1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

100 câu trắc nghiệm môn Quản trị học có đáp án

20 13,3K 72
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 237 KB

Nội dung

100 câu trắc nghiệm môn Quản trị học 1. Theo Mahoney (1965), chức năng lãnh đạo được nhà quản trị nào sử dụng thời gian nhiều nhất (trên 50%) trong công tác điều hành ? a. Cấp cao b. Cấp trung c. Cấp cơ sở. d. Tất cả đều đúng Đáp án: c 2. Theo Mahoney (1965), chức năng tổ chức được nhà quản trị nào sử dụng thời gian nhiều nhất (trên 36%) trong công tác điều hành ? a. Cấp cao. b. Cấp trung c. Cấp cơ sở d. Tất cả đều đúng Đáp án: a

Trang 1

100 câu trắc nghiệm môn Quản trị học

1 Theo Mahoney (1965), chức năng lãnh đạo được nhà quản trị nào sử dụng thời gian nhiều nhất (trên 50%) trong công tác điều hành ?

a Cấp cao

b Cấp trung

c Cấp cơ sở

d Tất cả đều đúng

Đáp án: c

2 Theo Mahoney (1965), chức năng tổ chức được nhà quản trị nào sử dụng thời gian nhiều nhất (trên 36%) trong công tác điều hành ?

a Cấp cao

b Cấp trung

c Cấp cơ sở

d Tất cả đều đúng

Đáp án: a

3 Theo Paollilo (1984), nhà quản trị các cơ sở kinh doanh nhỏ sẽ thực hiện nhiều nhất ở vai trò

a Thu thập thông tin

b Người phát ngôn

c Giải quyết các xáo trộn

d Phân phối tài nguyên

Đáp án: b

4 Theo Paollilo (1984), nhà quản trị các cơ sở kinh doanh lớn sẽ thực hiện nhiều nhất ở vai trò

a Thu thập thông tin

b Người phát ngôn

c Giải quyết các xáo trộn

d Phân phối tài nguyên

Đáp án: d

5 Câu nào sai khi đề cập đến tính phổ biến của các chức năng quản trị

a Có sự khác nhau giữa các chức năng của một nhà quản trị Việt Nam so với một nhà quản trị tại Hoa Kỳ

b Có sự tương đồng giữa các chức năng của một nhà quản trị cấp cao với nhà quản trị cấp thấp

c Không khác nhau giữa các chức năng của một nhà quản trị ngành nghề này với ngành khác

d Tất cả đều đúng

Đáp án: a

6 Tính không đồng nhất giữa các chức năng quản trị xuất phát từ

a Đặc điểm riêng của mỗi tổ chức

b Ngành nghề khác nhau của mỗi tổ chức

c Quy trình công nghệ khác nhau của mỗi tổ chức

d Tất cả đều đúng

Đáp án: a

Trang 2

7 Trong hoạt động kinh tế nhất là trong nền kinh tế thị trường, nhà quản trị luôn tìm cách hạn chế chi phí và gia tăng kết quả Điều này thể hiện mục đích quản trị nhắm đến:

a Gia tăng năng suất hướng đến phát triển bền vừng

b Không ngừng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và các bên quan tâm

c Gia tăng hiệu quả trước mọi biến động của các yếu tố môi trường

d Tạo dựng thương hiệu trong môi trường cạnh tranh gay gắt

Đáp án: c

8 Mối quan tâm chủ yếu của nhà quản trị để duy trì và tồn tại một tổ chức là

a Chi phí tối thiểu, hiệu quả tối đa

b Trang bị công nghệ cao để luôn tạo ra các sản phẩm sang trọng nhất

c Tăng cường hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu sản phẩm

d Làm tốt các hoạt động xã hội nhằm gây sự chú ý của khách hàng về thương hiệu của tổ chức đó

Đáp án: a

9 “……… là thiết lập và duy trì một khung cảnh nội bộ trong đó mỗi con người làm việc chung theo tập thể nhằm hoạt động có hiệu quả và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra” là định nghĩa của

a Quản trị

b Quản trị học

c Khoa học quản lý

d Điều khiển

Đáp án: a

10 “……… là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhằm hoàn thành mục tiêu và đạt hiệu qua cao nhầt” là định nghĩa của

a Quản trị học

b Phối hợp

c Quản trị

d Khoa học quản lý

Đáp án: c

11 “……… giải thích các hiện tượng quản trị và đề ra các lý thuyết cùng những kỹ thuật giúp các nhà quản trị hoàn thành nhiệm vụ” là khái niệm của

a Quản trị học

b Phối hợp

c Quản trị

d Khoa học tâm lý

Đáp án: c

Trang 3

12 Phân tích các thể chế, hệ thống pháp luật, tác động đối với các vấn đề kinh tế - xã hội đang diễn

ra thuộc yếu tố nào trong môi trường vĩ mô ?

a Kinh tế

b Chính trị - Chính phủ

c Xã hội

d Tự nhiên

Đáp án: b

13 Bàn về tăng trưởng kinh tế, chính sách của quốc gia vào từng thời kỳ, khuynh hướng toàn cầu hoá thuộc yếu tố nào trong môi trường vĩ mô ?

a Kinh tế

b Chính trị - Chính phủ

c Xã hội

d Tự nhiên

Đáp án: a

14 Phân tích mục tiêu (dài – ngắn hạn), chiến lược, tiềm năng lẫn nhận định của họ đối với tổ chức chúng ta là nắm bắt về

a Người cung cấp

b Đối thủ cạnh tranh

c Khách hàng

d Đối thủ tiềm ẩn mới

Đáp án: b

15 Tìm hiểu về trình độ chuyên môn, văn hóa, quan niệm kinh doanh, năng lực đáp ứng, khả năng tài chính là nắm bắt về

a Người cung cấp

b Đối thủ cạnh tranh

c Khách hàng

d Đối thủ tiềm ẩn mới

Đáp án: a

16 Cho biết trình tự thực hiện các chức năng quản trị nào đúng nhất

a Dự báo – lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp, kiểm tra, điều khiển

b Lập kế hoạch – dự báo, phối hợp, tổ chức, điều khiển, kiểm tra

c Dự báo – lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp, điều khiển, kiểm tra

d Dự báo – lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp, kiểm tra, điều khiển

Đáp án: c

17 Theo tác giả James Stoner và Stephen Robbins, sự phân chia các chức năng quản trị thành 04 (Hoạch định, Tổ chức, Điều khiển, Kiểm soát) hay 05 (Hoạch định, tổ chức, nhân sự, Lãnh đạo, Kiểm soát) do xuất phát từ

a Đặc thù về tính chất hoạt động của một tổ chức

b Ý kiến khác biệt về quản trị nhân sự của các nhà quản trị

c Loại hình và quy mô khác nhau của các tổ chức

d Năng lực và trình độ của các nhà quản trị khác nhau

Đáp án: b

Trang 4

18 Nhà quản trị nào thường trực tiếp tham gia vào các công việc cụ thể trong hoạt động thường lệ như các nhân viên thuộc quyền

a Quản trị viên cấp cao

b Quản trị viên cấp trung

c Quản trị viên cấp cơ sở

d Tất cả đều đúng

Đáp án: c

19 Cấp quản trị nào có trách nhiệm thực hiện các kế hoạch, chính sách, phối hợp với các đơn vị khác để hoàn thành mục tiêu chung là

a Quản trị viên cấp cao

b Quản trị viên cấp trung

c Quản trị viên cấp cơ sở

d Tất cả đều sai

Đáp án: b

20 Chức danh Giám đốc trong một doanh nghiệp là quản trị viên cấp nào?

a Quản trị viên cấp cao

b Quản trị viên cấp trung

c Quản trị viên cấp cơ sở

d Chưa xác định được

Đáp án: d

21 Chức danh Đội trưởng trong một Công ty xây dựng là quản trị viên cấp nào ?

a Quản trị viên cấp cao

b Quản trị viên cấp trung

c Quản trị viên cấp cơ sở

d Chưa xác định được

Đáp án: d

22 Kỹ năng thông đạt (nói – viết) hữu hiệu với nhân viên thuộc cấp nhằm tạo ra sự đồng thuận khi thực hiện mục tiêu đã đề ra thuộc về

a Kỹ năng hùng biện

b Kỹ năng thuyết phục

c Kỹ năng nhân sự

d Kỹ năng tư duy

Đáp án: c

23 Tỷ trọng (%) giữa các loại kỹ năng (tư duy, nhân sự, kỹ thuật) đối với các cấp quản trị khác nhau vì

a Tuỳ thuộc vào cấp bậc (cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở) của nhà quản trị trong một tổ chức

b Điều kiện trang bị cơ sở vật chất trong khi làm việc cho các cấp bậc nhà quản trị khác nhau

c Vì thu nhập hàng tháng giữa các cấp quản trị khá cách biệt (Người hưởng nhiều phải làm nhiều)

d Do quy định tự nhiên của xã hội (Người chức cao phải chịu trách nhiệm nhiều hơn người cấp thấp)

Đáp án: a

Trang 5

24 Kỹ năng kỹ thuật – chuyên môn chiếm 40% đối với quản trị viên cấp cơ sở vì liên quan đến

a Tính chuyên môn được đào tạo và gắn liền chặt chẽ với tiến trình sản xuất

b Khả năng phối hợp với các đơn vị khác trong khi thực hiện kế hoạch định kỳ

c Nắm bắt sự thay đổi lớn của môi trường kinh doanh và đề ra các ứng phó có hiệu quả

d Xây dựng bầu không khí hợp tác giữa các nhân viên thuộc cấp

Đáp án: a

25 Kỹ năng tư duy chiếm 40% đối với quản trị viên cấp cao vì liên quan đến

a Tính chuyên môn được đào tạo và gắn liền chặt chẽ với tiến trình sản xuất

b Khả năng phối hợp với các đơn vị khác trong khi thực hiện kế hoạch định kỳ

c Nắm bắt sự thay đổi lớn của môi trường kinh doanh và đề ra các ứng phó có hiệu quả

d Xây dựng bầu không khí hợp tác giữa các nhân viên thuộc cấp

Đáp án: a

26 Kỹ năng nhân sự chiếm 40% và như nhau ở ba cấp quản trị vì

a Con người là tài nguyên quan trọng nhất

b Công việc giải quyết các xáo trộn luôn xảy ra bất kỳ lúc nào đối với một tổ chức

c Tầm hạn quản trị của các cấp quản trị gần như nhau

d Tất cả đều đúng

Đáp án: c

27 Nhà quản trị có 03 nhóm vai trò chính và được thể hiện khác nhau tùy thuộc vào

a Quyền hạn của các cấp quản trị khác nhau

b Cấp bậc của nhà quản trị trong một tổ chức

c Tính chất công việc ở từng cấp quản trị

d Tất cả đều đúng

Đáp án: d

28 Theo Gareth Jones & Jennifer Geoerge, nhà quản trị gặp trở ngại gì trong sự phát triển của khoa học – kỹ thuật hiện nay ?

a Chuẩn mực đạo đức đối với nhà quản trị đương đại nhằm không làm phương hại đến lợi ích của tổ chức và xã hội

b Xây dựng bầu không khí của tổ chức để hoàn thành mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất

c Quản trị một lực lượng lao động đa dạng về giới tính, sắc tộc, ý thức chính trị, tôn giáo, …

d Tất cả đều sai

Đáp án: a

29 “Lý thuyết quản trị bị phê phán là thiếu tính nhân văn, xem con người như một đinh ốc trong một cỗ máy” là

a Lý thuyết quản trị cổ điển

b Lý thuyết quản trị hành chính

c Lý thuyết quản trị khoa học

d Lý thuyết định lượng

Đáp án: c

Trang 6

30 “Lý thuyết quản trị bị phê phán là những nhận định có tính chất lương tri thông thường, quá tổng quát, không thể áp dụng trong thực tế và có nhiều nguyên tắc mâu thuẫn lẫn nhau cũng như quản trị những tổ chức kông có con người” là

a Lý thuyết quản trị khoa học

b Lý thuyết định lượng

c Lý thuyết quản trị hành chính

d Lý thuyết quản trị cổ điển

Đáp án: d

31 Công trình vĩ đại Kim tự tháp tại Ai Cập luôn được xếp vào kỳ quan của thế giới từ trước đến nay Đây là kết quả được tạo dựng từ

a Khoa học quản trị phát triển tại Ai Cập ở trình độ cao vào thời kỳ xây dựng

b Sự vận dụng sáng tạo các nguyên tắc quản trị được linh hoạt áp dụng trong khi xây dựng Tại

Ai Cập

c Kết tinh của một lý thuyết khoa học của các nhà quản trị Ai Cập vào thời điểm xây dựng

d Hoạt động quản trị có sự nỗ lực có tổ chức dưới sự điều khiển của các nhà quản trị Ai Cập khi xây dựng

Đáp án: d

32 Công trình Vạn lý trường thành tại Trung Quốc luôn được xếp vào kỳ quan của thế giới từ trước đến nay Đây là kết quả được tạo dựng từ

a Sự phát triển của khoa học quản trị tại Trung quốc ở trình độ cao vào thời kỳ xây dựng

b Sự vận dụng hết sức sáng tạo các nguyên tắc quản trị được linh hoạt áp dụng trong khi xây dựng tại Trung Quốc

c Kết tinh của một lý thuyết khoa học của các nhà quản trị Trung Quốc vào thời điểm xây dựng

d Hoạt động quản trị có sự nỗ lực có tổ chức dưới sự điều khiển của các nhà quản trị Trung Quốc khi xây dựng

Đáp án: d

33 Nhà quản trị là khâu trung gian giữa các quy luật khách quan với hệ thống quản trị Họ đưa ra những chiến thuật, phối hợp hoạt động để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra Đây là hình ảnh của nhà quản trị

a Quản trị viên cấp cao

b Quản trị viên cấp trung

c Quản trị viên cấp cơ sở

d Tất cả đều đúng

Đáp án: b

34 Nhà quản trị là người vạch ra mục tiêu, chiến lược, chính sách, đề ra các quyết định trong điều hành đồng thời tổ chức thực hiện các quyết định đó Đó là mẫu hình đặc trưng của

a Quản trị viên cấp cao

b Quản trị viên cấp trung

c Quản trị viên cấp cơ sở

d Tất cả đều đúng

Đáp án: c

Trang 7

35 Nhà quản trị là người tổ chức và liên kết các bộ phận riêng rẽ trong một hệ thống quản trị thành một thể thống nhất; điều hòa, phối hợp hành động giữa các cá nhân, tập thể lao động hoàn thành mục tiêu và phát triển cân đối giữa tốc độ và hiệu quả kinh tế cao Họ tổ chức thực hiện chiến lược

và phát triển tổ chức Đây là hình ảnh của

a Quản trị viên cấp cao

b Quản trị viên cấp trung

c Quản trị viên cấp cơ sở

d Tất cả đều đúng

Đáp án: a

36 Chức năng làm cầu nối giữa hiện tại và tương lai Nó làm gia tăng khả năng hoàn thành những mong muốn của tổ chức là tác dụng của chức năng

a Lập kế hoạch

b Tổ chức

c Điều khiển

d Kiểm soát

Đáp án: a

37 Nhờ có chức năng ……… giúp phát triển tinh thần làm việc tập thể Tất cả các thành viên trong tổ chức cùng thống nhất hành động để tạo ra những lợi thế cạnh tranh

a Kiểm soát

b Lãnh đạo

c Tổ chức

d Hoạch định

Đáp án: d

38 “Khi ……… thay đổi, cơ cấu tổ chức quản trị phải thay đổi theo” Đáp án nào chính xác nhất

a Môi trường

b Tổ chức

c Nhân sự

d Tất cả đều sai

Đáp án: d

39 Chiến lược đòi hỏi tổ chức cần có sự ưu tiên vào một loại khách hàng riêng biệt theo những tiêu thức như địa lý, kênh phân phối, mức thu nhập, … Đây là điển hình của

a Chiến lược bí lối

b Chiến lược tập trung

c Chiến lược dẫn đầu hạ giá

d Chiến lược vượt trội

Đáp án: c

Trang 8

40 Đặc trưng của chiến lược với nhiều đường lối triển vọng mang lại kết quả lớn Qua đó gặt hái được nhiều thắng lợi đáng kể và mang tính lâu dài cho một tổ chức Đây là loại hình của

a Chiến lược “sản xuất theo chuyên môn hoá”

b Chiến lược “sản xuất manh mún”

c Chiến lược “sản xuất với khối lượng lớn”

d Chiến lược “tập trung”

Đáp án: a

41 Đặc trưng với nhiều đường lối vượt trội Qua đó đưa đến nhiều thắng lợi nhưng kết quả thành công không đáng kể Đây là đặc trưng của

a Chiến lược “sản xuất theo chuyên môn hoá”

b Chiến lược “sản xuất manh mún”

c Chiến lược “sản xuất với khối lượng lớn”

d Chiến lược “bí lối”

Đáp án: b

42 Khi doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược “sản xuất manh mún” trong chiến lược sản phẩm, họ cần phải loại bỏ hành động nào sau đây

a Đầu tư tối thiểu cho các nguồn lực để tạo sản phẩm lẫn dịch vụ đó

b Đầu tư tối đa cho các nguồn lực để tạo sản phẩm lẫn dịch vụ chiến lược đó

c Giữ vững vị trí và thận trong khi muốn mở rộng thị phần sản phẩm và dịch vụ chiến lược đó

d Cố gắng gia tăng kết quả đầu ra của phẩm lẫn dịch vụ chiến lược đó

Đáp án: b

43 Khi doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược “bí lối” trong chiến lược sản phẩm, họ cần phải hành động kiên quyết là

a Đầu tư tối đa cho các nguồn lực để tạo sản phẩm lẫn dịch vụ đó

b Giữ vững vị trí và thận trong khi muốn mở rộng thị phần của sản phẩm lẫn dịch vụ đó

c Đầu tư gia tăng kết quả đầu ra của sản phẩm lẫn dịch vụ đó

d Giảm chi phí và thu hồi vốn nhanh nhất đối với sản phẩm lẫn dịch vụ đó

Đáp án: d

44 Khi doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược “sản xuất chuyên môn hóa”, nhà quản trị cần tập trung vào lĩnh vực nào để duy trì kết quả thắng lớn và lâu dài ?

a Cần ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh và gia tăng quảng cáo

b Cần ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh và để ý những sách lược đổi thay của họ

c Cần ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh và tích cực củng cố hệ thống phân phối

d Cần ngăn chặn các đối thủ canh tranh và đóng góp tích cực vào các hoạt động từ thiện cho cộng đồng xã hội

Đáp án: b

45 Khi doanh nghiệp đang sử dụng chiến lược “sản xuất với khối lượng lớn”, nhà quản trị cần tập trung vào lĩnh vực nào để duy trì kết quả thắng lớn và lâu dài ?

a Chịu khó tìm tòi các đường lối mới thích hợp và linh hoạt

b Giữ vững vị trí và thận trọng khi mở thị trường mới

c Cần ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh và để ý những sách lược đổi thay của họ

d Giảm chi phí tối đa và thu hồi vốn càng nhanh càng tốt

Đáp án: a

Trang 9

46 Cơ cấu tổ chức quản trị được hình thành tùy theo quan điểm và thái độ của lãnh đạo cấp cao Nếu Tổng Giám đốc muốn tập trung quyền lực, Ông ta sẽ thiết lập mô hình nào thích hợp nhất ?

a Mô hình cơ cấu đơn giản

b Mô hình cơ cấu tổ chức với nhiều cấp quản trị

c Mô hình cơ cấu tổ chức với ít cấp quản trị

d Mô hình ma trận

Đáp án: b

47 Cơ cấu tổ chức quản trị được hình thành tùy theo quan điểm và thái độ của lãnh đạo cấp cao Nếu Tổng Giám đốc có xu hướng phát triển dân chủ, Ông ta sẽ thiết lập mô hình nào thích hợp nhất?

a Mô hình cơ cấu đơn giản

b Mô hình cơ cấu tổ chức với nhiều cấp quản trị

c Mô hình cơ cấu tổ chức với ít cấp quản trị

d Mô hình ma trận

Đáp án: c

48 Phân chia cơ cấu tổ chức có nhược điểm để xảy ra tình trạng quá tải ở cấp trên, dễ dẫn đến những ách tắc khi ra quyết định, không cần giám sát chặt chẽ là

a Cơ cấu tổ chức theo tầm hạn kiểm soát rộng

b Cơ cấu tổ chức theo tầm hạn kiểm soát trung bình

c Cơ cấu tổ chức theo tầm hạn kiểm soát hẹp

d Tất cả đều đúng

Đáp án: a

49 Phân chia cơ cấu tổ chức có ưu điểm là thông tin nhanh giữa cấp trên và cấp dưới và có khoảng cách quá xa giữa cấp cao nhất và cấp thấp nhất là

a Cơ cấu tổ chức theo tầm hạn kiểm soát rộng

b Cơ cấu tổ chức theo tầm hạn kiểm soát trung bình

c Cơ cấu tổ chức theo tầm hạn kiểm soát hẹp

d Tất cả đều đúng

Đáp án: c

50 Phân chia cơ cấu tổ chức theo địa lý sẽ gặp phải nhược điểm nào ?

a Khó nắm bắt nhu cầu của các thị trường và những vấn đề liên quan đến địa phương

b Khó tăng cường sự kết hợp theo vùng

c Duy trì hoạt động thực tế trên diện rộng một cách nhất quán

d Khó tận dụng được tính hiệu quả của các hoạt động tại các địa phương

Đáp án: c

51 Phân chia cơ cấu tổ chức theo mô hình chức năng trong các tổ chức sẽ gặp phải nhược điểm là

a Vấn đề kiểm soát của cấp cao nhất khó khăn hơn

b Một số chiến lược và nhiệm vụ có thể bị xem nhẹ

c Mục tiêu và lợi ích trong hệ thống tổ chức có thể nghịch chiều nhau

d Đơn giản hóa công tác đào tạo đối với nhà quản trị các cấp

Đáp án: c

Trang 10

52 Phân chia cơ cấu tổ chức theo sản phẩm sẽ có những ưu điểm là

a Tạo điều kiện thuận lợi cho tập trung vốn phục vụ sản xuất

b Không cho phép đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ

c Không chú ý và nỗ lực vào tuyến sản phẩm

d Tất cả đều đúng

Đáp án: a

53 Phân chia cơ cấu tổ chức theo khách hàng sẽ có những ưu điểm là

a Sự kết hợp những khách hàng có nhu cầu khác nhau được dẽ dàng hơn

b Không cần chuyên gia về khách hàng

c Không khuyến khích sự hiểu biết tốt hơn về khách hàng

d Tất cả đều sai

Đáp án: d

54 Giao quyền cho nhà quản trị tương xứng với mục tiêu cần đạt được và tạo sự chủ động khi thực hiện công việc được giao là nguyên tắc

a Chức năng

b Bậc thang

c Kết quả mong muốn

d Thống nhất trong mệnh lệnh

Đáp án: c

53 Quyền hạn của nhà quản trị phải được chính họ đưa ra và không cho phép đùn đẩy lên cấp trên

là nguyên giao quyền theo

a Chức năng

b Bậc thang

c Kết quả mong muốn

d Thống nhất theo cấp bậc

Đáp án: d

54 Cấp trên không được phép trốn tránh trách nhiệm về hành đông của cấp dưới bằng cách ủy quyền Đó là nguyên tắc giao quyền theo

a Chức năng

b Bậc thang

c Kết quả mong muốn

d Tát cả đều sai

Đáp án: d

55 Khi các bộ phận hoặc những thành viên trong tổ chức không rõ đơn vị mình sẽ phải làm việc gì hay dẫm đạp công việc của nhau Đây là nhược điểm từ nguyên tắc giao quyền theo

a Chức năng

b Bậc thang

c Kết quả mong muốn

d Thống nhất theo cấp bậc

Đáp án: d

Ngày đăng: 05/02/2015, 20:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w