Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 89)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1.Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức

Tăng cƣờng các biện pháp quản lý, lãnh đạo nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của HTCT cơ sở trong quản lý, lãnh đạo đất nƣớc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề cốt lõi quyết định đến bản chất của chế độ, của nhà nƣớc mang đặc điểm riêng của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay. Phải thống nhất quan điểm, nhận thức về vị trí, tầm quan trọng của HTCT cấp cơ sở trong HTCT nói chung và trên địa bàn các vùng dân tộc thiểu số và miền núi cũng nhƣ ở xã Lóng Sập nói riêng bằng cách:

- Tiếp tục tổ chức tốt việc học tập, quán triệt tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động của hệ thống chính

trị ở cơ sở và các Nghị quyết về Đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc; Nghị quyết Trung ƣơng 7 (khóa IX) về Công tác dân tộc…cho cán bộ, đảng viên và đồng bào các dân tộc trong địa bàn xã hiểu rõ, sâu sắc về tầm quan trọng của việc xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, Chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở cơ sở là nhân tố quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, thực hiện các mục tiêu công nghiệp hóa đến năm 2020 của Đảng và Nhà nƣớc ta.

- Các Cấp ủy, chính quyền, các đơn vị trong HTCT cấp xã phải xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể để thực hiện Nghị quyết đó, có nội dung, hình thức và thời gian tổ chức thực hiện, có sơ kết, đánh giá kết quả chuyển biến về nhận thức của cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân. Hiện nay, việc tổ chức học tập Nghị quyết của Đảng còn nặng về hình thức, chƣa coi trọng đúng mức việc xây dựng và tổ chức triển khai, đầu tƣ thực hiện các chƣơng trình hành động.

- Từ thống nhất quan điểm, nhận thức của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của ngƣời đứng đầu (chủ chốt cấp xã: Bí thƣ, Chủ tịch). Thực tiễn cho thấy đây là nội dung rất quan trọng, họ là ngƣời cụ thể hóa Nghị quyết của cấp trên, tổ chức chỉ đạo thực hiện đến dân, phát huy dân chủ thực hiện tốt quy chế dân chủ ở xã theo Nghị định 79/CP của Chính phủ ngày 7/7/2003.

- Các cấp lãnh đạo chi phối tổ chức và hoạt động của HTCT cấp xã cần nâng cao nhận thức về tính đặc thù của vùng dân tộc và miền núi về văn hóa, phong tục tập quán, trình độ phát triển tộc ngƣời, tâm lý, kinh tế, xã hội….để có giải pháp đúng, sát hợp trong việc đề ra các nội dung về củng cố bộ máy, đào tạo cán bộ, chế độ chính sách.

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 89)