1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử báo chí Hà Nội trước năm 1945

38 601 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Nội trong vài mươi năm đầu thế kỉ 20, hàng chục cây bút đã khai hương, phát lộc khiến cho cục diện báo chí nước ta hồi trước 1945 thực không khác gì thời “Bách gia chư tử” (trăm nhà đua tiếng) hồi Xuân Thu – Chiến Quốc ở bên Tàu. Những cái tên, vài mươi, thậm chí vài trăm năm sau, hẳn là vẫn còn phải nhắc: Trương Vĩnh Kí, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Đào Nguyên Phổ, Hoàng Tích Chu, Tản Đà, Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Tú Mỡ, Tản Đà, Phạm Duy Tốn, Dương Bá Trạc, Phan Kế Bính, Ngô Tất Tố, Phùng Tất Đắc, Vũ Bằng, Tam Lang… Đại thể là như vậy. Những năm cuối thế kỉ 19 và ba mươi năm đầu thế kỉ 20 chứng kiến sự bột khởi của báo chí nước Nam ta. Đó là thời kì một người cầm bút thực sự phải được đánh giá ở lãnh địa báo chí. Nhà văn viết báo, sĩ phu yêu nước cũng viết báo, ở những thành phủ lớn như: Hà Nội, Gia Định… tòa soạn mọc lên không khác gì chồi non sau cơn đại hạn hứng được mưa rào.

Lời tựa… Thời gian và không gian trong báo chí là thời gian và không gian của hiện thực xã hội được phản ánh. Lịch sử báo chí, vì thế chính là tấm gương của lịch sử. Bởi chưng, báo chí là thư kí trung thành của thời đại, phản ánh mối quan hệ giữa báo chí và các ngành khoa học khác trong đời sống xã hội. Lịch sử báo chí Việt Nam, từ khi tờ báo Tiếng Việt đầu tiên của nước ta xuất bản – tờ “Gia Định báo”, kể cũng đã gần một thế kỉ rưỡi trôi qua. Đó là thời gian đủ dài để báo chí Việt Nam nếm trải những thăng trầm, được mất, vinh quang và khổ đau, hào quang và bóng tối… Ở cái mảnh đất nghìn năm đào sâu chôn chặt hai chữ “Thánh hiền” của Khổng Mạnh này, báo chí thực sự là một vũ khí mới mẻ và đầy mê hoặc. Sau súng đại bác và lưỡi lê, báo chí chính là tín hiệu đầu tiên cho thấy sự “khai quật” một xứ thuộc địa giàu có của Pháp quốc đã bắt đầu. Mạnh mẽ hơn thuốc súng và những đội quân viễn chinh, báo chí thâm nhập vào xứ An Nam với mưu đồ tiến hành một cuộc xâm lăng khác về văn hóa, đạp đổ địa vị thống trị độc tôn của Nho học nhiều thế kỉ qua. Nhưng người Việt vốn linh hoạt. Cái người cho là vũ khí để chế ngự ta, ta lại lấy làm thế mạnh của mình. Sĩ phu yêu nước cấp tiến và những người trí thức tân thời hồi ấy hẳn đã áp dụng bài học kinh nghiệm của 1000 năm Bắc thuộc Trung Hoa để làm phá sản mưu đồ áp chế người Nam bằng báo chí. Từ chỗ căm ghét báo chí, coi đó là sự xúc phạm đến những đứa con danh chính của “cửa Khổng sân Trình”, họ bắt đầu tập viết báo và làm báo, dùng báo như dùng binh, coi như cách giữ lấy phòng tuyến tư tưởng của dân tộc không bị ngoại bang đồng hóa. Những tờ báo đầu tiên của nước Nam cứ nối nhau ra đời. Tuy có lúc thịnh, lúc suy, lúc vinh, lúc nhục, có tờ ấn bản vài năm, có tờ chỉ vài số 1 nhưng tất cả đã làm nên một diện mạo không thể nhầm lẫn của một thời người nước ta bắt đầu bước lên vũ đài “Đệ tứ quyền”, của “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”… Nội trong vài mươi năm đầu thế kỉ 20, hàng chục cây bút đã khai hương, phát lộc khiến cho cục diện báo chí nước ta hồi trước 1945 thực không khác gì thời “Bách gia chư tử” (trăm nhà đua tiếng) hồi Xuân Thu – Chiến Quốc ở bên Tàu. Những cái tên, vài mươi, thậm chí vài trăm năm sau, hẳn là vẫn còn phải nhắc: Trương Vĩnh Kí, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Đào Nguyên Phổ, Hoàng Tích Chu, Tản Đà, Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Tú Mỡ, Tản Đà, Phạm Duy Tốn, Dương Bá Trạc, Phan Kế Bính, Ngô Tất Tố, Phùng Tất Đắc, Vũ Bằng, Tam Lang… Đại thể là như vậy. Những năm cuối thế kỉ 19 và ba mươi năm đầu thế kỉ 20 chứng kiến sự bột khởi của báo chí nước Nam ta. Đó là thời kì một người cầm bút thực sự phải được đánh giá ở lãnh địa báo chí. Nhà văn viết báo, sĩ phu yêu nước cũng viết báo, ở những thành phủ lớn như: Hà Nội, Gia Định… tòa soạn mọc lên không khác gì chồi non sau cơn đại hạn hứng được mưa rào. Cũng phải nói thêm rằng, ở thời điểm này, việc lập ra một tòa soạn báo là khá dễ dàng. Vài người ham thích nghiệp cầm bút quy tụ nhau lại, thuê lấy một căn gác, một tầng lầu, hoặc khá hơn là hẳn một căn nhà lấy làm trụ sở, xin thêm vài thứ giấy tờ hành chính cho phép xuất bản của Pháp nữa, thế là thành tòa soạn. Dần dà chim khôn tìm đất tốt, người khôn tìm chốn lạc nghiệp, tòa soạn đông dần và cứ thế khuếch trương thanh thế. Chỉ cần không “đá Pháp”, “chửi Pháp”, không chống lại chính phủ Bảo hộ, thì tờ báo được sống khỏe, có khi còn được nâng đỡ. Tờ nào nhăm nhe ý định “phản nghịch”, hoặc bêu xấu quá thể, hoặc thẳng thắn quá chừng tức là tự chọn cho mình con đường đình bản. Rồi dù có may mắn sống lại cũng lay lắt, quặt quẹo và sớm yểu mệnh. Đó là cái lẽ tất nhiên của nghiệp báo xứ 2 Nam hồi thuộc Pháp. Báo chí tự do ra đời, nhà nước làm báo, tư nhân cũng làm báo nhưng e là ít tờ nào có được một phân, một lạng tự do trong ngòi bút! Đó là lạm bàn về chuyện cũ! Giờ này, cổ nhân, cố sự một thời đều đã khuất bóng dĩ vãng. Chính hợp với lúc những kẻ hậu sinh có được độ lùi của thời gian mà coi xét điểm mạnh, thế yếu, cái hay, điều dở của quá khứ, cũng là rút lấy đạo lí cho ngày nay. Báo chí Tiếng Việt ta, từ khi có cụ Trương Vĩnh Kí ở Gia Định khai sáng ra, đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Bàn về cả một nền báo chí ấy với lớp dày trầm tích lịch sử là điều không thể trong một tiểu luận nhỏ. Trí lực thực là có hạn, thời gian cũng không được thảnh thơi, nên chỉ xin bàn về một giai đoạn ngắn, một không gian hẹp trong cả tổng thể lịch sử báo chí đồ sộ. Tiểu luận này viết ra không ngoài mục đích nghiên cứu những nét sơ yếu nhất về những tờ báo tiếng Việt của thành Hà Nội những thập kỉ đầu thế kỉ 20 đến trước 1945. Đây là thời kì nguyên thủy của báo chí Việt Nam nói chung và báo chí Hà Nội nói riêng nhưng mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mang trong mình những đặc thù của thời đại “một đi không trở lại”, báo chí thời kì này là những hương vị đầu tiên của một nền văn hóa quốc ngữ mới đơm hương, kết sắc. Thực là không thể làm người ta lẫn lộn. Sức hấp dẫn mê hoặc ấy đã thôi thúc người viết tiến hành “công trình bé” này, cũng là góp một tiếng nói ngưỡng vọng về những hồi quang của một thời đã qua. Một nhà văn đã nói: “Chìa khóa nhỏ có thể mở được chiếc hòm lớn”. Nay ngẫm ra thì việc người viết đang làm cũng giống như chuyện ấy vậy! Lê Minh Phương (Hà Nội, 8/12/2009) 3 Chương 1: Những tờ báo đầu tiên của thành Hà Nội Ngày 14/5/1865, có lẽ khi cho xuất bản tờ “Gia Định báo”, Trương Vĩnh Kí cũng không ngờ rằng từ đây ông đã chính thức được chép vào cuốn biên niên sử báo chí với tư cách là ông tổ khai sinh nền báo chí quốc ngữ Việt nam. Phải sau khoảng thời gian ấy non nửa thế kỉ, Hà Nội mới có được tờ báo đầu tiên bằng chữ quốc ngữ. Kể ra, hành trình của chữ quốc ngữ từ Nam ra Bắc còn chậm chạp và vất vả hơn nhiều những bước chân của đoàn quân viễn chinh nước Đại Pháp. Tuy không phải là nơi khai sinh ra báo chí quốc ngữ nhưng với vị trí là quốc đô của nước Việt Nam phong kiến trong hàng ngàn năm, Hà Nội đã nhanh chóng phát triển thành một trung tâm báo chí lớn và quan trọng sánh ngang với Gia Định – Sài Gòn trong Nam. Buổi đầu, báo chí ở Hà Nội (cũng như báo chí thời kì đầu ở miền Nam) viết bằng tiếng Pháp và cho người Pháp đọc. Khi công cuộc bình định đã dần ổn định hơn, Pháp cho phép những người bản địa xuất bản tờ báo của mình bằng tiếng Hán, song ngữ Hán – Việt, rồi hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ. Tờ báo chữ Hán đầu tiên là “Đại Nam đồng văn nhật báo” (chủ nhiệm là Schneider) ra mắt năm 1893 có tính chất công báo. Năm 1905 lại có tờ “Đại Việt quan báo” in song ngữ Hán – Việt (do Babut làm chủ nhiệm), là cơ quan ngôn luận của nhà nước bảo hộ Bắc Kì. Những bước đệm đáng kể đó dường như đã kích thích nghiệp làm báo ở Hà Nội có dịp khởi phát. Chỉ sau đây ít năm nữa thôi, diện mạo báo chí ở Hà Nội sẽ thực sự thay da đổi thịt, văn nhân, anh kiệt bốn phương sẽ lại có dịp trảy về đất cựu đô để thi thố tài năng giữa một thời “trăm nhà đua tiếng”. 4 1. Tờ báo đầu tiên của Bắc Kì – “Đăng cổ tùng báo” Ngày 8/3/1907, “Đăng cổ tùng báo” ra số đầu tiên đánh dấu việc lần đầu tiên xứ Bắc Kì và Hà Nội xuất bản một tờ báo có in chữ quốc ngữ. Sự ra đời của “Đăng cổ tùng báo” là sự tiếp nối của báo “Đại Nam đồng văn nhật báo” từ những năm cuối thế kỉ 19. Tuy vậy điểm khác biệt của “Đăng cổ tùng báo” là có thêm phần chữ quốc ngữ (thay vì chỉ toàn chữ Hán như ở tờ tiền thân) và gắn chặt với sự ra đời, phát triển của phong trào “Đông kinh nghĩa thục” – một phong trào cổ súy duy tân của những nhà nho học đầu thế kỉ 20. Trong lịch sử báo chí quốc ngữ Việt Nam, “Đăng Cổ tùng báo” được coi là tờ báo đầu tiên ở xứ Bắc Kì. Người sáng lập ra tờ báo là Schneider (cũng là chủ nhiệm của tờ “Đại nam đồng văn nhật báo” cũ), chủ nhiệm là Nguyễn Văn Vĩnh. Từ “đăng cổ” trong tên báo dịch ra nghĩa Nôm có nghĩa là “đánh trống”, ý muốn chỉ sự cổ vũ cho những tư tưởng duy tân. Báo này với sự tham gia của Nguyễn Văn Vĩnh, Đào Nguyên Phổ, đã bỏ tính chất công báo và chuyển sang làm báo chí nghị luận: có các tin tức, chuyên luận, phóng sự, tiểu phẩm và thơ ca bằng chữ quốc ngữ. Nội dung báo hô hào mở mang công thương, bỏ chế độ khoa cử, bỏ hủ tục, phản ánh những biến chuyển kinh tế, xã hội nước ta và lợi ích của tư sản bản xứ. Chính vì những cách tân quá mạnh mẽ và tư tưởng 5 ngầm ủng hộ “Đông kinh nghĩa thục”, đi ngược lại lợi ích của nhà cầm quyền nên chỉ sau 8 tháng hoạt động, tờ báo đã bị đóng cửa. Tuy tồn tại trong một thời gian không lâu, nhưng “Đăng cổ tùng báo” chính là đột phá khẩu đầu tiên của báo chí quốc ngữ Việt Nam, đánh dấu bước tiến dài về nghiệp vụ. Dưới đây là một bài viết của báo số ra ngày 26/9/1907, mô tả về quang cảnh Tết Trung thu của trẻ con ở Hà Nội: Trung thu Bài này là của học trò tràng Đông - kinh - nghĩa - thục, năm nay mới có 14 tuổi, tập làm văn quốc - ngữ theo lối Pháp. Bài làm cốt để cho trẻ con đọc với nhau. Bản báo xin phép các quý khách đăng vào để những ông nào vẫn nói rằng chỉ Pháp - văn mới làm được sách cho trẻ đọc, xem xem giá thử cứ tập làm mãi lối này, rồi nước Nam mình có văn được không: Giăng sáng quắc. Phố xá ngộn những người. Đây: dình tùng sèng; đó: dình tùng sèng; đầu phố một đám rước, quối phố một đám rước. Nào rồng, nào sư - tử; nào cá, nào thiềm - thử, kéo đàn kéo lũ, như đi tắm sáng giăng tròn. Chỗ nọ lập trống quân; chỗ kia chăng trống quít. Hàng Đường, hàng Ngang, nhà nào nhà nấy đua nhau bày cỗ. Khéo gớm! khéo ghê! kìa đu đủ gọt ra hoa sói hoa nhài, nọ đùi gà bày thành Tiều - phu, Lã - vọng. Đèn chạy quân, đèn sẻ - rãnh: Trương - phi cưỡi ngựa đi vạch thẳng; vua Thuấn cày voi chạy chữ công. Cái chạy hỏa - lò, cái chạy cát; cái ghép lá nứa, cái vặn bằng tay. Hơi lửa mới biết dùng quay tán giấy. 6 Bánh dẻo, bánh nướng, đủ các lối bột đường; trái dừa trái bưởi, thiếu chi loài hoa quả? Giai giai, gái gái, mặt mũi hởn hơ; trán cỗ nhà lại đi ghé cỗ người. Nhà ta khéo, nhà nó vụng; nhà ta nhiều bánh, nhà nó ít sôi. Ngoài đường thì hai bên hè lốc nhốc những trẻ hồ khoan. Anh này thỏ cốc lếu, chị kia cá tí - hon. Lũ lũ lượt lượt, bắt cái hồ khoan! Hết: mẹ bán than, đến: mẹ bán củi. Bắt cái hồ khoan! Vui! cha chả là vui! giai vui, gái vui, nhớn vui, bé vui; trẻ vui chưa lo nghĩ, già vui nhớ thiếu niên. Duy chỉ có thằng Cõn là không vui Chớ thằng Cõn là con nhà ai? nó bao nhiêu tuổi? Thằng Cõn là con mụ ăn mày, năm nay nó mới lên sáu tuổi. Nhà nó ở đâu? Nay ở tam quan nọ! mai ở cửa đình kia. Đất làm giường, manh chiếu rách làm chăn, áo không có, quần không có, chỉ có mụn tã để tối quàng vai cho đỡ lạnh. Cơm không có, bánh không có, họa chăng thỉnh - thoảng ai cho miếng cháy khô nhá đỡ đói lòng. Ngày ngày con rắt mẹ lòa đi kêu từng cửa, mười cửa họa may được một đồng tiền. Mọi khi còn dễ, nhà nào còn thừa xương xẩu còn nhớ đem cho. Mấy hôm nay, đâu đâu cũng bận. Nhà dọn bàn độc, nhà bầy đồ chơi. Và tiếng trống tiếng cười, lấp mất tiếng kêu thằng ốm đói. Tay cầm gậy rắt mẹ, miệng lậy van ông bà, mắt thỉnh thoảng ghé qua lũ đồng niên, đương lôi voi rắt ngựa. Nước mắt ứa hai hàng, miệng nuốt nước rãi. 7 Các anh em ơi, lúc ta bày đình bày chùa, có ai nghĩ đến phận thằng Cõn không? (Nguyễn Văn Xuân) *Lời bàn: Qua bài báo này, có thể thấy, vào thời kì đầu, “Đăng cổ tùng báo” nói riêng và cả nền báo quốc văn nước Nam ta còn chịu ảnh hưởng khá rõ của lối văn biền ngẫu của Tàu. Một câu cứ phải phân làm đôi vế, đôi ý, đối chọi chan chát với nhau. Đã “chỗ nọ” thì phải có “chỗ kia”, đã có “giai” thì ắt là có “gái”… Tuy lối hành văn nhiều chỗ còn khá máy móc và ngây thơ nhưng câu chữ thì đã sát với bạch thoại (tả thực) hơn và đã bớt đi được rất nhiều ước lệ, điển cố (những thứ vẫn được các nhà nho xưa tôn sùng khi viết văn, làm thơ). Đặc biệt những chi tiết giàu hình ảnh là một thế mạnh mà những bài báo thời này khai thác được từ chữ quốc ngữ. Đó là nền tảng rất vững chắc để sau này báo chí thuần quốc ngữ có cơ hội khuếch trương thanh thế và khẳng định địa vị. 2. “Đông Dương tạp chí” – tuần báo quốc ngữ đầu tiên của Hà thành Sau khi tờ “Đăng cổ tùng báo” đóng cửa, báo chí quốc ngữ miền Bắc trải qua một thời dài lận đận. Hầu như không có một tờ báo đúng nghĩa nào ra đời thêm. “Đại Việt quan báo” (sau đổi tên thành “Đại Việt tân báo” rồi “Đại Việt công báo”) là tờ báo tồn tại duy nhất ở thời điểm đó, nhưng đáng tiếc là tính cách của nó không vượt qua nổi giới hạn của một tờ công báo, 8 hầu như không có ý nghĩa nhiều với sự phát triển báo chí thời kì này. Tính chung trong thời điểm sau khi “Đăng cổ tùng báo” bị đình bản đến năm 1913, cả nước chỉ có đúng hai tờ báo có tính nghị luận ở Sài Gòn là “Nông cổ mín đàm” của ông Lương Khắc Ninh và “Lục tỉnh tân văn” do Schneider sáng lập. Sang đến năm 1913, người Pháp nhận ra yêu cầu phải có một tờ báo thực sự tuyên truyền cho mục đích chính trị của họ ở xứ Bắc nên cho thành lập tờ “Đông Dương tạp chí” tại Hà Nội (Schneider sáng lập, chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh). Đây là tờ báo xuất bản hàng tuần vào thứ 5. Số đầu tiên ra ngày 15/5/1913. Lúc mới ra đời, tờ báo được coi như một phụ bản của “Lục tỉnh tân văn” trong Nam song thực tế đã phát triển ngoài dự định, trở thành tờ báo thuần quốc ngữ đầu tiên của Bắc Kì và ảnh hưởng vượt xa hơn cả tờ báo chính của nó. “Đông Dương tạp chí” trở thành nơi quy tụ được những ngôi sao sáng giá nhất trong làng văn, làng báo Bắc Kì bấy giờ như: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Tản Đà, Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Văn Tố… Cả bốn văn nhân bậc nhất được thiên hạ thời bấy giờ :Vĩnh, Quỳnh, Tố, Tốn đều hội đủ ở đây, đủ biết “Đông Dương tạp chí” có được tiềm lực mạnh cỡ nào. Thời gian đầu, “Đông Dương tạp chí” phục vụ mục đích chính trị chủ yếu là tuyên truyền chính sách cai trị của Pháp, khuyến khích Pháp – Việt đề huề, cùng hợp tác, không bạo động chống Pháp. Trong 2 năm đầu tiên, tờ báo chủ yếu đăng những tin tức, bài bình luận chính trị xuyên tạc sự thật, có lợi cho người Pháp. Về sau, tờ báo có khuynh hướng dần trung lập, chỉ tập trung vào học thuật, văn chương, lịch sử, dịch thuật… Lần đầu tiên vào năm 1913, người Việt Nam được tiếp cận với những tác phẩm xuất sắc của Pháp như thơ ngụ ngôn của Lafontaine, hài kịch của Molière và tiểu 9 thuyết của Balzac qua bản dịch của Tân Nam Tử Nguyễn Văn Vĩnh. Bản dịch bài thơ ngụ ngôn “Con kiến và con ve sầu” (Lafontaine) của Nguyễn Văn Vĩnh đăng trên báo năm 1913 về sau đã được đông đảo bạn đọc nhiều thế hệ yêu thích và nằm lòng. Sách giáo khoa Văn học của Việt Nam sau này cũng dẫn bản dịch ấy để dạy trong chương trình. Năm 1916, chính phủ bảo hộ cho đình bản tờ “Đông Dương tạp chí” vì nhận thấy những ảnh hưởng lớn lao của nó đến dân chúng thuộc địa đã đi quá xa so với mục đích của một tờ phụ bản. Sau khi giải thể, “Đông Dương tạp chí” đổi tên thành “Học báo” chỉ chuyên nghiên cứu về sư phạm. Trong 4 năm tồn tại của mình, “Đông Dương tạp chí” quả thực đã truyền một hơi thở mới mẻ cho nền báo chí quốc văn Bắc Kì. Đó là tờ báo hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ đầu tiên, cũng là tờ báo hiếm hoi hội được đủ mặt anh tài trong làng báo xứ Bắc bấy giờ. Đây là lời nhận xét của nhà văn Vũ Ngọc Phan về “Đông Dương tạp chí” trong cuốn sách “Nhà văn hiện đại” tập 1: “Người Tây có thể lấy trong đó, những tinh hoa của nền cổ học Trung Hoa mà nước ta đã chịu ảnh hưởng lâu đời; người Hán học cũng có thể lấy trong đó những tư tưởng mà người Việt ta cần phải biết rõ mà thâu thái. Những bài bình luận, những bài tham khảo về Đông phương và về Tây phương đăng liên tiếp trong “Đông Dương tạp chí”, ngày nay giở đến, người ta vẫn còn thấy là 10 [...]... hưng thịnh của những tờ báo, cuộc bút chiến khốc liệt giữa các tòa soạn… chính là cuốn phim muôn hình muôn vẻ về báo chí Hà thành Đặc điểm của báo chí Hà Nội những năm đầu thế kỉ 20, thiết nghĩ, có thể khái lược thành một số ý cơ bản như sau: 1 Kí giả - đội ngũ sáng tác của thời đại mới Trước khi báo chí được khai sáng ở Việt Nam, tầng lớp có chữ nghĩa trong xã hội chính là những nhà nho trí thức Họ được... Bắc Kì: “Đông Dương tạp chí , “Nam Phong tạp chí , “Phong hóa”, “Đông Tây”… Có thể nói rằng, khởi nguyên của báo chí Việt Nam ở miền Nam còn đỉnh cao của nó lại ở xứ Bắc Trong đó, với vai trò là đầu tàu của Bắc Kì, nơi đặt phủ trị của người Pháp, Hà Nội là trung tâm của báo chí miền Bắc Cục diện báo chí ở Hà Nội trước 1945, nói không quá, giống hệt như thời Tam Quốc bên Tàu Hàng 30 loạt anh tài ra... hết sang cho “Trung Bắc tân văn” Ban đầu báo ra mỗi tuần một lần, sau tăng dần lên 3 kì một tuần Đến năm 1919, sau khi “Đông Dương tạp chí đổi tên thành “Học báo , (mà trên thực tế là chấm dứt hoạt động) Nguyễn Văn Vĩnh đã mua lại tờ “Trung Bắc tân văn” và nhà in cho xuất bản hàng ngày Đó chính là tờ nhật báo đầu tiên của xứ Bắc Kì và thành Hà Nội Nội dung báo khá đa dạng, gồm nhiều mục với nhiều... tại trong chưa đầy 3 năm 25 song sự xuất hiện của “Đông Tây” cũng giống như ngôi sao chổi xẹt qua bầu trời làng báo Việt Nam những năm 30 thế kỉ trước Vệt sáng huy hoàng và rực rỡ của nó sẽ còn rọi chiếu mãi hàng trăm năm sau “Đông Tây” và cá nhân Hoàng Tích Chu xứng đáng được ghi tên vào lịch sử báo chí với tư cách là điểm khởi phát cho phong cách làm nghề của báo chí hiện đại Nhà báo Phan Khôi, người... sang Pháp nhiều lần vào các năm 1923 và 1927 để học cách viết báo và nghe diễn thuyết của báo giới Năm 1929, ông được vời làm chủ bút báo Hà thành ngọ báo – tờ báo được hai nhà tư bản Bùi Xuân Học và Bùi Xuân Thành sáng lập Ở đây, ông có dịp thử nghiệm những kiến thức đã thâu nạp được ngày ở Pháp và tiến hành cách tân triệt để tờ báo về cả nội dung lẫn hình thức (như rút gọn tối đa câu chữ, rút ngắn... Nhà văn Nguyễn Vỹ trong tập “Văn thi sĩ tiền chiến” đã viết như thế này: “Ai đọc “Phong hóa” không thể không cười và hàng tuần ai cũng chờ đến ngày có “Phong hóa” để mua đọc cười chơi, không khí cười cợt lan khắp Hà Nội Tuần báo “Phong hóa” đem lại một không khí “cười nhộn” khắp phố Hà Nội, một cố đô cổ kính và nghiêm nghị của “nghìn năm văn vật” 29 Chương 2: Khái lược đặc điểm của báo chí Hà Nội trước. .. tưởng xã hội “Đăng cổ tùng báo là cơ quan ngôn luận của Đông Kinh Nghĩa Thục - những nhà chí sĩ yêu nước cũng đồng thời là những nhà báo Phong trào Âu hóa rầm rộ những năm 30 được xúc tiến dưới sự dẫn đường của Nhất Linh và những yếu nhân của tờ “Phong hóa”… Năm 1916, “Đông Dương tạp chí – tờ báo lớn đầu tiên ở Hà Nội đình bản thì chỉ sau đó chưa đầy một năm, “Nam Phong tạp chí ra đời tiếp tục sứ mệnh... ai; nội một cái biệt lập ra một nhà được như thế, cũng khá gọi là tay hào kiệt trong làng văn vậy” 6 “Phong hóa” – làng cười xứ Bắc Năm 1932, báo chí Bắc Kì chứng kiến một trong những sự kiện đau lòng nhất Tờ “Đông Tây” của Hoàng Tích Chu bị người Pháp tịch thu giấy phép và chấm dứt hoạt động Có lẽ việc “Đông Tây”, tờ báo “số dách của Hà Nội (lời nhà văn Vũ Bằng), bị đánh đổ đã khiến cho báo chí xứ... mẽ báo chí Việt Nam mà những tờ báo trước đó đã đi Có thể nói, báo chí Hà thành đã thực sự hoàn thành cuộc chạy tiếp sức suốt nửa đầu thế kỉ 20 mà ở mỗi chặng đều thấy nổi bật lên những cá tính sáng tạo độc đáo và không hề trùng lặp 35 Vài dòng tâm sự… Mọi thứ rồi sẽ mất đi, chỉ còn lịch sử là ở lại Giờ phút này, khi tôi đang ngồi viết những dòng này, thì công việc của tôi, tựa hồ, cũng đã đi vào lịch. .. vào lịch sử rồi! Tất nhiên, đó là lịch sử của một cá nhân tôi Lịch sử vốn mơ hồ là vậy thì trách chi, trước sự dài rộng đến vô tận của những chặng đường báo chí Việt Nam, người ta chẳng có lúc rợn mình… Tôi không biết đã bao nhiêu lần cảm giác rợn mình ấy ùa vào tâm tưởng, nhưng có một điều, đó là với tư cách người nghiên cứu, tôi vẫn phải cố giữ sự tỉnh táo Tỉnh táo đủ để biết rằng lịch sử báo chí không . chí Nam Phong”. Ngày 13/7/1917, chánh mật thám Đông Dương Louis Marty đứng tên sáng lập và xuất bản số đầu Nam Phong tạp chí” (chữ Nam Phong” dịch ra tiếng Nôm có nghĩa là “Ngọn gió Nam ). là tinh thần chủ đạo của Nam Phong tạp chí” trong su t thời gian tồn tại của mình – khuếch trương, cổ vũ cho một nền văn hóa mang bản sắc riêng biệt của Việt Nam. Nam Phong tạp chí” ban đầu. đại". 18 5. “An Nam tạp chí” – tạp chí chuyên về văn học đầu tiên của Việt Nam Cho đến trước “An Nam tạp chí”, nước ta chưa có được một tạp chí văn học đúng nghĩa. Tờ Nam Phong tạp chí” gần

Ngày đăng: 05/02/2015, 16:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w