Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 29)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2. Tình hình kinh tế xã hội

Xã Lóng Sập có 5 dân tộc (Thái, Hmông, Khơ Mú, Mường, Kinh) đoàn kết, gắn bó chung sống từ rất lâu đời. Mỗi dân tộc có những nét đặc trƣng riêng trong đời sống văn hoá, làm phong phú, đa dạng bản sắc văn hoá của cộng đồng các dân tộc. Đến nay các nét văn hoá truyền thống vẫn đƣợc lƣu giữ, bảo tồn và đƣợc thể hiện trong các lễ hội hàng năm nhƣ: múa xoè, ném còn, kéo co, bắn nỏ…

Toàn xã hiện có 4.176 ngƣời với 891 hộ (tính đến ngày 31/12/2010 - nguồn: Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội huyện Mộc Châu), trong đó; Dân tộc Thái 2.089 ngƣời, Hmông 1.674 ngƣời, Khơ Mú 319 ngƣời, Kinh 65 ngƣời, Mƣờng 20. Nguồn lao động trên địa bàn xã có 1.902 ngƣời, chiếm 45,54 % dân số của toàn xã (nguồn: Phòng Lao động thƣơng binh và xã hội huyện Mộc Châu). Với 100% lao động nông nghiệp hầu hết chƣa qua đào tạo. Vì vậy, việc làm hiện đang là vấn đề quan tâm của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ của ngƣời dân.

Nền kinh tế của xã trong những năm qua, có bƣớc tăng trƣởng khá ổn định, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ phát triển, sản xuất nông - lâm nghiệp từng bƣớc theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, các công trình trọng điểm nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm, nƣớc sạch đã đƣợc ƣu tiên đầu tƣ.

Ngành nông, lâm nghiệp năm qua mặc dù gặp không ít khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, và biến động bất thƣờng về các loại giá cả vật tƣ: giống, phân bón… làm ảnh hƣởng không nhỏ tới sản xuất của nhân dân. Song dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền xã cùng với sự nỗ lực vƣợt khó của nhân dân, ngành nông nghiệp của xã đạt đƣợc những kết quả đáng kể sau:

Trồng trọt: Năm 2010 tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn xã có 1.252 ha. Trong đó: Lúa ruộng là 89,2 ha, năng xuất bình quân đạt 45 tạ/ha; lúa nƣơng là 202 ha, năng suất bình quân 11,5 tạ/ha; ngô diện tích là 800 ha, năng xuất bình quân đạt 45 tạ/ha; dong giềng diện tích là 91,5 ha năng xuất bình quân đạt 250 tạ/ha; sắn diện tích là 69,3 ha, năng xuất bình quân đạt 150 tạ/ha. Ngoài ra còn có 15,49 ha cây ăn quả, rau xanh các loại: 7 ha.

Chăn nuôi: Chƣơng trình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm luôn đƣợc quan tâm và duy trì phát triển tốt. Với định hƣớng tăng tỷ trọng chăn nuôi, phát triển chăn nuôi theo hƣớng hàng hoá, khai thác lợi thế để phát triển chăn nuôi đại gia súc là mặt hàng có giá trị cao. Năm 2010, toàn xã có 1.860 con trâu, 1.122 con bò, đàn lợn có 1.348 con, đàn dê có 204 con, đàn ngựa có 90 con. Đàn gia cầm gồm: gà, vịt, ngan, ngỗng… có 18.533 con. Diện tích ao cá: 10,5 ha (báo cáo của UBND xã Lóng Sập năm 2010).

Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã có 2.185,41ha, chiếm 14,83% tổng diện tích tự nhiên, tăng 192.33 ha so với năm 2000. Trong tổng diện tích đất lâm nghiệp có đất rừng sản xuất có 317,94 ha, đất rừng phòng hộ 1.867,47. Diện tích đất lâm nghiệp đƣợc giao khoán đến từng hộ gia đình, cá nhân và tổ chức quản lý sử dụng do vậy tình trạng đốt phá rừng làm nƣơng rẫy và khai thác gỗ, săn bắn thú rừng giảm đáng kể (báo cáo của UBND xã Lóng Sập năm 2010).

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn xã có các ngành nghề thủ công truyền thống nhƣ; sản xuất chăn đệm dân tộc (Thái), công cụ cầm tay, đan lát…sản phẩm sản xuất ra chƣa trở thành sản phẩm hàng hoá.

Thƣơng mại, dịch vụ: Hoạt động dịch vụ thƣơng mại gần đây có chiều hƣớng phát triển và mở rộng, nhất là khu trung tâm xã và trung tâm các bản, nhiều hộ gia đình, đầu tƣ mở cơ sở kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu

sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân nhƣ: vật tƣ nông nghiệp, thức ăn gia súc, gia cầm và các mặt hàng tiêu dùng khác nhƣ sách vở, quần, áo…

Trong mấy năm nền kinh tế của xã có những chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Số hộ đƣợc xem truyền hình chiếm 65%, tỷ lệ hộ dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh 90%, tỷ lệ hộ đƣợc dùng điện sinh hoạt 33,4%. Tỷ lệ hộ đói nghèo là 35,6% (theo tiêu chí cũ) và 48% (theo tiêu chí mới áp dụng từ đầu năm 2011, nguồn: UBND xã Lóng Sập).

Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay của xã vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện. Do địa bàn rộng, lại bị chia cắt nên việc sắp xếp bố trí xây dựng gặp rất nhiều khó khăn.

Giao thông: Toàn xã hiện có 91 km đƣờng giao thông, trong đó có tuyến

đƣờng quốc lộ 43 chạy qua xã dài khoảng 20 km đã đƣợc trải nhựa. Đây là tuyến đƣờng huyết mạch, nối liền giữa Mộc Châu với nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Các tuyến đƣờng liên bản ở xã cũng đã đƣợc đầu tƣ xây dựng, tuy nhiên chất lƣợng của các con đƣờng này chƣa thực sự tốt, nhiều tuyến đƣờng vẫn là đƣờng đất, dễ bị sạt lở, xói mòn, đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mƣa.

Thuỷ lợi và nước sinh hoạt: Trên địa bàn xã có 2,1 ha đất thuỷ lợi, bao gồm

hệ thống các kênh mƣơng, phai đập. Hiện nay, chỉ có tuyến mƣơng của bản A Má dài 1,0 km đƣợc xây dựng kiên cố, còn lại là các phai, đập tạm thời và mƣơng đất, vào mùa mƣa thƣờng bị sạt lở, ảnh hƣởng đến sản xuất của nhân dân.

Nƣớc sinh hoạt: Toàn xã có 10/14 bản đƣợc dùng nƣớc sạch theo các chƣơng trình, dự án đầu tƣ của Đảng và Nhà nƣớc, còn 4 bản chƣa đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ đó là bản: Bản Phát, Bó Sập, Buốc Quang, Buốc Pát.

Giáo dục đào tạo: Hệ thống các trƣờng, lớp trên địa bàn xã đƣợc đầu tƣ

xây dựng tạm ổn định. Toàn xã hiện có 04 trƣờng học đƣợc xây dựng ở bản Phát gồm có: trƣờng THCS (2 tầng) tổng số có 9 lớp với 15 giáo viên 224 học sinh. Trƣờng Tiểu học là nhà cấp 4 và các lớp học ở các bản có 49 lớp học với 49 giáo viên 413 học sinh. Trƣờng Mầm non ở bản Phát và ở các bản có 39 nhóm lớp mẫu

giáo có 30 giáo viên, 365 cháu (trong đó trƣờng mầm non bản Pha Nhiên đƣợc kiên cố hóa bằng nguồn vốn Chƣơng trình 135 với 2 phòng học). Các trang thiết bị giảng dạy và đồ dùng học tập còn thiếu thốn, vì vậy công tác giảng dạy và học tập còn gặp nhiều khó khăn. Xã đã thực hiện Quyết định 112 và Quyết định 27 của UBND tỉnh Sơn La về hỗ trợ H/S nghèo, H/S bán trú trong năm 2009-2010: Mầm non: 213 cháu = 66.710.000đ; Tiểu học: 278 h/s = 173.880.000đ; THCS: 112 h/s = 127.632.000đ (báo cáo của UBND xã Lóng Sập năm 2010).

Y tế: Trên địa bàn xã có 1 Trạm y tế với 5 giƣờng bệnh, có 03 y sỹ, 01 dƣợc

sỹ, 02 điều dƣỡng, trạm đảm bảo chế độ trực 24/24 giờ. Tuyến bản có 13/13 bản có y tế bản. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình cũng đƣợc coi trọng, tuy nhiên tỷ lệ sinh của xã năm 2010 vẫn tƣơng đối cao 2,2% (báo cáo của UBND xã Lóng Sập năm 2010).

Văn hóa - thể dục thể thao: Xã có 01 nhà văn hoá xã (nhà xây cấp 4), 8/14

bản có nhà văn hoá), 9/14 bản có đội văn nghệ, 4/14 bản có sân thể thao và đội bóng chuyền phục vụ nhu cầu sinh hoạt, giao lƣu văn hoá, vui chơi giải trí của nhân dân, góp phần tích cực nâng cao trình độ dân trí, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời tăng cƣờng khối đoàn kết giữa các dân tộc…Toàn xã hiện có 03 trạm biến áp ở bản Phiêng Cài, Bó Sặp, bản Phát, có 4/14 bản đƣợc dùng điện lƣới quốc gia, số hộ đƣợc sử dụng điện chiếm 34,7%. Các bản còn lại chƣa đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia. Xã có một điểm bƣu điện, 4 trạm phát sóng của Viettel và Vinaphone phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin liên lạc, công tác chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội - quốc phòng an ninh của địa phƣơng (báo cáo của UBND xã Lóng Sập năm 2010).

Quốc phòng, an ninh: Trên địa bàn xã có Đồn biên phòng 469 và trạm gác ở

bản Buốc Pát. Với nhiệm vụ củng cố lực lƣợng quốc phòng toàn dân, bảo vệ đƣờng biên giới quốc gia, đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, kết hợp với lực lƣợng dân quân tự vệ đƣợc bổ sung và huấn luyện thƣờng

xuyên, luôn trong tƣ thế sẵn sàng chiến đấu, công tác nắm địa bàn, nắm đối tƣợng vi phạm đƣợc duy trì có hiệu quả. Công tác an ninh chính trị trên địa bàn xã luôn đƣợc giữ vững và ổn định, tội phạm hình sự và các tệ nạn xã hội đƣợc đẩy lùi, nhất là tội phạm về ma tuý, tội phạm buôn lậu qua đƣờng biên giới.

Tiểu kết chương 1

Trong chƣơng 1 này chúng tôi đã trình bày tổng quan về địa bàn xã Lóng Sập, những vấn đề liên quan đến HTCT cấp cơ sở: hệ thống các khái niệm đƣợc sử dụng trong luận văn, đặc điểm, vai trò của HTCT cơ sở trong HTCT ở nƣớc ta.

Lóng Sập là một xã mới tách, thuộc diện ĐBKK của huyện Mộc Châu. Xã có đƣờng biên giới với nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Điều kiện tự nhiên của xã Lóng Sập có rất nhiều khó khăn, đây là một trong những yếu tố khiến cho kinh tế - xã hội của Lóng Sập chậm phát triển.

Lóng Sập có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái là dân tộc có dân số lớn nhất và là cƣ dân cƣ trú lâu đời nhất trên mảnh đất này. Mặc dù đã đƣợc hƣởng các chính sách ƣu tiên phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Đảng và Nhà nƣớc trong thời gian qua, song Lóng Sập vẫn là xã có tỷ lệ đói nghèo khá cao của huyện Mộc Châu.

Trong chƣơng này, chúng tôi cũng đã đƣa ra một số khái niệm về vai trò, vai trò của HTCT, vai trò của HTCT Cơ sở, khái niệm về HTCT, HTCT Cơ sở khái niệm về chính sách, chính sách dân tộc, tổ chức thực hiện chính sách để làm cơ sở cho những phân tích, luận giải của mình.

Những nét khái quát về HTCT nƣớc ta hiện nay cũng nhƣ đặc điểm, vai trò của HTCT cấp cơ sở cũng đƣợc chúng tôi trình bày trong chƣơng này. Theo đó HTCT nƣớc ta gồm có các cơ quan Đảng - HĐND - UBND, MTTQ và các đoàn, hội, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phƣơng. HTCT cấp cơ sở có các đặc điểm nhƣ: Là

cấp thấp nhất và gần dân nhất trong HTCT; Có bộ máy đơn giản và đội ngũ cán bộ thƣờng xuyên biến động; Là “phƣơng tiện” cơ bản nhất để thực thi quyền làm chủ của nhân dân; HTCT cơ sở chịu ảnh hƣởng nhiều của các thiết chế xã hội cổ truyền; Là cấp chịu sự tác động của các đặc điểm tự nhiên, dân cƣ, xã hội... của từng vùng, miền khác nhau. Với các đặc điểm nhƣ trên thì HTCT cấp cơ sở có các vai trò: Là cấp trực tiếp tuyên truyền, tổ chức nhân dân thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; Là cấp trực tiếp lãnh đạo, tổ chức thực hiện việc phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân; Là cấp tổ chức, quản lý cuộc sống của cộng đồng dân cƣ; Trực tiếp giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ nhân dân và giữa ngƣời dân với Đảng và Nhà nƣớc; Phản ánh, kiến nghị lên cấp trên những nguyện vọng chính đáng của ngƣời dân; Cung cấp kinh nghiệm thực tiễn, kiến nghị góp phần tích cực vào việc sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; Là trƣờng học thực tiễn để rèn luyện đội ngũ cán bộ, tăng uy tín và ảnh hƣởng của Đảng và Nhà nƣớc trong quần chúng nhân dân.

Với những đặc điểm và vai trò nhƣ trên ta thấy rất rõ tầm quan trọng của HTCT cấp cơ sở trong việc triển khai thực hiện, đƣa các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào cuộc sống, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống ngƣời dân, góp phần ổn định chính trị, an ninh quốc gia.

CHƢƠNG 2

VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP CƠ SỞ XÃ LÓNG SẬP TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)