Cảm xúc của chuột được đánh giá bằng sử dụng mê lộ hình chữ thập. Kết quảđược trình bày trên các bảng 3.6 – 3.9:
Bảng 3.6. Thời gian hoạt động của chuột ở các khu vực trong mê lộ chữ thập. Khu vực Nhóm n Cánh mở (giây) Cánh đóng (giây) Trung tâm (giây) TT (1) 28 218,05 ± 77,43 288,90 ± 99,09 94,49 ± 32,29 Chứng ST (2) 28 148,81 ± 61,51 363,49 ± 90,00 88,55 ± 41,24 TT (3) 56 167,24 ± 79,11 348,19 ± 96,47 90,80 ± 35,05 Keta ST (4) 56 134,57 ± 77,00 384,14 ±112,55 71,55 ± 43,68 p p1-2, p1-3, p3-4 < 0,05 p1-2, p3-4 < 0,05 p3-4 < 0,05
Kết quả trên bảng 3.6 cho thấy tại thời điểm trước tiêm, chuột ở nhóm ketamine có thời gian ở khu vực cánh mở và giao lộ trung tâm ít hơn nhưng thời gian lưu lại ở khu vực cánh đóng lại nhiều hơn chuột ở nhóm chứng (p < 0,05). Sau 14 ngày tiêm, chuột ở cả hai nhóm chứng và ketamine đều có thời gian ở
khu vực cánh mở và giao lộ trung tâm giảm đi đáng kể so với trước tiêm, chuột tăng sử dụng thời gian nhiều hơn ở khu vực cánh đóng (đặc biệt là chuột ở nhóm chứng) p <0,05. Tuy nhiên thời gian chuột ở các khu vực của mê lộ không có sự
khác biệt giữa hai nhóm chứng và ketamine sau tiêm (p > 0,05).
Bảng 3.7. Tần suất (lần) chuột vào từng vùng trong mê lộ chữ thập. Khu vực Nhóm n Cánh mở Cánh đóng Trung tâm TT (1) 28 26,83 ± 8,76 25,62 ± 7,69 51,77 ± 16,43 Chứng ST (2) 28 20,43 ± 6,77 21,95 ± 6,76 36,67 ± 13,70 TT (3) 56 24,60 ± 9,25 24,71 ± 5,98 36,99 ± 15,16 Keta ST (4) 56 17,98 ± 9,83 18,88 ± 9,39 26,17 ± 17,28 p p1-2, p3-4 < 0,05 p3-4 < 0,05 p1-2, p1-3, p3-4 < 0,05
Kết quả trên bảng 3.7 cho thấy tần suất chuột qua lại ở khu vực cánh đóng và cánh mở của mê lộ hình chữ thập không có sự khác biệt giữa hai nhóm chứng và ketamine trước khi tiêm. Sau khi tiêm, chuột ở cả hai nhóm đều có tần suất ra vào các khu vực cánh mở và trung tâm của mê lộ giảm đi so với trước tiêm (p < 0,05), chuột ở nhóm ketamine có tần suất qua lại khu vực cánh đóng, cánh mở và trung tâm ít hơn nhiều so với trước tiêm (p < 0,05) và so với nhóm chứng sau tiêm.
Bảng 3.8. Quãng đường chuột vận động tại các khu vực trong mê lộ chữ thập. Khu vực Nhóm n Cánh mở (m) Cánh đóng (m) Trung tâm (m) TT (1) 28 8,50 ± 3,49 10,36 ± 3,09 2,42 ± 0,68 Chứng ST (2) 28 6,30 ± 2,54 10,07 ± 3,54 2,14 ± 0,69 TT (3) 56 6,76 ± 3,72 11,34 ± 2,97 2,66 ± 1,33 Keta ST (4) 56 5,76 ± 3,86 8,04 ± 3,61 2,20 ± 1,58 p p1-2, p1-3 < 0,05 p2-4, p3-4 < 0,05 p > 0,05
Kết quả trên bảng 3.8 cho thấy tại thời điểm trước tiêm, quãng đường vận
động của chuột ở khu vực cánh đóng và giao lộ trung tâm không có sự khác biệt giữa nhóm chứng và ketamine (p > 0,05), tuy nhiên chuột ở nhóm ketamine có quãng đường vận động tại khu vực cánh mở thấp hơn so với ở nhóm chứng (p < 0,05). Sau 14 ngày tiêm, chuột ở nhóm chứng có quãng đường vận động giảm đi tại tất cả các khu vực của mê lộ so với trước tiêm, đặc biệt là ở khu vực cánh mở
(p < 0,05). Chuột ở nhóm ketamine có quãng đường vận động giảm đi ở tất cả
các khu vực của mê lộ nhưng giảm nhiều nhất ở khu vực cánh đóng so với trước tiêm và so với ở nhóm chứng sau tiêm (p < 0,05).
Bảng 3.9. Tần suất chuột đứng im trong từng vùng ở mê lộ chữ thập. Khu vực Nhóm n Cánh mở (lần) Cánh đóng (lần) Trung tâm (lần) TT (1) 28 23,14 ± 8,32 25,12 ± 9,57 16,67 ± 7,19 Chứng ST (2) 28 18,30 ± 7,88 29,35 ± 8,59 15,18 ± 7,68 TT (3) 56 20,50 ± 9,66 29,95 ± 8,72 16,19 ± 7,52 Keta ST (4) 56 16,39 ± 10,32 29,36 ± 9,92 12,35 ± 7,44 p p1-2, p3-4 < 0,05 p1-3 < 0,05 p3-4 < 0,05
Kết quả trên bảng 3.9 cho thấy tần suất chuột đứng im ở khu vực cánh mở
và giao lộ trung tâm không có sự khác biệt giữa nhóm chứng và nhóm ketamine trước tiêm (p < 0,05), tuy nhiên tại khu vực cánh đóng thì ở nhóm chứng thấp hơn ở nhóm tiêm ketamine (p < 0,05). Sau 14 ngày tiêm, ở nhóm chứng tần suất chuột đứng im ở khu vực cánh đóng tăng nhẹ (p > 0,05), không khác biệt ở giao lộ trung tâm nhưng giảm nhiều ở khu vực cánh mở so với trước tiêm (p < 0,05). Chuột ở nhóm ketamine sau tiêm có tần suất đứng im ở khu vực cánh mở và giao lộ trung tâm giảm đi đáng kể so với trước tiêm và không có sự khác biệt nhiều ở khu vực cánh đóng. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm chứng và ketamine ở tất cả các khu vực sau tiêm (p > 0,05).
Trên bệnh nhân TTPL, theo phân loại của ICD-10, tùy vào thể bệnh mà bệnh nhân có thể hiện tình trạng lo lắng thái quá, sợ hãi cả với những đồ vật, con vật bình thường hoặc ngược lại là sự bất chấp, liều lĩnh không sợ bất cứđiều gì [110]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn và cs. trên bệnh nhân TTPL thấy triệu chứng hoang tưởng lo sợ bị truy hại chiếm 80% [9].
Trong mê lộ hình chữ thập, do ảnh hưởng của độ cao nên chuột sẽ có cảm giác an toàn hơn khi ở trong khu vực cánh đóng và cảm giác không an toàn khi ở trong khu vực trung tâm, đặc biệt là ở khu vực cánh mở. Do vậy, bình thường chuột sẽ sử
dụng phần lớn thời gian trong khu vực cánh đóng, chỉ thỉnh thoảng đi ra khám phá, xem xét ở khu vực trung tâm và cánh mở. Trong bài tập mê lộ hình chữ thập chỉ số
về tần suất và thời gian động vật ở cánh mở, vùng trung tâm là thông số có ý nghĩa trong đánh giá cảm xúc lo lắng, sợ hãi của động vật [23].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chuột sau tiêm ở nhóm chứng và nhóm ketamine giảm thời gian hoạt động ở khu vực cánh mở và trung tâm, tăng thời gian hoạt động trong khu vực cánh đóng, tuy nhiên so sánh ở thời điểm sau tiêm giữa nhóm chứng và nhóm ketamine lại không có sự khác biệt ở cả 3 khu vực. Tần suất chuột ra vào và số lần chuột đứng im ở các khu vực cánh mở, giao lộ
trung tâm sau tiêm ở nhóm chứng và nhóm ketamine đều giảm, trong khi đó các chỉ số này không có sự khác biệt nhiều ở khu vực cánh đóng so với trước tiêm, nhưng sau tiêm giữa nhóm chứng và nhóm ketamine lại không có sự khác biệt. Kết quả này có thể do chuột sau tiêm ở nhóm ketamine giảm tần suất hoạt động
ở khu vực cánh mở và trung tâm nên tần suất đứng im của chuột trong các khu vực này cũng giảm theo.
Các chỉ số này đều giảm ở cả nhóm chứng và ketamine sau tiêm so với trước tiêm nhưng không có sự khác biệt giữa hai nhóm sau tiêm, điều này có thể
được giải thích do quá trình tiêm kéo dài làm tăng cảm giác đau và lo lắng nhiều hơn, nhưng tiêm ketamine 14 ngày với liều 20 mg/kg/ngày không gây ra cảm xúc lo lắng, sợ hãi trên chuột. Kết quả nghiên cứu tương tự như của tác giả
Becker A khi sử dụng bài tập trong môi trường sáng tối và mê lộ chữ thập, để đánh giá hành vi của chuột được tiêm ketamine liều 30 mg/kg/ngày trong 2 tuần thấy không gây ra triệu chứng lo lắng, sợ hãi trên chuột [21], [23]. Nhưng kết quả của chúng tôi cũng khác với nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới như
Musa AA và cs. khi dùng ketamine liều 8 mg/kg/ngày trong 7 ngày, đánh giá trong 5 phút thấy giảm tần suất, thời gian hoạt động của chuột trong khu vực cánh mở và vùng trung tâm (tăng cảm giác lo lắng, sợ hãi trên chuột nhắt), sự
khác biệt có thể do liều khác (20 mg/kg/ngày), thời gian khác (14 ngày) và thời gian đánh giá cũng khác (10 phút trong mê lộ chữ thập).
Quãng đường hoạt động của chuột sau tiêm nhóm chứng và nhóm ketamine
đều giảm so với trước tiêm ở cánh mở, cánh đóng và giao lộ trung tâm, nhưng sau tiêm giữa nhóm chứng và nhóm ketamine lại không có sự khác biệt, kết quả này có thể do quá trình tiêm làm giảm vận động trên chuột. Điều này phù hợp với kết quả đánh giá chức năng vận động của chuột thu được trước đó là chuột sau tiêm ở cả
hai nhóm đều có giảm vận động nhưng ketamine không làm thay đổi chức năng vận động của chuột. Như vậy, ketamine liều 20 mg/kg/ngày trong 14 ngày liên tục không gây ảnh hưởng lên hành vi của chuột trong mê lộ chữ thập.