Kết quả của việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn xã –

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 59)

7. Bố cục của luận văn

2.3.Kết quả của việc thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn xã –

Thước đo vai trò của hệ thống chính trị cơ sở

2.3.1. Kết quả của việc thực hiện Chương trình 135-2 trên địa bàn xã

a) Về dự án phát triển cơ sở hạ tầng

Giai đoạn 2007 - 2010 xã đã đƣợc đầu tƣ 05 công trình với tổng số vốn là 2.915,3 triệu đồng (nguồn: UBND xã Lóng Sập), trong đó có 04 công trình là UBND huyện làm chủ đầu tƣ, 01 công trình do UBND xã làm chủ đầu tƣ, cụ thể:

- Công trình nƣớc sinh hoạt bản Pha Đón phục vụ cho nhu cầu nƣớc sạch của 42 hộ thực hiện năm 2008 và năm 2010 với tổng số vốn là 634,7 triệu đồng.

- Đƣờng giao thông liên bản A Má - Pha Đón dài 5,65 km thực hiện năm 2008 và 2009 với tổng số vốn là 1.030,5 triệu đồng. Công trình đƣờng giao thông liên bản Bốc Quang - Pha Đón dài 3,5 km thực hiện năm 2009 với số vốn là 240,1 triệu đồng.

- Công trình nhà trẻ mẫu giáo bản Pha Nhên, thực hiện trong 2 năm 2009 và 2010 với tổng số vốn là 660,0 triệu đồng. Công trình làm đƣờng vào và sân trƣờng tiểu học trung tâm xã Lóng Sập thực hiện năm 2010 với tổng số vốn 350,0 triệu đồng (do UBND xã làm chủ đầu tƣ).

Các công trình tiến hành trên địa bàn xã Lóng Sập thuộc Chƣơng trình 135 đều là các công trình có quy mô nhỏ, việc lựa chọn nhà thầu, tƣ vấn và nhà thầu xây lắp các gói thầu đều thực hiện chỉ định thầu. Các công trình đều đảm bảo có sự tham gia giám sát của BGSCĐ xã và của quần chúng nhân dân. Qua hết năm 2010 các công trình đƣợc tiến hành trên địa bàn xã đã đƣợc hoàn thành, bàn giao cho xã và bản quản lý đƣa vào sử dụng.

b) Về dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Đối với dự án này, xã đã nghiêm túc thực hiện việc việc bình xét đối tƣợng thụ hƣởng (các đối tƣợng thuộc diện hộ nghèo). Việc bình xét đƣợc thực hiện dân chủ, công khai từ các bản, theo hƣớng dẫn chung của huyện. Sau 3 năm thực hiện

dự án, xã đã đƣợc hỗ trợ số vốn là 345,1 triệu đồng (nguồn: Phòng kế toán - tài chính xã) trong đó có các dự án nhỏ nhƣ hỗ trợ bò giống, ngô giống, phân bón…Nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo trong xã theo định mức để mua giống vật tƣ, phân bón đã tạo điều kiện cho hộ nghèo đầu tƣ phát triển sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, con nuôi, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào.

Mô hình sản xuất chăn nuôi bò cái sinh sản trên địa bàn xã, nhìn chung đã bƣớc đầu phát huy đƣợc hiệu quả. Việc chăn nuôi bò cái luân phiên theo nhóm hộ đã làm tăng sự gắn kết cộng đồng trong bản và trong nội bộ nhóm hộ. Dự án hỗ trợ các loại máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất trên địa bàn xã nhìn chung chƣa phát huy đƣợc nhiều tác dụng, đồng bào chỉ sử dụng thƣờng xuyên máy tách cùi ngô vào trong hoạt động sản xuất của mình.

Các lớp tập huấn, đào tạo kiến thức cho cán bộ, công chức và ngƣời dân, đã góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất, chăn nuôi, phòng ngừa dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Qua các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, các chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng đƣợc lồng ghép, tuyên truyền giúp đồng bào hiểu rõ hơn về sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Những kết quả từ hợp phần hỗ trợ sản xuất đƣợc thực hiện trên địa bàn xã từ nguồn vốn của Chƣơng trình 135-2 đã đạt đƣợc nhiều hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện từng bƣớc đời sống của đồng bào trên con đƣờng xóa đói giảm nghèo.

c) Về dự án hỗ trợ đào tạo cán bộ, xã, bản và cộng đồng

Qua 3 năm thực hiện dự án hỗ trợ đào tạo cán bộ xã, bản và cộng đồng trên địa bàn xã đã bồi dƣỡng và dạy nghề cho gần 200 lƣợt ngƣời là cán bộ, viên chức xã, bản và cộng đồng, đào tạo nghề cho phụ nữ, thanh niên dân tộc thiểu số. Cán bộ, công chức xã, bản khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức về quản lý đầu tƣ, đấu thầu, giám sát. Ngƣời dân thì đƣợc đào tạo

với các ngành nghề chủ yếu là nông lâm tổng hợp, nghề sửa chữa xe máy, trồng nấm rơm, làm đậu phụ… một số ngành nghề đã đƣợc các thanh niên trong xã đầu tƣ trở thành nghề làm ra kinh tế cho gia đình.

Dẫu vẫn còn có những hạn chế nhƣng thông qua các lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức trình độ hiểu biết về các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, về khoa học kỹ thuật của một bộ phận đồng bào đã đƣợc tăng lên. Đồng bào đƣợc gặp gỡ, giao lƣu trao đổi văn hóa, kinh nghiệm sản xuất với nhau, tạo nên sự gắn bó đoàn kết giữ đồng bào các dân tộc trong huyện. Tạo niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà Nƣớc, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

d)Về dự án hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân

* Dự án trợ giúp pháp lý, hoạt động văn hóa:

Xã đã thành lập Ban trợ giúp pháp lý để thực hiện công tác tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã thực hiện đúng, nghiêm chỉnh các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Mặc dù nguồn vốn của Chƣơng trình 135 dành cho dự án này không nhiều (2 triệu đồng/xã/năm) nhƣng Ban Trợ giúp pháp lý của xã đã hoạt động khá hiệu quả. 100% những ngƣời cần trợ giúp pháp lý khi tìm đến Ban Trợ giúp pháp lý của xã đều đƣợc giải đáp, trên địa bàn xã chƣa xảy ra trƣờng hợp nào kiện cáo nhau phải đƣa ra huyện. Tỷ lệ các cặp vợ chồng đăng ký kết hôn, làm giấy khai sinh cho trẻ mới sinh, khai tử cho ngƣời đã mất đƣợc tăng lên rất nhiều, chỉ còn một bộ phận nhỏ ngƣời Hmông là vẫn chƣa chấp hành đầy đủ các thủ tục về đăng ký kết hôn, nhất là những đám cƣới có yếu tố nƣớc ngoài (kết hôn với ngƣời Hmông bên nƣớc bạn Lào).

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao cũng đƣợc xã thƣờng xuyên tổ chức nhân kỷ niệm các ngày lễ trọng của cả nƣớc nói chung và của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn xã nói riêng. Qua các chƣơng trình này, xã cũng chủ trƣơng lồng ghép các tiết mục văn hóa, văn nghệ góp phần tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc đến với đồng bào.

* Dự án hỗ trợ học sinh con hộ nghèo: Với dự án này, huyện giao cho Phòng Giáo dục triển khai theo ngành dọc xuống các trƣờng, nhà trƣờng lập danh sách con em các hộ gia đình thuộc diện đói nghèo, rồi gửi danh sách ra xã để xã duyệt, đối chiếu rồi từ đó mới gửi danh sách chính thức về Phòng Giáo dục huyện để đề nghị UBND huyện Mộc Châu có căn cứ phân bổ vốn hỗ trợ.

Việc hỗ trợ đời sống cho học sinh các hộ gia đình nghèo đã góp phần không nhỏ vào việc giúp các em học sinh ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn xã đỡ đi phần nào gánh nặng khó khăn về kinh tế để tiếp tục việc học tập của mình.

* Kết quả thực hiện vốn hỗ trợ duy tu bảo dƣỡng công trình: Thời gian qua xã chỉ đƣợc cung cấp vốn để duy tu, sửa chữa công trình nƣớc sạch phục vụ cho nhu cầu sử dụng của ngƣời dân 2 bản A Má 1 và bản A Má với số vốn là 86 triệu đồng. Với số vốn này, huyện đã thực hiện việc lắp một số đồng hồ công tơ nƣớc, kéo ống nƣớc về đến một số hộ mới tách và sửa chữa hệ thống đƣờng ống nƣớc nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng nƣớc sạch ngày càng nhiều của đồng bào. UBND xã chỉ đóng vai trò phối hợp triển khai thực hiện.

* Kết quả thực hiện dự án hỗ trợ cải thiện vệ sinh môi trƣờng: Dự án này mới chỉ thực hiện trong năm 2010 và với nguồn vốn hỗ trợ không nhiều 86 triệu cho 86 hộ (1 triệu đồng/hộ). Chính sách hỗ trợ các hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trƣờng đã giúp bà con xây dựng đƣợc chuồng trại để chăn nuôi gia súc, di chuyển chuồng trại ra xa nhà, làm mới nhà vệ sinh, thay đổi nhận thức và thói quen vệ sinh của đồng bào góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống và bảo vệ cảnh quan vệ sinh môi trƣờng trong các khu vực dân cƣ của xã.

2.3.2. Những đổi thay trong việc thực hiện chính sách dân tộc tại xã Lóng Sập

- Trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện:

Chƣơng trình 135-2 ở cấp xã thành lập BCĐ xã (kết hợp quản lý chung các dự án trên địa bàn xã) do đồng chí Phó Chủ tịch xã làm Trƣởng ban. Cấp xã tự đƣa ra nội dung hoạt động, tự xác định mục tiêu và quản lý vốn theo cơ chế quản

lý vốn do Trung ƣơng hƣớng dẫn… Bản là cấp tham gia lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, xã là cấp giữ vai trò lập kế hoạch, quản lý hành chính Nhà nƣớc về mặt hành chính theo pháp luật hiện hành. BGSCĐ xã do Chủ tịch MTTQ xã làm Trƣởng ban, Phó Chủ tịch HĐND xã làm Phó ban và các thành viên của các tổ chức đoàn thể xã hội tham gia, BGS còn đƣợc tổ chức xuống các bản thành Tổ Giám sát cộng đồng do Trƣởng Ban Công tác mặt trận làm Tổ trƣởng.

Nhƣ vậy, so với Chƣơng trình 135-1 thì Chƣơng trình 135-2, trong công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện đã có sự khác biệt. Nếu nhƣ trong 135-1 cấp xã chỉ đƣợc phân cấp thành lập một Ban xóa đói giảm nghèo, một Ban Giám sát mang tính chất phối hợp với các cơ quan của huyện tổ chức triển khai thực hiện, còn huyện mới đóng vai trò chính trong tổ chức khảo sát và lập kế hoạch thực hiện các chƣơng trình, dự án, thì tới 135-2 vai trò của cấp cơ sở đã rất đƣợc chú trọng. Xã là cấp quản lý trực tiếp, có nhiệm vụ nắm bắt các nhu cầu, thông tin từ ngƣời dân địa phƣơng, làm báo cáo tổng hợp gửi lên cấp trên. Đồng thời xã cũng là cấp giữ vai trò chủ đầu tƣ, lập/triển khai thực hiện một số chƣơng trình, dự án có mức đầu tƣ dƣới 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, vai trò các tổ chức của bản cũng đƣợc đề cao, ngƣời dân ở các bản đƣợc nêu lên những mong muốn, nguyện vọng của mình đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đầu tƣ, hỗ trợ. Điều này đảm bảo việc đầu tƣ đúng nơi, đúng việc xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đồng bào, tránh đầu tƣ dàn trải, hiệu quả sử dụng không cao, gây lãng phí tiền của Nhà nƣớc. Và thực tế đã chứng minh, các công trình thuộc Chƣơng trình 135-2 thực hiện trên địa bàn xã đều nhận đƣợc sự đồng thuận cao của đồng bào, đồng bào tham gia đóng góp công sức vào việc triển khai thực hiện các công trình, chất lƣợng các công trình cũng vì thế mà cao hơn, hiệu quả sử dụng nhiều hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác lập kế hoạch:

Chƣơng trình 135-1 cũng nhƣ các chƣơng trình, dự án khác trên địa bàn xã Lóng Sập đều do cấp huyện tổ chức khảo sát và lập kế hoạch thực hiện. Do vậy,

có nhiều dự án không sát với tình hình thực tiễn tại địa phƣơng và không phát huy đƣợc nhiều tác dụng nhƣ mong muốn ban đầu. Công trình chƣa thực sự xuất phát từ nhu cầu sử dụng của đồng bào, họ không đƣợc tham vấn trƣớc khi tổ chức thực hiện, họ chƣa nhận thức đƣợc quyền lợi và trách nhiệm của họ gắn liền với các chƣơng trình, dự án.

Trong Chƣơng trình 135-2 thì yếu tố dân chủ ở cơ sở đã đƣợc phát huy, vai trò của ngƣời dân ở cấp cơ sở đã đƣợc đặt lên cao. Công tác lập kế hoạch ở các chƣơng trình, dự án hợp phần đều dựa trên cơ sở là nhu cầu từ các bản. Điều đó đã đảm bảo việc thực hiện các công trình đều đƣợc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đồng bào trong xã đã ý thức đƣợc vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của mình trong các chƣơng trình, dự án đƣợc triển khai. Họ nhiệt tình tham gia vào công tác triển khai các chƣơng trình, dự án (hiến đất làm đƣờng, làm công trình thủy lợi, đóng góp ngày công lao động, nguyên vật liệu…), tham gia GSCĐ phát hiện những vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện để phản ánh lên cấp trên có thẩm quyền giải quyết. Trong quá trình khai thác, họ cũng có ý thức trong việc bảo vệ, bảo dƣỡng các công trình, tăng hiệu quả sử dụng của các công trình.

- Công tác Tổ chức thực hiện:

Xã đã tham gia vào việc thực hiện Chƣơng trình 135-2 nhiều hơn Chƣơng trình 135-1 rất nhiều. Nếu nhƣ với Chƣơng trình 135-1, cán bộ, công chức xã thậm chí còn không biết xã đƣợc đầu tƣ xây dựng những công trình nào, chỉ đến khi cán bộ huyện xuống thông báo sẽ tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình, dự án nào đó thì xã mới biết và xã thƣờng chỉ đóng vai trò phối hợp giải phóng mặt bằng đối với những công trình xây dựng cơ bản, “vốn đầu tƣ bao nhiêu cán bộ xã cũng không nắm đƣợc, bản thiết kế của các công trình cũng không đƣợc nhìn thấy bao giờ” (ý kiến của đ/c Mong Văn Binh – Chủ tịch xã Lóng Sập). Đối với các chƣơng trình, dự án khác của Chƣơng trình 135-1 nhƣ: hỗ trợ sản xuất, đào tạo cán bộ, viên chức xã bản thì xã chỉ đóng vai trò là đƣa danh sách các hộ gia đình đƣợc hỗ

trợ, hay danh sách các cán bộ, công chức của xã, bản đi học tập bồi dƣỡng mà thôi. Công tác GSCĐ trong Chƣơng trình 135-1 cũng không đƣợc quan tâm chú trọng, chỉ khi nghiệm thu công trình thì đại diện của huyện mới mời đại diện của xã đến để nghiệm thu, bàn giao công trình. Bởi vậy, chất lƣợng của các công trình đƣợc xây dựng trong Chƣơng trình 135-1 hầu hết đều có chất lƣợng thấp, nhƣ công trình trƣờng tiểu học của xã, tƣờng thậm chí chỉ cần lấy cái que gạt là có thể làm bong ra (theo ý kiến của ông Vì Văn Ƣơng – Phó bản Phát).

Giai đoạn II của Chƣơng trình 135 thì vai trò của HTCT xã nói riêng và của ngƣời dân trong xã nói chung đã đƣợc quan tâm, củng cố. Các công trình đều đƣợc xuất phát từ nhu cầu của ngƣời dân, hàng năm ngƣời dân ở mỗi bản đều đƣợc nêu nguyện vọng muốn hỗ trợ vào lĩnh vực gì, sau đó bản nộp lên xã và xã tổng hợp, lập kế hoạch gửi ra huyện. Bởi vậy, ngƣời dân biết ở bản mình hay ở xã mình sẽ đƣợc đầu tƣ công trình nào với nguồn vốn là bao nhiêu. Hàng năm, cán bộ của xã, bản đƣợc tham dự các lớp tập huấn về kỹ năng giám sát công trình, bởi vậy họ có thể làm tốt công tác GSCĐ của mình đối với các công trình. Nếu nhƣ trƣớc đây (từ năm 2008 trở về trƣớc) cán bộ xã khi nhìn vào 1 bản thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng không thể đọc đƣợc các thông tin ở trên đó thì hiện nay, một bộ phận cán bộ đã có thể đọc đƣợc bản vẽ kỹ thuật, rất nhiều cán bộ của xã, bản biết kiến thức liên quan đến lĩnh vực giám sát thi công công trình. Khi tham gia giám sát công trình biết chỗ nào họ làm đúng, chỗ nào họ làm chƣa chính xác để còn nhắc nhở chủ thi công, hoặc nói họ làm lại cho đúng bản vẽ (Theo lời của đ/c Mong Văn Binh - Chủ tịch xã Lóng Sập). Bởi vậy, chất lƣợng của các công trình thuộc Chƣơng trình 135-2 đƣợc đánh giá là tốt hơn các công trình thuộc Chƣơng trình 135-1. Với sự nỗ lực tuyên truyền, vận động của MTTQ, Hội Nông

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 59)