Phan Thị Ánh Tuyết Ngữ văn: 7Tuần2 Tiết 5-6 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ Khánh Hoài NS: 20/8/08 NG: 25/8/08 A/-Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: -Thấy được tình cảm chân thành sâu nặng của 2 anh em trong câu chuyện.Cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy. -Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện rất chân thực và cảm động. -Giáo dục hs tình cảm yêu quý gia đình . B/-Chuẩn bị :- GV : G/án , bảng phụ. - HS : Soạn bài ,tranh vẽ C/-Tiến trình giảng dạy: 1.Ổn định: 2.KTBC: *Văn bản Mẹ tôi thuộc thể loại gì ? .Phương thức biểu đạt ? Nêu ý nghĩa của văn bản? *Qua VB em rút ra bài học gì ?Em phải làm gì để xứng đáng với tình yêu thương của cha mẹ ? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung *HĐ 1:Giới thiệu bài. *HĐ 2:Đọc và tìm hiểu chung. -Gọi hs đọc và nêu vài nét về tác giả , tác phẩm. -Giải thích 1 số từ khó. *HĐ 3:Tìm hiểu văn bản. - Một số đoạn nói về anh em Thành , Thuỷ chia đồ chơi .Đoạn nói về cuộc chia tay của Thuỷ với bạn bè , Thành và thuỷ phải chia tay. (HS tóm tắt nội dung). -Cho hs tìm bố cục của bài văn. Truyện viết về ai? Về việc gì ? Ai là nhân vật chính ? (Lưu ý 2 con búp bê cũng là 2 nhân vật.) -Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn ngôi kể có tác dụng gì ? -HS đọc. -Truyện ngắn đạt giải nhất trong cuộc thi viết cho thiếu nhi năm 1992. -Giải nghĩa 1 số từ khó như :ráo hoảnh , dao díp , ô ăn quan , … +Truyện kể lại cuộc chia tay 2 anh em Thành và Thuỷ do bố mẹ li hôn. +Tâm trạng của Thành và Thuỷ đêm trước cuộc chia tay . +Thành Thuỷ chia đồ chơi. +Thuỷ chia tay cùng cô giáo . +Cảnh 2 anh em phải chia tay. -Truyện viết về 2 anh em Thành và Thuỷ (nhân vật chính). -Kể theo ngôi thứ nhất. Cách kể chuyện giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc tình cảm , suy nghĩ tâm trạng của nhân vật. -> Tăng tính chân thực và thuyết phục. HS thực hiện nhóm: +Búp bê vốn là đồ chơi của trẻ I/-Đọc và tìm hiểu chung: 1/ Đọc. 2/ Tác phẩm : sgk 3/Tác giả : sgk 4/ Tìm hiểu chú thích. sgk II/-Tìm hiểu văn bản: Trường THCS Phan Thúc Duyện 1 Phan Thị Ánh Tuyết Ngữ văn: 7 -Cho hs hoạt động nhóm theo câu hỏi sau: -Nội dung chuyện là cuộc chia tay của Thành và thuỷ , tại sao nhan đề là “Cuộc chia tay của những con búp bê” ? -Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện? *TIẾT 2: Gọi hs đọc một số đoạn : “Gia đình tôi … trò huyện” , “Đồ chơi … chúng tôi”. -Hãy tìm một số chi tiết trong truyện cho thấy Thành và Thuỷ rất quan tâm đến nhau.? Từ đó em thấy tình cảm của 2 anh em ntn ? -Cho hs đọc thầm đoạn: “Nhưng khi tôi … ứa ra” . lời nói và hành động của Thuỷ có gì mâu thuẫn với nhau khi thấy Thành chia 2 con búp bê .Theo em phải giải quyết mâu thuẫn này ntn ? -Cho hs đọc đoạn cuối . -Thuỷ lựa chọn cách giải quyết ntn ? -Cách giải quyết trên gợi cho em suy nghĩ gì về Thuỷ ? HS đọc lại đoạn “Gần trưa … cảnh vật” .Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học khiến cô giáo và cả lớp bàng hoàng ? _.Chi tiết nào là cảm động nhất ? em gợi lên sự ngộ nghĩnh trong sáng , ngây thơ , vô tội .Những con búp bê cũng như Thành và Thuỷ … thế mà phải chia tay … -> Tạo tình huống lôi cuốn người đọc. -HS đọc. -Thuỷ mang kim chỉ ra tận sân vận động … -Chiều nào cũng đi đón em… -Tôi dành hết đồ chơi cho em… HS trả lời. -HS đọc. -Thuỷ giận dữ không muốn chia tay với những con búp bê nhưng lại sợ đêm không có ai canh gác cho anh ngủ. ->Bố mẹ Thành và Thuỷ không nên chia tay. -HS đọc đoan cuối. Để vệ sĩ lại bên em nhỏ , để canh gác … -> Sự chia tay của 2 anh em là vô lý , không nên có cuộc chia tay này . -Thuỷ trong sáng , nhân hậu, rất thương anh. -HS đọc. -Chi tiết: +Bố mẹ chia tay , Thành Thuỷ chia tay , búp bê chia tay … +Thuỷ không được đi học nữa . -Cảm động nhất là cô giáo tặng Thuỷ cây bút và quyển vở dù biết Thuỷ sẽ không được đi học nữa . -HS thảo luận nhóm. /-Tình cảm của hai anh em Thành và Thuỷ: -Hai anh em Thành và Thuỷ gần gũi , yêu thương , quan tâm và chia sẻ lẫn nhau. 2/-Cuộc chia tay của những con búp bê: -Không hề có cuộc chia tay. -Thuỷ ngây thơ , trong sáng , nhân hậu , rất thương anh. 3/-Cuộc chia tay của Thuỷ với cô giáo và lớp học: -Rất cảm động. Mọi người đau khổ , bàng hoàng khi biết tin Thuỷ phải nghỉ học. Trường THCS Phan Thúc Duyện 2 Phan Thị Ánh Tuyết Ngữ văn: 7 Cho hs thảo luận nhóm câu hỏi 6/sgk-27. -Điều làm Thành kinh ngạc là vì trong khi mọi việc đều diễn ra rất bình thường , cảnh vật vẫn rất đẹp , cuộc đời vẫn bình yên … ấy thế mà Thành và Thuỷ lại phải chịu đựng sự mất mát quá lớn … em ngạc nhiên vì tâm hồn mình đang nỗi sóng khi sắp phải chia tay với người thân . *HĐ 4:Tổng kết -Nhận xét cách kể chuyện của tác giả ?Cách kể có tác dụng gì trong việc thể hiện rõ nội dung , tư tưởng của truyện ? -Qua câu chuyện này tác giả muốn gởi gắm điều gì ? *HĐ 5:Luyện tập -Gọi hs đọc các bài đọc thêm trong sgk. -Cho các em tự nêu ý kiến của mình trong cách giữ gìn tình cảm gia đình . -HS nghe. -> Đây là một diễn biến tâm lý rất chính xác làm tăng nỗi buồn , tâm trạng đau đớn , thất vọng của nhân vật. -Chân thật , cảm động.Kể bằng sự miêu tả cảnh vật và bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý -> có sức truyền cảm lớn. -Tổ ấm gia đình rất quan trọng hãy giữ gìn và nâng niu để không làm tổn hại đến mọi người nhất là trẻ con. -HS đọc bài đọc thêm. -HS nêu vài ý kiến về cách giữ gìn tình cảm trong gia đình. III/-Tổng kết: -NT: Kể chuyện bằng nghệ thuật miêu tả cảnh và miêu tả tâm lý . Lời kể chân thành , giản dị , có sức truyền cảm . -Truyện cho người đọc thấy rằng tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng .Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ , không bao giờ làm tổn hại đến nó. IV/-Luyện tập: -Đọc thêm bài “Thế giới rộng vô cùng” và “Trách nhiệm của bố mẹ”. 4/-Củng cố :Đọc lại ghi nhớ SGK/27. 5/-Dặn dò: -Soạn bài “Ca dao về tình cảm gia đình” theo câu hỏi ở SGK. -HS giỏi: Viết đoạn văn ngắn nói về tình cảm gia đình. Tuần2 Tiết 7 BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN NS: 21/8/08 NG: 26/8/08 A/-Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu rõ : -Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản,có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản. -Bước đầu hiểu được thế nào là một bố cục rành mạch và hợp lý , để xây dựng một bố cục hợp lý cho văn bản .Tích hợp qua văn bản “CCTCNCBB”. -Có ý thức xây dựng bố cục khi viết văn bản. B-Chuẩn bị: GV : Giáo án , bảng phụ HS : Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK C/-Tiến trình giảng dạy : 1.Ổn định : Trường THCS Phan Thúc Duyện 3 Phan Thị Ánh Tuyết Ngữ văn: 7 2.KTBC: -Tại sao liên kết là yếu tố quan trọng trong văn bản ? -Để văn bản có tính liên kết ta phải làm gì ? 3.Bài mới : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung *HĐ 1: Giới thiệu bài *HĐ 2:Tìm hiểu bố cục của văn bản . -Gọi hs đọc phần 1a/sgk. -Muốn viết một lá đơn để gia nhập Đội , em có cần sắp xếp các nội dung theo một trật tự không ? Có thể tuỳ thích ghi nội dung nào trước nội dung nào sau không ? -Như vậy sự sắp xếp các nội dung , các phần trong văn bản theo một trình tự hợp lý được gọi là bố cục. Vậy em hiểu thế nào là bố cục ? Vì sao khi xây dựng văn bản cần quan tâm đến bố cục ? -GVcho hs đọc ghi nhớ sgk. *HĐ 3: Tìm hiểu những yêu cầu về bố cục trong văn bản. -Gọi hs đọc 2 mẫu chuyện sgk/29. -GV dùng bảng phụ ghi 2văn bản theo sgk-NV 6 .Sau đó cho các em thảo luận nhóm và rút ra nhận xét . -Cùng kể về một nội dung nhưng văn bản nào dễ tiếp nhận ? Văn bản nào khó hiểu ? Vì sao ? a.2 câu chuyện trên đã có bố cục chưa ? b.Các câu văn , các đoạn văn đã bố trí hợp lý chưa ? Cách kể chuyện bất hợp lý ở chỗ nào ? c.Em nên sắp xếp bố cục ntn cho hợp lý ? -HS đọc. -Cần sắp xếp nội dung theo một trật tự : +Quốc hiệu . +Tên đơn . +Họ tên. +Ngày tháng , năm sinh +Học ở lớp , trường nào . +Lý do xin gia nhập đội . +Lời hứa . +Lời cảm ơn. +Nơi và ngày tháng viết đơn. -Bố cục là sự bố trí sắp xếp các phần , các đoạn , các ý muốn biểu đạt trước sau theo một trình tự hợp lý . -Vì sẽ giúp cho người đọc dễ tiếp thu nội dung văn bản. -HS đọc. -HS đoc 2 mẫu chuyện. -HS đối chiếu cả hai văn bản và rút ra nhận xét : (Thực hiện nhóm) +Văn bản 1/sgk-29 khó tiếp nhận nội dung , vì :nội dung các đoạn lộn xộn không rõ sự việc được kể . Nhất là câu “Từ đấy trâu trở thành bạn của nhà nông”. +VB 2/sgk-29 gồm 2 đoạn văn , cách kể chuyện bất hợp lý khiến cho câu chuyện không bật cười được . -Bố cục theo sgk NV6 I/-Bố cục của văn bản: -Bố cục là sự sắp xếp theo trình tự rõ ràng các phần , các đoạn của văn bản rành mạch và hợp lý. II/-Những yêu cầu về bố cục trong văn bản: -Nội dung các phần , các đoạn trong văn Trường THCS Phan Thúc Duyện 4 Phan Thị Ánh Tuyết Ngữ văn: 7 -Từ đó GV cho hs nêu nhận xét làm thế nào để có bố cục rành mạch và hợp lý ? -Cho hs đọc phần ghi nhớ 2/sgk . *HĐ 4: Tìm hiểu các phần trong bố cục của văn bản. -Cho hs nêu lại nhiệm vụ 3 phần trong bố cục văn bản tự sự. -Có cần phân biệt nhiệm vụ của từng phần không ? Vì sao ? -Nếu nói rằng mở bài chỉ là rút gọn của thân bài và kết bài chỉ là lặp lại của mở bài có đúng không ? Vì sao? -Phần mở bài và thân bài chỉ là phụ không cần thiết có đúng không ? Vậy theo em bố cục thông thường của văn bản gồm mấy phần ? *HĐ 5: Luyện tập Cho hs thực hiện bài tập. -Bố cục hợp lý sẽ giúp cho người đọc đạt được mục đích giao tiếp cao nhất. -Nội dung các phần phải thống nhất với nhau , có sự phân biệt rạch ròi , sắp xếp theo một trình tự hợp lý . -HS đọc. -Bố cục văn bản tự sự: +MB: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc. +TB: Diễn biến phát triển sự việc và câu chuyện. +KB: Kết thúc sự việc , câu chuyện. -Các ý kiến trên là không đúng vì mở bài là sự thông báo đề tài tạo điều kiện cho người đọc , người nghe tiếp thu văn bản dễ dàng .Còn kết bài nhằm gây ấn tượng tốt đẹp cho người đọc , người nghe. -HS trả lời. bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau và có sự phân biệt rạch ròi. -Trình tự sắp xếp các đoạn phải đạt được mục đích giao tiếp. III/-Các phần của bố cục: Bố cục 3 phần: +Mở bài. +Thân bài . +Kết bài. IV/-Luyện tập: -Bài tập2: Bố cục đã rành mạch và hợp lý .Có thể kể theo một bố cục khác nhưng sẽ không hay hơn. -Bài tập 3:Bố cục chưa rành mạch và hợp lý .Các điểm 2,3 chỉ kể về việc học tốt chứ chưa kể kinh nghiệm học tốt , điểm 4 chưa nói về học tập . Thủ tục chào mừng hội nghị và tự giới thiệu về mình sau đó mới báo cáo kinh nghiệm học tốt của mình và nêu lên nguyện vọng. 4/-Củng cố :HS đọc lại ghi nhớ sgk/30. 5/-Dặn dò : -Làm bài tậpở SGK . -Xem bài “Mạch lạc trong văn bản”.soạn bài theo câu hỏi ở SGK Tuần2 Tiết 8 MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN NS: 24/8/08 NG: 30/8/08 A/-Mục tiêu cần đạt: Giúp HS -Có những hiểu bết bước đầu về mạch lạc trong văn bản , sự cần thiết phải có tính mạch lạc , không đứt đoạn hoặc quẩn quanh. -Rèn kỹ năng đảm bảo tính mạch lạc trong các bài văn . B/-Chuẩn bị : GV : Giáo án ,bảng phụ HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi sgk Trường THCS Phan Thúc Duyện 5 Phan Thị Ánh Tuyết Ngữ văn: 7 C/-Tiến trình giảng dạy: 1.Ổn định: 2.KTBC:- Trình bày khái niệm về bố cục trong văn bản ? Bố cục VB phải ntn ? - Điều kiện để có một bố cục rành mạch và hợp lý ? 3.Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung *HĐ 1: Giới thiệu bài *HĐ 2:Tìm hiểu mạch lạc trong văn bản là gì ? -Cho hs đọc mục 1a-b/sgk- 31.Xác định tính chất của mạch lạc trong văn bản .? -Mạch lạc trong văn bản là sự tiếp nối các dòng , các câu theo một trình tự hợp lý điều đó đúng không ? Vì sao?-Từ đó cho hs nêu khái niệm thế nào là mạch lạc ? *HĐ 3:Tìm hiểu các điều kiện để VB có tính mạch lạc.-Cho hs thảo luận câu hỏi 2 sgk/31. a-Cho biết toàn bộ sự việc trong VB xoay quanh sự việc chính nào ? Sự chia tay và những con búp bê đóng vai trò gì trong truyện ? Hai anh em Thành Thuỷ có vai trò gì trong truyện ? -Mạch văn chính trong “CCTCNCBB” là gì ? b-Các từ ngữ :chia tay , chia đồ chơi , chia ra , chia đi , chia rẽ , xa nhau , khóc lặp đi lặp lại và một loạt từ ngữ khác không muốn biểu thị ý phân chia :anh cho em tất , chẳng muốn chia bôi , chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau…. -Theo em đó có phải là vấn đề chủ yếu liên kết các vấn đề trên thành một thể thống nhất không ? Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không ? -Cho hs đọc câu hỏi 2c-sgk/ 32. Cho biết các đoạn nối nhau theo mối liên hệ nào :+Liên hệ thời gian. -HS đọc. -Định nghĩa về mạch lạc là chính xác. -Mạch lạc là sự nối tiếp các câu , các ý theo một trình tự hợp lý . -HS thảo luận nhóm. -Sự chia tay của 2 đứa trẻ. -Không một sự việc nào là không liên quan đến sự chia tay (chủ đề ) vấn đề chính đớn đau và tha thiết đó . -Các đoạn trong truyện nối nhau theo mối quan hệ : +Thời gian . +Không gian . I/Mạch lạc trong văn bản: -Văn bản cần phải có tính mạch lạc. -Các phần , các đoạn , các câu trong văn bản đều nói về một đề tài , biểu hiện một chủ đề xuyên suốt. II-Điều kiện để văn bản có tính mạch lạc: -Các phần , các đoạn , các câu trong văn bản được nối tiếp theo một trình tự rõ ràng, hợp lý , làm cho chủ đề liền mạch. Trường THCS Phan Thúc Duyện 6 Phan Thị Ánh Tuyết Ngữ văn: 7 +Liên hệ không gian . +Liên hệ tâm lý . +Liên hệ tương phản , tương đồng . Theo em các mối liên hệ ấy có tự nhiên và hợp lý không? -Hãy nêu điều kiện để văn bản có tính mạch lạc ? *HĐ 4:Luyện tập. Thực hiện bài tập 2,3 sgk/32 -33. -Tìm tứ văn chủ đạo trong đoạn văn của Tô Hoài .Tác giả biểu hiện sắc vàng theo trình tự nào ? Cảm xúc của tác giả ntn ? -Tìm tứ văn chủ đạo xoay quanh cuộc chia tay của 2 đứa trẻ và 2 con búp bê … Nên dễ bị phân tán nếu thuật quá tỉ mỉ. +Tâm lý . +Ý nghĩa. -Sắc vàng trù phú của làng quê vào mùa đông. -Thời gian , không gian và cuối cùng là cảm xúc . -Nếu thuật qúa tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của người lớn sẽ làm cho ý chủ đạo trên không thống nhất. -Các phần , các đoạn , các câu trong văn bản được nối tiếp theo một trình tự rõ ràng, hợp lý , làm cho chủ đề liền mạch. III/-Luyện tập: Bài tập 2,3 sgk/32 -33. 4/-Củng cố: Đọc lại ghi nhớ sgk/32. 5/-Dặn dò:Học bài , làm bài tập 1sgk/32-33. - Ôn tập văn tự sự và miêu tả để làm bài kiểm tra số 1 ở nhà Trường THCS Phan Thúc Duyện 7 . Phan Thị Ánh Tuyết Ngữ văn: 7 Tuần 2 Tiết 5-6 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ Khánh Hoài NS: 20 /8/08 NG: 25 /8/08 A/-Mục tiêu cần đạt: Giúp. phải nghỉ học. Trường THCS Phan Thúc Duyện 2 Phan Thị Ánh Tuyết Ngữ văn: 7 Cho hs thảo luận nhóm câu hỏi 6/sgk- 27 . -Điều làm Thành kinh ngạc là vì trong