Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 27)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1.Điều kiện tự nhiên

Lóng Sập là một xã vùng III, biên giới của huyện Mộc Châu. Xã cách trung tâm huyện lỵ 30 km về phía Tây Nam, có đƣờng biên giới Việt - Lào khoảng 18 km. Tổng diện tích tự nhiên của xã theo địa giới hành chính là 10.958,78 ha, gồm 14 bản. Có vị trí giáp ranh nhƣ sau: Phía Bắc giáp xã Chiềng Khừa và Mƣờng Sang; Phía Đông giáp xã Chiềng Sơn; Phía Nam giáp Nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; Phía Tây giáp xã Chiềng Khừa và Nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Xã Lóng Sập có địa hình chia cắt phức tạp: Địa hình đồi núi cao, tập trung ở những khu vực tiếp giáp với xã Chiềng Khừa và giáp biên giới Việt - Lào, độ cao trung bình khoảng 1200 - 1300m (so với mực nƣớc biển). Địa hình đồi thấp có độ cao trung bình từ 700 - 850m. Một số bản có địa hình tƣơng đối bằng phẳng có độ cao trung bình từ 500 - 600m đƣợc nhân dân khai khác trồng lúa nƣớc và bố trí khu dân cƣ xây dựng các công trình công cộng.

Khí hậu trong khu vực thuộc loại hình khí hậu núi cao, mang tính chất á nhiệt đới rõ nét, phân thành hai mùa khô và mùa mƣa rõ rệt, với lƣợng mƣa ở mức trung bình và nhiệt độ mùa đông tƣơng đối lạnh.

Thủy văn: Trên địa bàn xã có 1 con suối lớn là suối Sặp, bắt nguồn từ bản Phát chạy dọc theo đƣờng quốc lộ 43 có chiều dài khoảng 3 km, ngoài ra còn có

các suối khác nhƣ: suối Bó Sặp, suối A Lá, suối Hong Húa, suối A Má, suối Ƣng và nhiều các khe, suối nhỏ khác chảy từ các khe núi đổ về suối Sặp. Song do địa hình dốc nên lƣu lƣợng nƣớc và tốc độ dòng chảy ở các suối không ổn định, thƣờng lớn vào mùa mƣa và giảm về mùa khô lƣợng. Điều này cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ tới việc điều tiết nƣớc tƣới trong sản xuất nông nghiệp.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn xã Lóng Sập:

Tài nguyên đất: Trên địa bàn xã Lóng Sập chủ yếu là các loại đất feralit mùn

vàng nhạt trên đá cát, feralit mùn đỏ trên đá sét, đất feralit mùn đỏ nâu trên đá vôi, đất feralit vàng đỏ trên đá biến chất. Nhìn chung, các loại đất ở xã Lóng Sập có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ mùn và các chất dinh dƣỡng nhƣ đạm, lân, kali…ở mức trung bình. Điều này gây khó khăn cho sự phát triển nền nông nghiệp nói riêng cũng nhƣ nền kinh tế của xã nói chung.

Tài nguyên nước: Nguồn nƣớc lƣu giữ ở hệ thống các suối, ao…với tổng

diện tích hiện có là 23,6 ha. Nguồn nƣớc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con ngƣời. Do địa hình dốc, chia cắt mạnh nên việc lƣu giữ nguồn nƣớc gặp nhiều khó khăn, nƣớc sản xuất phải phụ thuộc vào nƣớc mƣa. Nhiều khu vực, nhất là vào mùa mƣa thƣờng xảy ra hiện tƣợng xói lở, lũ quét… ảnh hƣởng đến đời sống của nhân dân.

Trong những năm gần đây, đƣợc sự hỗ trợ từ nguồn vốn của Chƣơng trình 135, xã đã xây dựng đƣợc một số bể chứa nƣớc cũng nhƣ hệ thống dây dẫn nƣớc sinh hoạt từ đầu nguồn về bể chứa và từ bể chứa đến tận các gia đình, điều này đã giảm thiểu rất nhiều những khó khăn về nguồn nƣớc sinh hoạt cho đồng bào.

Tài nguyên rừng: Năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp có rừng của xã có là

2.185,41ha (đất rừng sản xuất có 317,94 ha, đất rừng phòng hộ 1.867,47ha), rừng phân bố không đồng đều, tập trung ở những nơi hiểm trở giáp biên giới Việt - Lào và khu vực giáp xã Chiềng Khừa, Chiềng Sơn. Hệ động vật rừng đang cạn kiệt do tình trạng chặt phá rừng, đốt nƣơng làm rẫy và săn bắn thú rừng bừa bãi của nhân

dân từ những năm trƣớc. Trong những năm gần đây công tác trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng đã và đang đƣợc các cấp chính quyền quan tâm nhằm nâng cao độ che phủ của rừng.

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (nghiên cứu trường hợp xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La (Trang 27)