND xã thì ở các cƣơng vị kế toán, văn phòng, địa chính, văn hóa xã hội.
d) Về Trình độ học vấn : Trình độ học vấn của các cán bộ, viên chức xã đƣợc thể hiện qua bảng thống kê dƣới đây:
Trình độ 12/12 9/12 7/10 4/10 Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Nam 13/36 36,11 10/36 27,78 1/36 2,78 2/36 5,55 Nữ 3/36 19,44 2/36 5,56 1/3 2,78 0 0 (Bảng 2.3: trình độ học vấn của cán bộ, công chức xã Lóng Sập; nguồn: tác giả)
Qua bảng thống kê ta thấy số cán bộ, công chức có trình độ văn hóa 12/12 chiếm 54,55%. Hầu hết các đồng chí khi tham gia công tác có trình độ 9/12 hoặc 7/10 nhƣng trong quá trình công tác, đƣợc Cấp ủy, Chính quyền xã tạo điều kiện, các đồng chí đã cố gắng vừa đi học, vừa đi làm để hoàn thiện trình độ học vấn, qua đó nâng cao khả năng nắm bắt và triển khai công việc của mình. Số cán bộ, công chức của xã có trình độ học vấn 9/12 còn tƣơng đối cao, nhất là một số đồng chí cán bộ, công chức tuổi đời còn trẻ (23 tuổi), thời gian tới xã cũng có kế hoạch tạo điều kiện cho các đồng chí này đi học tiếp khi có chỉ tiêu.
đ ) Về trình độ lý luận chính trị :
Công tác bồi dƣỡng về lý luận chính trị cho đội ngũ các cán bộ, công chức xã đã đƣợc Lãnh đạo xã thƣờng xuyên quan tâm và tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức xã tham gia vào các lớp bồi dƣỡng về lý luận chính trị.
Trình độ lý luận
Trung cấp Sơ cấp Không
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Nam 11/36 30,56 5/36 13,89 10/36 27,78
Nữ 2/36 5,55 1/36 2,78 7/36 19,44
(Bảng 2.4: Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức xã Lóng Sập; nguồn: tác giả)
Bảng thống kê trên cho thấy tổng số cán bộ, viên chức xã đã qua đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận chính trị chiếm hơn 50%, tập trung chủ yếu vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ có thâm niên công tác lâu năm. Đội ngũ cán bộ chuyên trách và trẻ tuổi hơn chƣa tham gia các lớp đào tạo này. Chủ trƣơng chung của xã trong thời gian tới nếu có các lớp đào tạo, bồi dƣỡng, xã sẽ cử các đồng chí có đủ điều kiện tham gia, nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ xã.
e) Về trình độ chuyên môn:
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức xã Lóng Sập đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Trình độ
Đại học Trung cấp Không
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %
Nam 3/36 8,33 5/36 13,89 18/36 50
Nữ 1/36 2,78 2/36 5,56 7/36 19,44
( Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức xã Lóng Sập; nguồn: tác giả)
Trong Ban chấp hành Đảng bộ xã Lóng Sập có 02 đồng chí là có trình độ chuyên môn về ngành nông - lâm (01 đại học và 01 trung cấp). UBND xã thì không có đồng chí nào đã qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Số cán bộ, viên chức chƣa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ chiếm tỷ lệ khá lớn. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc triển khai thực hiện các chƣơng trình, chính sách liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành.
f) Về trình độ quản lý nhà nước:
Trình độ QLNN
Bồi dưỡng Không
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %
Nam 17/36 47,22 9/36 25
(Bảng2.6: Trình độ QLNN của cán bộ, công chức xã Lóng Sập; nguồn: tác giả)
Qua bảng thống kê ta thấy Lóng Sập là xã có đội ngũ cán bộ, công chức đã qua bồi dƣỡng về quản lý Nhà nƣớc chiếm số lƣợng khá cao (61,11%). Đây cũng đƣợc coi là một lợi thế trong quá trình công tác của cán bộ, công chức xã.
Trên đây là bức tranh tổng thể về thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức xã Lóng Sập trên tất cả các lĩnh vực độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý Nhà nƣớc. Những yếu tố liên quan đến cá nhân mỗi cán bộ, công chức của xã ảnh hƣởng đến khả năng tiếp nhận và triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nói chung cũng nhƣ các chƣơng trình, dự án hợp phần của Chƣơng trình 135-2 nói riêng.
2.2. Vai trò của hệ thống chính trị cơ sở xã trong việc thực hiện chính sách dân tộc
Lóng Sập là 1 xã biên giới đƣợc tái thành lập lại vào năm 2006. Sau khi thành lập do điều kiện còn quá nhiều khó khăn, lãnh đạo xã đã kiến nghị lên cấp trên đề nghị xét bổ sung xã vào danh sách các xã đặc biệt khó khăn (sau đây viết tắt là ĐBKK), sau thời gian thẩm tra của các cấp có thẩm quyền thì đến tháng 8 năm 2007 xã Lóng Sập có tên trong danh sách các xã ĐBKK, đƣợc hƣởng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nƣớc dành cho các xã ĐBKK từ năm 2008.
Chƣơng trình 135-2 (tên gọi tắt của Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/1/2006) là sự tiếp nối của Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK miền núi, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 135/1998/CP-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ giai đoạn 1998 - 2005 (gọi tắt là Chƣơng trình 135 giai đoạn I). Xã Lóng Sập nói riêng và các xã thuộc Chƣơng trình 135
trên địa bàn huyện nói chung đã triển khai việc thực hiện các công trình, dự án thuộc các hợp phần của Chƣơng trình 135 theo sự chỉ đạo chung của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La – Huyện ủy, UBND huyện Mộc Châu. Khi chính sách đƣợc cấp trên triển khai xuống, xã Lóng Sập đã huy động các cơ quan, ban, hội, đoàn thể phối hợp triển khai thực hiện thắng lợi các công trình, dự án cụ thể. Từ năm 2008 trở lại đây, xã Lóng Sập đƣợc đầu tƣ với các công trình nƣớc sạch, 02 tuyến đƣờng giao thông liên bản, 01 nhà mẫu giáo, 01 đƣờng vào trƣờng và sân trƣờng tiểu học xã, các chƣơng trình thuộc hợp phần hỗ trợ sản xuất, nâng cao năng lực của các cán bộ, viên chức địa phƣơng, các dự án thuộc hợp phần hỗ trợ, cải thiện và nâng cao đời sống.
2.2.1 Vai trò của Đảng ủy xã
Sau khi Đảng ủy xã nhận đƣợc công văn chỉ đạo công việc của cấp trên (cấp huyện) về việc triển khai các hợp phần của Chƣơng trình 135-2 thì việc đầu tiên là phải báo cáo với Ban Thƣờng vụ (sau đây viết gọi tắt là BTV) Đảng ủy để tổ chức họp và ra Nghị quyết, chủ trƣơng, và tổ chức quán triệt trong nội bộ cán bộ, công chức của Đảng ủy, UBND, cùng với lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể của xã để hết thảy đội ngũ cán bộ, công chức xã phải biết, hiểu rõ về sự cần thiết phải thực hiện chƣơng trình, dự án; ý nghĩa, mục đích, các nội dung chủ yếu của chƣơng trình, dự án; phƣơng thức tổ chức thực hiện; hiệu quả mong đợi của chƣơng trình, dự án ... Trên cơ sở nội dung các công việc cần triển khai, BTV Đảng ủy xã giao nhiệm vụ cho đơn vị có trách nhiệm cụ thể để triển khai - ở đây là UBND xã cùng phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan thành lập Ban chỉ đạo (sau đây viết tắt là BCĐ) thực hiện các chƣơng trình, dự án thuộc Chƣơng trình 135-2.
Trong quá trình triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án BCĐ thực hiện Chƣơng trình 135 có nhiệm vụ thƣờng xuyên báo cáo với BTV Đảng ủy về tiến độ triển khai các chƣơng trình, dự án trong các cuộc họp giao ban, nếu trƣờng hợp có công việc đột xuất thì lãnh đạo BCĐ Chƣơng trình 135 của xã có thể trực tiếp báo
cáo với BTV Đảng ủy để xin ý kiến chỉ đạo. Chƣơng trình 135-2 là Chƣơng trình đƣợc triển khai theo hƣớng phân công, phân cấp mạnh cho cơ sở. Theo đó, Đảng ủy xã đã có sự phân công khá cụ thể về nhiệm vụ triển khai cho các cơ quan, đoàn thể, cụ thể:
- Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thì giao UBND xã làm chủ đầu tƣ đối với một số dự án Đầu tƣ xây dựng có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản theo quy định tại Thông tƣ số 01/2007/TT-UBND ngày 4/6/2007 của Ủy ban dân tộc.
- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thì từ năm 2008 xã đã đƣợc làm chủ đầu tƣ, kết hợp với MTTQ, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên tổ chức thực hiện.
- Dự án đào tạo nâng cao năng lực cán bộ xã, bản thì huyện giao cho Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội thực hiện. Còn ở xã thì Đảng ủy xã giao cho: MTTQ, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên phối hợp thực hiện.
- Dự án trợ giúp pháp lý và hoạt động văn hóa thì giao cho UBND xã thực hiện; Với nguồn vốn hỗ trợ học sinh con hộ nghèo thì huyện đã giao cho Phòng Giáo dục và các trƣờng học đóng trên địa bàn xã kết hợp thực hiện.
Nhờ có sự chỉ đạo, định hƣớng chung của Cấp ủy về chủ trƣơng, cách thức cũng nhƣ sự phân công rất rõ ràng nhiệm vụ cho các cơ quan, đoàn thể, ban ngành của xã mà hoạt động triển khai các chƣơng trình, dự án đƣợc thống nhất theo mục tiêu chung, phù hợp với các điều kiện tự nhiên cũng nhƣ dân cƣ, xã hội của xã, tránh tình trạng triển khai thực hiện chồng chéo giữa các cơ quan, đơn vị trong HTCT xã.
Xã Lóng Sập nói riêng và vùng dân tộc thiểu số, miền núi nói chung đƣợc hƣởng rất nhiều các chính sách ƣu tiên phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc nhƣ: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nƣớc sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số đời sống khó khăn theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ đồng bào định canh định cƣ theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg; Chính sách hỗ
trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg; Chính sách trợ giá, trợ cƣớc; Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về giáo dục - đào tạo; Chính sách giao khoán, bảo vệ rừng; Chƣơng trình khuyến nông, khuyến ngƣ quốc gia; Chính sách y tế cho các xã nghèo, vùng nghèo…Trong các chính sách này có nhiều chƣơng trình, chính sách có nội dung trùng với nhau. Nếu không có Đảng ủy là cơ quan “đầu mối” đứng ra để chỉ đạo nhất quán, phân công các cơ quan, đơn vị thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, chính sách trong quá trình triển khai thì việc triển khai thực hiện ở xã sẽ manh mún về vốn, không hệ thống và nhất quán với những mục tiêu chung của xã. Từ đó, kết quả của việc triển khai thực hiện các chƣơng trình, chính sách cũng sẽ không thể đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mục tiêu, mục đích đã đề ra. Đồng thời, nếu không có Đảng ủy xã là nơi tập hợp các ý kiến phản hồi, những điều phù hợp hoặc không phù hợp của các chính sách nói chung và Chƣơng trình 135-2 nói riêng khi đƣa vào thực tế thì các cơ quan ban hành chính sách cấp trên không thể có cơ sở để điều chỉnh các cơ chế, quy trình, cách thức, nội dung…cho phù hợp.
Nhƣ vậy, trong hoạt động triển khai Chƣơng trình 135-2, Đảng ủy xã là hạt nhân trung tâm, nơi tiếp nhận các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn thực hiện của cấp trên (huyện), từ đó mới phổ biển rộng ra trong toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức của xã. Đảng ủy xã còn có vai trò phân công nhiệm vụ cho các đơn vị tham gia, đồng thời đôn đốc chỉ đạo việc triển khai trên địa bàn sao cho kịp tiến độ và đạt hiệu quả cao nhất. Đảng ủy xã cũng là nơi tiếp thu và phản ánh các khúc mắc, những điều chƣa phù hợp của chƣơng trình, dự án lên cấp trên để cơ quan cấp trên có những sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết.
2.2.2 Vai trò của Hội đồng nhân dân
Trong việc thực hiện các chƣơng trình, dự án thì HĐND xã là một trong các cơ quan, đoàn thể của xã đƣợc biết và đƣợc tổ chức quán triệt đầu tiên. HĐND xã sẽ dựa trên Nghị quyết của Cấp ủy để đƣa ra các quyết sách của mình, đƣợc thể
hiện bằng các Nghị quyết nhằm thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
Các Nghị quyết của HĐND xã luôn đặt lợi ích của ngƣời dân làm trọng. Đại