1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát việc sử dụng tiếng nước ngoài trên 1 số tờ báo

9 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 56 KB

Nội dung

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp và cổ xưa. Từ những ngày đầu khai hoang, mở đất, ông cha ta đã dùng thứ ngôn ngữ đó để tìm sự đồng thuận, đoàn kết. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến thiên của lịch sử, tiếng Việt vẫn hiên ngang tồn tại. Người ta cứ mãi tự hào và băn khoăn không hiểu vì sao qua hơn một ngàn năm chịu thân nô lệ cho Bắc quốc, tiếng Việt, dân tộc Việt cứ mãi như mầm cây đội đá vươn lên tồn tại, cứ mãi óng ánh một vẻ đẹp nguyên bản và vĩnh cửu.

Lời nói đầu Tiếng Việt là một ngôn ngữ đẹp và cổ xưa. Từ những ngày đầu khai hoang, mở đất, ông cha ta đã dùng thứ ngôn ngữ đó để tìm sự đồng thuận, đoàn kết. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến thiên của lịch sử, tiếng Việt vẫn hiên ngang tồn tại. Người ta cứ mãi tự hào và băn khoăn không hiểu vì sao qua hơn một ngàn năm chịu thân nô lệ cho Bắc quốc, tiếng Việt, dân tộc Việt cứ mãi như mầm cây đội đá vươn lên tồn tại, cứ mãi óng ánh một vẻ đẹp nguyên bản và vĩnh cửu. Nhưng rồi chuyện xưa chưa hẳn đã đúng với bây giờ. Lịch sử kiên cường đã lùi vào quá vãng. Những câu chuyện dù đẹp nhưng cũng đã trở thành phôi pha năm tháng. Ngày nay, trước cánh cửa mở toang của hội nhập và hòa đồng cùng thế giới, trước sức xói mòn của hai từ hiện đại, tiếng Việt hẳn là không còn nguyên vẹn như xưa. Hẳn là thế, bởi không có gì bền vững mãi với thời gian. Nếu bền vững mãi thì hóa ra đi ngược quy luật tiến hóa của lịch sử, xã hội. Nhưng vì sao bao nhiêu nhà ngôn ngữ học, bao nhiêu học giả, trí thức, những năm gần đây cứ phải thốt lên những tiếng ai oán cho một thứ tiếng Việt đang ngày càng mòn mỏi đi? Vì sao người ta ngày càng cảm thấy lo âu cho sự tồn vong của tiếng Việt và thiết tha kêu gọi: “gìn giữ sự trong sáng cho tiếng Việt”? Chuyện chắc không đơn giản. Tiểu luận nhỏ này không định “đao to búa lớn” đi làm quá sức mình cái việc cắt nghĩa những câu hỏi vì sao trên kia. Nhưng với tư cách là một người học báo chí bằng tiếng Việt, người viết muốn có đôi lời mạn bàn về cái gọi là tiếng nước ngoài trong văn phong báo chí Việt Nam, ngõ hầu như lấy một chiếc chìa khóa nhỏ mà mở ra cái hòm lớn bí ẩn vậy. Minh Phương, Hà Nội 23/5/2010 Phần thứ nhất: Một số trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài trên báo chí Việt Nam Qua khảo sát 12 số báo ngẫu nhiên của 12 tờ báo, tạp chí thuộc nhiều lĩnh vực, người viết đã lọc ra được một số trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài như sau: 1. “Ra mắt xăng ethanol “made in Việt Nam” (Tạp chí Công nghiệp, 9/2009) 2. “Thủ môn Fabianski còn có bước tiến mạnh mẽ hơn khi được Wenger “book” thẳng vào đội hình xuất phát” (Thể thao ngày nay, 28/10/2009) 3. “Nhất là khi trong thời gian gần đây Sampdoria tỏ ra là đối thủ khá “kỵ jeux” của CLB thành Turin” (Thể thao ngày nay, 28/10/2009) 4. “Tái hiện nhiều mô hình trồng lúa tại Festival lúa gạo Việt Nam” (Bảo vệ pháp luật cuối tuần, 24/10/2009) 5. “Chiếc chiêng đồng lớn nhất Việt Nam được công bố nhân dịp Festival cồng chiêng quốc tế 2009 tại Gia Lai” (Bảo vệ pháp luật cuối tuần, 24/10/2009) 6. “Đội kèn đồng thiếu nhi trong lễ hội Carnaval Hạ Long 2009” (Chú thích ảnh bìa của tạp chí “Quảng Ninh hằng tháng”, 5/2009) 7. “Và cùng với sự gia tăng về số lượng của các Baby shop, các mặt hàng thời trang trẻ em cũng phong phú, đa dạng hơn” (Quảng Ninh hằng tháng, 5/2009) 8. “Everything will be ok at last – Nga bảo đó là slogan của mình” (Sinh viên Việt Nam, số 17, 27/4 – 4/5/2009) 9. “Bạn sẽ là nạn nhân tiếp theo của hacker” (Sinh viên Việt Nam, số 17, 27/4 – 4/5/2009) 10. “Thiết kế thiệp Pop-up” (Sinh viên Việt Nam, số 17, 27/4 – 4/5/2009) 11. “Offline bên lề gala xuân” (Hoa học trò, 2/2/2009) 12. “Teen 9 Đà Nẵng xét tuyển vào 10 thêm môn ngoại ngữ” (Hoa học trò, 2/2/2009) 13. “Teen cấp 2 đã nên đi Prom chưa nhỉ?” (Hoa học trò, 2/2/2009) 14. “Chọn xì-tai nào cho năm mới” (Hoa học trò, 2/2/2009) 15. “Hội chứng sitcom” (Hoa học trò, 2/2/2009) 16. “Derby thủ tục” (Bóng đá, 25/4/2010) 17. “Bạn đã từng viết blog chưa? Hãy trở thành blogger của Blog 360 trên SGGP thứ 7. Bạn sẽ có một entry ấn tượng trên trang Blog 360” (Sài Gòn giải phóng thứ 7, 12/12/2009) 18. “Menu Tết” (2!, số 157, 02/2010) 19. “2! Day runner” (2!, số 154, 01/01/2010) 20. “360* Teen” (2!, số 154) 21. “2! Reader’s choice” (2!, số 154) 22. “Menu khai xuân” (2!, số 154) 23. “Công nghệ cải tạo người yêu version 2010” (2!, số 154) 24. “Tìm tình yêu qua avartar facebook” (2!, số 154) 25. “Tips làm đẹp của hot girl Quỳnh Chi” (2!, số 154) 26. “Top chuyện cười” (2!, số 154) 27. “Những dấu vết hớ hênh của các sát thủ tuổi teen” (Cảnh sát toàn cầu, 9/2009) 28. “Những ca sĩ trẻ hát solo hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều” (Sức khỏe & Đời sống, 27/2/2010) 29. “Một nhóm nhạc hoàn hảo phải có ít nhất 2 vocalist, 1 rapper và 1 dancer” (Sức khỏe & Đời sống, 27/2/2010) 30. Chỉ tiếc là chị vẫn chưa thực hiện được lời hứa của mình về 1 liveshow đẳng cấp diva từ 6 năm trước (Sức khỏe & Đời sống, 27/2/2010) Phần thứ hai: Đặc điểm sử dụng tiếng nước ngoài qua khảo sát các trường hợp riêng lẻ Từ 30 trường hợp đã được thống kê ở trên, người viết xin được đưa ra một số ý kiến bàn về đặc điểm của việc sử dụng tiếng nước ngoài trên báo chí Việt Nam (xét trong 2 năm 2009 và 2010) như sau: 1. Xu hướng phá vỡ cấu trúc ngữ pháp, từ vựng của tiếng Việt Đây là hiện tượng phổ biến trong việc sử dụng tiếng nước ngoài trên báo chí hiện nay. Những từ, cụm từ Tiếng Anh được sử dụng đan xen cùng tiếng Việt với nhiều chức danh: có thể là động từ (“book”, “made in”), có thể là danh từ (“jeux”, “Festival”, “Idol”, “baby shop”, “teen”, “blog”, “blogger”, “menu”, “top”, “avartar”, “facebook”, “tips”, “vocalist”, “rapper”, “dancer”, “liveshow”, “diva”). Thế giới đang hội nhập và giao lưu ngày một sâu sắc hơn. Ngôn ngữ cũng không nằm ngoài quy luật đó. Sự giao thoa của các loại ngôn ngữ thời hiện đại đã tạo ra một trường ngôn ngữ mới. Nó vừa không phải là ngôn ngữ bản địa (tất nhiên), lại cũng vừa không phải là ngôn ngữ ở xứ sở mà nó được sinh ra. Sự hội nhập, đương nhiên, là tốt nhưng với ngôn ngữ nếu không cẩn trọng thì sẽ dễ dẫn đến những lai căng, những sự hôn phối đầy mâu thuẫn. Trong vốn từ của bất kì quốc gia nào cũng có một loại gọi là từ mượn. Đó là những từ có nguồn gốc từ nước ngoài nhưng qua quá trình dài lâu được cộng đồng chấp nhận nó đã trở thành một phần của ngôn ngữ bản địa. Tuy nhiên, những trường hợp kể trên không thể gọi là từ mượn được bởi tính đại chúng của chúng không cao, không phải ai cũng hiểu và chưa hề được đa số công chúng chấp nhận. Việc sử dụng chúng không qua phiên âm, chú thích trên báo chí vô tình đã đi ngược lại với ý chí chung của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ. Tức là báo chí mặc nhiên chấp nhận những thứ ngôn ngữ hỗn tạp ấy là một thành phần của ngôn ngữ Việt Nam vậy. 2. Xu hướng thay thế nguyên gốc tiếng Việt bằng từ nước ngoài Hiện nay, trên báo chí cũng như nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn một hiện tượng đáng buồn. Đó là việc “lập lờ đánh lận con đen”, sử dụng những từ, cụm từ nguyên xi của nước ngoài thay thế (thậm chí hoàn toàn) cho các nguyên gốc tiếng Việt. Hễ nhắc đến hiện tượng, sự kiện hay hành động tương tự là người ta lại “đắp” vào những từ nước ngoài ấy và lâu ngày gần như quên hẳn tiếng Việt. Đơn cử một ví dụ, cụm từ “Đại hội liên hoan” vốn là nghĩa Việt của từ “Festival” trong tiếng Anh nhưng chẳng mấy khi người ta dùng “Đại hội liên hoan” để gọi tên các sự kiện mà lại thay bằng: “Festival Huế”, “Festival lúa gạo”, “Festival cồng chiêng Tây Nguyên”… Trong khảo sát nhỏ ở trên, có thể nhặt ra khá nhiều những trường hợp như thế. “Festival” thay cho “Đại hội liên hoan”, “kỵ jeux” thay cho “kỵ nhau”, “Carnaval” thay cho “lễ hội”, “Idol” thay cho “thần tượng”, “teen” thay cho “tuổi học trò”, “derby” thay cho “nội chiến”, “blogger” thay cho “người viết nhật kí”, “hot girl” thay cho “cô gái quyến rũ”, “solo” thay cho “đơn”, “liveshow” thay cho “biểu diễn trực tiếp”, “diva” thay cho “nữ danh ca”, “offline” thay cho “gặp mặt”, “gala” thay cho “hội diễn”, “top” thay cho “nhất”, “slogan” thay cho “khẩu hiệu”. Có thể, theo thời gian, những từ có nguồn gốc nước ngoài ấy sẽ dần trở nên quen thuộc với cộng đồng và được một số giới chấp nhận và ưa thích sử dụng. Nhưng thực sự, tiếng Việt ta không thiếu từ ngữ để gọi tên những hiện tượng đó để phải đi vay mượn một cách gượng gạo ngôn ngữ nước ngoài. Báo chí rõ ràng phải đứng ra chịu một phần trách nhiệm trong việc phổ biến, chấp nhận sử dụng những cụm từ “sính ngoại” ấy và bỏ rơi tiếng mẹ đẻ. Đó là vấn đề văn hóa của báo chí mà không phải tờ báo nào cũng quan tâm và làm tốt. 3. Xu hướng sử dụng nguyên một cấu trúc Tiếng Anh vào ngôn ngữ báo chí Ngoài việc “chêm” từ nước ngoài vào một tập hợp từ tiếng Việt, hiện ngày càng phổ biến một hiện tượng phức tạp và nan giải hơn là sử dụng nguyên cả một đoạn dài tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) trong một câu văn Việt. Nếu như việc sử dụng đan xen tiếng nước ngoài trong tiếng Việt là biểu hiện của việc “sính ngoại” và thích khoe mẽ thì hiện tượng dưới đây thực sự đáng báo động vì nó gần như đã loại bỏ hoàn toàn cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt và chấp nhận “ngoại hóa” 100% tiếng Việt ta. Trên báo “Sinh viên Việt Nam”, số 17 (27/4 – 4/5/2009) có viết một câu như sau: “Everything will be ok at last – Nga bảo đó là slogan của mình”. Không khó để nhận ra đây là một câu thành ngữ tiếng Anh có nghĩa gần tương tự như những câu: “Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng” ở tiếng Việt. Tuy nhiên tác giả lại chọn cách viết tiếng Anh cho chuyên nghiệp và “không đụng hàng”. Có thể tác giả không lường hết được hậu quả của việc này nhưng xét ở bình diện dân tộc, quốc gia thì tiếng Việt đã “thua ngay trên sân nhà”, ngay trong một câu văn của mình (thậm chí số lượng từ tiếng Việt còn ít hơn hẳn). Đó là một điều khó có thể chấp nhận. Cũng trên báo 2! (một dạng chuyên san của “Sinh viên Việt Nam”), những tên chuyên mục “đặc sệt” tiếng Anh cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Chỉ trong số 154 (01/01/2010) đã có những tên “toàn Anh” như sau: “2! Day runner”, “360* Teen”, “2! Reader’s choice”. Người đọc lạc vào một thế giới rất lạ, không hiểu là mình đang đọc báo của Việt Nam hay của nước nào nữa! 4. Xu hướng sử dụng những từ nước ngoài chưa hề thông dụng Có một điều là việc sử dụng tiếng nước ngoài trên báo chí Việt Nam đang xuất hiện hiện tượng “làm mới” thêm ngôn ngữ “du nhập”. Tức là báo chí đang sử dụng ngày một dày hơn, nhiều hơn những từ nước ngoài vốn chưa quen thuộc với đại đa số người đọc. Điều này đang khiến cho số từ tiếng Việt vốn dành để miêu tả những sự kiện, hành động nhất định lâu nay càng bị mất chỗ thay cho lớp từ nước ngoài mới. Những từ nước ngoài hoàn toàn “mới toanh” với người đọc báo là: “book” (nghĩa: cho, đánh dấu vào), “pop-up” (nghĩa: quảng cáo), “prom” (nghĩa: dạ hội), “sitcom” (nghĩa: phim hài tình huống), “day runner” (nghĩa: lịch phát sóng, làm việc ngày), “tips” (nghĩa: lời khuyên), “vocalist” (nghĩa: ca sỹ), “dancer” (nghĩa: người nhảy), “rapper” (nghĩa: người đọc lời “rap” cho bài hát). Đó mới chỉ là một số trường hợp đơn lẻ xuất hiện trên 12 số báo ngẫu nhiên. Trên thực tế, con số này là rất nhiều. Cách sử dụng từ nước ngoài này đã tiến thêm một nấc nữa so với cách thông thường (tức là cách dùng những từ người đọc đã ít nhiều quen gặp) và trở thành một “đỉnh cao” của sự “ngoại hóa tiếng Việt”. Báo chí, một phần nào đó đang làm cái việc rất ngược, rất vô lí đó mà có trách cũng chẳng biết trách ai (phóng viên, biên tập viên, thư kí tòa soạn, hay tổng biên tập?) Đôi lời kết Số lần xuất hiện của những từ nước ngoài trên báo chí ở 12 số báo ngẫu nhiên là 30 trường hợp. Như vậy, tần số xuất hiện của tiếng nước ngoài trên mỗi tờ báo, tính trung bình là: 2,5 lần. Con số này thực sự không nhỏ nếu như biết rằng hầu hết các báo được đem ra khảo sát là báo ngày. Cứ thử nhân con số 2,5 “nhỏ bé” ấy với số báo ra trong một tháng, một năm, mười năm, ta sẽ thấy việc tiếng nước ngoài xuất hiện (và được dùng sai quy chuẩn) trên báo chí sẽ nhiều đến mức độ nào. Có một học giả người Tây đã đưa ra nhận định thế này: “Trong vòng 50 năm tới nữa, tiếng Việt có thể sẽ biến mất”. Hẳn là ông ta đã không quá cường điệu hóa tình hình khi trông thấy khắp nơi trên đường phố bây giờ nhan nhản là tiếng Anh: tên cửa hiệu tiếng Anh, tên tập đoàn tiếng Anh, biển quảng cáo tiếng Anh, nói chuyện thường cũng chêm vào vài ba câu tiếng Anh mới chịu được, rồi đến bây giờ là trên mặt báo! Không có gì tuyên truyền nhanh như báo chí. Ngày nào người ta cũng phải tiếp xúc với một đống hổ lốn những từ “nửa Tây, nửa Việt” như thế thì trách chi giới trẻ ngày nay đi đâu cũng nghe: “gút-mo-ninh” (good morning), “thanh-kiu” (thank you), “ô-kê” (okay), “so-ri” (sorry)… Ở khảo sát nhỏ trên, người viết đếm được 17/30 trường hợp dùng tiếng nước ngoài xuất hiện trên ấn phẩm của “Sinh viên Việt Nam”. Những ấn phẩm dành cho giới trẻ bây giờ đang có xu hướng chung là thay đổi, chuyển dịch ngôn ngữ Việt Nam sang một thứ lưỡng hình, pha trộn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc sử dụng từ ngữ, nhận thức và thái độ của giới trẻ đối với tiếng Việt. Giới trẻ đang có cùng chung một nếp nghĩ: dùng tiếng Việt để nói ra cảm xúc, nhận định của mình là “quê”, là không hợp mốt, là không bắt kịp thời đại. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình yêu nhỏ nhất. Không yêu chuộng cái thứ ngôn ngữ mà ông cha đã dày công gìn giữ để truyền đến đời mai hậu thì hẳn là không thể nói rằng tôi yêu nước vậy. . gạo Việt Nam” (Bảo vệ pháp luật cuối tuần, 24/10/2009) 5. Chi c chi ng đồng lớn nhất Việt Nam được công bố nhân dịp Festival cồng chi ng quốc tế 2009 tại Gia Lai” (Bảo vệ pháp luật cuối tuần,. là không còn nguyên vẹn như xưa. Hẳn là thế, bởi không có gì bền vững mãi với thời gian. Nếu bền vững mãi thì hóa ra đi ngược quy luật tiến hóa của lịch sử, xã hội. Nhưng vì sao bao nhiêu nhà. Đó là việc “lập lờ đánh lận con đen”, sử dụng những từ, cụm từ nguyên xi của nước ngoài thay thế (thậm chí hoàn toàn) cho các nguyên gốc tiếng Việt. Hễ nhắc đến hiện tượng, sự kiện hay hành

Ngày đăng: 05/02/2015, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w