Văn 7 - Tuần 2

30 329 0
Văn 7 - Tuần 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 2012-2013 TUẦN 2: NGỮ VĂN - BÀI 2 Kết quả cần đạt - Thấy được những tình cảm chân thành và sâu nặng của hai em bé trong câu chuyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ, chia sẻ với những bạn ấy. Nhận ra được cách kể chuyện rất chân thật và cảm động của tác giả. - Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản. Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản và bước đầu xây dựng được văn bản có bố cục rành mạch, hợp lí. - Hiểu rõ khái niệm mạch lạc trong văn bản, từ đó biết tạo lập những văn bản có tính mạch lạc. Tiết 5, 6 - Văn bản: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ Khánh Hoài 1. Mục tiêu: Giúp HS a) Về kiến thức: Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị. - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản. - Tiết 1: HS nắm được vài nét về tác giả tác phẩm, đọc toàn bộ văn bản, và HS hiểu được hoàn cảnh của hai anh em Thành và Thủy; Thành nhớ về quá khứ của hai anh em. b) Về kỹ năng: Đọc - hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. - Kể tóm tắt truyện. c) Về thái độ: Biết cảm thông, chia sẻ với những người bạn có hoàn cảnh bất hạnh. Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La 35 Ngày soạn: 22/8/2012 Ngày dạy: 7C /8/2012 Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 2012-2013 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức, tài liệu tham khảo, soạn giáo án. Hướng dẫn HS soạn bài ở nhà. b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, học bài cũ, soạn bài mới. 3. Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS ……………………………………………………… a) Kiểm tra bài cũ: (4’) Kiểm tra miệng. Câu hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả A-mi-xi và văn bản Mẹ tôi? Đọc câu văn thể hiện vai trò to lớn của người mẹ đối với con? Đáp án: - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hoá, nhà văn lỗi lạc của I-ta-li-a. (3 điểm) - Văn bản Mẹ tôi trích trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả. (2 điểm) - Câu văn thể hiện vai trò to lớn của người mẹ đối với con: “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổi và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”. (5 điểm) * Đặt vấn đề vào bài mới: Hạnh phúc của trẻ thơ là được cắp sách tới trường, được sống trong mái ấm gia đình có tình yêu thương của cha mẹ, của anh em ruột thịt. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi mái ấm gia đình tan vỡ? Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê cô trò ta tìm hiểu hôm nay sẽ phần nào giúp các em hiểu thêm về vấn đề này. b) Dạy nội dung bài mới: (35’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS ND GHI BẢNG HS: đọc chú thích dấu * trong SGK. ?- Yếu: Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? I. Đọc và tìm hiểu chung (15’) 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh 36 Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 2012-2013 GV: Đây là một truyện ngắn khá hoàn chỉnh có cốt truyện, nhân vật, sự việc và chi tiết, có mở đầu và kết thúc. Tuy là một truyện ngắn, song văn bản này khá dài so với dung lượng hai tiết học nên chúng ta chỉ chọn đọc một số đoạn tiêu biểu. ?- KH: Để tiện cho việc theo dõi văn bản, một bạn tóm tắt cốt truyện? HS- Hai anh em Thành, Thuỷ sinh ra trong một gia đình khá giả, cả hai đều rất yêu thương nhau. Nhưng rồi gia đình đột nhiên tan vỡ vì bố mẹ li hôn. Thành sống với bố, Thuỷ ở với mẹ. Trước lúc chia tay, mẹ giục hai anh em chia đồ chơi. Cả hai đều nhường nhau vì không nỡ để những con búp bê xa nhau. Sau đó Thành dẫn em đến trường để chia tay cô giáo và lớp học. Cô giáo và cr lớp đều thương cảm hoàn cảnh của Thuỷ. Từ trường về nhà cũng là lúc chiếc xe tải chở đồ của mẹ và Thuỷ đã đợi sẵn, hai anh em phải chia tay thật sự. Cả hai đều khóc nức nở. Thuỷ đã để lại cho anh hai con búp bê với một yêu cầu đừng bao giờ để chúng phải xa nhau. GV- Đây là một truyện ngắn viết về bi kịch gia đình, khi đọc cần đọc với giọng tình cảm pha lẫn xót xa, thể hiện được tâm trạng của nhân vật qua các lời thoại, chú ý nhấn giọng ở những chi tiết thể hiện tình cảm của hai anh em Thành, Thuỷ dành cho nhau. GV: Gọi 1 HS đọc đoạn: “đồ chơi của chúng tôi… đã ứa ra”. Gọi 2 HS đọc: “Cuộc chia tay đột ngột quá” đến hết. GV: Yêu cầu HS đọc thầm các chú thích SGK. ?- KH: Truyện ngắn chi làm mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần? HS: Truyện chia làm 3 phần với 4 sự việc: Phần 1: từ đầu đến “mơ thôi”=> giới thiệu truyện; Phần 2: tiếp đến “anh xin hứa”=> diễn biến truyện; Phần 3: còn lại=> kết thúc truyện. Hoài được trao giải nhì trong cuộc thi thơ, văn viết về Quyền trẻ em tổ chức năm 1992. 2. Đọc và tóm tắt văn bản Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La 37 Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 2012-2013 GV: Chúng ta sẽ phân tích văn bản theo sự phân chia của bố cục, theo sự việc. ?- TB: Hãy cho biết truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện? HS- Truyện kể về hai anh em Thành, Thuỷ phải sống xa nhau vì bố mẹ li hôn. Nhân vật chính là hai anh em. ?- G: Câu chuyện này được kể theo ngôi thứ mấy? Cho biết tác dụng của việc lựa chon ngôi kể? HS- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người xưng “tôi” trong truyện (Thành) là người chứng kiến các việc xảy ra cũng là người cùng chịu nỗi đau như em gái mình. Cách lựa chon ngôi kể giúp tác giả thể hiện sâu sắc suy nghĩ, tâm trạng, tình cảm của nhân vật. Mặt khác, kể theo ngôi thứ nhất làm tăng tính chân thật cho câu chuyện được kể, tạo sức thuyết phục cao hơn. GV: Các em hãy đọc thầm từ đầu đến “giấc mơ thôi”. ?- Yếu: Nêu nội dung của đoạn này? HS: trả lời – Gv ghi bảng => ?- KH: Mở đầu câu chuyện, tác giả đã để cho người mẹ đột ngột ra lệnh chia đồ chơi. Cách vào truyện như vậy có ý nghĩa gì? - Đó là cách giới thiệu sự việc độc đáo, là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Mục đích khiến người đọc ngạc nhiên và muốn theo dõi cả câu chuyện để biết nguyên nhân. Cách vào bài này có tính nêu vấn đề. ?- TB: Tìm những chi tiết miêu tả thái độ của hai anh em sau yêu cầu của mẹ? - […] em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt… buồn thăm thẳm… ?- TB: Em hiểu gì về tâm trạng của hai anh em lúc ấy? HS: Cả hai anh em đều sợ hãi, đau đớn trước yêu cầu của mẹ. Vì trong hoàn cảnh ấy chúng hiểu rằng chia đồ chơi đồng nghĩa với việc anh em phải chia tay nhau. GV: Gọi HS đọc đoạn văn tả cảnh buổi sáng “Sáng II. Phân tích. (20’) 1. Từ hiện tại, Thành nhớ về những ngày đã qua của hai anh em. 38 Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 2012-2013 nay… nặng nề thế này" ?- KH: Tác giả đưa đoạn văn tả cảnh buổi sáng tươi đẹp vào đây nhằm mục đích gì? HS: Đây là hai cảnh đối lập. Dụng ý của tác giả khi đưa ra hai cảnh đối lập là để làm tăng nỗi đau trong lòng của hai anh em trong thời điểm hiện tại. ?- TB: Từ hiện tại đáng buồn, Thành nhớ về những ngày đã qua của hai anh em. Tìm những chi tiết kể về chuyện đó? - Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau […] Có lần, tôi đi đá bóng bị xoạc một miếng áo rất to, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động […] Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Chiều nào tôi cũng đi đón em […] Chúng tôi nắm tay nhau […] trò chuyện. ?- G: Em có nhận xét gì về cách đưa chi tiết của tác giả trong đoạn văn này? HS: Những chi tiết hiện tại và hồi ức được kể đan xen vào nhau một cách lô gíc tạo sự liên kết giữa các sự việc trong văn bản. - Đây chính là một trong những cách lập ý của văn bản biểu cảm: hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. ?- TB: Tại sao Thành lại nhớ sự việc em vá áo cho mình hồi lớp 5? - Thành nhớ lại sự việc đó vì đó là kỉ niệm đẹp về tình anh em khiến cho Thành cảm thấy càng thương em hơn. Lời kể của Thành về em gái cho thấy Thành là cậu bé có tâm hồn trong sáng, nhân hậu, nhạy cảm, biết nhận ra những tình cảm tốt đẹp của em gái. ?- TB: Qua phân tích các chi tiết, em thấy tình cảm của hai anh em Thành Thuỷ như thế nào? HS: trả lời – GV chốt ý , ghi bảng => GV: - Bằng việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, tác giả đã để cho nhân vậtThành tự bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm và nỗi đau của người trong cuộc một cách sâu sắc, làm tăng tình chân thực của câu chuyện. Sự việc tiếp theo * Hai anh em rất yêu quí, quan tâm đến nhau. Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La 39 Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 2012-2013 diễn ra như thế nào? Ta tiếp tục tìm hiểu ở tiết sau. c) Củng cố, luyện tập (2 phút) * Củng cố: GV nhắc lại phần đã phân tích * Luyện tập: HS đọc diễn cảm lại văn bản. d) Hướng dẫn tự học ở nhà.(1 phút) - Đọc lại toàn bộ văn bản; tóm tắt nội dung cốt truyện. - Tập phân tích lại nội dung đã phân tích. - Đọc và chuẩn bị tiếp phần còn lại của văn bản để tiết sau học tiếp. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY 40 Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 2012-2013 Ngày soạn: 23 /8/2012 Ngày giảng: 7C.…/8/2012 Tiết 5, 6. Văn bản: CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ (tiếp theo) Khánh Hoài 1. Mục tiêu: Giúp học sinh: a.Về kiến thức: - Tình cảm anh em ruật thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ li dị. - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản; củng cố và luyện tập cho HS. b. Về kỹ năng: - Đọc- hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. - Kể và tóm tắt truyện. c) Về thái độ: - Giáo dục học sinh biết trân trọng, nâng niu tình cảm gia đình. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án. b) Chuẩn bị của học sinh: Học bài cũ; chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên. 3. Tiến trình bài dạy. * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh: ……………………………………. a) Kiểm tra bài cũ: (6 phút – Miệng). Câu hỏi: Hãy tóm tắt nội dung cốt truyện Cuộc chia tay của những con búp bê? Đáp án- Biểu điểm: - (Kể theo đúng yêu cầu, đảm bảo đúng nội dung): Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành, Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả. Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau; Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến không muốn xa rời anh. (7 điểm) - Giọng kể lưu loát, tình cảm. (3 điểm) * Đặt vấn đề vào bài mới: Trong tiết học trước, các em đã thấy hai anh em Thành- Thuỷ luôn yêu thương và quan tâm đến nhau; rất sợ phải xa nhau, Nhưng Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La 41 Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 2012-2013 nỗi sợ hãi đó không thể nào tránh được khi gia đình của các em tan vỡ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp trong tiết học hôm nay. b) Dạy nội dung bài mới: (33’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS ND GHI BẢNG GV: Yêu cầu HS đọc lướt phần còn lại của truyện. ?- TB: Phần văn bản này kể về mấy sự việc chính? Đó là những sự việc nào? HS: Kể về 3 sự việc chính: Hai anh em chia đồ chơi; Thành dẫn Thuỷ đến trường chia tay cô giáo và các bạn; hai anh em chia tay nhau. GV: Chúng ta sẽ phân tích lần lượt từng sự việc. ?- TB: Tìm những lời nói của hai anh em khi buộc phải chia đồ chơi? - Anh cho em tất […] Em để lại hết cho anh […] Anh lại chia rẽ con Vệ sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế![ ] Anh cho em tất cả […] Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh[…] ?- G: Lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên có gì mâu thuẫn? Theo em có cách nào để giải quyết mâu thuẫn đó không? HS- Ở đây, tác giả đã phát hiện ra một nét mâu thuẫn thật tinh tế của trẻ thơ trong nhân vật Thuỷ: một mặt Thuỷ rất giận dữ không muốn chia rẽ hai con búp bê nhưng mặt khác em lại rất thương anh, sợ đêm đêm sẽ không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh nên em rất bối rối sau khi đã giận dữ. Đưa ra mâu thuẫn này, tác giả gợi lên trong bạn đọc sự suy nghĩ muốn giải quyết mâu thuân này chỉ có cách gia đình Thành Thuỷ đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay. GV: Từ việc chia đồ chơi, tác giả để cho Thành nhớ lại việc làm của em gái buộc dao díp vào lưng con Vệ Sĩ 2. Cảnh chia đồ chơi và những con búp bê của hai anh em (10’) 42 Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 2012-2013 để canh giấc ngủ cho anh trai. Một lần nữa cách kể đan xen giữa hiện tại và hồi ức đã tạo nên sự xúc động sâu sắc trong lòng người đọc bởi tấm lòng và tình cảm của đứa em gái nhỏ dành cho anh trai. ?- TB: Những chi tiết này giúp em hiểu gì về tâm trạng của hai anh em lúc này? - HS trả lời – GV chốt ý – ghi bảng => GV: Từ việc chia đồ chơi của hai anh em ta có thể thấy Thành và Thuỷ vô cùng yêu quí nhau, không muốn phải xa nhau. GV: Yêu cầu HS chú ý đoạn “Gần trưa…” ?- KH: Sự việc được kể trong đoạn truyện này là gì? HS trả lời – GV ghi bảng => ?- TB: Những chi tiết nào kể lại cuộc chia tay của Thuỷ với cô giáo và các bạn? - Thuỷ nức nở […] cô Tâm ôm chặt lấy em[…] cả lớp sững sờ […] Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. ?- KH: Em có nhận xét gì về cách lựa chọn chi tiết và sử dụng từ ngữ của tác giả trong đoạn văn này? HS- Tác giả đã lựa chọn những chi tiết tiêu biểu và sử dụng một loạt các từ ngữ giàu sức gợi tả để khắc hoạ đậm nét hành ảnh cuộc chia tay của Thuỷ với cô giáo và các bạn. ?- TB: Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học làm cô giáo bàng hoàng và chi tiết nào khiến em cảm động nhất? Vì sao? - Điều khiến cô giáo và người đọc bất ngờ, bàng hoàng chính là việc Thuỷ nói sẽ không được đi học nữa vì nhà bà ngoại ở xa trường. Chi tiết cảm động nhất là sau khi * Hai anh em đau xót không muốn chia đồ chơi, muốn nhường cho nhau tất cả. 3. Cảnh Thuỷ đến trường chia tay cô giáo và các bạn (10’) Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La 43 Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 2012-2013 nghe, cô Tâm thốt lên Trời ơi! Cô giáo tái mặt, nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ khóc mỗi lúc một to hơn. Ta cảm động vì đã có những người đồng cảm sâu sắc với nỗi bất hạnh của Thuỷ. ?- TB: Em có cảm nhận gì về cuộc chia tay này? GV: Sau cuộc chia tay với cô giáo, với bạn bè, cô bé đáng thương sẽ không được đi học nữa, sẽ vĩnh viễn mất đi niềm vui của tuổi học trò. Thuỷ khóc, cô giáo khóc, bạn bè khóc. Chúng ta vừa cảm động trước tình cảm cô trò, bè bạn vừa thêm xót thương cho cảnh ngộ éo le của anh em Thành, Thuỷ. ?- G: Hãy giải thích vì sao khi dắt em ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại kinh ngạc thấy “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”? HS- Vì khi đó tâm trạng của Thành đang rất đau khổ, em cảm thấy mọi thứ quanh mình như đang sụp đổ thế nhưng cảnh vật vẫn đẹp, cuộc đời vẫn bình yên, thật đối lập với tâm trạng của em. GV: Đây là một diễn biến tâm lí được tác giả miêu tả rất chính xác. Nó làm tăng thêm nỗi buồn sâu thẳm, trạng thái thất vọng bơ vơ của nhân vật. Ngôi kể thứ nhất đã giúp bộc lộ sâu sắc những tình cảm, suy nghĩ của nhân vật Thành. Đó là tình cảm thương em vô hạn, là nỗi tuyệt vọng vì không có cách nào để giúp em. GV: Gọi HS đọc đoạn “Vừa tới nhà” đến hết. ?- TB: Cảnh hai anh em chia tay thể hiện qua những chi tiết nào? - Em khóc nức lên và chạy lại nắm tay tôi dặn dò: - Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé… - Tôi khóc nấc lên. * Cuộc chia tay đầy nước mắt, nước mắt tủi phận của Thuỷ, nước mắt xót xa, thương cảm của cô giáo và các bạn. 4. Những phút cuối cùng của cuộc chia tay giữa hai anh em (10’) 44 Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La [...]... NGHIỆM BÀI DẠY Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La 47 Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 20 1 2- 2 013 Ngày soạn: 23 /8 /20 12 Ngày giảng:7C… /8 /20 12 Tiết 7 - Tập làm văn: BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1 Mục tiêu: Giúp học hiểu rõ: a) Về kiến thức: Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản; trên cơ sở đó, có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản b) Về kỹ năng: Thế nào là một bố cục rành mạch và hợp lí để... của văn bản? Bố cục của văn bản gốm mấy phần? - HS trả lời (như trong nội dung bài học) d) Hướng dẫn học bài ở nhà (2 ) - Học thuộc ghi nhớ (SGK,T.30) - Làm bài tập 3 (SGK,T.30, 31) - Chuẩn bị bài: Mạch lạc văn bản theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La 55 Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 20 1 2- 2 013 Ngày soạn: 24 /8 /20 12 Ngày giảng:7C……... Thành phố Sơn La Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 20 1 2- 2 013 ếch GV: Như vậy, một văn bản muốn được tiếp nhận dễ dàng phải đảm bảo yêu cầu: nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ, giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi HS: đọc thầm ví dụ 2 ?- TB: Cho biết ví dụ gồm mấy đoạn văn? Nội * Ví dụ 2 (SGK T 29 ) dung của mỗi đoạn như thế nào? - Văn bản gồm 2 đoạn văn Nội dung của mỗi đoạn... phố Sơn La Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 20 1 2- 2 013 - Muốn những người làm cha, làm mẹ khi quyết định điều gì hãy nghĩ đến tình cảm, mong ước của con cái d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút) - Tập phân tích lại văn bản, nắm chắc nội dung Tổng kết - ghi nhớ - Về nhà viết một đoạn văn ngắn nói lên những cảm nhận, suy nghĩ của mình sau khi học văn bản - Chuẩn bị bài: Bố cục trong văn bản theo nội dung... thiêng liêng hơn cả - Kết bài: Nghiêm khắc, nhắc nhở En-ri-cô hãy xin Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La 61 Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 20 1 2- 2 013 HS: Đọc văn bản Lão nông và các con mẹ tha thứ và đừng bao giờ mắc phải lỗi lầm đó nữa ?- BT: Chủ đề của văn bản là gì? b Phần b * Văn bản “Lão nông và các con” HS: Đọc đoạn văn của Tô Hoài trong SGK ?- BT: Chủ đề của đoạn vănlà gì? Chủ đề... (làng quê); - Tiếp đó, miêu tả những biểu hiện phong phú của sắc vàng; - Cuối cùng là nhận xét, cảm xúc về sắc vàng đó -> Một trình tự với ba phần 62 Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 20 1 2- 2 013 HS nêu yêu cầu bài tập 2 ?- BT: Chủ đề của đoạn vănlà gì? nhất quán và rõ ràng như thế đã làm cho mạch văn thông suốt và bố cục trở nên mạch lạc 2 Bài 2 (T 33) Ý... giảng:7C…… /8 /20 12 Tiết 8 - Tập làm văn: MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN 1 Mục tiêu: Giúp học sinh: a) Về kiến thức: - Mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết của mạch lạc trong văn bản - Điều kiện cần thiết để một văn bản có tính mạch lạc b) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nói, viết mạch lạc c) Về thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn - Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài Tập làm văn 2 Chuẩn bị của... Một văn bản có tính mạch lạc là văn bản: - Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt - Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được nối tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ 60 Quàng Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La Giáo án Ngữ văn 7 - HS đọc ghi nhớ SGK T 32 Năm học 20 1 2- 2 013... tính chất liên kết, ngoài việc có bố cục rõ ràng, văn bản còn đòi b Bài học: hỏi phải có vấn đề - Văn bản cần phải mạch ?- TB: Vậy, theo em mạch lạc trong văn bản có lạc nghĩa là gì? - Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lí Gọi HS đọc mục 2a SGK T 31 2 Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc ?- TB: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” kể về... ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG ?- TB: Ở lớp 6, em đã được học những kiểu văn I Bố cục và những yêu cầu bản nào? về bố cục trong văn bản (21 ’) HS- Em đã được học 3 kiểu văn bản: tự sự, miêu 1 Bố cục của văn bản tả, hành chính công vụ a Ví dụ: GV- Văn bản hành chính công vụ chúng ta được tiếp cận qua kiểu văn bản đơn từ ?- Yếu: Hãy nhắc lại khái niệm về đơn từ? HS- Đơn được viết ra giấy (theo mẫu hoặc . Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La 47 Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 20 1 2- 2 013 Ngày soạn: 23 /8 /20 12 Ngày giảng:7C… /8 /20 12 Tiết 7 - Tập làm văn: BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN 1. Mục tiêu : Giúp học hiểu rõ: a). giả A-mi-xi và văn bản Mẹ tôi? Đọc câu văn thể hiện vai trò to lớn của người mẹ đối với con? Đáp án: - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hoá, nhà văn lỗi lạc của I-ta-li-a Thị Cươi – Trường THCS Hua La – Thành phố Sơn La 35 Ngày soạn: 22 /8 /20 12 Ngày dạy: 7C /8 /20 12 Giáo án Ngữ văn 7 Năm học 20 1 2- 2 013 2. Chuẩn bị của GV và HS a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK,

Ngày đăng: 06/02/2015, 22:00