Sử dụng đối tượng là chuột nhắt đực trắng khỏe mạnh 8-10 tuần tuổi (trọng lượng từ 21,86 - 23,60 g) với số lượng là 120 chuột, do ban chăn nuôi Học viện Quân y cung cấp. Trong quá trình nghiên cứu có 8 con chuột bị chết. Sự thay đổi về trọng lượng của chuột trong quá trình nghiên cứu được trình bày trên bảng 3.1.
Bảng 3.1. Sự thay đổi về trọng lượng (gram) của chuột trong quá trình nghiên cứu. Thời điểm Nhóm n Trước tiêm (TT) (a) Sau tiêm (ST) 14 ng (b) Sau tiêm (ST) 21 ng (c) p Chứng (1) 28 21,86 ± 3,03 25,46 ± 4,52 26,48 ± 4,34 pa-b, pa-c < 0,05 Keta (2) 56 23,60 ± 4,56 27,49 ± 4,63 28,45 ± 4,56 pa-b, pa-c < 0,05 Halo (3) 28 22,05 ± 3,18 26,49 ± 4,58 27,52 ± 5.90 pa-b, pa-c < 0,05
p > 0,05 > 0,05 > 0,05
Kết quả trên bảng 3.1 cho thấy chuột ở cả ba nhóm chứng, ketamine và haloperidol tại thời điểm trước tiêm không có sự khác biệt về cân nặng. Sau tiêm 14 ngày và 21 ngày, cân nặng của chuột ở cả ba nhóm đều tăng lên so với trước tiêm (p < 0,05) (nhóm chứng tăng 4,62 g; nhóm ketamin tăng 4,85 g và nhóm haloperidol tăng 5,46 g). Trọng lượng của chuột tăng đồng đều ở cả ba nhóm và không có sự khác biệt về cân nặng ở các nhóm tại cùng một thời điểm (p > 0,05). Điều này chứng tỏ chuột được chăm sóc tốt, khỏe mạnh, đảm bảo yêu cầu của nghiên cứu. Mặt khác chuột ở các lô không có sự khác biệt về trọng lượng tại các thời điểm kiểm tra. Kết quả này cho thấy các thuốc dùng trong thí nghiệm của chúng tôi không ảnh hưởng đến sự tăng trọng lượng bình thường của chuột. Như vậy, quá trình nghiên cứu được tiến hành thuận lợi, đảm bảo