Đánh giá chung về hiệu quả của việc thực hiện các chính sách dân

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 67)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3.Đánh giá chung về hiệu quả của việc thực hiện các chính sách dân

tộc trên địa bàn xã

a) Về hiệu quả đã đạt được

Trong công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện: Chƣơng trình 135-2 tiến hành ở

xã đã nhận đƣợc sự quan tâm, hƣớng dẫn tận tình của các cán bộ cấp huyện. Dƣới sự chỉ đạo của huyện, xã đã tiến hành thành lập BCĐ, BGSCĐ để phối hợp chỉ đạo thực hiện Chƣơng trình 135-2 nói riêng và các chính sách khác của Đảng và Nhà nƣớc dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung.

Các chƣơng trình, dự án đều đƣợc tiến hành khảo sát, tổ chức cho nhân dân bình xét từ bản và xã để huyện có thể lựa chọn đầu tƣ theo thứ tự ƣu tiên các hạng mục công trình đầu tƣ, lập kế hoạch đầu tƣ, ban hành các quyết định phân bổ vốn và phân công tổ chức thực hiện. Khi triển khai thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn xã đều đã có sự giám sát chặt chẽ của HĐND, MTTQ, các đoàn thể, đồng thời tăng cƣờng công tác kiểm tra, GSCĐ đảm bảo các chính sách đƣợc thực hiện đúng đối tƣợng, đúng địa bàn và phát huy đƣợc hiệu quả cao. Trong quá trình

(*)

- Ví dụ nhƣ năm 2008 khi huyện thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất bằng việc cung cấp máy móc phục vụ cho nông nghiệp nhƣ máy cày cỡ nhỏ, máy tuốt lúa, máy tách cùi ngô, máy phát cỏ, máy phun thuốc trừ sâu, bình phun thuốc trừ sâu cho các nhóm hộ gia đình (từ 3-5 hộ gia đình một nhóm), thì nảy sinh rất nhiều điều không phù hợp với điều kiện của xã. Diện tích đất để trồng lúa nƣớc không lớn, khiến việc đƣa máy vào sử dụng rất khó khăn. Hay nhƣ máy tách cùi ngô thì đến mùa trông cây, các gia đình thƣờng lên ở trên nƣơng, nƣơng của các gia đình thì lại ở cách nhau rất xa, bởi vậy việc chung nhau sử dụng máy tách cùi thực sự rất khó khăn. Tình trạng tƣơng tự cũng diễn ra đối với các loại máy móc khác đƣợc hỗ trợ, rồi giá dầu để chạy máy cao cũng là một nguyên nhân khiến cho các loại máy này ít đƣợc ngƣời dân sử dụng. Do vậy, xã đã đề nghị lên huyện không hỗ trợ sản xuất cho ngƣời dân của xã bằng các loại máy móc nữa, mà thay vào đó bằng giống cây và phân bón để ngƣời dân đƣợc hƣởng thụ nhiều hơn từ chính sách của Đảng, Nhà nƣớc. Chƣơng trình hỗ trợ sản xuất các năm sau đã đƣợc huyện thay thế bằng hỗ trợ giống ngô, lúa và phân bón, điều đó đã góp phần tăng sản lƣợng nông nghiệp của xã.

tham gia giám sát, BGSCĐ xã luôn có sự phối hợp với giám sát của chủ đầu tƣ (đối với các công trình không phải do xã làm chủ đầu tƣ), tƣ vấn giám sát, giám sát về mặt chất lƣợng, khối lƣợng, giá nguyên vất liệu, tiến độ thi công, là thành viên nghiệm thu công trình ở các giai đoạn. Đây chính là một trong những điểm mạnh của quá trình thực hiện các chƣơng trình, dự án thuộc Chƣơng trình 135-2, góp phần tạo nên sự thành công chung của chƣơng trình.

Các công trình, dự án đƣợc triển khai đều thực hiện tốt các chủ trƣơng công khai dân chủ, với phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, các công việc đƣợc thống nhất từ cơ sở bản trở lên. Lãnh đạo ở các bản nói riêng và lãnh đạo xã nói chung đều tích cực vận động tuyên truyền trong nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết tƣơng trợ giúp đỡ nhƣng gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Trong phát triển kinh tế - xã hội: Chƣơng trình 135-2 đã góp phần phát triển

sản xuất, ổn định đời sống, xóa đói, giảm nghèo và đầu tƣ cơ sở hạ tầng xây dựng các công trình công cộng tại trung tâm xã và các bản đặc biệt khó khăn.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất là một trong bốn hợp phần lớn của Chƣơng trình 135-2, dự án đã hỗ trợ về kỹ thuật, về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lƣợng tốt và có giá trị cao trên thị trƣờng nhƣ ngô, lúa, sắn, bò…Ngƣời dân từ việc chỉ biết sản xuất, canh tác theo kinh nghiệm truyền thống với những giống cây trồng, vật nuôi bản địa năng suất thấp, không đủ tự cung tự cấp thì nay đã tiếp cận với các sản phẩm mang tính hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Trên địa bàn xã Lóng Sập, cây ngô đã đƣợc ví nhƣ loại cây xóa đói giảm nghèo, mấy năm gần đây giá ngô liên tục tăng cao, ngƣời dân hỗ trợ về giống, phân bón, kỹ thuật đã làm cho diện tích, sản lƣợng ngô của xã tăng qua từng năm và song song với điều đó là tỷ lệ các hộ đói, nghèo cũng giảm xuống.(*)

(*)- Bà Lƣờng Thị Xanh ở bản A Má 2 cho biết: Lúc trƣớc gia đình cô đi làm nƣơng vất vả lắm, cả nhà làm mà cũng chẳng đủ lo cái ăn vì đất ruộng nhà cô không có. Mấy năm nay chuyển sang

Trình độ dân trí đƣợc nâng lên 1 bƣớc, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trƣờng đƣợc duy trì ở mức cao (học sinh tiểu học khoảng 90%). Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn xã đƣợc quan tâm, 100% ngƣời dân trong xã có nhu cầu đều đƣợc tƣ vấn, khám, chữa bệnh.

Tuy vậy, so với mặt bằng chung về kinh tế - xã hội của toàn huyện thì xã Lóng Sập vẫn là một xã chậm phát triển, đời sống của đồng bào trong xã còn gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của xã khá cao, tập trung cao nhất là vào các bản ngƣời Hmông. Tỷ lệ các hộ gia đình thoát nghèo sau khi đƣợc hỗ trợ của các chƣơng trình, dự án chƣa cao (toàn xã mới chỉ có 2 hộ).

Các mục tiêu đã hoàn thành: Tính đến hết năm 2010 xã Lóng Sập đã hoàn

thành các chỉ tiêu sau: 100% ngƣời dân có nhu cầu trợ giúp về mặt pháp lý đều đƣợc trợ giúp miễn phí; 100% ngƣời dân có nhu cầu về tƣ vấn, khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế của xã, bản; 100% các bản đã có đƣờng giao thông cho xe cơ giới (xe máy trở lên) từ trung tâm xã đến trung tâm các bản. Tuy nhiên, đa số là chỉ đi đƣợc 1 mùa khô, còn mùa mƣa thì việc đi lại rất khó khăn; Số hộ gia đình có đủ nƣớc sử dụng và đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh là 90% (chỉ tiêu của chƣơng trình là 80%).

b) Tồn tại, hạn chế

- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Trong dự án này vai trò chủ thể của ngƣời dân

còn ít đƣợc thể hiện, sự tham gia của ngƣời dân vào các công trình còn hạn chế, nhất là đối với những công trình do huyện làm chủ đầu tƣ. Mặc dù phƣơng châm của Chƣơng trình: “xã có công trình, dân có việc làm tăng thu nhập”, tuy nhiên với những công trình này, công nhân chủ yếu là “quân” của các chủ thầu xây dựng còn những ngƣời dân thƣờng chỉ tham gia đối với những công trình do xã làm chủ đầu tƣ và chủ yếu là những công việc lao động phổ thông đơn giản.

gia đình cô đã không còn phải lo cái ăn, năm nay còn để dành đƣợc ít tiền rồi vay mƣợn thêm mua đƣợc cái xe máy đi lại cho tiện.

Nguồn vốn dành cho các công trình xây dựng giao thông không lớn, nên nhìn chung các con đƣờng mới chỉ khai thác đƣợc 1 mùa trong năm. Khi thi công đều chƣa đƣợc thiết kế hệ thống thoát nƣớc, vậy nên các con đƣờng trải qua 1-2 mùa mƣa là đã xuống cấp. Hay trong tiêu chí để đƣợc làm phai phục vụ công tác tƣới tiêu cho bản hoặc cụm dân cƣ thì đất ruộng phải từ 10ha trở lên thì mới đƣợc xét cấp vốn xây dựng phai, nhƣng ở đây cả bản chỉ có 7,3 ha đất trồng lúa nƣớc mà nguồn nƣớc để phục vụ cho sản xuất lại rất khó khăn nhƣng cũng không đƣợc xét đến (theo ý kiến của ông Lò Văn Un - Trƣởng bản Phát).

- Chương trình hỗ trợ sản xuất: Đối với chƣơng trình này thì ngƣời dân đã

đƣợc đề đạt nguyện vọng đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ của mình trên lĩnh vực nào? Cây trồng hay vật nuôi? Tuy nhiên theo ý kiến của đ/c Lò Hải Yên - Phó Chủ tịch xã, Trƣởng BCĐ Chƣơng trình 135 thì nhiều khi cơ quan của huyện vẫn gây ảnh hƣởng bằng cách định hƣớng cho xã sử dụng giống cây gì. Ví dụ trong dự án hỗ trợ sản xuất thì ngƣời dân đƣợc tự đăng ký giống ngô mà họ mong muốn đƣợc hỗ trợ và huyện định hƣớng cho xã là nên đăng ký giống ngô lai 10 Sơn La hoặc giống 9698, Nhƣng trong quá trình thực tiễn trồng ngô thì ngƣời dân thấy giống ngô lai 10 Hà Tây hoặc lai 10 Miền Nam đạt năng suất và chất lƣợng cao hơn. Do vậy, xã đã thoả thuận với bên cung cấp giống ngô là hoá đơn thì vẫn ghi cung cấp giống ngô lai 10 Sơn La (để làm chứng từ thanh toán) còn trên thực tế thì xã lấy giống ngô lai 10 Hà Tây hoặc lai 10 Miền Nam.

c) Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan: Do có sự quan tâm hƣớng dẫn chỉ đạo sát xao

của lãnh đạo cấp huyện, cùng các ban ngành, đoàn thể có liên quan ở ngoài huyện. Việc xã biết trƣớc đƣợc nguồn vốn đầu tƣ dành cho từng công trình, dự án trên địa bàn trong năm nên có đƣợc sự chủ động trong công tác lập kế hoạch thực hiện.

- Nguyên nhân chủ quan: Có đƣợc những kết quả đã đạt đƣợc nhƣ trên đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa Đảng Ủy - HĐND - UBND, MTTQ và các tổ chức đoàn thể trong việc triển khai các chƣơng trình, dự án trên địa bàn xã.

HTCT xã đã có những định hƣớng, quy hoạch đúng đắn trong việc chuyển đổi giống cây trồng, con nuôi trên địa bàn xã. Tìm ra hƣớng đi thích hợp cho công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn xã: chú trọng phát triển nông nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và khoanh nuôi bảo vệ, trồng mới rừng.

Đội ngũ các cán bộ, công chức của xã đã làm rất tốt công tác tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã thấy đƣợc lợi ích cũng nhƣ nghĩa vụ của đồng bào đối với các công trình, dự án thuộc Chƣơng trình, từ đó vận động ngƣời dân có ý thức tham gia xây dựng và bảo vệ các công trình, dự án đƣợc thực hiện từ giai đoạn lập kế hoạch cho đến việc khai thác và sử dụng các công trình.

HTCT cơ sở xã Lóng Sập luôn nêu cao tinh thần tận tụy, nhiệt tình, sáng tạo đối với những công việc đƣợc giao, khi tiếp xúc với quần chúng nhân dân thì luôn gần dân, thân dân, lắng nghe ý kiến của ngƣời dân và đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp cơ sở xã đã có đƣợc niềm tin của quần chúng nhân dân nên họ luôn nhận đƣợc sự ủng hộ, đồng tình của ngƣời dân khi triển khai các hoạt động ở xã hay các bản.

Các cán bộ xã đã có sự vận dụng một cách hài hòa, linh hoạt, sáng tạo giữa những quy chế pháp luật của Nhà nƣớc với luật tục truyền thống của đồng bào, nhất là trong cộng đồng ngƣời Hmông trên địa bàn để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Việc phát huy dân chủ ở cơ sở đƣợc HTCT xã triển khai rất bài bản, trên cơ sở tôn trọng ý kiến của ngƣời dân, khuyến khích ngƣời dân tham gia đóng góp phát biểu ý kiến trong quá trình triển khai thực hiện. Khi triển khai công tác, phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” luôn đƣợc coi là tôn chỉ trong hành động của đội ngũ cán bộ cơ sở xã Lóng Sập.

Các cán bộ trong hệ thống chính trị xã đã không ngừng tự học tập, trau dồi kiến thức, để đáp ứng tốt hơn những yêu cầu trong công tác triển khai thực hiện các chƣơng trình, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trên địa bàn.

Qua quá trình triển khai các lớp xóa mù chữ ở các bản thì tỷ lệ mù chữ trên địa bàn xã đã giảm xuống nhiều, ngƣời dân có điều kiện tiếp xúc với các nguồn thông tin khác nhau từ sách báo, tờ rơi, từ các phƣơng tiện phát thanh truyền hình. Đƣờng từ huyện vào xã và liên bản đã đƣợc cải thiện nhiều, ngƣời dân có điều kiện đi giao lƣu, học hỏi, tiếp xúc với ngƣời dân ở các bản khác, xã khác từ đó có thêm các hiểu biết về kinh tế - xã hội trong khu vực, từ đó mặt bằng trình độ dân trí, trình độ nhận thức của ngƣời dân đƣợc tăng lên.

Tiểu kết chương 2

Là một xã ĐBKK thuộc vùng III lại mới đƣợc chia tách của huyện Mộc Châu, có đƣờng biên giới với nƣớc bạn Lào, địa hình rộng và phức tạp nên công tác cán bộ ở xã Lóng Sập có vai trò rất quan trọng. Do vậy, xã Lóng sập đã luôn quan tâm đến công tác bồi dƣỡng, nâng cao trình độ về văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý Nhà nƣớc, lý luận chính trị… cho đội ngũ cán bộ. Vì vậy, số lƣợng cán bộ, công chức của xã có trình độ văn hóa 12/12 chiếm 55,56%; qua đào tạo và bồi dƣỡng về Quản lý Nhà nƣớc là 61,11%; bồi dƣỡng về Lý luận chính trị là 52,88%. Những con số này thực sự là một sự cố gắng của xã, nhất là trong điều kiện độ tuổi trung bình của cán bộ xã là 42,9 tuổi.

Tuy nhiên, phần lớn cán bộ xã chƣa đƣợc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ (61,11%) cũng là một khó khăn lớn của xã trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trên địa bàn. Khi tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chƣơng trình 135-2 ở cấp xã, huyện, tỉnh và Trung ƣơng yếu tố hạn chế về trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ cơ sở luôn đƣợc nhắc đến là một trong những điểm yếu của quá trình triển khai dẫn đến kết quả thực hiện chƣa đƣợc nhƣ mong muốn ban đầu.

Mỗi cơ quan, đơn vị thuộc HTCT xã Lóng Sập đều đóng vai trò nhất định trong việc triển khai thực hiện các chƣơng trình, chính sách của Đảng và Nhà

nƣớc. Việc “phân vai” trong quá trình thực hiện các chính sách dân tộc đƣợc thể hiện rõ nhất khi thực hiện Chƣơng trình 135-2.

Trong quá trình thực hiện Đảng ủy đóng vai trò là nơi tiếp nhận, “thẩm thấu” các văn bản về chính sách áp dụng trên địa bàn xã rồi dựa trên điều kiện thực tế cụ thể ở xã để ra Nghị quyết đề ra mục tiêu, phƣơng hƣớng thực hiện. Giao nhiệm vụ cho HĐND, UBND triển khai thực hiện các hợp phần của Chƣơng trình. HĐND trên cơ sở Nghị quyết của Đảng ủy tổ chức quán triệt trong HĐND và ra Nghị quyết thực hiện. Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng Ủy và HĐND, UBND đã thành lập BCĐ để tổ chức triển khai cũng nhƣ phối hợp với các ban, nghành, đoàn thể của xã để thực hiện các nội dung phù hợp. BCĐ cũng là “đầu mối” để tiếp nhận giải quyết mọi vấn đề, phản hồi, thắc mắc có liên quan đến quá trình triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án trên địa bàn. Thành lập BGS cộng đồng của xã với sự tham gia của HĐND, UBMTTQ, các hội đoàn của xã do Trƣởng Ban MTTQ xã làm Trƣởng Ban nhằm theo dõi, giám sát các hoạt động trong quá trình thực hiện các chƣơng trình, dự án trên địa bàn xã. Do vậy, các công trình của Chƣơng trình 135-2 đƣợc đánh giá có chất lƣợng tốt hơn, hiệu quả khai thác cao hơn so với các công trình thuộc Chƣơng trình 135-1, việc triển khai thực hiện các hợp phần cũng đƣợc đánh giá mang tính dân chủ hơn.

Khối các đoàn thể, tổ chức chính trị: MTTQ xã, Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên cũng đã tham gia tích cực vào việc triển khai thực hiện các chƣơng trình, dự án của Đảng và Nhà nƣớc trên các lĩnh vực: tuyên truyền về mục đích, nội dung, ý nghĩa của các chƣơng trình đến với hội viên các

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 67)