Đánh giá tác dụng của bài thuốc Tiêu dao tán – Địch đàm thang

Một phần của tài liệu hợp tác nghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ và hoạt động nhận thức trên bệnh nhân tâm thần phân liệt và động vật thực nghiệm (Trang 120)

3.4.2.1. Kết quả xác định liều LD50 của bài thuốc Tiêu dao tán – Địch đàm thang

Chúng tôi dùng 80 chuột nhắt trắng, cho uống cao lỏng của bài thuốc

đông y Tiêu dao tán – Địch đàm thang (tỷ lệ 3:1) với liều tăng dần, theo dõi tình trạng chuột, tỷ lệ sống chết ở mỗi lô trong thời gian 72 giờ sau uống thuốc. Kết quả xác định độc tính cấp của bài thuốc Tiêu dao tán – Địch đàm thang trên chuột nhắt trắng được thể hiện trên bảng 3.21. Kết quả trên bảng 3.21 cho thấy sau khi dùng cao lỏng theo đường uống đến mức liều cao nhất có thểđưa vào dạ

dày chuột là 0,16 ml cao lỏng/g TLCT/24 giờ tương đương 0,48g/g TLCT chuột nhắt trắng/24 giờ. Trong thời gian theo dõi, ở các lô chuột uống các mức liều từ

0,02 đến 0,16 ml cao dược liệu/g TLCT/24 giờ có biểu hiện co cụm ở góc lồng nuôi, ít vận động, một số chuột ở lô 1 và 2 vã mồ hôi nhưng không có biểu hiện co giật. * * * * * * * * : p2-3 : p1-2

Bảng 3.21. Độc tính cấp của cao lỏng Tiêu dao tán – Địch đàm thang. Lô NC Liều sử dụng (ml/g TLCT/24h) Số lượng động vật chết (sau 72h) Số lượng động vật sống (sau 72h) 1 0,16 0 10 2 0,14 0 10 3 0,12 0 10 4 0,10 0 10 5 0,08 0 10 6 0,06 0 10 7 0,04 0 10 8 0,02 0 10

Sau thời gian 72 giờ và những ngày sau đó, tất cả chuột thí nghiệm ở các lô

đều trở lại ăn uống bình thường, tình trạng phân và nước tiểu bình thường, quan sát hoạt động của chuột thấy chuột bình thường. Ở thời điểm sau 7 ngày, tiến hành phẫu thuật chuột, quan sát thấy các cơ quan bình thường.

Như vậy, chưa tìm thấy LD50 của cao lỏng của bài thuốc Tiêu dao tán –

Địch đàm thang (tỷ lệ 3:1) theo đường uống trên chuột nhắt trắng với mức liều cao nhất có thể cho chuột uống trong 24 giờ là 0,16 ml cao lỏng/g TLCT/24 giờ

tương đương 0,48g/g TLCT chuột nhắt trắng/24 giờ.

3.4.2.2. Xác định độc tính trên gan, thận, máu của bài thuốc Tiêu dao tán – Địch đàm thang

Nghiên cứu của chúng tôi dùng 12 chuột cống trắng, cho uống cao lỏng của bài thuốc Tiêu dao tán – Địch đàm thang tỷ lệ 3:1 liều 0,02ml/g TLCT/24 giờ, trước khi uống và sau 30 ngày uống thuốc chúng tôi lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm sinh hóa máu. Theo dõi sự phát triển, thay đổi các chỉ số sinh hóa máu

để đánh giá ảnh hưởng của thuốc lên chức năng một số cơ quan như gan, thận. Kết quả nghiên cứu được trình bày trên bảng sau:

Kết quả bảng 3.22 cho thấy chỉ số sinh hóa về glucose máu của chuột sau uống thuốc giảm so với trước uống thuốc nhưng kết quả không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sau uống thuốc ure máu tăng (p < 0,05), creatinin giảm so với trước uống thuốc (p > 0,05). Các chỉ số bilirubin TP, GOT, GGT sau uống thuốc giảm, GPT tăng so với trước uống thuốc với p > 0,05.

Bảng 3.22. Một số chỉ số sinh hóa của chuột uống thuốc đông y. Chỉ số Trước uống thuốc Sau uống thuốc p Glucose(mmol/l) 5,37 ± 1,63 4,11 ± 1,42 > 0,05 Ure (mmol/l) 8,15 ±2,83 9,69 ± 0,76 < 0,05 Creatinin(mmol/l) 56,78 ± 11,69 52,1 ± 5,34 > 0,05 Bilirubin TP (micmol/l) 1,8 ± 1,03 2,0 ± 1,25 > 0,05 ALT (U/l) 129,2 ± 49,63 129,9 ± 22,22 > 0,05 AST (U/l) 43,6 ± 10,67 48,4 ± 9,85 > 0,05 GGT (U/l) 3,1 ± 3,57 2,0 ± 1,56 > 0,05

3.4.2.3. Kết quả quá trình dùng thuốc clozapine và bài thuốc Tiêu dao tán – Địch đàm thang trên động vật được tiêm thuốc gây mô hình

3.4.2.3.1. Chức năng vận động

Kết quả nghiên cứu chức năng vận động của chuột ở các thời điểm trong buồng ghi vận động được trình bày trên các bảng 3.23 - 3.25

Bảng 3.23. Vận động của chuột ở các thời điểm trong buồng ghi vận động.

Chỉ số nghiên cứu (X± SD) Thời

điểm Nhóm n Quãng đường (m) Vận tốc (m/giây) ST Ketamine (1) 28 19,63 ± 8,89 0,032 ± 0,014 Clozapine(2) 15 13,51 ± 6,97 0,023 ± 0,012 Sau 10 ngày TDT(3) 15 18,77 ± 3,69 0,034 ± 0,006 Clozapine(4) 15 13,89 ± 8,31 0,023 ± 0,014 Sau 20 ngày TDT (5) 15 14,68 ± 4,02 0,024 ± 0,007 Clozapine(6) 15 10,45 ± 5,31 0,017 ± 0,009 Sau 30 ngày TDT (7) 15 13,38 ± 6,24 0,022 ± 0,010 p p1-2, 1-4, 1-5< 0,05; p1-6,1-7, 2-3, 3-5, 3-7 < 0,01 p1-2, 1-4, 1-5, 1-7 < 0,05; p1- 6, 2-3, 3-5, 3-7 < 0,01

Kết quả trên bảng 3.23 cho thấy chuột ở nhóm clozapine giữa các thời

điểm uống thuốc không có sự khác biệt về quãng đường và tốc độ vận động (p > 0,05). Các chỉ số này khi so với chuột sau tiêm ở nhóm ketamine thì thấp hơn ở

Chuột ở nhóm TDT giữa các thời điểm uống thuốc có quãng đường và tốc

độ vận động giảm dần theo thời gian uống thuốc (p < 0,01) và không có khác biệt ở thời điểm 10 ngày (p > 0,05) nhưng thấp hơn ở thời điểm 20, 30 ngày sau uống thuốc (p < 0,05) so với chuột sau tiêm thuộc nhóm ketamine.

Các chỉ số này trên chuột thuộc nhóm TDT cao hơn chuột thuộc nhóm clozapine ở thời điểm 10 ngày (p < 0,01) và không có khác biệt ở 2 thời điểm còn lại (p > 0,05).

Bảng 3.24. Tần suất (lần) ra vào các vùng của chuột ở các thời điểm.

Chỉ số nghiên cứu (X± SD) Thời điểm Nhóm n

Ra vào TT Qua đường giữa

ST Ketamine (1) 28 9,76 ± 7,43 17,97 ± 7,31 Clozapine(2) 15 7,87 ± 6,13 12,24 ± 6,19 Sau 10 ngày TDT(3) 15 13,36 ± 3,91 20,98 ± 4,96 Clozapine(4) 15 8,93 ± 5,44 13,8 ± 6,53 Sau 20 ngày TDT (5) 15 10,27 ± 5,52 14,62 ± 4,39 Clozapine(6) 15 5,95 ± 4,07 10,33 ± 7,01 Sau 30 ngày TDT (7) 15 7,29 ± 4,70 12,76 ± 6,86 p p2-3, 3-7 < 0,01 p1-3, 1-6, 3-5 < 0,05 p1-2, 1-6, 2-3, 3-5, 3-7 < 0,01; p1-4, 1-7 < 0,05 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả trên bảng 3.24 cho thấy, chuột ở nhóm clozapine không có sự

khác biệt giữa các thời điểm uống thuốc về tần suất ra vào trung tâm và qua

đường giữa (p > 0,05), không có khác biệt ở thời điểm 10 ngày (p > 0,05) nhưng thấp hơn ở 20, 30 ngày sau uống thuốc (p < 0,01) so với chuột sau tiêm thuộc nhóm ketamine.

Chuột ở nhóm TDT có tần suất ra vào vùng trung tâm và qua đường giữa giảm dần theo thời gian uống thuốc (p < 0,05), thì không có khác biệt ở thời

điểm 10 ngày (p > 0,05), nhưng lại thấp hơn ở thời điểm 20, 30 ngày sau uống thuốc (p < 0,05) so với chuột sau tiêm thuộc nhóm ketamine.

Ở thời điểm 10 ngày các chỉ số này của chuột thuộc nhóm TDT cao hơn chuột thuộc nhóm clozapine (p < 0,01), nhưng ở 2 thời điểm còn lại thì không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05).

Bảng 3.25. Tần suất và thời gian không vận động của chuột ở các thời điểm.

Chỉ số nghiên cứu (X± SD) Thời điểm Nhóm n Số lần đứng im Thời gian (giây) ST Ketamine (1) 28 49,76 ± 9,28 339,92 ± 84,78 Clozapine(2) 15 43,47 ± 8,69 403,35 ± 85,88 Sau 10 ngày TDT(3) 15 53,42 ± 7,38 299,28 ± 53,18 Clozapine(4) 15 44,76 ± 11,34 399,82 ± 83,52 Sau 20 ngày TDT (5) 15 50,84 ± 9,65 380,43 ± 58,71 Clozapine(6) 15 40,62 ± 10,47 453,36 ± 58,89 Sau 30 ngày TDT (7) 15 46,16 ± 13,03 414,46 ± 75,37 p p1-6, 2-3 < 0,01; p1-2, 3-7 < 0,05 p1-6, 1-7, 2-3, 3-5, 3-7 < 0,01; p1-2, 1-3, 2-6, 4-6 < 0,05

Kết quả trên bảng 3.25 cho thấy, chuột ở nhóm clozapine có tần suất không vận động giữa các thời điểm uống thuốc không có sự khác biệt (p > 0,05), và không có khác biệt ở thời điểm 10, 20 ngày (p > 0,05) và thấp hơn đáng kểở thời

điểm 30 ngày uống thuốc (p < 0,01) so với chuột sau tiêm thuộc nhóm ketamine. Thời gian đứng im của chuột thuộc nhóm clozapine ở thời điểm 30 ngày tăng hơn hẳn so với thời điểm 10, 20 ngày uống thuốc (p < 0,05), và cao hơn thời ở điểm 10 ngày sau uống thuốc (p < 0,05), nhưng không có sự khác biệt ở 2 thời điểm còn lại (p > 0,05) so với chuột sau tiêm thuộc nhóm ketamine.

Chuột ở nhóm TDT tần suất không vận động ở thời điểm 30 ngày giảm hơn so với thời điểm 10 ngày uống thuốc (p < 0,05), không có sự khác biệt ở các thời

điểm khác (p > 0,05), không có sự khác biệt ở cả 3 thời điểm uống thuốc (p > 0,05) so với chuột sau tiêm thuộc nhóm ketamine. Thời gian không vận động của chuột ở

thời điểm 20, 30 ngày lại tăng cao hơn thời điểm 10 ngày uống thuốc (p < 0,01) và cao hơn ở thời điểm 10, 30 ngày (p < 0,05) và không có khác biệt ở thời điểm 20 ngày sau uống thuốc (p > 0,05) so với chuột sau tiêm thuộc nhóm ketamine.

Ở thời điểm 10 ngày uống thuốc, tần suất đứng im của chuột ở nhóm TDT cao hơn, nhưng thời gian đứng im của chuột lại thấp hơn chuột thuộc nhóm clozapine (p < 0,01), các thời điểm còn lại không có sự khác biệt giữa 2 nhóm (p > 0,05).

Clozapine là thuốc an thần kinh thứ yếu thuộc nhóm Benzodiazepine, trên lâm sàng thuốc có tác dụng an thần, giảm vận động… trên bệnh nhân TTPL. Nghiên cứu của một số tác giả trên bệnh nhân TTPL dùng clozapine thấy cải thiện đáng kể các hành vi về vận động, cảm xúc [20], [25], [29], [34], [39].

Trong Y học cổ truyền bệnh TTPL thuộc chứng điên cuồng, có các triệu chứng tăng vận động như thao cuồng táo bạo, giận giữ, đánh người, đập phá, nói loạn xạ, động tác kỳ dị, hay cảm xúc lo lắng, sợ hãi... Phương pháp điều trị chủ

yếu là lý khí giải uất, hóa đàm khai khiếu, tả can, trấn tâm. Trong Y học cổ

truyền sử dụng một số vị thuốc như bán hạ, chỉ thực, trúc nhự, xương bồ, bạch thược... đểđiều trị các triệu chứng trên [3].

Trong phần kết quả gây mô hình chúng tôi nhận thấy ketamin liều 20 mg/kg/ ngày trong 14 ngày làm giảm khả năng tìm tòi khám phá nhưng không gây cảm giác lo lắng, sợ hãi hay làm thay đổi chức năng vận động của chuột.

Sau điều trị bằng clozapine, quãng đường và tốc độ vận động của chuột giảm theo thời gian uống thuốc, giảm mạnh ở thời điểm 20 và 30 ngày so với trước khi uống thuốc, điều đó cho thấy clozapine đã làm giảm vận động của chuột. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới như

Hoffman DC khi sử dụng clozapine liều 1 mg, 5 mg và 10 mg/kg/ ngày trên

động vật thấy quãng đường vận động của chuột giảm [56].

Sau điều trị bằng bài thuốc Tiêu dao tán – Địch đàm thang, quãng đường và tốc độ vận động của chuột giảm theo thời gian uống thuốc, giảm mạnh ở thời

điểm 30 ngày so với trước uống thuốc (trước uống thuốc: quãng đường 19,63 m, vận tốc 0,032 m/giây; sau uống thuốc đông y 30 ngày: quãng đường 13,38 m, vận tốc 0,022 m/giây). Như vậy bài thuốc đông y đã làm giảm vận động của chuột, điều này có thể do bài thuốc Tiêu dao tán – Địch đàm thang có một số vị

thuốc an thần như sài hồ, bạch thược, bạch linh và uất kim làm chuột giảm vận

động. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khi sử dụng một số vị thuốc có trong nghiên cứu của chúng tôi cũng làm giảm vận động của

động vật. Nghiên cứu của các tác giả khác khi sử dụng một số loại thảo mộc như

sài hồ, bạch linh... thấy có tác dụng an thần, giảm vận động trên chuột [115], [116.

và tốc độ vận động của chuột ở nhóm nhóm TDT (quãng đường 18,77 m và vận tốc 0,034 m/giây) cao hơn chuột thuộc nhóm clozapine (quãng đường 13,51 m và vận tốc 0,023 m/giây), còn sau 20, 30 ngày không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Kết quả trên cho thấy thuốc đông y trong thời gian ngắn (10 ngày) chưa tác dụng bằng thuốc clozapine, thời gian sau thuốc đông y có tác dụng làm giảm vận động tương đương với thuốc clozapine. Cho thấy, bài thuốc Tiêu dao tán –

Địch đàm thang có tác dụng làm ức chế vận động trên động vật thực nghiệm khá tốt khi dùng với thời gian trên 20 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nghiên cứu này, sau uống clozapine tần suất ra vào trung tâm của chuột giảm dần, ở thời điểm 10, 20 ngày giảm ít nhưng đến 30 ngày thì giảm mạnh so với trước uống thuốc. Chỉ số này trên chuột dùng bài thuốc Tiêu dao tán – Địch đàm thang lại tăng đáng kể ở thời điểm 10 ngày so với trước uống thuốc nhưng sau đó lại giảm dần theo thời gian dùng thuốc. Các kết quả trên cho thấy, bài thuốc Tiêu dao tán – Địch đàm thang có tác dụng cải thiện khả năng khám phá, tìm kiếm của chuột khi dùng trong thời gian ngắn (10 ngày) nhưng dùng dài ngày thì tác dụng này lại kém đi. Ngược lại clozapine lại không có tác dụng cải thiện khả năng khám phá, tìm hiểu môi trường của chuột. Tuy nhiên, khả năng khám phá, tìm hiểu môi trường lại phụ thuộc vào khả năng vận động của chuột, vận động giảm thì khả năng khám phá cũng giảm. Do đó, kết quả này có thể do tác dụng an thần của clozapine và một số vị thuốc trong bài Tiêu dao tán – Địch đàm thang (bạch linh, bạch thược, sài hồ, bạch truật, xương bồ) gây giảm vận động đồng thời cũng làm giảm khả năng khám phá, tìm hiểu môi trường của chuột. Điều này cũng phù hợp với kết quả về vận động, khi ở giai

đoạn đầu (10 ngày) vận động của chuột ở nhóm TDT giảm không đáng kể, còn

ở giai đoạn sau (20, 30 ngày) vận động của chuột giảm đáng kể, còn chuột ở

nhóm clozapine thì vận động bị giảm đi ngay từ giai đoạn đầu (10 ngày) và ở

các giai đoạn sau.

So sánh về tác dụng của 2 thuốc thấy, sau uống thuốc 10 ngày tần suất ra vào TT của chuột ở nhóm TDT cao hơn nhóm clozapine nhưng sau 20, 30 ngày giữa 2 nhóm lại không có sự khác biệt. Điều này cho thấy, tuy chỉ số này có sự

dao động ở thời điểm 10 ngày nhưng càng uống thuốc thì không còn sự khác biệt giữa 2 thuốc, như vậy bài thuốc Tiêu dao tán – Địch đàm thang có tác dụng tương đương thuốc clozapine.

Trong nghiên cứu này, số lần đứng im của chuột thuộc nhóm clozapine giảm mạnh ở thời điểm 30 ngày so với trước uống thuốc nhưng giữa các thời điểm giảm nhẹ, thời gian đứng im của chuột tăng dần theo thời gian dùng thuốc, ở thời điểm 10, 30 ngày tăng mạnh so với trước uống thuốc. Chuột thuộc nhóm TDT có số lần

đứng im giảm dần, giảm mạnh ở thời điểm 30 ngày so với 10 ngày và so với trước uống thuốc thì không khác biệt, nhưng thời gian đứng im của chuột lại tăng dần

đáng kể theo thời gian uống thuốc, tăng mạnh ở thời điểm 30 ngày so với trước uống thuốc. Kết quả này cho thấy, sau uống thuốc clozapine và bài thuốc Tiêu dao tán – Địch đàm thang đều làm tăng thời gian không vận động của chuột, điều này có thể do tác dụng an thần của clozapine và của một số vị thuốc trong bài Tiêu dao tán – Địch đàm thang như sài hồ, bạch truật, xương bồ, bạch linh gây giảm vận

động, làm thời gian không hoạt động của chuột tăng lên.

So sánh tác dụng giữa 2 nhóm, sau uống thuốc 10 ngày chuột thuộc nhóm TDT có số lần đứng im cao hơn nhưng thời gian đứng im lại thấp hơn chuột ở

nhóm clozapine, còn sau 20, 30 ngày không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Như

vậy, tuy các chỉ số này có sự dao động ở thời điểm 10 ngày nhưng về sau đã không còn sự khác biệt, cho thấy tác dụng của 2 thuốc là tương đương nhau.

Tần suất qua đường giữa của chuột thuộc nhóm clozapine giảm dần theo thời gian và giảm mạnh so với trước uống thuốc ở cả 3 thời điểm, còn nhóm TDT thì lại tăng nhẹ so với trước uống thuốc ở thời điểm 10 ngày nhưng sau đó lại giảm mạnh dần theo thời gian uống thuốc và giảm mạnh ở thời điểm 30 ngày so với trước uống thuốc. Điều này cho thấy thuốc clozapine và bài thuốc Tiêu dao tán – Địch đàm thang đã làm giảm hành vi lặp lại trên chuột, điều này cũng phù hợp với kết quả của một số tác giả như Sams-Dodd F [91] sau 21 ngày dùng

Một phần của tài liệu hợp tác nghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ và hoạt động nhận thức trên bệnh nhân tâm thần phân liệt và động vật thực nghiệm (Trang 120)