1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hợp tác nghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ và hoạt động nhận thức trên bệnh nhân tâm thần phân liệt và động vật thực nghiệm

194 455 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 9,63 MB

Nội dung

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y BÁO CÁO KẾT QUẢ NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ HỢP TÁC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NÃO BỘ VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRÊN BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT VÀ ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM Cơ quan chủ quản: Bộ Quốc phòng Cơ quan chủ trì: Học viện Quân y Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Hải Anh 9776 Hµ néi - 2013 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ICD – 10 10 th International Statistical Classification of Diseases MMPI Minnesota Multiphasic Personality Inventory MRI Magnetic resonance imaging – Cộng hưởng từ TTPL Tâm thần phân liệt WHO World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới TTPL Tâm thần phân liệt MRS Chụp não cắt lớp với quang phổ từ PEG Chụp não bơm khí DA Dopamine 5- HT Serotonin NMDA N-Methyl-D-Aspartate GABA γ-Aminobutyric acid BZD Benzodiazepine FDA Hiệp hội kiểm định thực phẩm và thuốc của Mỹ TT Trước tiêm ST Sau tiêm PCP: Phencyclidine ĐẶT VẤN ĐỀ Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ, làm biến đổi nhân cách người bệnh một cách sâu sắc. Bệnh làm cho họ tách dần ra khỏi cuộc sống bên ngoài, thu vào thế giới nội tâm (thế giới tự kỷ), cảm xúc ngày càng khô lạnh, tư duy ngày càng nghèo nàn, năng lực học tập và làm việc ngày một sút kém, hành vi tác phong trở nên kỳ dị khó hiểu [1], [4], [6], [63]. Rối loạn chính trong bệnh tâm thần phân li ệt (TTPL) là nhận thức, nhưng nó thường biểu hiện ra ngoài bằng các rối loạn hành vi và cảm xúc . Những người bị tâm thần phân liệt có thể có thêm các vấn đề khác, bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu và lạm dụng thuốc với tần suất khoảng 40% trường hợp [105], [106], [107], [110]. TTPL ảnh hưởng tới số đông dân số. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay trên thế giớ i có khoảng 24 triệu người mắc bệnh tâm thần phân liệt, chiếm khoảng 0,3- 1,5% dân số thế giới. Tuy nhiên tỷ lệ này rất thay đổi ở những quốc gia khác nhau. Tỷ lệ mắc bệnh TTPL ở Italia là 0,8%, ở Anh, Canada là 1-2%, ở Pháp là 0,65 - 0,83%, và ở Đức 0,85% và hàng năm tăng thêm 0,15% dân số [67], [107], [108]. Tỷ lệ mới mắc của bệnh TTPL là từ 1,1- 7/10000 dân. Tỷ lệ mắc bệnh ở các nước đang phát triển cao hơn ở các n ước phát triển [63]. Ở Việt Nam theo thống kê của một số tác giả, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt là 0,3 – 0,8% (ước tính đến năm 2010 có khoảng 400.000 bệnh nhân tâm thần phân liệt) và hàng năm tăng thêm 0,1 – 0,15% dân số [1], [8]. Cơ chế bệnh sinh của TTPL rất phức tạp và chưa được làm sáng tỏ. Các nghiên cứu về di truyền, miễn dịch, thần kinh, hóa sinh đã đưa ra rất nhiều các giả thuyết khác nhau. Tuy nhiên, ch ưa có một nhóm giả thuyết nào có thể giải thích được rõ ràng sự khởi phát đa dạng và sự biểu hiện dao động rất lớn của các triệu chứng lâm sàng trong TTPL [7], [65], [78], [80], [114]. Những nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy ở các đối tượng TTPL có những thay đổi cả ở mức độ phân tử trong cơ chất hoạt động thần kinh (ở các neuron) qua những nghiên cứu trên động vật gây mô hình bệnh TTPL, và có thêm nh ững thay đổi ở mức độ đại thể như thay đổi về hình thái, kích thước của não bộ [24], [62], [80], [93], [94], [111], [112]. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu hệ thống về hình ảnh não, về sự thay đổi của các trung khu hay những phần não bộ ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, cũng như chưa có những nghiên cứu gây mô hình TTPL trên động vật thực nghiệm để từ đó có cơ sở nghiên cứu sâu hơn về cơ chế thần kinh – phân tử của bệnh này. Những nghiên cứu gây mô hình tạo điều kiện thuận lợ i cho việc thử nghiệm dược học, góp phần đánh giá tác dụng và hướng tới đề xuất sản xuất những thuốc có hiệu quả cho điều trị bệnh nhân TTPL [1], [86], [115], [116]. Ở Việt Nam, nghiên cứu về TTPL chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về các khía cạnh dịch tễ học và lâm sàng của bệnh TTPL [2], [4], [5], [7], [8], [9]. Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình động vật thực nghiệm phụ vụ nghiên cứu về bệ nh TTPL, biến đổi hình thái não bộ, biến đổi gen trên bệnh còn hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu: 1. Có được mô hình bệnh tâm thần phân liệt thực nghiệm trên động vật và các kỹ thuật đánh giá thay đổi hành vi, nhận thức, học tập và trí nhớ của động vật bị gây bệnh. 2. Đánh giá đặc điểm và sự thay đổi hình thái não bộ c ủa bệnh nhân tâm thần phân liệt. 3. Đánh giá tác dụng của một số hoạt chất sinh học trên mô hình tâm thần phân liệt thực nghiệm. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm về bệnh tâm thần. Thuật ngữ Schizophrenia gọi là tâm thần phân liệt (TTPL) bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “ Schizo” có nghĩa là chia tách, “phrenia” có nghĩa là tâm thần [1]. Đặc trưng của bệnh là rối loạn tính thống nhất, tính toàn vẹn của tâm thần và sự không hòa hợp giữa hoạt động tâm thần với các kích thích ngoại cảnh. Bệnh TTPL làm biến đổi nhân cách người bệnh theo kiểu phân li ệt, nghĩa là mất dần tính thống nhất giữa các mặt của hoạt động tâm thần, mất dần với liên hệ thực tại xung quanh, cảm xúc ngày càng khô lạnh, tư duy lệch lạc trầm trọng về hình thức cũng như nội dung, tác phong kỳ dị, khó hiểu [1]. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh TTPL gây ra các rối loạn liên quan đến các chức năng cơ bản nhất, làm cho người b ệnh có cảm giác về cá tính, tính độc đáo và tính tự điều khiển mình [1], [5], [107]. Anne D. cho rằng: bản chất chung của các thể bệnh TTPL là sự phân ly giữa các khu vực khác nhau của đời sống tinh thần và hậu quả của sự phân ly này là các biểu hiện lập dị trong đời sống hàng ngày của người bệnh [107]. Nhìn chung, các nhà tâm thần học đều thống nhất rằng bệnh TTPL làm mất tính thống nhất, chia cắt các hoạt độ ng tâm thần. Bệnh có xu hướng tiển triển mạn tính, với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác, cảm xúc, dẫn đến những rối loạn cơ bản về tâm lý nhân cách theo kiểu phân liệt và mất dần tính hài hoà thống nhất giữa các hoạt động tâm lý, gây chia cắt rời rạc các hoạt động tâm thần [107]. TTPL là một bệnh phổ biến. Theo thống kê của WHO, tỷ lệ bệnh chiế m 0,3 – 1,5% dân số, khoảng 24 triệu người mắc bệnh TTPL, hàng năm tăng thêm 0,15% dân số. Tỷ lệ mắc ở các nước đang phát triển cao hơn ở các nước công nghiệp. Bệnh thường phát sinh ở người trẻ, độ tuổi từ 15 – 35. Ở Việt Nam, theo thống kê của một số tác giả, tỷ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt là 0,3 – 0,8% (ước tính đến năm 2010 có khoảng 400.000 bệnh nhân TTPL) và hàng năm tă ng thêm 0,1 – 0,15% dân số [4]. Tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ tương đương nhau, song nữ có xu hướng khởi phát bệnh muộn hơn. 1.2. Lược sử nghiên cứu bệnh tâm thần phân liệt Bệnh TTPL đã có hàng nghìn năm nay nhưng đến mãi đến thế kỷ XVIII, bệnh mới được mô tả trong các y văn dưới nhiều tên gọi khác nhau. Bắt đầu bằng quan niệm của Griesinger W., ông gọi đó là “bệnh mất trí tiên phát” (primary dementia) [4]. Morel B. (1857) mô tả một loạt bệnh tâm thần ở người trẻ tuổi dẫn đến mất trí gọi là “bệnh mất trí sớ m” (dementia praecox) và ông cho là do di truyền. Năm 1882, Kandinsky V.K. đưa ra bảng phân loại các bệnh tâm thần trong đó có bệnh “Tâm thần tư duy” là một bệnh độc lập, có triệu chứng cơ bản phù hợp với bệnh TTPL hiện nay. Năm 1893, Magnon V. mô tả “Bệnh hoang tưởng mạn tính” trong đó có một số bệnh nhân dẫn tới “mất trí, vô cảm” [5]. Năm 1911, Bleuler P.E (Thụy Sỹ) đã phát hiện được những nét cơ bản nhất của bệnh, chính là tính phân liệt hay sự không hòa hợp, không thống nhất, sự chia cắt các mặt hoạt động tâm thần. Từ đó thuật ngữ TTPL (Schizophrenia) có nghĩa là sự chia cắt về mặt tâm thần được ông sử dụng đặt tên bệnh với thuật ngữ đó được chấp nhận cho đến nay [107]. Năm 1939, Schneider K. (Đức) chia ra 11 tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh TTPL. Quan điểm của Schneider K. được tiếp thu và thể hi ện trong các bảng phân loại bệnh của Tổ chức Y tế Thế giới và của Hội Tâm thần học Mỹ [1]. Năm 1992, trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10), bệnh được xếp vào mục F20. Trong phần nói về kiểu tiến triển của bệnh, có chia thành kiểu thuyên giảm không hoàn toàn và thuyên giảm hoàn toàn [7]. 1.3. Lâm sàng, cận lâm sàng và tiến triển của bệnh TTPL 1.3.1. Lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt Biểu hiện lâm sàng củ a bệnh TTPL rất đa dạng phong phú, các triệu chứng luôn luôn biến đổi. Thường qua ba giai đoạn: báo trước, toàn phát và di chứng [1], [9], [107]. * Giai đoạn báo trước: Thời kỳ đầu thường biểu hiện các triệu chứng rất mơ hồ như: suy nhược thần kinh, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, mất ngủ, khó học tập và khó tiếp thu cái mới, cảm xúc lạnh nhạt dần, bồn chồn, lo l ắng vô cớ… * Giai đoạn toàn phát: Các triệu chứng khởi đầu tăng dần lên đồng thời xuất hiện các triệu chứng loạn tâm thần rầm rộ, phong phú. Đa số tác giả đều chia ra hai nhóm triệu chứng chung gồm các triệu chứng âm tính và các triệu chứng dương tính: - Nhóm các triệu chứng dương tính: triệu chứng dương tính rất phong phú và đa dạng luôn luôn biến đổi xuất hiện nhất thời rồi l ại mất đi hay được thay thế bằng những triệu chứng dương tính khác, như: + Hoang tưởng, ám ảnh: hoang tưởng bị hại, liên hệ, hoang tưởng bị kiểm tra chi phối, hoang tưởng tự cao, các hoang tưởng kỳ quái. + Ảo giác: ảo thanh có ở 60-70% số bệnh nhânTTPL bệnh nhân nghe thấy những tiếng nói không có thật nhưng cho là có thật, theo nội dung gồm: ảo thanh bình phẩm, ảo thanh xui khiến ra lệnh, ảo thanh có tiếng người trò chuyệ n …Ảo thị giác chiếm 10% số bệnh nhân TTPL những hình ảnh không có thật nhưng bệnh nhân cho là có thật, theo kích thước của ảo thị gồm: ảo thị khổng lồ và ảo thị tí hon. Ngoài ra có ảo xúc giác, ảo khứu giác, ảo vị giác nhưng ít gặp. + Ngôn ngữ thanh xuân: thường chỉ gặp trong TTPL thể thanh xuân bệnh nhân có tư duy lời nói rất hỗn loạn, kỳ dị khó hiểu. + Hành vi thanh xuân: là rối loạn hành vi nặng biểu hi ện trong các mức độ khác nhau, từ đi lại không ngừng đến kích động. Hành vi thường rất lố lăng, hời hợt kỳ dị khó hiểu. - Hành vi căng trương lực bao gồm: sững sờ căng trương lực (giảm sút rõ ràng các phản ứng của môi trường, bệnh nhân giữ lâu ở một tư thế). Kích động căng trương lực…Nếu tình trạng tăng trương lực quá nặng b ệnh nhân sẽ không đáp ứng với các kích thích bên ngoài chỉ nằm im một chỗ. Các triệu chứng căng trương lực thường diễn biến từ kích động chuyển sang bất động. Triệu chứng dương tính thường nổi bật ở pha hoạt động của bệnh, thời gian tồn tại tùy theo kiểu tiến triển và hiệu quả điều trị. - Nhóm triệu chứng âm tính: là thể hiệ n sự giảm sút, mất mát về các hoạt động tâm thần sẵn có. Nó thể hiện sự mất tính chất toàn vẹn, tính thống nhất của hoạt động tâm thần. Theo quan điểm của Bleuler P.E. triệu chứng âm tính là nền tảng của quá trình phân liệt. Triệu chứng âm tính thường nổi bật ở giai đoạn di chứng của bệnh. Có 3 triệu chứng âm tính chính trong TTPL đó là cùn mòn cảm xúc, ngôn ngữ nghèo nàn và mất ý trí. + Cảm xúc cùn mòn: Đây là triệu chứng rất hay gặp, bệnh nhân có biểu hiện cảm xúc giảm sút rõ ràng dần dần sẽ phát triển thành vô cảm không có biểu hiện cảm xúc với bất kỳ một sự vật hiện tượng nào ngoài môi trường. + Ngôn ngữ nghèo nàn: đây là triệu chứng hay gặp, biểu hiện nghèo nàn lời nói (lời nói cộc lốc cụt ngủn). + Mất ý chí: đặc trưng bởi sự giảm sút hoạt động định hướng, hoạt động không hiệu quả, giảm sút khả năng lao động, không muốn làm chỉ muốn nằm lì một chỗ. Khi quan sát, triệu chứng được biểu hiện ở lâu một chỗ nhưng rất ít sở thích trong công việc và hoạt động xã hội. * Giai đoạn xuất hiện di chứng: Di chứng có thể xuất hiệ n giữa các giai đoạn tiến triển chiếm tỷ lệ 10%. Các triệu chứng âm tính được biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn di chứng. Kiểu tiến triển này thường có tiên lượng không tốt lắm trong quá trình điều trị. Sau 5-10 năm bệnh nhân TTPL được điều trị bằng thuốc an thần cổ điển, chỉ khoảng 10-20% số bệnh nhân tiến triển tốt, phục hồi gần nh ư hoàn toàn. Khoảng 20-30% số bệnh nhân tiến triển tương đối tốt, họ có thể trở về với cuộc sống bình thường; 40-60% số bệnh nhân có tiên lượng xấu. Điều trị bằng thuốc an thần mới có 90% số bệnh nhân có tiến triển khá và tốt, tỷ lệ nhỏ bệnh nhân không đáp ứng với điều trị. 1.3.2. Các triệu chứng cận lâm sàng bệnh tâm thần phân li ệt TTPL là một bệnh loạn tâm thần nội sinh nguyên nhân chưa rõ ràng. Chưa có các xét nghiệm cận lâm sàng nào giúp cho chẩn đoán xác định được bệnh. Các xét nghiệm cận lâm sàng làm trên bệnh nhân TTPL chủ yếu nhằm phục vụ cho chẩn đoán phân biệt với bệnh thực tổn có rối loạn tâm thần như ghi điện não, điện tim, X.quang, các xét nghiệm sinh hóa huyết học. Các trắc nghiện tâm lý đặc biệt là trắc nghiệm tâm lý (MMPI) thườ ng được sử dụng để đánh giá thang loạn thần, nhưng cũng chỉ có giá trị rất tương đối [4]. 1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại của bệnh tâm thần phân liệt 1.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh TTPL theo ICD-10F năm 1994 * Nhóm A: Có hai hay nhiều hơn trong số các triệu chứng sau: mỗi triệu chứng phải biểu hiện rõ ràng trong thời gian một tháng (hoặc ít hơn nếu được điều trị tốt). - Hoang tưởng - Ảo giác - Ngôn ngữ thanh xuân - Hành vi căng trương lực hoặc hành vi thanh xuân rõ - Triệu chứng âm tính Chỉ cần một triệu chứng duy nhất trong tiêu chuẩn A nếu như các hoang tưởng là kỳ dị hoặc các ảo thanh là giọng nói bình phẩ m về hành vi hoặc ý nghĩ của bệnh nhân, hoặc hai hay nhiều giọng nói trò chuyện với nhau [14], [107]. 1.4.2. Phân loại của bệnh tâm thần phân liệt Theo bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD – 10, năm 1992) của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh TTPL có mã số F20 gồm các thể: F20.0 Tâm thần phân liệt thể Paranoid F20.1 Tâm thần phân liệt thể thanh xuân F20.2 Tâm thần phân liệt thể căng trương lực cơ F20.3 Tâm th ần phân liệt thể không biệt định F20.4 Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân biệt F20.5 Tâm thần phân liệt thể di chứng F20.6 Tâm thần phân liệt thể đơn thuần F20.8 Tâm thần phân liệt các thể TTPL khác F20.9 Tâm thần phân liệt không biệt định Các kiểu tiến triển được sắp xếp theo các mã 5 chữ số: F20 x 0 Liên tục F20 x 1 Từng giai đoạn với thiếu sót tăng dần F20 x 2 Từng giai đoạn v ới thiếu sót ổn định F20 x 3 Từng giai đoạn có thuyên giảm F20 x 4 Thuyên giảm không hoàn toàn F20 x 5 Thuyên giảm hoàn toàn F20 x 8 Tiến triển khác F20 x 9 Thời kỳ theo dõi dưới một năm. 1.5. Bệnh sinh trong tâm thần phân liệt Về cơ chế bệnh sinh học của TTPL hiện vẫn còn chưa rõ, tuy nhiên người ta đã biết nhiều về yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của TTPL [95], [107], [113], [114]. Những giả thuyết cơ bản về nguyên nhân TTPL bao gồm: 1.5.1. Giả thuyết về di truyền trong TTPL Những quan niệm đầu tiên về yếu t ố di truyền trong TTPL được Morel B. nêu ra từ năm 1857. Ông cho rằng: “bệnh mất trí sớm” phát sinh trên cơ sở suy đồi di truyền. Vấn đề di truyền trong TTPL là chưa rõ ràng, gen di truyền gây ra bệnh TTPL nằm ở đâu đến nay vẫn chưa rõ nhưng các tác giả đều thống nhất bệnh TTPL không phải do một gen gây ra mà do tổ hợp nhiều gen gây bệnh, các gen này nằm ở những vị trí khác nhau của nhiễm sắc thể. Người có mối quan hệ v ới bệnh nhân tâm thần càng gần gũi về huyết thống thì nguy cơ bị bệnh tâm thần càng cao 16,4% con cái mắc bệnh TTPL, nếu cả bố và mẹ bị TTPL thì 68,1% con cái của họ bị TTPL. Nếu một trong hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng bị TTPL thì 86,2% đứa kia cũng bị TTPL [105]. 1.5.2. Giả thuyết về phát triển tâm thần Các nghiên cứu kỹ lưỡng trong nửa cuối thế kỷ XX đã xác định yếu tố phát triển tâm thần đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh TTPL [50], [52], [81], [84]. - Các yếu tố nguy cơ trong thời kỳ mang thai: Nhiễm virus (ví dụ virus influenza) trong thời kỳ mang thai đặc biệt là 3 tháng giữa của thai kỳ làm tăng nguy cơ bị TTPL ở người con do virus cúm gây ra sự phát triển bất thường về thần kinh và tâm thần của người bệnh sau này. Yếu tố mùa sinh: trẻ được sinh ra vào mùa đông và mùa xuân có tỷ lệ mắ c cao hơn có thể do virus hoặc chế độ ăn bị thay đổi theo mùa. Thiếu dinh dưỡng cũng làm tăng nguy cơ bị TTPL. - Các biến chứng sản khoa khiến nguy cơ bị bệnh TTPL tăng lên gấp đôi như: Suy thai, tiền sản giật Chính sự thiếu máu và thiếu oxy trước và trong [...]... tác dụng cải thiện trí nhớ và học tập, giảm bớt lo âu, kích thích, các cơn động kinh trên động vật thực nghiệm [115] 1.7 Các phương pháp gây mô hình gây bệnh tâm thần phân liệt trên động vật Mô hình bệnh tâm thần trên động vật, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và phát triển với mục tiêu để nghiên cứu sâu hơn về cơ chế bệnh nguyên, bệnh sinh, nghiên cứu can thiệp mà không thể làm được trên người và. .. [8] Một số tác giả khác nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của bệnh TTPL, tập trung vào đặc trưng các triệu chứng chính của bệnh như đặc điểm ảo giác trong bệnh tâm thần phân liệt [9], nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nồng độ dopamin huyết tương ở bệnh nhân TTPL [2] - Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu gây mô hình TTPL trên động vật thực nghiệm để nghiên cứu sâu về cơ chế thần kinh, về... mất tổ chức não, giảm kích thước các vùng như đồi thị, hồi hải mã, vùng trán trước Nghiên cứu về gen cũng đang được quan tâm và đạt được một số kết quả như: thấy có sự bất thường về gen trên bệnh nhân tâm thần và tạo được các động vật thiếu khuyết gen mang bệnh TTPL [93] - Mô hình bệnh tâm thần trên động vật cũng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và phát triển với mục tiêu nghiên cứu sâu hơn... ở đồi não của bệnh nhân tâm thần phân liệt giảm từ 30-45% so với người bình thường Hình như thuốc an thần không ảnh hưởng gì tới kích thước của đồi não vì không có sự khác biệt nào về kích thước vùng này giữa các bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị và không được điều trị bằng thuốc an thần * Hạch nền và tiểu não Hạch nền và tiểu não có vai trò nhất định trong bệnh sinh của tâm thần phân liệt. .. phẫu bệnh trên các tử thi của bệnh nhân tâm thần phân liệt, người ta nhận thấy có các bất thường rõ ràng về giải phẫu ở vùng trước trán của bệnh nhân tâm thần phân liệt [51] Qua phương pháp chụp MRI não, người ta cũng nhận thấy có sự suy giảm chức năng của vùng này [48] Một số triệu chứng của tâm thần phân liệt đã xuất hiện ở các bệnh nhân được phẫu thuật cắt thuỳ trán * Đồi não Số lượng các tế bào thần. .. nhau… được quan sát và phân tích Các thông số đánh giá gồm: - Thời gian tương tác là thời gian diễn ra các hành vi tương tác của động vật thực nghiệm - Tần suất tương tác là số lần diễn ra các hành vi tương tác của động vật thực nghiệm - Tần suất tiếp cận là số lần động vật thực nghiệm đến khu vực tương tác Thời gian tương tác là chỉ số quan trọng nhất thể hiện động vật có quan tâm tương tác với các cá... tâm thần phân liệt không có sự khác biệt đáng kể của các đối tượng so sánh Bệnh nhân có tiền sử gia đình rối loạn tâm thần có vùng đồi thị lớn hơn so với bệnh nhân mà không có Laura Marsh và cs (1994) sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ nghiên cứu trên 33 bệnh nhân TTPL và 41 người bình thường Kết quả cho thấy giảm kích thước thuỳ thái dương, hạnh nhân và vùng đồi thị, tăng khối lượng não thất ba và não. .. thì thời gian tìm thấy thức ăn sẽ nhanh hơn + Chỉ số đánh giá: thời gian tìm được thức ăn là khoảng thời gian từ khi thả động vật vào mê lộ đến khi tìm đến ô trung tâm chứa thức ăn Chỉ số này giảm dần chứng tỏ chuột đã ghi nhớ được đường đi đến nơi chứa thức ăn 1.9 Biến đổi não bộ trên bệnh nhân tâm thần phân liệt 1.9.1 Biến đổi đại thể một số vùng não trong bệnh tâm thần phân liệt [26], [12], [13],... một số vùng não của bệnh nhân tâm thần phân liệt như vùng thái dương, vùng trán và vùng chẩm [12], [13], [15], [30], [48] Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mất cân đối có từ thời bào thai và đó có thể do rối loạn trong quá trình phát triển của não * Hệ thống limbic Các nghiên cứu giải phẫu thi thể bệnh nhân tâm thần phân liệt đã chứng tỏ rằng có sự giảm kích thước các vùng hạnh nhân, hải mã và tuyến tùng... các bệnh nhân tâm thần phân liệt có sự giảm kích thước ở cầu não và chất đen, tăng số lượng thụ cảm thể dopamin D2 ở nhân đuôi, tuyến tùng và củ não Tuy nhiên, người ta chưa rõ đây có phải là hậu quả của việc dùng thuốc an thần hay không Theo Juha M.Veijola (2005), khối lượng của vùng đồi thị và hạnh nhân trong bệnh tâm thần phân liệt giảm 2% so với người bình thường Hình dạng của vùng đồi thị trong tâm . HỢP TÁC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NÃO BỘ VÀ HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC TRÊN BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT VÀ ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM Cơ quan chủ quản: Bộ Quốc phòng Cơ quan chủ trì:. được mô hình bệnh tâm thần phân liệt thực nghiệm trên động vật và các kỹ thuật đánh giá thay đổi hành vi, nhận thức, học tập và trí nhớ của động vật bị gây bệnh. 2. Đánh giá đặc điểm và sự thay. Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân biệt F20.5 Tâm thần phân liệt thể di chứng F20.6 Tâm thần phân liệt thể đơn thuần F20.8 Tâm thần phân liệt các thể TTPL khác F20.9 Tâm thần phân liệt

Ngày đăng: 05/02/2015, 18:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thanh Bình (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nồng độ Dopamine huyết tương ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và nồng độ Dopamine huyết tương ở bệnh nhân tâm thần phân liệt thể paranoid
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2010
5. Trần Viết Nghị, Trần Bình An (2001), "Bệnh tâm thần phân liệt", Bệnh học tâm thần, Bộ môn tâm thần Đại học y khoa Hà Nội, pp. 5–12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tâm thần phân liệt
Tác giả: Trần Viết Nghị, Trần Bình An
Năm: 2001
7. Bùi Thế Khanh (2004), "Nghiên cứu chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân TTPL dựa vào cộng đồng", Luận án tiến sỹ Y học, Học viện Quân y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chăm sóc sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân TTPL dựa vào cộng đồng
Tác giả: Bùi Thế Khanh
Năm: 2004
8. Ngô Ngọc Tản, Cao Tiến Đức và cs. (2001), "Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng ở xã Vạn Phúc, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây", Nội san tâm thần học số 5, Hội tâm thần học Việt Nam, pp. 15–39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng ở xã Vạn Phúc, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
Tác giả: Ngô Ngọc Tản, Cao Tiến Đức và cs
Năm: 2001
9. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Viết Thiêm, Lã Thị Bưởi (2005), "Đặc điểm ảo giác trong bệnh tâm thần phân liệt", Tạp chí Y học thực hành, 3/2005, pp. 77–79.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm ảo giác trong bệnh tâm thần phân liệt
Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Viết Thiêm, Lã Thị Bưởi
Năm: 2005
1. Bộ môn tâm thần học Đại học Y-Dược TPHCM (2005), Tâm thần học, NXB Y học, pp. 133–179 Khác
3. Trần Quốc Bảo (2010), Các bài thuốc thường dùng trong Y học cổ truyền và ứng dụng lâm sàng, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Khác
4. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Văn Ngân (2002), Bệnh tâm thần phân liệt. Một số chuyên đề tâm thần học, NXB Quân đội Nhân dân, pp. 39–61 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w