1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 1. Lớp Bồi dưỡng LLCT dành cho Đối tượng kết nạp đảng

23 4,1K 80
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 470 KB

Nội dung

Đảng cộng sản là một tổ chức chính trị bao gồm những người ưu tú về nhận thức và hành động cách mạng, mang bản chất của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác –Lênin làm nền tảng tư tưởng

Trang 1

Khái quát lịch sử ĐCSVN 1 Bài 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

* MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam và vai trò của Nguyễn Ái Quốc

- Những thành tựu vẽ vang của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng

- Nắm vững các truyền thống quý báu của Đảng cộng sản Việt Nam

- Qua đó xác định được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy những turyền thống của Đảng

* NỘI DUNG ( gồm 03 phần cơ bản)

I ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI BƯỚC NGOẠT QUYẾT ĐỊNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1 Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

2 Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời

3.Lãnh tựu Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

II NHỮNG THÀNH TỰU VĨ ĐẠI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI

SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG

1 Đảng lãnh đạo và tổ chức các cuộc đấu tranh cách mạng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng 8/1945

2 Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng và tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)

a Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng (1945-1946)

b Đảng lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)

c Đảng lãnh đạo nhân dân ta, tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược (1954-1975)

3 Đảng lãnh đạo công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN từ năm 1975 đến nay

III NHỮNG TRUYỀN THỐNG QUÝ BÁU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

C PHƯƠNG PHÁP

Nghe giảng kết hợp nghiên cứu tài liệu và thảo luận trên lớp

Duyệt của giám đốc TTBDCT

Ý kiến nhận xét của tổ giáo viên

.

Trang 2

Khái quát lịch sử ĐCSVN 2

D THỜI GIAN: 05 TIẾT

Trang 3

Khái quát lịch sử ĐCSVN 3 Bài 1: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

* Nhận thức về Đảng

1 Đảng cộng sản là gì?

Đảng cộng sản là một tổ chức chính trị bao gồm những người ưu tú về nhận thức

và hành động cách mạng, mang bản chất của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác –Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động; Được tổ chức chặt chẽtheo nguyên tắc tập trung dân chủ, phấn đấu cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa

2 Đảng cộng sản Việt Nam?

ĐCS Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên

phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lịchích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc

3 Mục đích của Đảng: Là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu

mạnh, xã hội công bằng, văn minh Không có người bóc lột người, thực hiện thànhcông chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản

ĐCSVN là đảng cầm quyền Đảng là lãnh tụ chính trị, hạt nhân lãnh đạo hệ thống

chính trị ở nước ta Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toànquốc

Vậy thì đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đạt được những thành tựu gì? chúng ta cùng nghiên cứu nội dung đầu tiên

I ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Để làm rõ nội dung trên chúng ta cùng tìm hiểu xem

1 Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng CSVN ra đời.

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm,

từ thời vua Hùng dựng nước Văn Lang, đến nước Âu Lạc thời An Dương Vương, đãhình thành và phát triển “nền văn minh Sông Hồng” rực rở Thế kỷ thứ X với chiếnthắng Bạch Đằng năm (938) do Ngô Quyền lãnh đạo đã chấm dứt 1000 năm đô hộcủa Phong kiến phương bắc mở ra một kỷ nguyên độc lập và phát triển của dân tộc.Năm 1804 nước ta mang tên nước Việt Nam, các nước phương Tây từ rất sớm đãtìm cách xâm nhập vào nước ta

Đêm 31/8/1858 thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà – ĐàNẳng mở đầu xâm lược nước ta

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân pháp về cơ bản đã đặt được nền móngthống trị trên đất nước ta Việt Nam từ một xã hội độc lập trở thành một nước thuộcđiạ của thực dân Pháp, đồng thời chế độ phong kiến vẫn duy trì, đó là chế độ thuộcđịa nửa phong kiến Sự kết hợp giữa đế quốc và phong kiến đã trở thành đặc trưng cơbản của các nước thuộc địa lúc bấy giờ

Vậy thì sau khi đặt được nền móng thống trị trên đất nước ta thực dân pháp có những chính sách cai trị như thế nào?

Trang 4

Khái quát lịch sử ĐCSVN 4

Về chính trị: Sau khi kết thúc đàn áp phong trào Cần Vương (1885-1896) năm

1897 chính phủ Pháp cử P.Đume làm toàn quyền Đông Dương, hoàn thiện bộ máy caitrị Thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam chính sách cai trị chuyên chế phản động vềchính trị, biến triều đình Nhà Nguyễn thành bù nhìn tay sai cho chúng, thực hiện

chính sách chia để trị ở Việt Nam và ở cả Đông Dương (chia đất nước ta thành 3 kỳ

để trị), với chiêu bài “Khai hóa văn minh”, chiêu bài “Tự do, bình đẳng, bác ái”,

song trên thực tế chúng không cho dân ta hưởng bất cứ một quyền tự do dân chủ nào,chúng thẳng tay đàn áp và khủng bố khóc liệt các tư tưởng hoạt động yêu nước làm

cho nhân dân ta lâm vào tình trạng ngột ngạc về chính trị.

Về kinh tế: chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa với quy mô lớn để

phục vụ lợi ích cuả giai cấp tư sản Pháp, chúng bóc lột tàn bạo nhân dân ta Thực hiện

chính sách độc quyền về kinh tế kìm hãm sự phát triển độc lập cảu nền kinh tế nước

ta, làm cho nhân dân ta bị bần cùng hóa, nền kinh tế què quặt lệ thuộc vào kinh tếpháp, để lại hậu quả nghiêm trọng kéo dài

Về văn hóa – xã hội: Thực dân pháp thực hiện chính sách ngu dân, lập nhà tù

nhiều hơn trường học, đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện

Việt Nam từ một xã hội độc lập, trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến,dân tộc Việt Nam bị mất độc lập, tự do, kinh tế không phát triển, đời sống của nhândân vô cùng cực khổ

Dưới sự thống trị của Thực dân pháp tình hình giai cấp trong xã hội Việt Nam cónhững biến đổi sâu sắc Ngoài 2 giai cấp cũ là giai cấp nông dân và giai cấp địa chủphong kiến lúc bấy giờ xã hội Việt Nam lại xuất hiện 2 giai cấp mới đó là giai cấp

công nhân và giai cấp tư sản.

Giai cấp công nhân: mới ra đời nhưng nhanh chống trưởng thành, trước chiến

tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) giai cấp công nhân Việt Nam chỉ có 10 vạn người, nhưng đến thời kỳ khai thác thuộc đại lần thức hai của thực dân pháp (1919- 1929) thì giai cấp công nhân lên đến 22 vạn người chiến 1,2% dân số, đây là lực

lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

* Các giai cấp trong xã hội Việt Nam đều mang thân phận người dân mất nước

và ở những mức độ khác nhau đều bị thực dân pháp đàn áp, bóc lột Trong xã hội

nước ta lúc bấy giờ ngoài mâu thuẫn cơ bản của nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến đã nãy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc đó là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quuốc và tay sai.

Hai mâu thuẫn này có quan hệ mật thiết quy định tác động lẫn nhau, giải quyếtđúng đắn 2 mâu thuẫn này sẽ tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam phát triển

Từ 2 mâu thuẫn đó quy định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ gồm

2 nhiệm vụ chiến lượt:

Thứ nhất: Nhiệm vụ dân tộc: Chống đế quốc và phong kiến tay sai giành độc

lập dân tộc (đây là nhiệm vụ chủ yếu)

Thứ hai: Nhiệm vụ dân chủ: Chống phong kiến phản động đòi tự do và ruộng

đất

Trang 5

Khái quát lịch sử ĐCSVN 5

Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ biện chứng quy định tác động lẫn nhau, trong

đó nhiệm vụ hàng đầu là chống đế quốc và bọn phong kiến tay sai giành độc lập dântộc

Việc nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc vànhiệm vụ dân chủ có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quá trình cách mạng ở Việt Namđương thời

Nhận thức được các mâu thuẫn và nhiệm vụ nêu trên các phong trào đấu tranh trước khi có đảng diễn ra như thế nào?

Chúng ta qua phần

2 Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi có Đảng

Trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp và sự bạc nhược của Triều đình nhàNguyễn, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xã hội Việt Nam dấy lên nhiều phong trào

yêu nước với 2 khuynh hướng tư tưởng chủ yếu là Tư tưởng Phong kiến và tư tưởng

tư sản:

- Các phong trào yêu nước theo tư tưởng phong kiến

Sau khi triều đình nhà Nguyễn ký hiệp định Patơnốp (6/6/1884) phong trào đấutranh chống pháp của nhân dân ta ngày càng mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là phong tràoCần Vương (1885-1896) hưởng ứng chiếu Cần vương do vua hàm nghi phát động(13/7/1885) Phong trào Cần vương lan rộng khắp cả nước với hàng loạt các cuộckhởi nghĩa vũ trang chống pháp Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê của PhanĐình Phùng (1885-1896), Ba Đình (Thanh Hóa) của Phạm Bành và Đinh CôngTráng, Bình Định của Mai Xuân Thưởng (1886-1887), Bãi sậy (Hưng Yên) củaNguyễn Thiện Thuật (1885-1892), Phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang) doHoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm từ năm (1883-1913)…

Tuy nhiên phong trào khởi nghĩa trên thiếu sự chỉ huy thống nhất trong cả nước;lực lượng bị phân tán, thời gian khởi nghĩa khác nhau Nghĩa quân rất dũng camnhưng chưa được huấn luyện quân sự, vũ khí trang bị lạc hậu và thiếu thốn Nhữngngười lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến hầu hết là quanlại, sĩ phu yêu nước nên chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng phong kiến, họ chưa cóđiều kiện khách quan và khả năng để đoàn kết tập hợp mọi lực lượng cả nước thànhmột khối thống nhất để chống Pháp Cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở nước tangày càng diễn ra sâu sắc

- Các Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư tưởng tư sản

Đầu thế kỷ XX, các luồng tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới đã truyền đếnViệt Nam Nhiều người yêu nước ở Việt Nam theo dõi, nghiên cứu con đường cứunước của Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc để tìm con đường mới giải phóng dân tộcphong trào yêu nước theo tư tưởng tư sản ở nước ta phát triển mạnh mẽ

Tiêu biểu nhất là phong trào do Phan Bội Châu phát động Ông lập ra hội DuyTân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906-1908) dựa vào Nhật để đánh Pháp.Sau khi phong trào thất bại, năm 1912, ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quangphục Hội, tập hợp lực lượng yêu nước với mục tiêu chống Pháp, giải phóng dân tộc.Tháng 6/1925 Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt tại Thượng Hải và đưa về giamlõng ở Huế

Trang 6

Khái quát lịch sử ĐCSVN 6

Cụ Phan Chu Trinh chủ trương cải cách “Khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân

sinh” theo khuynh hướng dân chủ tư sản Ấn Độ trong khuôn khổ hợp pháp, buộc

Pháp phải trao trả độc lập chop Việt Nam Năm 1908, cụ bị Pháp bắt và bị đưa sangPháp vào năm 1911

Những năm 1907-1908 phong trào Đông kinh- nghĩa thục và phong trào chốngthuế ở trung kỳ diễn ra mạnh mẽ nhưng nhanh chóng thất bại

Nhìn chung các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế

kỷ XX tiếp tục phản ánh tinh thần dân tộc, thức tỉnh và thu hút một bộ phận trí thức,

tư sản, thanh niên Việt Nam đấu tranh Nó cũng cổ vũ mạnh mẽ mở mang dân trí, dânchủ góp phần xóa bỏ các tập tục lạc hâu, tập dượt quần chúng tham gia đấu tranhbằng hình thức phong phú

Sự thất bại của tất cả các phong trào đó đã phản ánh tính chất non yếu và khôngvững chắc của giai cấp tư sản Việt Nam Nó chứng tỏ rằng khuynh hướng dân chủ tưsản không đáp ứng được nhu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc ởnước ta

Tóm lại nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu

thế kỷ XX phản ánh hạn chế khách quan của giai cấp phong kiến và tư sản Việt Nam.Hai giai cấp đó đều không thể lãnh đạo giải quyết vấn đề độc lập dân tộc Cách mạng

Việt Nam lúc bấy giờ đang ở thời kỳ “như trong đêm tối không có đường ra” Khủng

hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng

Thực tế đó đòi hỏi phải có một đường lối cách mạng đúng đắn và một tổ chứccách mạng có khả năng đưa phong trào yêu nước đi đến thắng lợi

Trong số biết bao nhiêu người Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước duy nhất có Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn.

Chúng ta qua phần

3 Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và sự ra đời của Đảng cộng Sản Việt Nam

Trang 7

Khái quát lịch sử ĐCSVN 7

Trang 10

Khái quát lịch sử ĐCSVN 10

Năm 15 tuổi, Người đã có những suy nghĩ về con đường cứu nước của các bậccha anh Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị cách mạng tiền bối,nhưng người muốn tìm một con đường khác

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước với ý định xem cácnước làm thế nào rồi về nước giúp đồng bào mình

Tháng 7/1911 Người qua nước Pháp rồi đến Châu Phi, tận mắt chứng kiến nhữngcảnh khổ cơ cực của người dân lao động da đen Năm 1912 Người đến sống ở Mỹ,năm 1914 về sống ở Anh Người kiên trì chịu đựng gian khổ, nghĩ về những điều mắt

thấy, tai nghe Người rút ra kết luận ở đâu trên thế giới cũng chỉ có 2 loại người là số

ít người bóc lột sống no đủ, sung sướng còn đa số người bị bóc lột sống nghèo khổ cơ cực.

Tháng 7/1917 Người từ Anh trở về Pháp hoạt động trong những người Việt Namyêu nước, tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, văn hoá và hoạt động ủng hộnước Nga Xô Viết

Năm 1918 người vào Đảng xã hội Pháp Đầu năm 1919 với tên gọi Nguyễn ÁiQuốc, Người gửi tới hội nghị Quốc tế tại Vecxây bản yêu sách của nhân dân An Namgồm 8 điểm vạch trần tội ác của thực dân Pháp, nói lên tiếng nói chính nghĩa của dântộc Việt Nam

Ngày 17/7/1920, Nguyễn Ái quốc đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về

vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Người Viết: “Bản luận cương của Lênin làm cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! tôi vui mừng đến phát khóc lên, ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to như đang nói trước quần chúng đông đảo: “hởi đồng bào bị đọa đài đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” Từ đó người hoàn toàn tin theo Lênin và tin theo quốc tế

III”

Từ người yêu nước chân chính Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước

theo chủ nghĩa Mác-Lênin Người nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không

có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”.

Cuối tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ 18 Đảng xã hội Pháp họp tại thành phốTua (Pháp) Người đã tán thành gia nhập quốc tế cộng Sản

Đối với Người đây là một bước ngoặt từ chủ nghãi yêu nước đến chủ nghãi cộngsản, từ chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành chiến sĩ cộng sản quốc tế Và là ngườicộng sản Việt Nam đầu tiên

Sau năm 1920 Nguyễn Ái Quốc tiếp tục hoạt động và đi sâu nghiên cứu chủnghĩa Mác- Lênin Người phụ trách ban nghiên cứu thuộc địa, là đại biểu chính thứccủa Đại hội I (1920), Đại hội II (1922), đại hội III (1923) Đảng xã hội Pháp Ngườisáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ra tờ báo Người cùng khổ (Le paria)

Tháng 6/1923 Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô làm việc ở Ban phương Đông củaQuốc tế Cộng sản, năm 1924 người về Quảng châu (Trung Quốc)

Tháng 6/1925 Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Từ năm 1925-1927 Hội đã mở nhiều lớp huấn luyện cho cán bộ cách mạng ViệtNam Người trực tiếp giảng bài cho các lớp huấn luyện Các bài giảng của Ngườiđược Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản thành tác

phẩm “Đường cách mệnh” năm 1927 Tác phẩn chỉ rỏ cách mạng Việt Nam là một bộ

Trang 11

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản diễn ra mạnh mẽ yêu cầuthành lập đảng xuất hiện.

Tháng 3 năm 1929 tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội) đã thành lập chi bộcộng sản đầu tiên gồm 7 đảng viên do Trần Văn Cung làm Bí thư chi bộ

Ngày 17/6/1929 tại số nhà 312 Khâm Thiên Hà Nội Đông Dương cộng sản

Đảng được thành lập ở Bắc kỳ Đã ra tuyên ngôn, điều lệ và phát hành báo Búa Liềm

của đảng

Tháng 8/1929 An Nam cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.

Ngày 01/01/1930 Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn được thành lập ở Trung kỳ.

Phong trào công nhân có tổ chức lan rộng cả nước có tính tự giác và giai cấp

ngày càng rõ nét Từ tháng 4/1929-4/1930 đã có 43 cuộc bãi công lớn của công nhân

trên khắp cả nước

Chỉ từ tháng 6 năm 1929 đến tháng 01/1930 ở nước ta đã có 3 tổ chức Cộng sản

là chính đảng của giai cấp công nhân ra đời Tuy chung mục đích chống đế quốc,phong kiến và xây dựng xã hội cộng sản nhưng hoạt động riêng rẽ, phân tán về tổchức có ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng trong cả nước Yêu cầu bức thiếtlúc bấy giờ là chấm dứt tình trạng chia rẽ, thống nhất các tổ chức cách mạng thànhmột Đảng duy nhất

Từ ngày 6/1 đến ngày 7/02/1930 vào đúng dịp Tết Canh Ngọ tại xóm nhỏ của

những người lao động ở Bán đảo Cửu Long, Hương Cản (Trung Quốc) Nguyễn ÁiQuốc đã chủ trì hợp nhất 3 tổ chức Đảng thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

Hội nghị thông qua Chánh cương vắn tắt, điều lệ vắn tắt, chương trình vắn tắt

thông qua 2/1930 được gọi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo.

Đảng ra đời là sự kiện có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triểncủa cách mạng nước ta Đây là điều kiện cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cáchmạng Việt Nam

Đảng ra đời mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của dân tộc, thời kỳ độc lậpdân tộc tiến lên chủ nghãi xã hội Đảng ra đời trở thành ngọn cờ đoàn kết các yếu tốgiai cấp, dân tộc, quốc tế, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng thắng lợi

Ngày đăng: 05/02/2015, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w