Đạo đức nghiên cứ u

Một phần của tài liệu hợp tác nghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ và hoạt động nhận thức trên bệnh nhân tâm thần phân liệt và động vật thực nghiệm (Trang 72)

- Thông báo cho người bệnh và gia đình người bệnh biết ý định chọn người bệnh để họđồng ý hay không đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Nghiên cứu không ảnh hưởng đến sức khỏe và điều kiện kinh tế của bệnh nhân tham gia nghiên cứu.

- Nghiên cứu không ảnh hưởng đến kết quảđiều trị của bệnh nhân.

- Người bệnh có quyền từ chối không tham gia nghiên cứu bất kỳ thời

điểm nào.

- Người bệnh được hưởng mọi quyền lợi về điều trị và chăm sóc như mọi người bệnh khác theo quy định của nhà nước.

- Mọi thông tin về cá nhân người bệnh được bảo mật theo quy chế quản lý hồ sơ bệnh án.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Xây dựng mô hình thực nghiệm cho chứng bệnh TTPL

3.1.1. S thay đổi trng lượng chut các nhóm được tiêm thuc

Sử dụng đối tượng là chuột nhắt đực trắng khỏe mạnh 8-10 tuần tuổi (trọng lượng từ 21,86 - 23,60 g) với số lượng là 120 chuột, do ban chăn nuôi Học viện Quân y cung cấp. Trong quá trình nghiên cứu có 8 con chuột bị chết. Sự thay đổi về trọng lượng của chuột trong quá trình nghiên cứu được trình bày trên bảng 3.1.

Bảng 3.1. Sự thay đổi về trọng lượng (gram) của chuột trong quá trình nghiên cứu. Thời điểm Nhóm n Trước tiêm (TT) (a) Sau tiêm (ST) 14 ng (b) Sau tiêm (ST) 21 ng (c) p Chứng (1) 28 21,86 ± 3,03 25,46 ± 4,52 26,48 ± 4,34 pa-b, pa-c < 0,05 Keta (2) 56 23,60 ± 4,56 27,49 ± 4,63 28,45 ± 4,56 pa-b, pa-c < 0,05 Halo (3) 28 22,05 ± 3,18 26,49 ± 4,58 27,52 ± 5.90 pa-b, pa-c < 0,05

p > 0,05 > 0,05 > 0,05

Kết quả trên bảng 3.1 cho thấy chuột ở cả ba nhóm chứng, ketamine và haloperidol tại thời điểm trước tiêm không có sự khác biệt về cân nặng. Sau tiêm 14 ngày và 21 ngày, cân nặng của chuột ở cả ba nhóm đều tăng lên so với trước tiêm (p < 0,05) (nhóm chứng tăng 4,62 g; nhóm ketamin tăng 4,85 g và nhóm haloperidol tăng 5,46 g). Trọng lượng của chuột tăng đồng đều ở cả ba nhóm và không có sự khác biệt về cân nặng ở các nhóm tại cùng một thời điểm (p > 0,05). Điều này chứng tỏ chuột được chăm sóc tốt, khỏe mạnh, đảm bảo yêu cầu của nghiên cứu. Mặt khác chuột ở các lô không có sự khác biệt về trọng lượng tại các thời điểm kiểm tra. Kết quả này cho thấy các thuốc dùng trong thí nghiệm của chúng tôi không ảnh hưởng đến sự tăng trọng lượng bình thường của chuột. Như vậy, quá trình nghiên cứu được tiến hành thuận lợi, đảm bảo

3.1.2. Hot động vn động ca chut

Chức năng vận động của chuột được đánh giá bằng sử dụng buồng ghi vận động (bảng 3.2–3.4).

Bảng 3.2. Quãng đường và vận tốc trung bình trong buồng ghi vận động. Thông số Nhóm n Quãng đường (m) Vận tốc (m/giây) TT (1) 28 23,55 ± 8,42 0,039 ± 0,014 Chứng ST (2) 28 20,12 ± 6,70 0,034 ± 0,011 TT (3) 56 24,24 ± 7,71 0,039 ± 0,013 Keta ST (4) 56 19,76 ± 8,13 0,032 ± 0,013 p P3-4 < 0,05 P3-4 < 0,05

Kết quả trên bảng 3.2 cho thấy quãng đường vận động và vận tốc trung bình của chuột ở nhóm chứng và ketamine trước tiêm không có sự khác biệt (p > 0,05). Sau 14 ngày tiêm hai chỉ số này ở cả nhóm chứng và ketamine đều có xu hướng giảm so với thời điểm trước tiêm, trong khi ở nhóm chứng các chỉ số này giảm không đáng kể (p > 0,05), còn ở nhóm tiêm ketamine thì giảm rõ rệt so với

ở thời điểm trước tiêm (p < 0,05). Tuy nhiên, giữa nhóm chứng sau tiêm và nhóm ketamine sau tiêm là không có sự khác biệt (p > 0,05).

Bảng 3.3. Tần suất (lần) chuột ra vào vùng trung tâm và qua đường giữa ở

buồng ghi vận động. Thông số

Nhóm n Vào vùng trung tâm Qua đường giữa

TT (1) 28 16,37 ± 5,70 19,45 ± 6,98 Chứng ST (2) 28 17,80 ± 8,68 20,52 ± 8,48 TT (3) 56 15,80 ± 5,79 20,54 ± 6,23 Keta ST (4) 56 11,25 ± 7,25 17,91 ± 7,60 p p2-4, p3-4 < 0,05 p3-4 < 0,05

Theo kết quả trên bảng 3.3 cho thấy tần suất chuột ra vào vùng trung tâm và qua đường giữa không có sự khác biệt giữa nhóm chứng và nhóm ketamine trước tiêm. Sau 14 ngày tiêm, tần suất ra vào vùng trung tâm và qua đường giữa

giảm đi rõ rệt (p < 0,05) so với trước tiêm. Sau tiêm tần suất ra vào vùng trung tâm của chuột thuộc nhóm chứng nhiều hơn rõ rệt so với ở nhóm ketamine (p < 0,05) trong khi đó tần suất qua đường giữa không có sự khác biệt giữa hai nhóm.

Bảng 3.4. Tần suất (lần) và thời gian (giây) chuột đứng im ở buồng ghi vận

động. Thông số Nhóm n Tần suất đứng im Thời gian đứng im TT (1) 28 40,34 ± 10,19 256,61 ± 78,42 Chứng ST (2) 28 46,58 ± 8,32 311,18 ± 90,09 TT (3) 56 45,49 ± 9,71 258,73 ± 77,89 Keta ST (4) 56 48,30 ± 11,36 323,68 ± 94,05 p p1-2, p1-3 < 0,05 p1-2, p3-4 < 0,05 Kết quả trên bảng 3.4 cho thấy, tại thời điểm trước tiêm chuột ở nhóm ketamine có tần suất đứng im cao hơn so với ở nhóm chứng (p < 0,05), tuy nhiên thời gian chuột đứng im lại không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Sau khi tiêm, chuột ở nhóm chứng có tần suất đứng im và thời gian đứng im tăng lên rõ rệt so với trước khi tiêm (p < 0,05), trong khi nhóm ketamine có thời gian chuột

đứng im tăng lên rõ (p < 0,05), nhưng tần suất đứng im tăng lên không đáng kể

(p > 0,05) so với trước tiêm. Tần suất và thời gian chuột đứng im không có sự

khác biệt giữa cả hai nhóm sau tiêm (p > 0,05). Trên động vật tùy theo liều lượng, thời gian sử dụng ketamin và các chất tác động lên hệ glutamate khác nhau mà có thể gây nên tình trạng tăng cường hoặc ức chế vận động như trong các nghiên cứu của Balla A [16], [18] khi tiêm PCP, một chất đối kháng thụ cảm thể NMDA giống ketamine, liều 10mg hoặc 15mg/kg cân nặng trong 14 ngày thì

động vật tăng khả năng vận động. Ngược lại, trong những nghiên cứu khác khi tiêm ketamine liều 1 mg và 5 mg/kg cân nặng/ngày, dùng bài tập trong môi trường mở đánh giá thấy chuột giảm vận động [11], [66]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong nghiên cứu của chúng tôi sử dụng ketamine với liều 20 mg/kg cân nặng thấy rằng trước tiêm chuột ở cả nhóm chứng và ketamine có quãng đường vận động và vận tốc trung bình trong buồng ghi vận động không có sự khác biệt. Sau 14 ngày tiêm NaCl 0,9% và ketamine quãng đường và vận tốc trung bình của chuột ở cả hai nhóm đều giảm đi so trước tiêm nhưng không có sự khác biệt

giữa hai nhóm tại thời điểm sau tiêm. Điều này có thể do quá trình tiêm kéo dài gây cảm giác đau và tăng lo sợ cho chuột ở cả hai nhóm nên vận động của chuột có giảm đi so với trước tiêm nhưng ketamine không làm thay đổi chức năng vận

động của chuột. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Becker A và cs. tiêm ketamine liều 30 mg/kg cân nặng sau 5 ngày tiêm thì thấy vận động của chuột không bị ảnh hưởng [21], [23].

Bình thường, đặc điểm của loài chuột là thích khám phá và tìm kiếm, vận

động đi lại nhiều trong môi trường mới, khi chuột khám phá một khu vực nào đó trong môi trường chúng thường đứng im lại để dùng mũi, mắt khám phá, xem xét. Tần suất chuột ra vào vùng trung tâm liên quan trực tiếp đến khả năng tìm tòi, khám phá tìm hiểu môi trường xung quanh của chuột. Ở nhóm chứng, sau khi tiêm NaCl 0,9% 14 ngày tần suất chuột ra vào vùng trung tâm không có sự

khác biệt so với trước tiêm. Điều này chứng tỏ sau tiêm NaCl 0,9% khả năng khám phá tìm hiểu môi trường xung quanh của chuột là không thay đổi. Ngược lại, sau 14 ngày tiêm ketamine thì tần suất chuột ra vào vùng trung tâm giảm đi rất nhiều so với trước tiêm và thấp hơn nhóm chứng (từ 15,80 trước tiêm giảm xuống 11,25 sau tiêm). Sự khác biệt này cho thấy ketamine đã làm chuột giảm khả năng tìm tòi khám phá. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác trên thế giới như Becker A tiêm ketamine liều 30 mg/kg cân nặng 5 ngày liên tục gây giảm khả năng khả năng khám phá tìm kiếm ở

chuột [21], [23], hay Balla A tiêm PCP cho chuột liều 10 mg hoặc 15 mg/kg cân nặng trong 14 ngày cũng gây giảm khả năng khám phá tìm kiếm [16], [18].

Tần suất chuột đứng im và thời gian chuột đứng im trong buồng ghi vận

động là hai thông số đánh giá trạng thái lo âu sợ hãi của chuột và có liên quan, phụ thuộc vào khả năng vận động của chuột. Trong nghiên cứu chúng tôi thấy tần suất và thời gian chuột đứng im trong buồng ghi tăng lên đáng kể so với trước tiêm ở cả hai nhóm, nhưng không có sự khác biệt giữa hai nhóm sau tiêm.

Điều này có thể do quá trình tiêm kéo dài làm chuột có cảm giác đau và lo lắng, sợ hãi, chúng thường ngồi một chỗ thời gian lâu hơn. Kết quả này chứng tỏ

ketamine không làm thay đổi cảm xúc ở chuột.

Bệnh nhân TTPL thường có các biểu hiện, hành động kỳ quặc, lặp đi lặp lại một công việc, lời nói hành động cụ thể nào đó. Trên động vật thực nghiệm

[38]. Trong môi trường mở, thông số này thường được các tác giảđánh giá bằng tần suất động vật qua lại đường giữa. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 14 ngày tiêm ketamine tần suất chuột qua đường giữa có xu hướng giảm đi so với trước tiêm nhưng không có sự khác biệt so với ở nhóm chứng sau tiêm. Điều này chứng tỏ sự giảm tần suất qua đường giữa của chuột sau tiêm có thể do chuột bị ảnh hưởng của quá trình tiêm thuốc còn tiêm ketamine liều 20 mg/kg cân nặng/ngày trong 14 ngày không làm thay đổi hành vi lặp đi lặp lại ở chuột. Kết quả này có sự khác biệt với kết quả của một số tác giả khác [32], [37]. Sự

khác biệt này có thể do chúng tôi đã sử dụng liều ketamine tiêm khác (20 mg/kg cân nặng) so với của các tác giả trên cũng như có sự khác biệt về giống chuột và thời gian ghi các hoạt động của chuột trong buồng ghi vận động [32]. Như vậy, ketamin liều 20 mg/kg cân nặng/ngày x 14 ngày liên tục làm giảm khả năng tìm tòi khám phá nhưng chưa làm thấy rõ sự thay đổi chức năng vận động, cảm xúc lo lắng và hành vi lặp lại ở chuột.

3.1.3. Kết qu s thay đổi hành vi tương tác xã hi ca chut

Tương tác xã hội của chuột được đánh giá bằng sử dụng buồng ghi giao tiếp, kết quảđược trình bày trên bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tần suất tiếp cận, tần suất tương tác và thời gian tương tác.

Thông số Nhóm n Tần suất tiếp cận (lần) Tần suấttương tác (lần) Thời gian tương tác (giây) TT (1) 28 20,46 ± 5,00 25,07 ± 7,12 328,35 ± 90,76 Chứng ST (2) 28 18,98 ± 7,42 24,83 ± 9,70 335,86 ± 84,80 TT (3) 56 18,51 ± 5,28 19,51 ± 7,16 327,52 ± 83,72 Keta ST (4) 56 19,48 ± 8,11 21,03 ± 11,17 281,25 ± 105,42 p > 0,05 p1-3 < 0,05 p2-4, p3-4 < 0,05

Kết quả trên bảng 3.5 cho thấy chuột ở nhóm chứng có tần suất tương tác với chuột đối tác lớn hơn chuột ở nhóm ketamine (p < 0,05) nhưng thời gian tương tác không có sự khác biệt ở hai nhóm tại thời điểm trước tiêm. Sau 14 ngày tiêm, chuột ở nhóm chứng có tần suất và thời gian tương tác với chuột đối tác không có sự khác biệt so với lúc trước tiêm (p > 0,05) trong khi ở nhóm ketamine tần suất tương tác không thay đổi nhiều (p > 0,05), nhưng thời gian

tương tác giảm nhiều so với trước khi tiêm và so với ở nhóm chứng sau tiêm (p < 0,05).

Tần suất chuột tiếp cận với chuột đối tác không có sự khác biệt đáng kể

giữa các nhóm tại các thời điểm trước và sau tiêm (p >0,05).

Bệnh TTPL có rất nhiều những tổn thương hành vi như rối loạn các kỹ

năng về xã hội (tránh các tiếp xúc xã hội, sống thu mình, cô lập, tảng lờ môi trường xung quanh, mất khả năng giao tiếp với bạn bè, người thân...) là những triệu chứng phổ biến trên bệnh nhân TTPL. Một số nghiên cứu cho thấy, sử

dụng kéo dài các chất tác động lên hệ glutamate như PCP, ketamine trên người cũng gây nên các tình trạng rối loạn về hành vi xã hội giống như bệnh TTPL ở

người khỏe mạnh và gây ra những rối loạn tâm thần sớm ở những bệnh nhân TTPL đã ổn định [91], [95]. Trong nghiên cứu này, sau tiêm ketamine 14 ngày liên tục, trên chuột có các biểu hiện như tần suất tiếp cận và tần suất tương tác không có sự khác biệt so với trước tiêm, nhưng thời gian tương tác giảm đáng kể

so với trước tiêm (trước tiêm 327,52 giây, sau tiêm 281,25 giây) và thấp hơn nhiều so với ở nhóm chứng sau tiêm (ketamine sau tiêm 281,25 giây, chứng sau tiêm 335,86 giây). Trong các thông số đánh giá hành vi tương tác xã hội của chuột thì tần suất tiếp cận, tương tác thể hiện xu hướng của động vật trong việc tương tác với các cá thể khác, nhưng hai chỉ số này dễ bị ảnh hưởng bởi chức năng vận động của chuột, nếu vận động của chuột tăng thì hai chỉ số này cũng tăng và ngược lại, thời gian tương tác không bị ảnh hưởng bởi khả năng vận

động của chuột nên đây là chỉ số có ý nghĩa nhất thể hiện động vật có quan tâm tương tác với các cá thể khác trong quần thể hay không [23], [89].

Kết quả trong nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả khác khi tiêm ketamine liều 30 mg/kg/ngày trong 5 ngày liên tiếp cho chuột thấy thời gian tương tác xã hội của chuột giảm [21], [23], hay nghiên cứu của tác giả Canever L [32] (thấy giảm khả năng tương tác xã hội trên chuột khi tiêm ketamine, liều 10 mg/kg/ngày), của Seillier A khi sử dụng một số thuốc tác

động lên hệ glutamate (PCP, MK-801) thấy liều PCP 5 mg/kg/ngày, tiêm 2 lần/ ngày [92] trong 7 ngày liên tiếp thấy giảm khả năng tương tác xã hội trên động vật gặm nhấm. Kết quả nghiên cứu thu được chứng tỏ ketamine đã tác động làm giảm hành vi xã hội, giảm thời gian giao tiếp với các cá thể khác trong loài của chuột, cũng tương ứng với các triệu chứng của bệnh tâm thần trên người [43], [58]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, sau tiêm ketamine liều 20 mg/kg cân nặng/ngày trong 14 ngày liên tiếp làm giảm khả năng tương tác xã hội với các cá thể khác trong loài trên chuột.

3.1.4. S thay đổi hành vi, cm xúc ca chut

Cảm xúc của chuột được đánh giá bằng sử dụng mê lộ hình chữ thập. Kết quảđược trình bày trên các bảng 3.6 – 3.9:

Bảng 3.6. Thời gian hoạt động của chuột ở các khu vực trong mê lộ chữ thập. Khu vực Nhóm n Cánh mở (giây) Cánh đóng (giây) Trung tâm (giây) TT (1) 28 218,05 ± 77,43 288,90 ± 99,09 94,49 ± 32,29 Chứng ST (2) 28 148,81 ± 61,51 363,49 ± 90,00 88,55 ± 41,24 TT (3) 56 167,24 ± 79,11 348,19 ± 96,47 90,80 ± 35,05 Keta ST (4) 56 134,57 ± 77,00 384,14 ±112,55 71,55 ± 43,68 p p1-2, p1-3, p3-4 < 0,05 p1-2, p3-4 < 0,05 p3-4 < 0,05

Kết quả trên bảng 3.6 cho thấy tại thời điểm trước tiêm, chuột ở nhóm ketamine có thời gian ở khu vực cánh mở và giao lộ trung tâm ít hơn nhưng thời gian lưu lại ở khu vực cánh đóng lại nhiều hơn chuột ở nhóm chứng (p < 0,05). Sau 14 ngày tiêm, chuột ở cả hai nhóm chứng và ketamine đều có thời gian ở

khu vực cánh mở và giao lộ trung tâm giảm đi đáng kể so với trước tiêm, chuột tăng sử dụng thời gian nhiều hơn ở khu vực cánh đóng (đặc biệt là chuột ở nhóm

Một phần của tài liệu hợp tác nghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ và hoạt động nhận thức trên bệnh nhân tâm thần phân liệt và động vật thực nghiệm (Trang 72)