“Phong hóa” – làng cười xứ Bắc

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí Hà Nội trước năm 1945 (Trang 26)

Năm 1932, báo chí Bắc Kì chứng kiến một trong những sự kiện đau lòng nhất. Tờ “Đông Tây” của Hoàng Tích Chu bị người Pháp tịch thu giấy phép và chấm dứt hoạt động. Có lẽ việc “Đông Tây”, tờ báo “số dách của Hà Nội” (lời nhà văn Vũ Bằng), bị đánh đổ đã khiến cho báo chí xứ Bắc lắng lại hẳn. Đúng lúc này, một tờ tuần báo đặc biệt đã xuất hiện: “Phong hóa”. Nhất Linh Nguyễn Tường Tam là người sáng lập ra tờ báo này. Có lẽ

làng “Tự lực văn đoàn” như một hình thức PR. Song thực tế đã chứng minh những gì “Phong hóa” làm được còn nhiều hơn thế. Không dừng lại ở vai trò là cơ quan phát ngôn cho một trong những văn đoàn lớn nhất Việt Nam, “Phong hóa” ra đời thực sự như một quả bom nổ giữa làng văn, làng báo hồi ấy. Xã hội Việt Nam được tặng một món quà lớn, chưa từng được hưởng: đó là cái cười. Ở “Phong hóa”, cái cười

không còn vụn vặt như trước nữa mà tồn tại như một chuyên môn. Có những người chuyên bóp óc nghĩ cách cù cho người khác cười. Những câu chuyện chọc cười, những chân dung hí họa, những tranh châm biếm… tất cả tạo nên một không khí cười cợt lan khắp quốc dân.

(Biếm họa trên “Phong hóa”)

Ra đời trong thời buổi bùng nổ của văn quốc ngữ và báo chí những năm 30 thế kỉ trước nhưng với những đặc trưng không thể lẫn lộn của mình,

“Phong hóa” ngày càng khẳng định được vị trí. Vào tháng 7/1933 tuần báo

này đã có số lượng ấn bản lên đến hơn 10000 bản. Đội ngũ làm báo của

“Phong hóa” cũng toàn là bậc tài danh: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo,

Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu và các cộng tác viên: Huy Cận, Đoàn Phú Tứ, Trọng Lang... Đó cũng chính là thời cực thịnh của “Phong

hóa”. Với nội dung và hình thức trình bày nhiều sáng tạo, nhất là lại thiên về

khuynh hướng giải trí “Phong hóa” đã chiếm lĩnh được sự quan tâm của độc giả ở nhiều chuyên mục như: thời trang, mục hài hước, biếm họa, truyện ngắn, tiểu thuyết đăng nhiều kì. Đặc biệt, “Phong hóa” cũng là tờ báo mở

đầu cho việc mở các trò chơi tương tác trên báo chí như: giải đố ô chữ, nối điểm ra hình, tô màu tranh… Văn bản và tranh ảnh trình bày xen kẽ với các mục quảng cáo các sản phẩm và các dịch vụ thương mại mới xuất hiện. Tất cả mọi thứ, từ Âu phục kiểu mới nhất đến thuốc lá, thuốc uống, xe hơi và các dịch vụ du lịch đều có trên “Phong hóa”.

“Phong Hoá” là sự phản ánh khát vọng mở lối cho nỗ lực văn chương

của những cây viết mới trong một thời đại bùng nổ dữ dội của cái mới: Thơ mới, văn mới, báo mới. Về điểm này, “Phong hóa” chính là đối thủ không đội trời chung với “Nam phong tạp chí”. Tờ Nam Phong lâu đời của Phạm Quỳnh tiên sinh đại diện cho tư tưởng tân Nho học. Nghĩa là một mặt hô hào cải tiến, cách tân, tiếp thu cái mới, cái hay của thời đại và thế giới nhưng một mặt vẫn cố gắng bảo vệ nhiều lí thuyết có phần bảo thủ của Nho giáo trong điều kiện xã hội Việt Nam đang chuyển mình dữ dội. “Phong hóa” của Tự lực văn đoàn tỏ ra bất bình với “Nam Phong tạp chí” ở điểm này và không ngừng đả kích. Nhân vật Lí Toét trong các tiểu phẩm trào phúng của

“Phong hóa” chính là nguyên mẫu của những nhà Nho theo kiểu Phạm

Quỳnh – dùng dằng giữa quá khứ và hiện tại, hậu quả là làm nên những chuyện nực cười không giống ai. Năm 1934, khi tờ “Nam Phong tạp chí” lâu đời đình bản, vui nhất có lẽ là Tự lực văn đoàn. Tờ “Phong hóa” đã hân

hoan viết lời cáo phó mừng sự kiện này.

Người đọc thì lấy tiếng cười làm vui, nhưng kẻ bị cười tất là không thể vui chút nào, nhất là khi kẻ đó có quyền thế. Vậy nên, “Phong hóa”, sau khi chĩa thẳng mũi giáo công kích vào đủ loại nhân vật tai to mặt lớn bấy giờ, đã bị đóng cửa ba tháng (tháng 6, 7, 8 năm 1935). Sau đó, cố gượng ra tiếp được một năm nữa. Đến đầu năm 1936 thì bị đóng cửa vĩnh viễn.

Có thể nói, trước “Phong hóa”, xứ Bắc Kì và thậm chí là cả nước Nam ta chưa có một tờ báo nào tương tự thế: dùng cái cười để làm chất dẫn cho những quả bom đả kích khổng lồ ném vào xã hội. “Phong hóa” và Tự

lực văn đoàn chính là những người khai sáng ra báo chí khuynh hướng giải trí bên cạnh báo chí nghị luận đương thời. Nhà văn Nguyễn Vỹ trong tập

“Văn thi sĩ tiền chiến” đã viết như thế này:

“Ai đọc “Phong hóa” không thể không cười và hàng tuần ai cũng chờ đến ngày có “Phong hóa” để mua đọc cười chơi, không khí cười cợt lan khắp Hà Nội. Tuần báo “Phong hóa” đem lại một không khí “cười nhộn” khắp phố Hà Nội, một cố đô cổ kính và nghiêm nghị của “nghìn năm văn vật”

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí Hà Nội trước năm 1945 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w