Một số đánh giá về hệ thống chính trị xã Lóng Sập

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 75)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Một số đánh giá về hệ thống chính trị xã Lóng Sập

3.1.1. Về đội ngũ cán bộ xã

Thuận lợi: các đồng chí có tuổi đời cao thì thƣờng có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, trong công tác và trong sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi). Có sự am hiểu sâu sắc hơn về phong tục tập quán của các dân tộc sống ở địa phƣơng; hiểu hơn về địa hình, địa mạo; về thực trạng của các dân cƣ sống trên địa bàn; có sự hiểu biết về mối quan hệ giữa các dân tộc sống trên địa bàn đặc biệt là mối quan hệ của các dân tộc sống ở vùng biên giới giáp ranh giữa nƣớc ta với nƣớc bạn Lào. Do vậy, trong quá trình triển khai công tác, trong đó có việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn có sự áp dụng linh hoạt, phù hợp nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Khó khăn: các đồng chí cao tuổi thƣờng ít có trình độ về mặt chuyên môn nghiệp vụ, trình độ xử lý công việc trên máy tính không cao do vậy các thao tác nghiệp vụ, các báo cáo, thống kê vẫn thƣờng chỉ đƣợc viết tay gây ra nhiều khó khăn trong công tác lƣu trữ. Việc tiếp cận thông tin trên các lĩnh vực thông qua các kênh thông tin khác nhau nhƣ báo chí, hay internet cũng không đƣợc nhanh nhạy và mang tính cập nhật nhƣ đội ngũ cán bộ, công chức trẻ tuổi.

Không những thế số cán bộ, công chức có đội tuổi từ 56 tuổi trở lên ở xã chiếm tới 47,22% cũng gây ra sự mất cân đối trong đội ngũ cán bộ xã và có những khó khăn nhất định trong công tác vì địa bàn xã rộng, điều kiện giao thông đi lại khó khăn đòi hỏi ngƣời cán bộ, viên chức phải có sức khỏe để đi đến những vùng xa nhất của xã để triển khai công tác. Trong 2 năm trở lại đây, xã Lóng Sập đã chú ý khắc phục nhƣợc điểm này của đội ngũ cán bộ xã bằng cách tuyển thêm một số cán bộ có độ tuổi trẻ, có trình độ chuyên môn vào công tác ở các vị trí chuyên môn

ở xã, song sự mất cân đối về mặt độ tuổi này không phải là vấn đề có thể sớm giải quyết trong thời gian ngắn.

- Về thành phần dân tộc : Trong đội ngũ cán bộ xã Lóng Sập thì số lƣợng

cán bộ là ngƣời dân tộc Thái chiếm đa số, thực trạng này cũng diễn ra tƣơng tự trong HĐND xã. Trong đội ngũ lãnh đạo ở Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã. Mặc dù có sự chênh lệch về số lƣợng của các cán bộ là ngƣời dân tộc Thái với các cán bộ là ngƣời các dân tộc thiểu số khác song đây là sự phù hợp với lịch sử cƣ dân trên địa bàn xã Lóng Sập. Do đây là địa bàn cƣ trú lâu đời của ngƣời dân tộc Thái, ngƣời Thái cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu dân số ở đây. Họ am hiểu địa hình, địa vực, am hiểu phong tục tập quán, có mối quan hệ lâu đời với các dân tộc anh em sống trên địa bàn cũng nhƣ trên địa bàn các xã lân cận và với các dân tộc sống gần biên giới của nƣớc bạn Lào.

- Về tỷ lệ nam, nữ: Tỷ lệ cán bộ, công chức nam, nữ ở xã lần lƣợt là

72,22%, và 27,78%. Chúng ta thấy có sự chênh lệch rõ rệt giữa tỷ lệ nam và nữ trong đội ngũ cán bộ, công chức xã, tuy nhiên điều này có thể lý giải đƣợc vì theo tập quán thì những ngƣời phụ nữ dân tộc thiểu số hay bỏ học giữa chừng, ít học đến cấp 3; lập gia đình sớm, sau khi lập gia đình thì công việc chủ yếu của họ là làm nƣơng rẫy, ruộng vƣờn, chăm sóc chồng con, không nhiều ngƣời tham gia vào các hoạt động công cộng ở địa phƣơng. Năm 2010 để kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức xã đã tuyển 05 cán bộ, công chức trẻ trong đó có 03 đồng chí là nữ, điều này chứng tỏ phụ nữ xã ngày càng phát huy vai trò của mình, tham gia vào nhiều lĩnh vực chuyên môn của xã.

- Về Trình độ văn hóa, chuyên môn: Trình độ văn hóa cũng nhƣ trình độ

chuyên môn của các cán bộ, công chức xã cũng có ảnh hƣởng tới khả năng lãnh đạo cũng nhƣ khả năng triển khai công việc của đội ngũ cán bộ, viên chức xã.

Một xã thuộc diện xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng III, vùng biên nhƣ xã Lóng sập mà có tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ văn hóa 12/12 chiếm 55,56

% là một sự cố gắng, đây đƣợc coi nhƣ là tiền đề để có thể tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức xã thêm về chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, số cán bộ, công chức của xã đã qua đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ chỉ chiếm 38,89% (trong đó có 13,89% có trình độ đại học - 100% là đại học tại chức), số cán bộ này chủ yếu tập trung vào đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn của xã, còn đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã thì rất ít, điều này gây ra những khó khăn nhất định trong việc triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trên địa bàn xã, nhất là đối với những lĩnh vực mang tính chất chuyên ngành.

- Về trình độ lý luận chính trị: Số cán bộ, công chức xã đã qua đào tạo, bồi

dƣỡng về lý luận chính trị chiếm hơn 50%, đây cũng đƣợc coi là 1 lợi thế của đội ngũ cán bộ, viên chức xã trong quá trình triển khai công tác. Bởi xã Lóng Sập không chỉ là một xã vùng III với hầu hết là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, mà còn là xã biên giới tiếp giáp với nƣớc bạn Lào, nơi các hoạt động về an ninh trật tự, an ninh vùng biên có nhiều biến động và phức tạp. Việc phần đông các cán bộ, viên chức xã đƣợc đào tạo về lý luận chính trị sẽ giúp đội ngũ cán bộ, công chức xã hiểu hơn và nắm chắc về các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc nói chung và các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng. Từ đó, các đồng chí cán bộ, công chức xã có thêm “vũ khí” để chiến đấu chống lại các luận điệu xuyên tạc của những kẻ lợi dụng các vấn đề dân tộc nhằm gây rối tình hình nƣớc ta, cũng nhƣ có thể tuyên truyền, vận động, giải thích cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn rõ hơn, cụ thể hơn về các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với đồng bào.

- Về trình độ quản lý Nhà nước: Qua số liệu trên cho thấy Lóng Sập là xã có

đội ngũ cán bộ, công chức đã qua các lớp bồi dƣỡng về quản lý Nhà nƣớc chiếm số lƣợng khá cao (61,11 %). Với số lƣợng hơn 1 nửa số cán bộ, viên chức đã qua

các lớp bồi dƣỡng về quản lý nhà nƣớc, thì đây cũng đƣợc coi là một lợi thế trong quá trình công tác của cán bộ, công chức công chức xã.

Nhìn chung, công tác quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức của xã đƣợc các Cấp uỷ Đảng quan tâm lãnh đạo, đặc biệt là đối với đội ngũ các cán bộ, viên chức trẻ tuổi, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức này đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng, năng lực, nhiệt huyết với công việc. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, viên chức cũng đƣợc Ban chấp hành Đảng bộ, lãnh đạo UBND hết sức quan tâm, tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức có nhu cầu muốn đƣợc hoàn thiện, nâng cao trình độ học vấn của bản thân nhằm từng bƣớc phấn đấu thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, viên chức lãnh đạo, quản lý ở cấp xã, đồng thời nâng cao trình độ đào tạo, năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiệm vụ cấp bách, thƣờng xuyên.

Trong công tác lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo ở xã còn bộc lộ điểm yếu cơ bản về năng lực, trình độ, nhất là đội ngũ cán bộ, viên chức từ 50 tuổi trở lên chậm đƣợc bổ sung kiến thức về kinh tế, khoa học công nghệ, kiến thức quản lý kinh tế.

Đội ngũ cán bộ, viên chức của xã hiện nay nhìn chung còn có mặt chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc; năng lực hoạt động thực tiễn còn hạn chế, tuổi đời bình quân cao, tỷ lệ cán bộ, viên chức nữ còn ít, trình độ cán bộ, viên chức chủ chốt nói riêng và đội ngũ cán bộ, viên chức công chức nói chung còn hạn chế cả về chuyên môn, quản lý kinh tế, xã hội, nắm bắt thông tin, khoa học kỹ thuật và giao lƣu, hội nhập quốc tế.

Để đội ngũ cán bộ, viên chức, công chức của xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, cần phải tiếp tục phải nâng cao chất lƣợng, có cơ cấu hợp lý, rèn luyện bản lĩnh chính trị, có năng lực hoạt động thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, đƣợc đào tạo cơ bản, toàn diện cả về chuyên môn, lý luận, nghiệp vụ. Cần bổ sung, tăng cƣờng cho đội ngũ cán bộ, viên chức, công chức xã

những cán bộ, viên chức trẻ, đƣợc đào tạo cơ bản, đảm bảo tiêu chuẩn hoá chức danh theo Luật Cán bộ, viên chức, công chức, có năng lực hoạt động thực tiễn, có tín nhiệm, bố trí, sử dụng hợp lý và nâng cao chất lƣợng cán bộ, viên chức dự nguồn, trong quy hoạch cần cụ thể, khách quan khoa học, có cơ chế chính sách rõ ràng, minh bạch, thực hiện tốt việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, đánh giá cán bộ, viên chức, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, viên chức; đẩy mạnh đổi mới công tác cán bộ, viên chức, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, viên chức chủ chốt của xã.

Tóm lại: về cơ bản đội ngũ cán bộ của xã Lóng Sập đã đƣợc chọn lọc, bầu chọn theo đúng quy trình, là những đồng chí có trách nhiệm và tinh thần cao đối với vị trí xã hội đƣợc giao trong hệ thống các tổ chức Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ và các tổ chức đoàn thể. Nề nếp làm việc, trực ban của các cán bộ, công chức ở các cơ quan, đoàn thể ở xã cũng đã đƣợc duy trì, bất chấp những khó khăn về cơ sở vật chất, về điều kiện làm việc của xã. Việc quan tâm đầu tƣ đào tạo nâng cao năng lực về văn hóa, chuyên môn chính trị, quản lý nhà nƣớc….cho cán bộ, công chức xã Lóng Sập đƣợc chú trọng, tăng cƣờng. Mặc dù vẫn còn có những hạn chế song bƣớc đầu việc tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho các cán bộ, công chức xã đã góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động của HTCT xã.

3.1.2. Về vai trò của hệ thống chính trị

HTCT Cơ sở ở xã Lóng Sập đƣợc tổ chức với cơ cấu chung, thống nhất của HTCT từ Trung ƣơng đến địa phƣơng bao gồm tổ chức Đảng - HĐND - UBND, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội trên địa bàn. Về cơ bản các tổ chức Đảng - HĐND - UBND, MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội khác có sự phối hợp, hợp tác với nhau trong quá trình vận động thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội của xã.

Đảng ủy xã đã phát huy đƣợc tốt vai trò là hạt nhân trung tâm, lãnh đạo, chỉ

Nhà nƣớc nói chung và các chƣơng trình, dự án thuộc chƣơng trình 135-2 trên địa bàn xã nói riêng từ các cơ quan đoàn thể của xã xuống đến các Chi bộ ở các bản.

Đối với mỗi chƣơng trình, dự án hợp phần của Chƣơng trình 135-2 nói riêng cũng nhƣ các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nói chung, khi huyện triển khai các văn bản hƣớng dẫn xuống Đảng ủy xã, Ban chấp hành Đảng bộ xã tiến hành triệu tập cuộc họp để thống nhất, trên cơ sở các điều kiện riêng của xã về địa lý, địa hình, về tình hình dân cƣ, xã hội… đƣa ra Nghị quyết nhằm định hƣớng chỉ đạo việc triển khai thực hiện và phân công cho UBND phối hợp với MTTQ và các tổ chức đoàn thể phối hợp cùng thực hiện. Các chủ trƣơng, phƣơng hƣớng chỉ đạo thực hiện triển khai các chƣơng trình, dự án trên địa bàn xã phải phù hợp với sự chỉ đạo chung của cấp trên và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội hàng năm cũng nhƣ dài hạn của xã. Trong suốt quá trình thực hiện các chƣơng trình, dự án hợp phần thuộc Chƣơng trình 135-2 Đảng ủy xã Lóng Sập đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, theo dõi sát sao việc triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án trên địa bàn, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, những kiến nghị của BCĐ chƣơng trình cũng nhƣ của ngƣời dân về quy trình thực hiện, chất lƣợng thi công của các công trình…Kịp thời điều chỉnh phƣơng hƣớng chỉ đạo trong trƣờng hợp cần thiết. Nếu gặp các trƣờng hợp mà xã không đủ thẩm quyền giải quyết, hoặc những điều không phù hợp với điều kiện tự nhiên, dân cƣ của xã trong quá trình triển khai thì Đảng ủy xã cũng kịp thời kiến nghị lên cấp trên giúp cấp trên xem xét điều chỉnh lại các định hƣớng triển khai thực hiện cho phù hợp.

Nhìn chung, các phƣơng hƣớng, chỉ đạo thực hiện của Đảng ủy xã đƣa ra đều khá phù hợp với các điều kiện về tự nhiên - xã hội của xã cũng nhƣ phù hợp với các văn bản hƣớng dẫn của cấp trên. Do vậy, trong suốt 3 năm thực hiện Chƣơng trình 135-2 trên địa bàn xã không hề xảy ra bất cứ một vụ kiện tụng nào liên quan đến quy trình thực hiện hay chất lƣợng của các chƣơng trình cũng nhƣ về

đối tƣợng thụ hƣởng. Công tác thanh quyết toán các chƣơng trình, dự án cũng đƣợc tiến hành minh bạch, công khai và không có bất cứ một hiện tƣợng tiêu cực nào.

Trên cơ sở của các định hƣớng, phƣơng hƣớng chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND

xã cũng đề ra các chủ trƣơng, định hƣớng cụ thể, chi tiết hóa nhằm thực hiện chủ trƣơng chung của Đảng ủy bằng những Nghị quyết cụ thể, đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữa những ngƣời dân trong việc thụ hƣởng chính sách qua đó gìn giữ, tăng cƣờng khối đại đoàn kết và tƣơng trợ giữa các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn xã. Bên cạnh đó HĐND xã cũng tham mƣu, tƣ vấn cho Cấp ủy trong việc đề ra các chủ trƣơng, phƣơng hƣớng chỉ đạo hoạt động triển khai cho phù hợp với các điều kiện về dân cƣ - kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

Tuy nhiên, do trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trong Tổ chức Đảng, HĐND của xã còn nhiều hạn chế, nên việc chỉ đạo, định hƣớng mới chỉ chủ yếu là triển khai đúng theo các văn bản của cấp trên, chƣa có nhiều sự linh hoạt, đột phá thay đổi quy trình hƣớng dẫn cho phù hợp với điều kiện riêng của xã. Công tác tham mƣu, tƣ vấn của HĐND cho cấp trên còn nhiều hạn chế và bị động. Công tác vận động quần chúng còn có lúc chƣa sâu sát, còn khoán trắng cho các đoàn thể và các Chi bộ trực thuộc.

Về năng lực quản lý, lãnh đạo, triển khai thực hiện của HTCT cơ sở: Hầu

hết đội ngũ lãnh đạo xã Lóng Sập thuộc Đảng ủy - HĐND - UBND - MTTQ và các hội đoàn đã qua các lớp bồi dƣỡng về quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ lớp về lý luận chính trị, nên các đồng chí đều có tƣ tƣởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình đối với công việc đƣợc giao. Một số

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)