Kết quả sự thay đổi hành vit ương tác xã hội của chuột

Một phần của tài liệu hợp tác nghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ và hoạt động nhận thức trên bệnh nhân tâm thần phân liệt và động vật thực nghiệm (Trang 77)

Tương tác xã hội của chuột được đánh giá bằng sử dụng buồng ghi giao tiếp, kết quảđược trình bày trên bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tần suất tiếp cận, tần suất tương tác và thời gian tương tác.

Thông số Nhóm n Tần suất tiếp cận (lần) Tần suấttương tác (lần) Thời gian tương tác (giây) TT (1) 28 20,46 ± 5,00 25,07 ± 7,12 328,35 ± 90,76 Chứng ST (2) 28 18,98 ± 7,42 24,83 ± 9,70 335,86 ± 84,80 TT (3) 56 18,51 ± 5,28 19,51 ± 7,16 327,52 ± 83,72 Keta ST (4) 56 19,48 ± 8,11 21,03 ± 11,17 281,25 ± 105,42 p > 0,05 p1-3 < 0,05 p2-4, p3-4 < 0,05

Kết quả trên bảng 3.5 cho thấy chuột ở nhóm chứng có tần suất tương tác với chuột đối tác lớn hơn chuột ở nhóm ketamine (p < 0,05) nhưng thời gian tương tác không có sự khác biệt ở hai nhóm tại thời điểm trước tiêm. Sau 14 ngày tiêm, chuột ở nhóm chứng có tần suất và thời gian tương tác với chuột đối tác không có sự khác biệt so với lúc trước tiêm (p > 0,05) trong khi ở nhóm ketamine tần suất tương tác không thay đổi nhiều (p > 0,05), nhưng thời gian

tương tác giảm nhiều so với trước khi tiêm và so với ở nhóm chứng sau tiêm (p < 0,05).

Tần suất chuột tiếp cận với chuột đối tác không có sự khác biệt đáng kể

giữa các nhóm tại các thời điểm trước và sau tiêm (p >0,05).

Bệnh TTPL có rất nhiều những tổn thương hành vi như rối loạn các kỹ

năng về xã hội (tránh các tiếp xúc xã hội, sống thu mình, cô lập, tảng lờ môi trường xung quanh, mất khả năng giao tiếp với bạn bè, người thân...) là những triệu chứng phổ biến trên bệnh nhân TTPL. Một số nghiên cứu cho thấy, sử

dụng kéo dài các chất tác động lên hệ glutamate như PCP, ketamine trên người cũng gây nên các tình trạng rối loạn về hành vi xã hội giống như bệnh TTPL ở

người khỏe mạnh và gây ra những rối loạn tâm thần sớm ở những bệnh nhân TTPL đã ổn định [91], [95]. Trong nghiên cứu này, sau tiêm ketamine 14 ngày liên tục, trên chuột có các biểu hiện như tần suất tiếp cận và tần suất tương tác không có sự khác biệt so với trước tiêm, nhưng thời gian tương tác giảm đáng kể

so với trước tiêm (trước tiêm 327,52 giây, sau tiêm 281,25 giây) và thấp hơn nhiều so với ở nhóm chứng sau tiêm (ketamine sau tiêm 281,25 giây, chứng sau tiêm 335,86 giây). Trong các thông số đánh giá hành vi tương tác xã hội của chuột thì tần suất tiếp cận, tương tác thể hiện xu hướng của động vật trong việc tương tác với các cá thể khác, nhưng hai chỉ số này dễ bị ảnh hưởng bởi chức năng vận động của chuột, nếu vận động của chuột tăng thì hai chỉ số này cũng tăng và ngược lại, thời gian tương tác không bị ảnh hưởng bởi khả năng vận

động của chuột nên đây là chỉ số có ý nghĩa nhất thể hiện động vật có quan tâm tương tác với các cá thể khác trong quần thể hay không [23], [89].

Kết quả trong nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả khác khi tiêm ketamine liều 30 mg/kg/ngày trong 5 ngày liên tiếp cho chuột thấy thời gian tương tác xã hội của chuột giảm [21], [23], hay nghiên cứu của tác giả Canever L [32] (thấy giảm khả năng tương tác xã hội trên chuột khi tiêm ketamine, liều 10 mg/kg/ngày), của Seillier A khi sử dụng một số thuốc tác

động lên hệ glutamate (PCP, MK-801) thấy liều PCP 5 mg/kg/ngày, tiêm 2 lần/ ngày [92] trong 7 ngày liên tiếp thấy giảm khả năng tương tác xã hội trên động vật gặm nhấm. Kết quả nghiên cứu thu được chứng tỏ ketamine đã tác động làm giảm hành vi xã hội, giảm thời gian giao tiếp với các cá thể khác trong loài của chuột, cũng tương ứng với các triệu chứng của bệnh tâm thần trên người [43], [58].

Như vậy, sau tiêm ketamine liều 20 mg/kg cân nặng/ngày trong 14 ngày liên tiếp làm giảm khả năng tương tác xã hội với các cá thể khác trong loài trên chuột.

Một phần của tài liệu hợp tác nghiên cứu đặc điểm hình thái não bộ và hoạt động nhận thức trên bệnh nhân tâm thần phân liệt và động vật thực nghiệm (Trang 77)