tín hiệu thẩm mĩ xuân trong hai tập thơ thơ và gửi hương cho gió

20 793 2
tín hiệu thẩm mĩ xuân trong hai tập thơ thơ và gửi hương cho gió

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập chuyên đề tiếng Việt Nguyễn Thị Thu Hiền - K54B Ngữ văn Tín hiệu thẩm mĩ xuân trong hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho gió PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Xuân Diệu là một trong những nhà thơ lớn của dân téc. Ông là nhà thơ có công rất lớn trong việc làm mới thơ ca về phương diện nội dung và nghệ thuật. Thơ Xuân Diệu có sự kết hợp nhuần nhị, uyển chuyển giữa ngôn ngữ truyền thống mang màu sắc dân téc và ngôn ngữ mang màu sắc hiện đại. Những hình ảnh, hình tượng trong thơ Xuân Diệu đều hết sức độc đáo, sáng tạo và mang ý nghĩa biểu trưng cao. Nghiên cứu ngôn ngữ thơ Xuân Diệu để tìm ra cái hay, cái đẹp của " nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" là công việc các nhà phê bình đã, đang và sẽ làm để hoàn thiện cái nhìn đúng đắn về gia tài thơ Xuân Diệu. 2. Hơn thế nữa, Xuân Diệu là một trong những tác gia quan trọng được đưa vào dạy trong chương trình Trung học phổ thông và trung học cơ sở với dung lượng số bài, số tiết khá lớn. Nghiên cứu ngôn ngữ thơ Xuân Diệu sẽ giúp cho giáo viên và học sinh có thêm tư liệu để tham khảo trong quá trình dạy và học Ngữ Văn và hiểu hơn về phong cách thơ Xuân Diệu cũng như những đóng góp của ông cho thi đàn thơ Việt. 3. Tín hiệu thẩm mĩ trong một tác phẩm văn học là chìa khóa để mở ra bí Èn của nội dung, nghệ thuật. Tín hiệu nghệ thuật bao giê cũng được nhà văn sử dụng có mục đích và đát đến những hiệu quả nghệ thuật nhất định.Tín hiệu thẩm mĩ Xuân trong thơ Xuân Diệu là một trong những tín hiệu nghệ thuật quan trọng chứa đựng rất nhiều ý nghĩa biểu trưng về tư tưởng của nhà thơ. Bài tập này sẽ đi sâu nghiên cứu và khảo sát " Tín hiệu thẩm mĩ Xuân trong hai tập " Thơ thơ" và " Gửi hương cho giã""- hai tập thơ được đánh giá là hay nhất trong toàn bộ di sản thơ Xuân Diệu. Bài tập chuyên đề tiếng Việt Nguyễn Thị Thu Hiền - K54B Ngữ văn II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Ngay từ khi tập " Thơ thơ" ra đời Thế Lữ đã phát hiện được cốt lõi đặc trưng của phong cách thơ Xuân Diệu : "Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong bầu trời tim mây trời thanh sắc. Ông hăm hở đi tìm những nơi sự sống dồi dào tụ lại Nhưng xuân không dài dặc, tình có bền đâu. Xuân với tình cũng vô định như sự thực không bền và lại còn mong manh hơn cuộc đời chảy trôi" (Tựa tập Thơ thơ- Thế Lữ). Và đến khi "Thi nhân Việt Nam" của Hoài Thanh và Hoài Chân ra đời bạn đọc mới thấy được chân dung Xuân Diệu hiện lên thật rõ nét, sinh động- Êy là cái hồn của nhà thơ đã được khai mở, bóc tách " Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui còng nh khi buồn người đều nồng nàn, tha thiết Sự bồng bột của Xuân Diệu có lẽ đã biểu hiện ra một cách đầy đủ chỉ trong những rung động tinh vi". Ngoài ra, thơ Xuân Diệu còn là đối tượng nghiên cứu của một số nhà thơ, nhà phê bình trong và ngoài nước. Sự đánh giá về thơ Xuân Diệu ở những giai đoạn khác nhau không thống nhất. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được những đóng góp của Xuân Diệu về phương diện nghệ thuật thơ. Công trình nghiên cứu "Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng 8" của Lý Hoài Thu đã nhấn mạnh đến giá trị thơ Xuân Diệu ở phương diện nghệ thuật trong đó có ngôn ngữ: "Thế giới ngôn ngữ của Thơ thơ và Gửi hương cho giã là một thế giới ngôn ngữ trữ tình, chứa chan cảm xúc và có rất nhiều mới lạ". Cũng trong tác phẩm này Lý Hoài Thu đã phát hiện bên cạnh tín hiệu thẩm mĩ mùa thu xuất hiện đậm đặc còn có tín hiệu xuân. Thơ Xuân Diệu vốn đã nồng, khi viết về mùa xuân càng trở nên tha thiết, đắm đuối. Theo Xuân Diệu " Với lòng tôi trời đất chỉ có hai mùa Xuân và Thu, hai mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa của Bài tập chuyên đề tiếng Việt Nguyễn Thị Thu Hiền - K54B Ngữ văn bình minh. Xuân và Thu là hai bình minh trong một năm, sự thay đổi hệ trọng nhất cho tâm hồn". Đây cũng chính là cơ sở để tác giả đi sâu nghiên cứu, khảo sát,tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ xuân trong hai tập Thơ thơ và Gửi hương cho giã. CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT VỀ TÍN HIỆU THẨM MĨ 1. Nguồn gốc tín hiệu thẩm mĩ. Về nguyên tắc, mọi sự vật, đối tượng thực thể trong thế giới này đều có thể trở thành tín hiệu nếu hình thức biểu hiện của nó chứa đựng nội dung thông tin nhất định. Đó chính là cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Có thể thấy ngôn ngữ nghệ thuật là một hệ thống tín hiệu đặc biệt " Với tư cách là thể chất của tác phẩm văn học" ngôn ngữ nghệ thuật có thể được xem là một hệ thống tín hiệu tín hiệu bao gồm các tín hiệu thông thường và tín hiệu thẩm mĩ. Tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ tự nhiên. Trong quá trình tiếp xúc với thế giới, thoạt tiên con người tìm cách đọc được những thông tin đó từ những biểu hiện cảm tính của đối tượng sau đó con người sử dụng những biểu hiện cảm tính đó để truyền đạt những nội dung thông tin tương ứng. Khởi thủy, khi những tín hiệu đầu tiên đi vào trong tư duy và giao tiếp của con người, mối quan hệ giữa mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện của chúng là mối quan hệ có lÝ do. Sự tổ chức lại các tín hiệu tù nhiên thành các tín hiệu thẩm mĩ để nâng cấp hoạt động nhận thức và biểu hiện thế giới trong đời sống tinh thần của con người là bước tiến quan trọng nhất trong tư duy của con người, biểu hiện sự kết hợp giữa tư duy lÝ tính và tư duy biểu tượng. " Con người không chỉ phản ứng một cách trực tiếp và thô sơ trong phạm vi những nhu cầu thực dụng, trái lại, những mối liên hệ đầy ý nghĩa của các sự vật, đối tượng luôn bao bọc thế giới của con người. Nói cách khác, phản ứng của con người trong một chõng mực nhất định, Bài tập chuyên đề tiếng Việt Nguyễn Thị Thu Hiền - K54B Ngữ văn phụ thuộc vào ý nghĩa tượng trưng của sự vật, hơn nữa con người còn khác xa loài vật ở chỗ không chỉ nhận biết ý nghĩa mối liên hệ của các sự vật riêng biệt mà luôn cố gắng sáng tạo, phủ định, điều chỉnh lại sù diễn đạt bằng biểu tượng". Nh vậy, các biểu tượng là dạng nguyên thủy nhất, có thể coi nh là các cổ mẫu, mẫu gốc của một nền văn hóa. Đó là nguồn gốc phát sinh các tín hiệu thẩm mĩ mang tính truyền thống của các ngành văn học nghệ thuật. Những tín hiệu thẩm mĩ này có nguồn gốc từ hiện thực, từ các mẫu gốc của một nền văn hóa, chúng chính là các tín hiệu thẩm mĩ nguyên cấp. Các tín hiệu thẩm mĩ, do đó gắn liền với sự nhận thức về bản chất của đối tượng trong những điều kiện lịch sử xã hội, văn hóa nhất định. Chẳng hạn, bến - đò là một cặp tín hiệu thẩm mĩ có nguồn gốc từ văn hóa dân gian Việt Nam đã đi vào thơ Nguyễn Bính như một Èn dụ về tình yêu lứa đôi: Bao giê bến mới gặp đò Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau (Tương tư) Ngôn ngữ chính là một hệ thống trung gian chuyển hóa các tín hiệu thẩm mĩ của văn hóa chung vào văn học nghệ thuật ngôn từ. Mét tín hiệu thẩm mĩ của một nền văn hóa có thể chuyển vào nhiều ngành nghệ thuật qua chất liệu, phương tiện đặc trưng của ngành. Các ngành nghệ thuật tạo hình như hội họa, điêu khắc chuyển hóa các tín hiệu thẩm mĩ qua chất liệu hình ảnh, đường nét, màu sắc Các ngành nghệ thuật biểu hiện như âm nhạc, văn học chuyển hóa các tín hiệu thẩm mĩ vào hệ thống âm thanh đặc trưng cho từng ngành. Văn học sử dụng tín hiệu thẩm mĩ dưới hình thức âm thanh ngôn ngữ tức là chuyển hóa các tín hiệu thẩm mĩ vào hệ thống từ ngữ, cú pháp của văn bản nghệ thuật. Trong quá trình phát triển của các ngành nghệ thuật, do sù giao lưu tiếp xúc văn hóa, các tín hiệu thẩm mĩ của một nền văn hóa, văn học có thể gia nhập vào một nền văn hóa, văn học khác. Có thể coi đây là các tín hiệu thẩm mĩ thứ cấp, phái sinh. Bài tập chuyên đề tiếng Việt Nguyễn Thị Thu Hiền - K54B Ngữ văn Liễu, Chương Đài, Tiêu Tương trong văn học trung đại Việt Nam là những tín hiệu nh vậy. 2. Tính chất của tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học Tính nhân loại, tính dân téc, tính lịch sử của tín hiệu thẩm mĩ Xét ở bình diện văn hóa, tín hiệu thẩm mĩ là cấp độ biểu hiện của các mẫu gốc và các biểu tượng của một nền văn hóa nhất định. Mẫu gốc chính là yếu tố tạo nên cơ tầng văn hóa ở chiều sâu nhất của nó. Mỗi nền văn hóa đề có những mẫu gốc đặc trưng mang tính dân téc nhưng vẫn còn nằm trong mối liên hệ sâu xa với cái nôi chung của văn hóa nhân loại. Từ các hệ biểu tượng văn hóa hình thành các tín hiệu thẩm mĩ trong những ngành nghệ thuật nhất định như là chất liệu cơ bản trong sáng tạo nghệ thuật. Các mẫu gốc và biểu tượng thuộc cấp độ bản thể liên quan đến bình diện văn hóa, các tín hiệu thẩm mĩ thuộc cấp độ biểu hiện mang đặc trưng loại hình liên quan đến bình diện chủ thể. Khi xuất hiện trong một ngữ cảnh nhất định, một tín hiệu thẩm mĩ chuyển thành một hình tượng cụ thể, để giải thích được một cách có căn cứ ý nghĩa của một tín hiệu thẩm mĩ, một hình tượng nghệ thuật mà chúng ta phải chỉ ra được cái nguồn gốc biểu tượng tồn tại trong nó. Sự chuyển hóa từ mẫu gốc, hệ biểu tượng đến các tín hiệu và các hình ảnh cụ thể là quá trình biểu hiện rõ tính nhân loại cũng như đặc trưng văn hóa dân téc mang tính truyền thống và sự sáng tạo của chủ thể. Trong khi xét tính lịch sử, tính dân téc và tính nhân loại của tín hiệu thẩm mĩ, chúng ta phải xét đến sự biến đổi trong mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt và mối quan hệ giữa các tín hiệu trên trục hệ hình mang tính lịch sử của nó. Quan hệ thứ nhất thường được các nhà ngôn ngữ học gọi là quan hệ tượng trưng, ý thức tượng trưng của kí hiệu. Quan hệ thứ hai là ý thức hệ pháp của tín hiệu. Chính ý thức hệ pháp này đã giúp chúng ta có thể chỉ ra mối liên hệ giữa các mẫu gốc, các biểu tượng, các tín hiệu thẩm mĩ giữa các cộng đồng, các nền văn hoá hay trong phạm vi một nền văn hóa, văn học nhất định. Tuy nhiên Bài tập chuyên đề tiếng Việt Nguyễn Thị Thu Hiền - K54B Ngữ văn cần phải nhận thấy rằng một hệ hình của các biểu tượng, các tín hiệu thẩm mĩ xét trên trục lịch đại của nó luôn là một hệ hình mở. Sự tiêu biến của một số yếu tố, sự gia nhập của các yếu tố khác từ các dòng văn hóa khác nhau tạo nên những mối liên hệ và những giá trị mới cho toàn bộ hệ thống b. Tính " phi vật thể" và "phi trực quan" của tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ nghệ thuật Ý nghĩa của một mẫu gốc, một biểu tượng không nằm trong vô số những hình ảnh tồn tại nhất thời mang tính cảm tính và cá biệt của chúng. Xuất phát từ những sự vật cụ thể nhưng biểu tượng không phải là chính sự vật cụ thể đó mà là sự tri nhận của con người về đối tượng. Do đó biểu tượng chính là những đặc điểm của bản thể đối tượng có khả năng gợi lên một ý nghĩa rộng hơn trong ý thức của con người (cả ở chiều sâu vô thức và sự soi tỏ của ý thức) chứ không phải là những yếu tố ngoại hiện trong đó sự tồn tại của sự vật hoàn toàn mang tính khách quan. Do đó, bản thân các biểu tượng văn hóa luôn luôn là biểu tượng phi vật thể, biểu tượng phi trực quan. Tính chất " phi vật thể" và " phi trực quan" của tính hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học còng nh các biểu tượng phi trực quan nói chung trong nghệ thuật là sự thay đổi về chất so với các biểu tượng cảm tính, trực quan nguyên cấp. Mục đích của nghệ thuật thực sự không phải là những kích thích những phản úng thô sơ và thực dụng qua các giác quan ngay cả khi nó miêu tả các cảm giác nhất định một cách sống động qua các chi tiết tạo hình.cái mà nghệ thuật hướng tới không phải là những yếu tố ngoại hiện, làm thỏa mãn trí tưởng tượng của người thưởng thức mà là sự thanh lọc cảm xúc và trí tưởng tượng, dẫn đến sự khám phá bản chất sâu xa của đời sống trong sự tự khám phá chính mình. Sù tổ chức lại các biểu tượng, tín hiệu mang tính kích thích trực quan thông thường thành các biểu tượng văn hóa, tín hiệu thẩm mĩ phi trực quan chính là sự chống đối lại cái Êu trĩ, hỗn độn và rời rạc của trí tưởng tượng tùy tiện, cảm tính nhằm nâng cấp những năng lực cảm xúc, tinh thần của con người. Bài tập chuyên đề tiếng Việt Nguyễn Thị Thu Hiền - K54B Ngữ văn Tính phi vật thể và phi trực quan của tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện một cách tập trung nhất ở thơ trữ tình. Từ những tín hiệu nguyên cÊp và tín hiệu ngôn từ thông thường, ngôn ngữ thơ trữ tình là sự vượt thoát lên cái nặng nề của chất liệu để đạt tới sự hài hòa- một phẩm chất cần yếu nhất của nghệ thuật. Đòi hỏi ở nghệ thuật một vai trò biểu hiện những thông tin trực quan và thực dụng là đi ngược lại với bản chất thẩm mĩ của nghệ thuật. Một người nghệ sĩ thực sự có bản lĩnh trong quá trình sử dụng các tín hiệu phi trực quan, phi vật thể là người phải xác định được những mối quan hệ đảm bảo cho người đọc một sự tưởng tượng và một cách hiểu theo cái điều mà anh ta định biểu hiện qua ngôn từ dù anh ta trình bày nó dưới bất kì hình thức nào. c. Tính hình tuyến của tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học Trong ngôn ngữ văn học, các tín hiệu thẩm mĩ đều phải được tổ chức lại dùa trên tính hình tuyến chặt chẽ của ngôn từ. Những mối quan hệ ngữ đoạn đảm bảo một ý nghĩa nhất định cho các từ ngữ mà tác giả sử dụng còng nh định hướng cho sự tiếp nhận của người đọc. Trong những mối quan hệ tuyến tính cụ thể tập hợp những khả năng gợi ra ý nghĩa của các biểu tượng văn hóa được định hình trong một số ý nghĩa xác định hoặc mở rộng các ý nghĩa này bởi các ngữ đoạn của tín hiệu. Trong những mối liên hệ tuyến tính của tín hiệu, những quan hệ của đối tượng được biểu hiện theo những cách khác nhau dùa trên sự tuân thủ những quy tắc ngữ nghĩa- cú pháp hay thay đổi những quy tắc này. Trong ngôn ngữ nghệ thuật có thể xuất hiện những cấu trúc ngữ nghĩa cú pháp không bao giê đánh giá theo lôgic của ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ giao tiếp thông thường. Trong thơ ca, những kết hợp bất thường được chấp nhận nh mét lối biểu hiện đặc biệt, đem tới cho người đọc những khám phá mới về đối tượng. Những mối quan hệ tưởng nh không thể có được lại xuất hiện trong các ngữ đoạn nh là một sự gợi mở, đưa dẫn người đọc đến với một chiều kích khác của đời sống. Trong mối quan hệ ngữ đoạn, sự liên tưởng được hiện thực hóa qua những lối Bài tập chuyên đề tiếng Việt Nguyễn Thị Thu Hiền - K54B Ngữ văn kết hợp cụ thể, đảm bảo một cách hiểu sáng rõ. Như vậy, giải thích một tín hiệu thẩm mĩ ngoài mối liên hệ ngữ đoạn là một điều hết sức nguy hiểm bởi lẽ trong rất nhiều khả năng ý nghĩa của một tín hiệu thẩm mĩ trên bình diện văn hóa, chúng ta có thể chỉ ra những ý nghĩa sai lệch hoàn toàn so với ý nghĩa xác định trong ngữ đoạn. Tính hình tuyến của tín hiệu thẩm mĩ vừa là mặt mạnh vừa là hạn chế của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật. Trên trục hình tuyến, khả năng biểu hiện những diễn biến, những sự kiện, những quá trình phát triển số phận và tâm lí của tín hiệu ngôn ngữ nghệ thuật là một ưu thế so với các ngành nghệ thuật tạo hình. Nhưng tính tạo hình, khả năng biểu hiện đối tượng theo các chiều không gian lại luôn bị cái ngưỡng thời gian tuyến tính này cản trở. Chính vì thế các tác giả, những người cảm thấy sự trãi buộc của chất liệu đã luôn tìm kiếm những lối biểu hiện mới, những trật tự mới, những lối kết hợp khác thường nhằm khắc phục những hạn chế của tín hiệu ngôn ngữ. CHƯƠNG II : TÍN HIỆU THẨM MĨ "XUÂN" TRONG HAI TẬP "THƠ THƠ" VÀ "GỬI HƯƠNG CHO GIÓ" CỦA XUÂN DIỆU I. Khảo sát, thống kê, phân loại 1. Các câu thơ có xuất hiện tín hiệu thẩm mĩ Xuân TẬP " THƠ THƠ" STT Câu thơ Bài thơ 1 - Sao buổi đầu xuân êm ái thế - Mùa xuân chín ửng trên đôi má - Chưa từng hẹn đến giữa xuân tươi Nụ cười xuân 2 - Xuân của đất trời nay mới đến - Trong tôi, xuân đã đến lâu rồi Nguyên đán 3 -Tháng Giêng ngon nh mét cặp môi gần - Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân Vội vàng Bài tập chuyên đề tiếng Việt Nguyễn Thị Thu Hiền - K54B Ngữ văn - Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua - Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già - Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất - Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn - Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi 4 - Mùa xuân khó chịu quá đi thôi Đơn sơ 5 - Giã đào thá thẻ bảo hoa xuân Với bàn tay Êy 6 - Mùa xuân tôi chưa hề có hoa tươi Dối trá TẬP " GỬI HƯƠNG CHO GIÃ" STT Câu thơ Bài thơ 1 - Xuân vội bước nhưng mà hương chẳng mất Lời thơ vào tập gửi hương 2 - Tháng Giêng cười không e lệ chút nào Mời yêu -Ai có biết mùa xuân lên nặng lắm -Làm êm Êm đôi ngày xuân trống trải 3 -Sắc tàn hương nhạt mùa xuân rụng Xuân rông 4 - Chong chóng ngày thơ vụt đến xuân Hư vô 5 - Xuân ta đã cất trong thơ phú Tặng bạn bây giê 6 - Xuân đầu mùa trong sạch vẻ ban sơ Tình thứ nhất 7 - Máu mùa xuân chưa nở hết bông hoa Xuân đầu 8 - Vừa độ trai tơ xuân lại sang - Xuân hỡi, trời ơi, xuân sắc ơi - Lóc khoan thai xuân lại lên đường - Như đầu xuân chỉ một hoa tươi Trò chuyện với Thơ thơ 9 -Sẵn kho xuân quên cả tói không tiền - Trên gác về trống lạnh cả lòng xuân Đêm thứ nhất 10 -Họ chưa hề đẹp: lúc xuân sang - Xuân mình tất cả đã trôi đi Những kẻ đợi chờ 11 -Xuân có hồng thì tôi có tình tôi Tặng thơ 12 -Êy là vạn vật nức xuân tâm Đi dạo 13 -Mùa xuân bay lượn bướm nh thơ ý thoáng 14 -Chỉ còn lại của mùa xuân quá vãng hè 15 -Ai ngắt hoa xuân đang độ hương Kẻ đi đày Bài tập chuyên đề tiếng Việt Nguyễn Thị Thu Hiền - K54B Ngữ văn - Hoa xuân đâu nì để rơi đường - Ngày tháng rơi xuân sang rụng đông - Vĩnh viễn già nua xuân ngắn ngủi 16 - Uổng cho áo mới mừng xuân rộn Rạo rực 17 - hãy làm dáng điệu xuân ôm Êp Dâng 18 -ở trong máu thắm vì xuân trộn ánh -Ôi thanh niên! Ngươi mang hết xuân thì - thuyền mộng hoa không chở kẻ tàn xuân Thanh niên * Trong hai tập thơ, có 45 lần tín hiệu thẩm mĩ Xuân xuất hiện trong đó có 43 tín hiệu Xuân và 2 biến thể của Xuân là Tháng Giêng. * Sè lần xuất hiện tín hiệu Xuân ở tập " Gửi hương cho gió" nhiều gấp đôi (30/15) sè lần tín hiệu Xuân ở tập " Thơ thơ". * Nhận xét bước đầu từ kết quả khảo sát: a. Tín hiệu thẩm mĩ Xuân và biến thể xuất hiện trong hai tập thơ đầu tay của Xuân Diệu theo hai hướng: - Dùng với nghĩa tả thực: Hình ảnh Xuân gợi tả thiên nhiên, dùng với nghĩa mùa xuân. - Dùng với nghĩa chuyển: Hình ảnh Xuân xuất hiện tượng trưng cho tuổi trẻ, tình yêu, sự bắt đầu và diễn tả bước đi của thời gian. b. Đặc điểm kết hợp của tín hiệu thẩm mĩ Xuân - Danh từ khái quát chỉ loại (mùa, ngày, điệu, kho, lòng ) đứng trước từ Xuân tạo thành từ ghép phân nghĩa. - Từ Xuân đứng độc lập: Đóng vai trò là tính từ hoặc là danh từ. - Từ Xuân đứng trước + tính từ chỉ tính chất, trạng thái: miêu tả cảm xúc. - Từ Xuân đứng trước + động từ : thể hiện sự chuyển biến, bước đi của thời gian, sự vận động của cảm xúc. 2. Ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ Xuân trong thơ Xuân Diệu 2.1 Hướng biểu trưng cơ bản thuộc bình diện văn hoá của tín hiệu thẩm mĩ Xuân [...]... tôi, tín hiệu thẩm mĩ Xuân trong hai tập “ Thơ thơ” và Gửi hương cho giã” thể hiện một số ý nghĩa cơ bản sau: a Biểu trưng cho thời gian của trời đất gắn liền với sự tận hưởng của cái Tôi Xuân Diệu Qua khảo sát hai tập thơ, chúng tôi nhận thấy, tín hiệu thẩm mĩ “ Xuân dùng để biểu trưng cho thời gian của trời đất gắn liền với sự tận hưởng của cái Tôi nhà thơ gồm các trường hợp sau: Tập “ Thơ thơ”... Giêng là thời điểm bắt đầu của mùa xuân Nh vậy, đối với Xuân Diệu mùa xuân tràn đầy sinh lực và sự sống là vào thời điểm đầu xuân Khác với Hàn Mặc Tử là mùa xuân chín, Xuân Diệu tận hưởng cái vẻ non tơ, tươi mới của mùa xuân và nhận ra được hồn của cảnh vật vào thời điểm đầu xuân Thơ thơ” và “ Gửi hương cho gió là hai tập thơ đầu tay của Xuân Diệu trình làng Hai tập thơ thể hiện một con mắt nhìn tươi... về phương diện nội dung và nghệ thuật một cách trọn vẹn nhất Tín hiệu thẩm mĩ "Xuân" trong hai tập thơ này được chúng tôi khảo sát thể hiện phong cách thơ Xuân Diệu rõ nét và thể hiện tài năng sáng tạo của một nhà thơ lớn Bài tập chuyên đề tiếng Việt Ngữ văn Nguyễn Thị Thu Hiền - K54B TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Huy Cận - Thơ tình Xuân Diệu, NXB Tác phẩm mới, 1987 2 Xuân Diệu - Thơ thơ và Gửi hương cho giã... tinh túy, xuân sắc nhất của cuộc sống Và không chỉ trong hai tập thơ đầu tay " Thơ thơ" và " Gửi hương cho gió" Xuân Diệu mới bộc lé điều này mà cả những vần thơ sau cách mạng Tháng Tám người ta vẫn nhận ra một Xuân Diệu sôi nổi, mãnh liệt của tình yêu Thông qua hệ thống ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ Xuân trong tác phẩm, niềm yêu sống, khát khao sống của nhà thơ được thể hiện sinh động và đáng... tên Xuân Diệu dường như là sự lùa chọn của một duyên nghiệp, trong đó như chứa sẵn cả cái bản mệnh, cái căn số của một kẻ rồi đây sẽ thành thi sĩ ái tình" Trở lại với tín hiệu thẩm mĩ Xuân trong hai tập " Gửi hương cho gió" và " Thơ thơ", ở ý nghĩa biểu trưng cho tình cảm tươi trẻ của lòng người và khát khao tinh yêu xuất hiện ở các trường hợp sau: - Xuân của đất trời nay mới đến - Trong tôi, xuân. .. nhà thơ trung đại nh Hồ Xuân Hương chỉ sử dụng tín hiệu này để chỉ tình sự, lạc thó con người Còn với Xuân Diệu, ông khai thác chữ Xuân về phương diện tình yêu, khát khao tuổi trẻ, tình yêu Đó là sự kế thừa và phát triển tín hiệu trong văn chương nghệ thuật c Biểu trưng cho bước đi của thời gian Ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu Xuân trong thơ Xuân Diệu thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo xuất sắc của nhà thơ. .. cốt lõi của phong cách thơ Xuân Diệu qua hai tập thơ Nh vậy, có thể thấy, ý nghĩa biểu trưng cho bước đi của thời gian của tín hiệu thẩm mĩ Xuân là một sáng tạo độc đáo của Xuân Diệu Sự sáng tạo này chi phối nhân sinh quan, thế giới quan nghệ thuật của thơ Xuân Diệu Còng chính sự sáng tạo này mới làm nên phong cách thơ Xuân Diệu mang tính hiện đại 3 Mối quan hệ giữa tín hiệu Xuân và hình tượng tác giả... của người viết Hai tập thơ " Thơ thơ" và " Gửi hương cho giã" của Xuân Diệu thể hiện rõ nét con người nhà thơ trước cách mạng Tháng Tám Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và nhận ra cái cốt lõi của tình yêu trong thơ Xuân Diệu ngay từ cái tên của tác giả Xuân Diệu - sù kì diệu của tình yêu Khát khao sự sống tươi non, khát khao tình yêu tuổi trẻ nên Xuân Diệu vội vàng cuống quýt, nhà thơ như dang... được rất nhiều về phong cách thơ Xuân Diệu b Biểu trưng cho tình cảm tươi trẻ của lòng người và khát khao tình yêu Trước khi đi vào tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng của tín hiệu thẩm mĩ Xuân ở phương diện này người viết muốn cắt nghĩa từ Xuân trong tên riêng của nhà văn Phải chăng là một định mệnh? Thơ Xuân Diệu luôn gắn với xuân tình, xuân ý? Trong công trình " Ba đỉnh cao thơ mới" của Chu Văn Sơn, tác... hoa không chở kẻ tàn xuân Trong các tín hiệu thẩm mĩ thuộc hướng biểu trưng này, chúng tôi nhận thấy khả năng kết hợp của chóng nh sau: * Danh từ khái quát chỉ loại + Xuân: Ví dô nh lòng xuân, kho xuân, ngày xuân * Xuân + tính từ: Ví dô nh xuân sắc, xuân hồng, xuân tươi, xuân trống trải * Xuân đứng độc lập đóng vai trò là tính từ Với ba kiểu kết hợp này, chúng ta có thể thấy nhà thơ thể hiện niềm khao . tưởng của nhà thơ. Bài tập này sẽ đi sâu nghiên cứu và khảo sát " Tín hiệu thẩm mĩ Xuân trong hai tập " Thơ thơ" và " Gửi hương cho giã""- hai tập thơ được đánh. khắc phục những hạn chế của tín hiệu ngôn ngữ. CHƯƠNG II : TÍN HIỆU THẨM MĨ "XUÂN" TRONG HAI TẬP "THƠ THƠ" VÀ "GỬI HƯƠNG CHO GIÓ" CỦA XUÂN DIỆU I. Khảo sát, thống. của tín hiệu Xuân rất phong phú, đa dạng và có tần số xuất hiện nhiều trong văn chương. Tuy nhiên, thông qua khảo sát của chúng tôi, tín hiệu thẩm mĩ Xuân trong hai tập “ Thơ thơ và Gửi hương

Ngày đăng: 05/02/2015, 21:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan